Tại sao những mẫu điện thoại dùng năng lượng mặt trời vẫn chưa phổ biến

pegasus3390

Well-Known Member
Solar power-970-80.jpg


Một trong những vấn đề phiền toái của những chiếc điện thoại ngày nay ngoài việc màn hình lớn dễ vỡ, việc thiếu hụt cổng tai nghe (xu hướng sắp tới dẫn đầu là Apple), thì việc những viên pin lithium-ion lúc nào cũng chực chờ hết. Ngay cả những chiếc điện thoại mới nhất trên thị trường với nhiều tính năng vào công nghệ vẫn hiếm khi sử dụng được đến ngày thứ hai.

Bởi vì công nghệ pin không có mấy thay đổi trong hàng chục năm qua thì một giải pháp khác có vẻ phù hợp hơn đó chính là sử dụng năng lượng mặt trời. Đây là một nguồn năng lượng khổng lồ, chúng ta đã sử dụng các tấm pin mặt trời trên các mái nhà cũng như các cao ốc văn phòng, các phụ kiện như loa và túi xách cũng dần được trang bị công nghệ này. Các nhà sản xuất lớn như Apple và Samsung cũng đang nghiên cứu liệu năng lượng mặt trời có thể là câu trả lời cho vấn đề về pin của chúng ta hay không.

Tuy nhiên, khi công nghệ này đã tồn tại và đã đưa lên nhiều thiết bị, cũng tiềm năng để trở thành phương thức sạc cho điện thoại vậy tại sao những chiếc điện thoại của chúng ta vẫn chưa được cấp điện bởi năng lượng mặt trời.

Lịch sử về những chiếc điện thoại chạy năng lượng mặt trời.

Những chiếc điện thoại năng lượng mặt trời là những thiết bị rất thú vị nhưng nó cũng gây ra nhiều nỗi thất vọng.

gopego_samsung-guru-e1107-solar-cell_02.jpg


Samsung là công ty đầu tiên chính thức mang những chiếc điện thoại năng lượng mặt trời vào thị trường năm 2009. Chiếc Guru E1107 được tung ra để giải quyết vấn đề về thiếu hụt năng lượng trên các mẫu điện thoại. Mẫu máy này có khả năng cho 5 đến 10 phút đàm thoại với 1 tiếng sạc bằng năng lượng mặt trời. Một tháng sau đó, Samsung lại mang một thiết bị chạy năng lượng mặt trời khác có tên là Blue Earth và được cho là mẫu sản phẩm thân thiện với môi trường được phân phối rộng rãi bao gồm cả nước Anh, tuy nhiên mọi thứ đều rất chóng vánh, doanh số không có gì khả quan và công nghệ này trở thành một trong những thử nghiệm thất vọng của hãng.

pumaphone2-970-80.jpg


Một năm sau đó, năm 2010, Puma kết hợp cùng với Sagem để tung ra chiếc Puma Phone, một chiết điện thoại với tấm pin mặt trời với mục đích mở rộng khả năng đồng hành cùng người dùng tập thể dục, có còn được tích hợp cả theo dõi bước đi và chip GPS.

Tuy vậy, tấm năng lượng mặt trời này cũng chỉ là giải pháp phụ trợ chứ không phải cách thức chính để sạc pin bởi hiệu suất hoạt động không đủ cao mặc dù đó chỉ là điện thoại cơ bản.

Từ đó, một số nhà sản xuất cũng tìm kiếm hướng đi cho công nghệ năng lượng mặt trời, tuy nhiên tất cả đề gặp vấn đề mà Nokia khi nghiên cứu công nghệ này đã chỉ ra, đó là việc sử dụng năng lượng mặt trời chỉ đủ để chúng ta giữ những chiếc điện thoại ở chế độ standby với thời gian gọi điện rất hạn chế. Điều này đồng nghĩa với việc rất khó để sử dụng vào công việc cũng như thay thế hoàn toàn việc sạc truyền thống.

Vấn đề gây thách thức nhất ở công nghệ này chính là việc giới hạn về kích thước của mặt lưng điện thoại, thứ không thể mở rộng ra thêm để sạc điện thoại. Mặc dù 5 năm sau đó những chiếc điện thoại cũng đã lớn hơn nhưng liệu công nghệ này có thể cấp nguồn cho Note 7 hay không?

b5f7dbe95c7e59a_size60_w740_h548.jpeg


Cho đến hôm nay thì có tiềm năng nhất chính là sự hợp giác giữa Kyocera và Sunpartner Technologies, trong 2 năm qua, họ đã trình diễn nhiều nguyên mẫu chạy bằng năng lượng mặt trời tại hội nghị di động hằng năm Mobile World Congress. Phiên bản thiết bị mới nhất của họ cần 3 phút sạc năng lượng mặt trời để có được 1 phút gọi đồng thời kèm theo một ứng dụng thông báo người dùng về hiện trạng sạc. Sunpartner Technologies hiện cũng đang hợp tác với Alcatel nhưng họ chẳng đưa ra được bất kỳ thứ gì mới trong thời gian vừa qua. Mặc dù 1 phút gọi với 3 phút sạc không phải là một tỷ lệ tốt nhưng nó nó vẫn cải thiện hơn rất nhiều so với chỉ 15 phút gọi và cần đến 2 tiếng để sạc. Điều thực sự đặc biệt ở công nghệ này là tấm năng lượng mặt trời nằm ngay trên màn hình, bên dưới lớp cảm ứng, do đó nó không ảnh hưởng đến thiết kế của chiếc điện thoại. Sunpartner nói rằng khả năng hiển thị của màn hình không bị ảnh hưởng và nó thể cung cấp được “năng lượng vĩnh cửu”

Điều này không phải là điều quá vượt trội, nhưng cũng không hề nhỏ. Việc này đồng nghĩa với việc những chiếc điện thoại có thể thu được ánh sáng mặc trời ngay khi chúng ta sử dụng, trong khi vẫn hướng được mặt điện thoại lên trên nhờ đó giảm thiểu được ảnh hưởng đến mặt kính.

Vẫn chưa có ngày ra mắt chính thức cho những thành quả của Kyocera và Sunpartner, tuy nhiên nhiều tin đồn cho rằng chúng ta sẽ sớm thấy sản phẩm vào năm 2017. Những hãng công nghệ khác không trình diễn bất cứ gì nhưng cũng không có nghĩa là họ không thử nghiệm công nghệ này lên trên sản phẩm của họ. Website bằng sáng chế của Apple cũng đã đề cập đến công nghệ này và vấn đề còn là thời gian cho đến khi chúng ta thấy được năng lượng mặt trời được ứng dụng trên những chiếc iPhone.

Tương lai nào cho công nghệ năng lượng mặt trời?

Chiếc điện thoại của Kyocera có thể tạo nên một tiền lệ lớn cho công nghệ năng lượng mặt trời. Nếu vật liệu trong suốt hấp thụ năng lượng mặt trời của Sunpartner được phổ biến thì chúng ta sẽ sớm thấy nó xuất hiện trên nhiều mẫu điện thoại của các nhà sản xuất khác ngoài Alcatel và Kyocera.

Có rất nhiều vật liệu tương tự như những tấm điện photon. Một công ty có tên là Ubiquitous Energy thuộc MIT đã tạo ra một dạng công nghệ như một lớp phủ vô hình để có thể chuyển bất kỳ bề mặt nào thành tấm năng lượng mặt trời. Cho đến hiện tại thì những tấm năng lượng mặt trời thường sẽ có màu tối bởi các thành phần hấp thụ năng lượng dày đặc hơn sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng hơn. Trong khi đó công nghệ vật liệu của Ubiquitous Energy lại chứa đựng các phân tử hữu cơ, với khả năng hấp thụ ánh sáng cực tím lẫn ánh sáng hồng ngoại, những dạng ánh sáng này không thấy được dưới mắt người.

sunnybag-650-80.jpg

Cũng tương tự như tấm phim mặt trời, khi các photon chạm vào bề mặt, chúng sẽ tạo ra các electron để chuyển thành dòng điện cho thiết bị. Đáng tiếc là vật liệu hiện nay vẫn không tạo đủ năng lượng để sử dụng như nguồn năng lượng chính. Và điều này dấy lên câu hỏi quan trọng nhất: Chúng ta đã có thể tạo ra được tấm năng lượng mặt trời đủ dùng cho những chiếc điện thoại chưa

Theo như các chuyên gia thì một chiếc iPhone cần khoảng 2 tiếng để sạc được 12W, nếu một tấm pin năng lượng đạt được hiệu suất 17% (khá cao) thì cần phải có tấm nền 70W để có thể sạc điện thoại dưới ánh sáng mặt trời 2 tiếng để đầy pin. Một tấm nền như vậy có kích thước 0.8m x 0.7m để sạch được iPhone với hiệu suất tấm pin mặt trời như hiện nay.

Thêm vào đó chúng ta vẫn nghĩ việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ giảm ảnh hưởng đến trái đất, nhưng thực sự với thời gian, tiền bạc, công sức và cả lượng điện để tạo ra tấm năng lượng mặt trời cho những chiếc điện thoại thì nó có tốt không. Chúng ta còn một khoảng cách khá xa trước khi những lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo có thể vượt qua được những thiệt hại về môi trường.

Một vấn đề khác là nó sẽ ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta như thế nào. Công nghệ năng lượng mặt trời được tích hợp vào những chiếc điện thoại để thực hiện công việc, tuy nhiên để có thể tận dụng tối đa công nghệ này thì chúng ta phải dành thời gian nhất định bên ngoài, không nhất định là dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp mà trong môi trường ánh sáng vừa đủ và không phải ai cũng đáp ứng được điều đó. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải thay đổi thói quen sử dụng điện thoại bởi ngày nay hầu hết chúng đều được đặt trong túi hoặc balo trong hầu hết thời gian

Một tương lai mới

Vẫn có nhiều tiềm năng để tận dụng được năng lượng mặt trời cho những chiếc điện thoại, đặc biệt là khi các loại vật liệu đang được phát triển và đưa ra thị trường. Tuy nhiên, để có thể kết hợp được giữa lợi ích về môi trường lẫn thực tế thì có lẽ một vài thế hệ điện thoại tiếp theo vẫn chưa phải là “điểm ngọt”.

Khả năng cao là những chiếc điện thoại sử dụng năng lượng mặt trời sẽ sớm được ra mắt ở những nơi mà nguồn năng lượng bị hạn chế.

Nếu bạn muốn tận dụng nguồn năng lượng mặt trời mà không muốn đánh đổi lấy sự tiện lợi hoặc thiết kế thì một giải pháp khác chính là sử dụng những nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời và cấp ngược lại cho điện thoại của các bạn. Đây có thể là cách phù hợp nhất với công nghệ hiện tại.

 

t2k2b2

New Member
Cũng khó lắm, cũng gần như việc biến nước biển thành nước ngọt để sử dụng. Còn phải chờ các đột phá về công nghệ, vật liệu,...
 

sugarfreejazz

Active Member
Nhược điểm lớn nhất của điện mặt trời là cần diện tích lớn và chỉ hoạt động vào ban ngày trong khi điện thoại lại diện tích nhỏ và thời gian sử dụng rất đa dạng
 
Bên trên