Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Tieubaocaca

Active Member
Do anh em mình có người hay lên mạng, có người ít hơn chút, có người thì hay lang thang box âm thanh, các diễn đàn AV (như đồng chí minhhaimdc), có người thì chỉ hay lên box Quảng ninh nhà mình (như em:D). Vì vậy ít lang thang hóng hớt ở các box khác.
Em lập cái topic này với mục đích nếu các bác có thang thang ở đâu, thấy cái gì hay hay liên quan đến HD như phim nhạc mới, thiết bị âm thanh, hình ảnh, một bài viết hay hay nào đó liên quan đến kỹ thuật encode, phụ đề, quản lý phim, vv... thì các bác copy, quote hoặc dẫn link về cho anh em. Anh em cảm ơn lắm lắm=D>=D>=D>

Em xin mở màn trước. Hôm nọ em hóng hớt bên box âm thanh, thấy có cuộc tranh cãi về AC3 và DTS. Em thấy cái vụ này cãi này lôi được 1 số các bác có thâm niên trong box tham gia cuộc chiến (vì thế em cũng tranh thủ học lóm được 1 ít kiến thức:D). Em xin lôi về đây hầu các bác:D

Chuyện AC3 hay DTS chất lượng hơn là chuyện cãi nhau om xòm trên các forum.
Hiện nay thì nói chung mọi người đều cho rằng DTS nhiều data hơn --> DTS chất hơn AC3.
Ngoài việc tranh cãi ra thì hiện tại chỉ có 01 tài liệu nói có tổ chức test đàng hoàng và nói rằng DTS cần băng thống 1.5Mbps để có chất lượng excellent . CÒn AC3 chỉ cần 448kbps là đã đạt chất lượng excellent rồi. trong khi AC3 trong phim đa phần là 640kbps.

Chuyện này người ta cãi nhau từ năm 1993 (năm ra đời của DTS) đến giờ đó.
Google 01 cái "DTS vs Ac3" hoặc "Dolby Digital vs DTS" là ra một đống.
Có đồng chí dùng Google Translate dịch 01 bài viết về chuyện này ở đây nè:
Dolby Digital so với DTS
Chịu khó đọc thì cũng hiểu được đó.
Một số link bằng tiếng Anh
-Dolby vs DTS - Which is Better?
-Dolby Digital vs DTS: which is better?
-The Battlefield: Dolby Digital vs dts
Còn tài liệu về kết quả đánh giá các format âm thanh đa kênh thì tham khảo cái này :
http://tech.ebu.ch/publications/tech3324

Tôi không biêt bác tehien có đọc kỹ các link bác đưa ra ở trên không, để có thê kết luận là DD hay hơn DTS, riêng tôi đã đọc, mặc dù tiếg Anh không khá lắm, nhưng cũng đủ để hiểu:
1. -The Battlefield: Dolby Digital vs dts: đây là dạng ột ý kiến cá nhân, không hề có 1 test nào ở đây cả, anh ta chỉ dựa và số db nghe to hay nhỏ hơn để so sánh, và anh ta cũng không dám kết luận là DD hay hơn DTS, bản thân bài viết cũng nhận được rất nhiều ý kiến phản đối.
2. Dolby vs DTS - Which is Better? -Dolby Digital vs DTS: which is better? Cả 2 bài viết này đều không dám nói DD hay hơn DTS, khi phân tích họ đưa ra các lập luận của DD chống lại DTS là không nén, không trau chuốt âm thanh, over bearing ... chả có 1 cái test nào ch ra hồn trong các bài viết này và họ cũng chỉ kết luận: cần thận trọng khi lựa chọ thiết bị âm thanh HT ở nhà.
cần lưu ý rằng các bài viết này xuất hiện khoảng nằm 2000, là thời điểm DTS mới tung ra thị trường, các dàn âm thanh đua nhau tích hợp chuẩn DTS và xem đây là thời thượng, các bài viết chỉ nhằm trấn an làn sóng tieu dùng với cái kiểu nói: hảy cẩn thận khi chọn lựa sản phẩm HT, cẩn thận khi đánh giá DD và DTS ma thôi.
3. Tài liệu tham khảo cuối cùng mà ban tẹhien cho rằng có test cẩn thận là của EBU, thì trong phần introduction và kết luận cũng đã nêu rõ ràng: DTS chỉ đạt được hiệu quả excelent ở tầm 1.5mb/s trong khi DD ở mức thấp hơn nhiều 448kb/s, test của EBU không hề so sánh giữa DTS và DD một cách tự do mà chỉ so sánh trog tầm bit rate thấp nhất có thể, mục đích là tranh dành làm chuẩn âm thanh cho các chương trình HDTV, HD radio được broadcast ở Mỹ và Châu Âu, họ lập luận rằng nếu dùng DD thì vấn đề broadcast sẽ dễ dàng và kih tế hơn.
Vậy là đã rõ, các bác dựa vào tài liệu dành cho các nhà đài (phát HDTV) để nói rằng DD hay hơn hoặc bằng DTS là hết sức không hợp lý. B3n thân người tiêu dùng nhứ chúng ta, cần gì quan tâm tới cái broadcast, cứ đĩa Bluray nào mà có DTS là biết hay hơn DD rồi.

Jurassic Park III. Đó là phim đầu tiên mà tớ xem có âm thanh DTS, kinh khủng và ấn tượng mãi đến giờ. Giửa AC3 và DTS cái nào hay hơn tớ không biết. nhưng giửa 2 phim của 2 nhóm khác nhau,một nhóm có âm thanh DTS và một nhóm AC3, thì dù cho nhóm DTS có màu sắc tệ hơn chút, tớ vẫn chọn nhóm có DTS. Đơn giản là vì tớ thích cái đèn DTS trên AVR của tớ nó sáng lên. Hôm trước định kéo phim AVATAR của nhóm EbP cho đủ bộ, nhưng nghe nói không có âm thanh DTS nên không quan tâm nữa, và từ nay chắc cũng kể như vỉnh biệt.

Chả hiểu là em bóp phát chuyển từ dts sang AC3 là tối ưu hóa hay tối tăm hóa vì hầu hết các nhóm rip đều không động chạm gì đến âm thanh, đơn giản chỉ là trích luôn phần core của phim mà thôi. Nếu phim có dts MA thì lấy phần core là dts, True HD thì lấy core là AC3, vì ai cũng thừa hiểu là convert qua lại chỉ tổ làm giảm chất lượng mà chả mang lại lợi lộc gì.
Thế mà em bóp phát chuyển hẳn sang chơi AC3, nghĩa là từ giờ trở đi phim nào có âm thanh dts đều bị convert sang AC3 cả? Hay là các đồng chí em bóp phát không có tiền sắm receiver dts? hay là chuyển sang đi buôn receiver cổ nên phải tự cổ súy cho sản phẩm của mình?

Trong topic bác sieucan cũng đưa ra 1 số thông tin, các bác tham khảo:

Các sản phẩm thương mại thông dụng và thông số của LPCM:
CD: 44.1Khz 16bits 1411Kbps Stereo
DVD: 48-96Khz, 16-24bits, 2.0 - 7.1(Max với 16bits 6144Kbps)
DVD-Audio: 48-192Khz, 16-24bits, 2.0 - 7.1CH
HD-DVD và Blu-ray: Max 9CH (Max 27.648Mbps) với core 7.1 (8CH)
Trên PC chỉ có thể "nhai" được tối đa với LPCM 96Khz 24bits, với LPCM 192Khz chỉ cần 16bits thôi đã toi mạng rùi, lúc này CPU "chịu" đc 1CH...

Chi tiết tại đây
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Chủ đề về Pow:D

Pow cho Denon 3310

Mời các bác cho bình luận về con POW DENON POA-2800.
Mình định múc con này để phối denon 3310 ở nhà, công suất 200W/kênh>:D<>:D<

Denon 3310 + B&W 684 + Pow = Perfect

Theo quan điểm của em thì bác nào chơi âm thanh đều muốn hoàn hảo cả.Nếu nghĩ xa 1 chút và muốn ổn định kinh tế 1 thời gian thì nên chơi cả bộ pre+pow cùng loại là ổn nhất vì theo em đoán sau khi mua pow 1 thời gian ngắn bác sẽ lại mua pre thôi.cái này ko phải do con pow nó không hay mà do bản năng cảm giác hệ thống 2 kênh sẽ thiếu thiếu kiểu gì và đòi hỏi sự hoàn hảo hơn.Do vậy theo em bác nên dành đạn chiến 1 bộ pre+pow đẳng cấp để sau khỏi lăn tăn.Để thời gian còn gom đạn chiến em BW seri 8 nữa chứ( cái này chắc chắn sẽ sảy ra 99,9% ch ocác anh em đang thảo luận ở đây,vấn de là sớm hay muộn thôi...ke ke ke)

Giới thiệu cho anh em 1 số con Power tốt để nhận xét
1. Power B&K 2020
Chạy 12 vuông mosfet J và K - Điện 220V - Máy đẹp - Xuất xứ MỸ
Công suất 150w (theo tài liệu Orion Blue Book 2005)
Giá 8,8 triệu VND
2. Power SHERWOOD AM 8500G - Chạy 16 vuông - điện 220v - Máy đẹp
Máy có ghi công suất điện tiêu thụ 1300w
Giá 5,8 triệu VND
3. Power B&K - (Power EX-442 )
Xuất xứ MỸ - Chạy 16 vuông xanh đen mosfet J và K - Máy đẹp - điện 220v
Công suất 200w (theo tài liệu Orion Blue Book 2005)
:-c:-c:-c:-c

Chào Bác BaoDuc!
Không biết Bác BaoDuc thấy con này trên mạng hay đã thấy thực tế amp này rồi (ở VN) hàng 2nd hả Bác?. Với yêu cầu dùng Class A và đơn kênh 200W để đánh B&W 684 thì về lý thuyết là quá chuẩn và OK.
Nhưng thực tế Em đã dùng qua con này rồi (Năm 2003)lúc đó hàng này được sản xuất cho 2 thị trường là Nhật và Châu Âu (cạnh tranh với Krell -Bryston -Threshold - Rotel ) dòng Công suất cao.P2800 Kết hợp với AVR 3805 là một đôi song kiếm hợp bích đấy.
Ưu điểm: Chất âm trung thực, sống động, âm trầm xuống rất sâu và rộng, tiếng tress thánh thót trong trẻo,phù hợp với các loại loa có màn cứng của Châu âu.
Nhược điểm: công suất xuống rất nhanh (vì dùng cặp công suất FET 2SC3856/2SA1492).và tiếng Bass bị ù nếu dùng đánh màn loa mềm như JBL..
Nếu được Bác nên nghiêng qua dòng Krell thì hơn vì nhiều lý do khác nữa (Vì Nhật đã chấm dứt sản xuất dòng Pow này lâu rồi) vì sau POA2800 thì còn 2800II qua thị trường Mỹ nhưng thất bại hoàn toàn.
Thực ra để đánh B&W 684 hay 685 thì theo Em chỉ cần amp công suất tầm 120w-150w của Châu Âu là đã không chịu nổi rồi, không cần lớn vậy. Còn dự tính nâng lên 683-682 thì chỉ đánh cầu dưới vẫn dư, còn nâng lên tầm serial 7,8 thì không nên chọn hàng Nhật làm Pow...Chính Denon cũng thừa nhận họ đã bị tuột lại trong kỷ thuật sản xuất amp Class A + D so với Châu âu về Pow công xuất lớn cả đơn kênh lẫn Đa kênh.(Bài trả lời phỏng vấn mới đây của báo Shimuzu tại WTC2010). Chào Bác.

Thank bác Fusin nhiều, diễn đàn HD đang rất cần những người có kinh nghiệm lẫn kiến thức như bác để nâng cao chất lượng, bản thân mình cũng cảm thấy rất lúng túng khi xem xét từng mạch công suất hay màng loa. Bài phân tích của bác hoàn toàn thuyết phục cả về kinh nghiệm cá nhân, lẩn trong các dẩn chứng.

Cho đến giờ này mình vẫn không có ý định mua pre, vì mục đích của mình là kết hợp dàn nghe nhạc và xem phim vào làm một, nghe nhạc chủ yếu nghe lossless. Nếu thêm 1 pre nửa thì xây dựng hẳn một dàn nghe nhạc riêng, nghe CDP hẳn hoi.

Mình mới đi nghe 2 em này (1 và 3) về, cảm giác lực lưởng, chất âm ấm và chi tiết, chỉ có một chút ngần ngại về cái gọi là class A của 2 em nó, vì không thấy đề chử class A trên máy, máy chạy một thời gian mà vẫn không nóng. Mặc dù mình biết không nhất thiết phải nóng hay ghi chử trên máy mới là class A, Các bác tìm lại phần spec của chính hãng rồi mới quyết định.

Mình nghe pre-pow tại chổ bác Đức à, đánh với loa cổ, chất âm thiên về ấm và khỏe. Mình nghĩ khi ghép với Denon âm nó sẽ hay đấy. Chỉ có điều bác bán hàng làm mình hơi ngại, cửa hàng nằm ở khu chợ Nhật Tảo, buôn bán cũng giống như vậy....:), nếu bác muốn mua mấy em này thiì nên thỏa thuận thật kỹ về các chế độ test hàng, đổi hàng.
Vấn đề phối ghép bác không nên quá chú trọng nếu bác chỉ dự định ghép 2 dàn HT và nghe nhạc làm một với một ngân sách khiêm tốn nhất có thể, vì bản thân mình khi mua 2 power cũng chẳng cần nghe thử gì cả, cứ nhìn thông số KT và giá cả là lấy thôi, đem về nghe vẫn hay. Cái cần thiết tìm hiểu là các thông tin của bác Fusin cung cấp đấy.

Giữa BW và Polk thiì mình có nhận xét sau: bass của Polk mạnh vàchắc hơn BW, các bạn trẻ thì thích, nhưng mình nghe Polk lâu cảm thấy mệt, trung âm và treble của Polk vẩn đứng dưới BW nếu ngang tầm tiền. Khi bác nghe Polk và BW thấy gần giống nhau, chỉ vì chưa có amply thổi cho tới cái hay của BW mà thôi. Bác có thể ghé nhà mình nghe thử dàn BW đã kết nối với Power đúng tầm để dể so sánh.
Riên BW 686 và Polk RTA3 mình đều đã nghe qua, trong trường hợp làm surround thì không khác biệt nhiều. Cho tới giờ, mình vẫn thấy trong vai trò sur, thì Bose 301 vẫn nghe ấn tượng nhất.

Có bác nào đã thử qua em này chưa?
Pre Pow Musical Fidelity P-270-2 và Pre MX
Pow Musical Fidelity P-270-2 150w/8 ôm, chạy 2 nguồn riêng biệt, thiế kế mono block, pre làm nguồn rời, thiết kế rất kỹ. Tổng thể đây là bộ kéo đẩy rất khoẻ khoắn, tiếng dày dặn, mượt, có thể ghép được nhiều loại loa
http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=35&t=26197
Không biết phối với 684 thế nào nhỉ?

Trong các Power Rotel mình thấy có các Power sau đáng chú ý:
Rotel 1582: 2 x 200wpc, class AB design
Rotel 1552 2 x 120wpc, class AB design
Rotel 1572 2 x 250wpc, Class D energy efficient design

Còn Rotel 1070 và 1080 thì được xếp vào: High Current Two Channel Amplifier, không ghi rõ mạch class gì.

Chán cái ông Rotel này cho ra chất lượng âm thanh cũng rất thường mà anh em VN ta tranh nhau mua để đẩy giá lên cao ko đỡ được :)) 990BX rao tới 12 củ nhưng do ko biết lấy gì trị BW 684 vẫn có người đến mua ngay lập tức :))

Chắc mua con power (2nd hand) của Mỹ or Anh thì đỡ hao đạn hơn mua rotel nhiều vì anh em tranh mua dữ quá**==
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Em bổ sung cho bác về chủ đề POW này :p
POW là mã để xin 1 baby đi xe đạp 3 bánh bắn đại bác ầm ầm trong trò Age of Empires của Microsoft. Nó có thể phối hợp với bất kỳ đơn vị quân nào trong trò chơi này để đế chế của người chơi trở thành hùng mạnh nhất mỗi màn vì tầm bắn và sức công phá rất mạnh \m/
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Tiếp theo chủ đề về Pow:D

Kết hợp dàn HT và bộ nghe nhạc stereo: Possible mission - Lehoang40

Các bác khi vào diển đàn hd hoặc bên avvn mà xin tư vấn một dàn âm thanh vừa nghe nhạc, vừa xem phim thường được khuyên nên tách dàn nghe nhạc và xem phim ra làm 2 phần riêng biệt, vì khó đạt được hiệu quả cao cho cả 2. Sau nhiều tháng mày mò, mình xin trình làng dàn HT2 của nhà mình, mà theo mình đã có sự hài hòa cho cả 2 mục đích: xem phim và ca nhạc.
Vì dàn Ht2 này mình để trong phòng ngủ, không tiện post hình toàn cảnh, nên chỉ xin mạn phép giới thiệu về cấu hình:

LCD: LG SL80 32"
HDP: AC Ryan Playon Mini, HDD: 1.5Tb, Lossless music được khoảng 100Gb, trừ Rap và Heavy Rock ra, nhạc gì mình cũng nghe, nhưng hay nghe nhất là jazz và country.
AV Receiver: Denon A1D.
Stereo Power Amplifier: PS Audio HCA 2
Loa: main BW 684, center BW htm61, sur BW 601S3, Sub: BW ASW 608.

Nận xét: về khả năng xem phim của Receiver và hệ thống loa như trên, mặc dù chỉ ở mức DTS và DD, nhưng đạt được sự hài hòa cần thiết, hiệu ứng surround rõ ràng, xem phim hành động, chiến tranh hay tình cảm đều đạt mức khá. Cái này anh em trên HD chắc rành, nên xin mạn phép không nói quá nhiều.
Khả năng nghe nhạc:
Lúc trước, khi mới chỉ có Denon A1D đánh với cặp loa BW 684, với mình thì vừa đủ hay trng tầm tiền, con A1D mặc dù chưa khai thác hết khả năng của loa BW684 nhưng cũng làm cả 3 dãi trầm, trung và treble đầy, nhưng khi mời các bạn đến thẩm âm lại thì được góp ý: trung âm mặc dù nghe đầy và đủ nhưng chưa chi tiết và chưa có độ ngọt, bass Denon A1D kiểm soát rất tốt, sâu, gọn và không ù, mặc dù 2 loa mình để cách tường chỉ khoảng 15cm, treble đạt đủ độ long lanh:), khi so sánh với âm thanh ở cafe Hi-end mình công nhận trung âm của dàn âm thanh nhà cần cải thiện hơn.
Khi mình tìm mua được PS audio HCA 2 thì mình ghép thế này:
Nguồn phát: HDP, dùng ngỏ optical đưa qua Denon A1D, lợi dụng chức năng all 24 processing để A1D làm pre. Dùng A1D đánh 2 cầu dưới của loa BW684 và dùng PS audio HCA2 đánh 2 cầu trên của BW 684, ngỏ vào của HCA 2 à ngỏ pre-out của A1D.
Vậy là loa BW684 được đánh Bi-Amp thật do 2 amply cùng đánh 1 lúc.

Kết quả: Ở múc khởi đầu (entry level) của một dàn Hi end, thật khả quan, hiện cả 3 dãi trầm, trung và treble đều đạt mức tốt, vấn đề trể pha ở ngỏ Preout không xảy ra, vấn đề hòa hợp 2 chất âm của 2 amply khác nhau cũng đạt sự hài hòa, không chói, khống tối. Trung âm bấy giờ nổi hẳn lên trên nền nhạc, có lẽ BW684 đã được khai thác một cách tối đa với sự phục vụ tận tình của 2 em amply này.
Với mức đầu tư dàn HT như trên, nếu không đòi hỏi 2 yếu tố về "nhạc tính" (cái này giới chơi amply đèn đòi hỏi rất cao) và "âm hình" (cái này cần một phòng nghe được thiết kế tốt) thì mình nghĩ dàn HT 2 của mình đã đạt được tốt sự kết hợp giữa một dàn HT để xem phim và một dàn âm thanh để nghe nhạc stereo.

Mong các bác vào đóng góp hay ném đá thêm để diễn đàn thêm phong phú.

Bổ sung hình ảnh: Hôm nay diễn đàn không cho load file ảnh từ máy tính, nên mượn đở các tấm hìnhtrên mạng :)
AV Receiver A1D:
f-avc-a1d.gif

PS audio HCA2
200211_064_depth1.jpg

Loa BW 684:
684-2.jpg


Cách nối:
Từ HDP qua ngỏ optical nối vào Denon A1D
Từ ngỏ pre out L, R của Denon A1D nối vào 2 ngỏ line in của HCA 2 (jack RCA)
Dùng HCA 2 đánh 2 c6àu trên của loa BW 684
Dùng Denon Á1D đánh 2 cầu dưới của loa BW 684

Có thể là con A1D không có chức năng đấu Bi-amp nên lúc trước nghe nhạc không được hay, giờ làm con pow và đấu bi-amp nên âm thanh cải thiện rất rỏ rệt. =D>
Con AX10 của em cũng vậy, khi chưa đấu bi-amp thì nghe nhạc vẩn chưa thấy hay, khi đấu bi-amp cho em nó thì âm thanh cải thiện thấy rỏ.
Vì vậy nếu nghe nhạc trên avr phải nhất thiết đấu bi-amp thì âm thanh sẻ cải thiện rất rỏ. :x
Ps: Con pow của anh giá cũng không rẻ phải không anh? :)
Sau này nếu muốn nghe DTS-HD Master qua con A1D thì phải làm sao anh? Có phải dùng con 1910 làm pre, còn A1D làm pow không? Như thế mới trị được BW 684 chứ!!!?

Vấn đề không phải là Bi-Amp Đạo ơi, mà là chất âm của amply, trung âm của các dòng Amply - receiver Nhật không thể nổi bật như các dòng Châu Âu và Mỹ. Nhưng ngược lại phần bass của các dòng Châu Âu và Mỹ đánh nhẹ hơn Denon.
Hơn nửa đấu Bi-Amp thật nó khác đấu bi-amp trên cùng 1 amply, 2 con 150w/ch cùng đánh 1 loa thì âm nó dày hơn nhiều lắm.

Khi quyết định đầu tư một dàn kết hợp như trên thì cần có 1 strategy trước:
Đầu tiên là cặp loa, cần đi nghe nhiều để xem chất âm của loa nào làm mình thích nhất, dồn tiền sắm cặp loa đó. Nếu may mắn mà thích được chất âm của các dòng loa nhẹ đánh (loa 6Ohm) thì dễ thở về sau.
Kế đến là tìm một receiver thích hợp để đánh với em nó, nếu không đủ tiền, thì tạm thời tìm 1 receiver cấp thấp cũng được, nhưng ít nhất cũng phải đạt được 1 hay 2 dãi tần nhất định của loa và có ngỏ pre out.
Sau khi đã có được dàn HT rồi, lại phải đi nghe các chổ khác xem thử dàn HT của mình khi nghe nhạc bị thiếu ở dãi tần nào, rồi sẽ quyết định bổ sung 1 amply hay một power stereo hay nhất trong dãi tần đó.
Mình không có kinh nghiệm về chuyện hạp hay không hạp giữa amply và loa, nhưng mình tin có sự tương thích giữa các đặc tính của từng dòng loa và ưu thế - nhược điểm của các dòng amply, sự hiểu biết về các mạch công suất thì phối ghép sẽ thành công.

Bác lehoang đã thử oánh ko bi amp mà kéo thẳng em B&W bằng riêng cục pow chưa bác,em nghĩ em này cho tiếng bass tốt hơn A1D đấy.

Dã thử cho em nó kéo riêng rồi, kiểu bass của nó nhẹ hơn và lan tỏa không gọn và ngọt như Denon, nghe nhạc jazz thì OK, nghe nhạc vàng, nhạc country không mùi mẩn gì cả:)

Chào Bác Lehoang!
Bác ơi theo Bác hướng dẫn là:"Nguồn phát: HDP, dùng ngỏ optical đưa qua Denon A1D, lợi dụng chức năng all 24 processing để A1D làm pre. Dùng A1D đánh 2 cầu dưới của loa BW684 và dùng PS audio HCA2 đánh 2 cầu trên của BW 684, ngỏ vào của HCA 2 à ngỏ pre-out của A1D.Vậy là loa BW684 được đánh Bi-Amp thật do 2 amply cùng đánh 1 lúc."
Thực tế khi chạm tay vào Em còn nhiều điểm mù, như có điểm này không hiểu lắm; Nếu dùng Oscilloscope để kiểm tra tín hiệu ngỏ pre-out của A1D thì thấy rõ ràng tín hiệu bị làm méo đi rất nhiều so với tín hiệu đầu ra khi dùng tín hiệu ngỏ optical của HDP. Vậy sao âm Trung(Medium) lại rõ ràng, ngọt hơn nhỉ?(đang mượn một người Bạn đầu AC Ryan Playon Mini để test thử) Bác nghe chuẩn nhất khi setup AV Denon sao hả Bác!

Bác Hoàng tư vấn giúp nhé! vì mình cũng muốn ghép bộ dàn sau dùng cả hai vừa xem phim vừa nghe nhạc, và có thể dùng thưởng thức phim với HDP mà vẫn có âm thanh 5.1:(nên mua đầu HDP hiệu gì?Model nào? cách phối ghép ra sau) vì dàn này cũng cũ rồi mình chuyển từ nước ngoài chỉ dùng nghe nhạc, nay thấy VN mình "phong trào phim HDP" quá nên muốn dùng xem phim luôn.

Speaker:
B&W 703 L/R Main
B&W HTM4s Center
Tannoy Mercury 1 Surround
2 x Emotiva Ultra 12 Subs

NAD T742 AV Reciever
Chord SPM 650 Power Amp
Emotiva USP-2 Pre-Amp
Oppo BDP-83SE

Dư Denon AV Receiver A1D như AV Bác đang có. Vậy Bác hướng dẫn cách ghép nhé!Cảm ơn Bác nhiều và chúc Bác sức khỏe.

Vì bác fusin cho rằng lấy osciloscope đo ngỏ optical của HDP được nên mình mới hỏi :), nếu lấy soft ware mà đo thì mọi chuyện khác rồi, không thể nói là ngỏ pre out bị méo tiếng được, cho dù sóng âm của 2 ngỏ khác nhau thì cũng không thể nói nó méo tiếng, vì khi qua A1D nó đã được upsampling lên 24bit rồi, sau đó lại covert sang analogue.

Giờ địng nghĩa cho rõ các danh từ để dễ thảo luận nhé, theo mình:
Âm hình: tức là nhìn ngắm bằng tai. Khi nghe nhạc mà các bạn phân rõ được âm thanh phát ra từ trái, phải, sau, trước thì gọi là có âm hình. Nói một cách nôm na như các bác audiophile hay nói là khi bạn nghe nhạc mà nghe được anh violon đưứng bên này, bác trống ngồi bên kia, cô ca sĩ đứng ở trước.... thì gọi là có âm hình :)
Nhạc tính:: danh từ này hơi trừu tượng, các bác hay nói nghe tiếng đàn ghi ta nó như thật, nghe piano là ra piano... nghĩa là âm thanh do dàn âm thanh đưa ra phải giống như thật, giống thật ở đây nghĩa là các nhạc cụ analogue + ca sĩ hát nghe trực tiếp không qua dàn tăng âm.

Nếu các bác đồng ý như vậy thi mình thảo luận tiếp nhé:

Về âm hình: các bác muốn âm thanh có đầy đủ 3 chiều, mà không thiết kế phòng nghe như sân khấu hòa nhạc thì mình không tin là nó có được đâu :), 2 loa mình kê sát tường phía sau lại không có tiêu âm, làm sao nghe có chiều sâu được đây? Nhưng mà nói thật, trời sanh đôi tai là để nghe, dđôi mắt để nhìn, các bác muốn có âm hình thì xem các clip video nhạc là thấy hết chứ gì, cần gì phải ngồi nhắm mắt để nghe rồi tưởng tượng :). Cái này thuộc về ý thích, không phải là chân lý.

Về nhạc tính: Có quá nhiều lý do để mình không coi trọng đến tính chất này của 1 dàn âm thanh:
- Xin khẳng định với các bác, hiện nay chưa có cái loa nào có thể cho nghe như thật mọi âm thanh của nhạc cụ.
- Các bác còn nghe nhạc từ đĩa CD, tức là đã nghe nhạc từ phòng thu rồi, ca sĩ phải hát qua micro, nhạc công phải chơi nhạc cụ có hệ thống điện thu, chính cái ông mixer sẽ quyết định tính thật của âm thanh chứ không phải là ca sĩ hay nhạc công nửa. Và cũng chính ong mixer này quyết định cho ông ghi ta đứng trước hay ông violon đứng sau, âm hình ở đây là giả rồi, không thật đâu.
- Sau khi thu xong theo dạng analogue, các nhà sản xuất lại phải covert nó thành digital, in ra đĩa rồi mới đến tay các bác. Sau đó các bác lại bỏ vào CDP, cho âm thanh nó cover ngược lại, qua một đống dây nhợ, đưaqua amply sò để tăng âm, ra loa mới đến được tai các bác. Qua hàng loạt bước trung gian như vậy mà bảo rằng nó giống thật thì quả là quá khó bác à.
Như vậy, cái gọi là nhạc tính của một dàn âm thanh cũng chỉ là ý thích mà thôii, không phải là chân lý.

Vậy trong âm thanh cái gì là chân lý? Chính là chủ nhân của dàn âm thanh, anh ta nghe hay là được :) Các bác đi hát Karaoke thấy âm thanh quá hay là nhờ nó làm cho tiếng hát của bạn bị méo, chứ nếu nó phát i xì giọng hát của bạn thì e rằng trừ khi bạn là ca sĩ mới dám vô đó thường xuyên :)

Bác hơi hiểu nhầm từ nhạc tính với cả độ trung thực tự nhiên của bộ dàn thì phải.Nhạc tính hay là tính nhạc của bộ dàn thể hiện ở khả năng diễn tả lại cái hồn của bài hát của bản nhạc,khả năng truyền cảm xúc tới người nghe còn cảm xúc thế nào thì do chủ quan mỗi người.Dĩ nhiên âm thanh càng trung thực càng tự nhiên bao nhiêu thì nhạc tính càng cao bấy nhiêu.

Độ trung thực thì không bao h đạt 100% nhưng cũng gần gần đạt tới mức đó,còn để đạt tới mức nào thì tuỳ thuộc vào thiết bị,đã là tái tạo âm thanh thì khâu cuối cùng vẫn là dòng điện ra loa.Nguồn âm digital hay analogue theo em ko nên so sánh ai trung thực hơn ai vì nó rất khó và cũng rất nhiều người tranh cãi với nhau từ rất lâu rồi mà cũng chưa ăn thua.

Một điều nữa là đã chơi âm thanh âm nhạc mỗi người một gu,một sở thích,một cảm nhận khác nhau cũng như trình độ thưởng thức khác nhau do đó ko nên áp đặt các quy chuẩn vào vì nhiều khi mình thấy hay người khác thấy vẫn chưa hay là chuyện bình thường.Nên tư vấn theo nhu cầu và khả năng là tốt nhất.

Gửi Bác LeHoang!

Chắc là có hiểu lầm trong từ ngữ viết Bác ạh! Mình test bằng các máy sau mà mình không biết gọi tên chính xác tiếng việt là máy gì nên gọi là "Osc..". Đây là 3 máy mình đã dùng test thử! thật ra là 4 máy nhưng vì một máy còn lại hơi to nên khi chụp nén lại theo yêu cầu của Diễn đàn về kích thước file không thể nhìn rõ Bác ạh! Còn về thương hiệu và Model máy Bác cho mình giữ bí mật nhé! vì đây là công nghệ của Công Ty mình không liên quan gì đến lĩnh vực âm học hay vấn đề mình đang trao đổi ở diễn đàn. Cũng xin thưa với Bác vào diễn đàn trao đổi là bất vụ lợi, càng không phải để khoe mẽ kiến thức nên có điều gì, câu chữ nào làm Bác hiểu lầm mong Bác bỏ qua cho, mình vào trao đổi chủ yếu vì thắc mắc và muốn học hỏi thêm ở diễn đàn này mà thôi. Cũng nói luôn là mình hiện tại hoạt động ở một ngành khác cụ thể là ngành Tài chính ngân hàng chứ không phải về lĩnh vực điện tử - âm thanh tuy mình từng tốt nghiệp ngành này! nhưng kiến thức không dùng đến lâu quá đã lạc hậu lắm rồi, nhưng thiển cận mình chỉ nghĩ đơn giản cái gì con người chế tạo ra được thì cũng kiểm tra được chứ phải không Bác nhỉ?.Mong rằng ở vị trí Quản trị Bác nên công tâm cả cho Anh Em thành viên cũ của diễn đàn hay cả thành viên mới đếu có thể học hỏi nhiều điều hay từ Bác. Chúc Bác sức khỏe. Trân Trọng.

Cơ bản ở đây là tiết kiệm được tiền mua CDP do tận dụng AVR làm nguồn analog.
Còn bác nào thích thì đầu tư 2 bộ, em có thấy vấn đề gì đâu mà sao các bác tranh luận chả đi đến đâu mãi (theo em nói mãi về vấn đề 2 bộ là lạc đề).
Với cả đầu tư con pow 2 kênh, thích nâng cấp tiếp lên 1 bộ nghe nhạc riêng cũng đâu có phí phạm.
Còn xét về tính trung thực với nhạc tính, em chả hiểu, các bác có đến tận phòng thu để nghe ko ạ mà so được độ trung thực.
Nghe nhạc quan trọng nhất vẫn là khả năng truyền được cảm xúc, cảm nhận được cái hồn của bài hát, và cũng phải có tâm trạng để mà nghe nữa.
Sáng ra vừa ngủ dậy mà bật nhạc vàng nghe thì chắc bộ vài chục K nghe cũng = đôi loa vi tính thôi các bác nhỉ :D.
Treble, Mid hay bass thì còn phụ thuộc vào S/N của tai mỗi người :D, (loa còn có độ nhạy nói gì tai người).

Kết luận: cách đầu tư của bác lehoang40 là hoàn toàn hợp lí. Chúc mừng bác.

Đọc cái 2pic này thấy nhiều ý kiến khá thú vị. Riêng ý kiến em thì em thấy như sau:

Trước tiên em xin đưa thêm 1 khái niệm là nhiễu: nhiễu là tập hợp một hoặc nhiều yếu tố gây cho tín hiệu đầu vào khác với tín hiệu đầu ra. Trong cả quá trình nghe nhạc thì em định nghĩa tín hiệu đầu vào là tín hiệu nguồn và tín hiệu đầu ra là tín hiệu vào tai chúng ta.

Về lý thuyết, khi chúng ta ngồi nghe nhạc trực tiếp trong phòng kín, cách âm (giống như trong nhà hát) thì nhiễu có thể gần = 0 (không có gì là tuyệt đối). Ở đây em không nói là âm nhạc có hay hay không nhé vì mỗi con người có 1 đôi tai khác nhau và phản ứng của cơ thể khác nhau với mỗi loại nhạc, do vậy mới có người thích loại nhạc này, có người thích loại nhạc khác.

Trong khi nhạc thì âm thanh đến tai chúng ta đã qua 1 quá trình rất dài bao gồm: thu nhạc --> chuyển sang tín hiệu digital --> ghi sang CD --> CDP hoặc HDP (mã hóa thành tín hiệu sóng) --> âm ly --> loa --> tai chúng ta.

Nhìn con đường xa như vậy thì đương nhiên nhiễu sẽ rất nhiều, một số loại nhiễu ra do cố tình (phối nhạc, tăng âm) và một số loại nhiễu là không thể loại bỏ (mã hóa sang digital hoặc ngược lại).

Các nhà sản xuất đĩa nhạc thì bao giờ cũng lựa chọn: nguồn tín hiệu tốt nhất và tìm cách phối âm tốt nhất để phục vụ "thượng đế" của mình nghĩa là người nghe. Các nhà SX CDP, amply, loa cũng tương tự. NHƯNG đây mới là người quan trong: mỗi nhà SX đều định hướng tới người nghe, người ta bán sản phẩm chứ không phải bán sự thật do vậy mỗi công ty có từng dòng sản phẩm định hướng cho từng nhóm khách hàng và đương nhiên phải chiều thượng đế rồi. Do vậy các giải pháp cũng như là định nghĩa âm thanh do đó cũng khác nhau. Không phải thiết bị phản ánh chân thực là thiết bị sẽ hợp với người nghe. Ở đây chúng ta nói đến loại nhiễu chủ ý, nhà SX cố tình gây ra nhiễu để phù hợp với gu của chúng ta đó.

Các thượng đế audiophile sẽ đòi hỏi cao hơn HDman và HDman sẽ đòi hỏi hơn 1 người nghe bình thường. Do vậy những audiophile sẽ chọn loa khác ACE HD. Nói đi nói lại chung quy chỉ là tại cái lỗ tai chúng ta, đáp ứng nhu cầu của nó thì thôi rồi, tờ ôn tôn sắc tốn.

Mệt quá, không thể viết được thêm =))

Nói chung kết luận vẫn phải là ai thích chơi như thế nào thì chơi như thế sao cho hài lòng với bộ dàn mình đang nghe là được còn không thì cứ phải liên tục bài ca nâng cấp,đọc 1 bài này khá hay và khá vui về tâm lý của người chơi em post cho mọi người ai chưa đọc đọc qua chút :D

Bằng lòng hay không bằng lòng?

Bỏ công lặn lội nhiều nơi, tốn kém tiền bạc, đổi tới đổi lui…nhưng rồi cũng chưa thể nghe được. Đó là một thực tế thường gặp phải của những ai đến giờ vẫn chưa thể ưng ý với âm thanh mà bộ dàn mình đang sở hữu.

Thị trường âm thanh chuyên về hàng hi end phát triển không mạnh mẽ nhưng đều đặn. Mỗi năm có một vài hãng sản xuất thiết bị chuyên về âm thanh Hi End có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Rõ là có cầu cho loại hàng này. Năm 2008 được cho là một năm khó khăn cho nền kinh tế nhưng vẫn có vài nhãn hiệu mới góp mặt chính thức như Pathos Acoustic ( Ý) và Acapenlla ( Đức), hòa cùng với vài chục nhãn hiệu hi-end đã có mặt từ lâu tại Việt Nam. Những tín đồ của âm nhạc lại phải đi đi lại lại tìm kiếm những “ món ngon vật lạ” nhằm làm thỏa mãn đôi tai ngày càng khó tính.

Tuy nhiên nếu như có một dụng cụ có thể đo được các chỉ số âm thanh và cho ra các đáp số chính xác để xác định rằng các đáp tuyến tần số âm thanh như thế là chuẩn, thì thính lãm lại là chuyện hoàn toàn khác. Nó giống như ca sĩ đạt giải nhất tiếng hát truyền hình thì hát thường ít ai nghe hơn là các ca sĩ đứng hạng hai hạng ba (?).

Và như thế thì cuộc tìm kiếm chất âm ưng ý là những cuộc hành trình dài từ thế hệ này đến thế hệ khác của các tín đồ say mê âm nhạc. Họ thường không theo chuẩn mực nào ( nếu có). Nếu như có sự tham chiếu thì chẳng qua là sự tương đồng về sản phẩm chứ chưa hẳn là về âm thanh. Âm thanh phát cùng một dàn máy nhưng sẽ khác nhau ở hai môi trường, chính xác hơn là hai phòng khác biệt. Thế mới có chuyện nghe ở nơi bán thì được rồi nhưng khi đem về nhà nghe thì có thể thiếu bass hoặc dư bass.

Ngay cả khi ta đã ưng ý một bộ dàn nào đó thì có quá nhiều yếu tố tác động để một lúc nào đó lòng ta bổng thấy muốn thêm bớt cái bộ dàn đã quá quen thuộc (!).

Yếu tố thứ nhất phải kể đến là thời gian. Vâng! Thời gian vốn mang tiếng là làm lòng người hay thay đổi. Nhưng trong trường hợp này không phải là mang tiếng nữa mà chính thời gian đem lại cho ta sự thay đổi về “ gu” nghe nhạc. Bước qua tuổi 41 trở đi, có thể chúng ta sẽ không còn ham thích nghe những loại nhạc tiết tấu mạnh nữa mà thay vào đó dòng nhạc quê hương êm dịu, mang tính tự sự sẽ “nói hộ” lòng ta chút tâm sự rất mộc mạc ngày nao trót gởi cho cô ( anh) hàng xóm. Dàn máy xưa vốn quá thiên về tiết tấu nhanh có lẽ ( theo ta nghĩ vậy) không còn phù hợp loại nhạc này. Chuyện thay đổi “ gu” nhạc không đơn giản là theo một chiều. Không phải cứ đến tuổi 41 là thích nghe nhạc trữ tình. Có khi ngược lại là đằng khác. Nhưng dù thế nào thì yếu tố thời gian vẫn làm cho ta có sự thay đổi về khuynh hướng thưởng thức nhạc và kéo theo là sự thay đổi dàn máy(?).

Công nghệ IT luôn tiến nhanh và cũng được các nhà sản xuất thiết bị âm thanh nhanh nhẫu ứng dụng vào sản phẩm. Kết nối đa lương tiện là thứ mà dễ làm ta thấy thiêu thiếu nếu không có là không được. Một bộ dàn cách đây vài năm chắc chắn là không có chỗ cho thẻ nhớ, USB hoặc cho Ipod. Và đây có lẽ là nguyên nhân khiến gia chủ tìm cách nâng cấp bộ dàn mặc dù chẳng dính dáng gì đến chất lượng âm thanh đang nghe.

Như đã nói trên, các nhà nhập khẩu thiết bị âm thanh cao cấp quyết không khoanh tay ngồi nhìn sản phẩm nằm trong kho chậm chạp đến tay người tiêu dùng. Các chiêu thị hấp dẫn, các bài “ thử máy giúp bạn” ( test review” quá nhiều những tính từ cám dỗ mời gọi cho một sản phẩm nào nó vừa mới nhập về. Họ tấn công ào ạt trên các phương tiện đại chúng, rả rích như cơn mưa chiều bằng các hình ảnh tại các điểm bán hàng. Các maketer lắm lời viết quá nhiều câu đọc mà muốn …mua quách cho xong. Nào là “âm-li bán dẫn cho chất âm bóng đèn”, “ âm thanh dịu dàng như thiếu nữ”, “ âm thanh tái tạo chính xác” “ âm thanh của Ý” …Những loại từ ấy ắt hẳn làm “ khó chịu” cho ai đang muốn đổi dàn máy. Đang phân vân chưa biết sẽ tìm kiếm “ loại âm thanh” nào đây thì gặp phải chất âm của Ý. Có mà móc tiền trả nhanh còn phải đem về xem “ ca sĩ Ý” này hò hét thế nào!

Tính cạnh tranh không phải chỉ thể hiện ở thương trường, cho từng sản phẩm. Tính cạnh tranh len lỏi trong đời sống chúng ta từ miếng ăn, cái mặc. Từ dáng đi, lời nói. Từ cái nhà cho đến chiếc xe và dĩ nhiên bộ dàn nghe nhạc không tránh khỏi sự tác động từ cái tính dễ thương của loài người. Chắc rằng trong chúng ta có lúc không chịu lép vế trước thằng bạn thân có cái Luxman ngỗ ngáo. Phải cho nó biết thế nào là cái Unison Research đúng hiệu của Ý. Anh hàng xóm tướng đi hôm nay có vẻ ngênh ngang. Đã 10 giờ đêm rồi mà sao ai mở nhạc nghe hay quá? Mấy hôm sau mới biết thằng chả vừa tậu “chú” Tannoy chính hiệu Ăng-Lê vốn quá nổi tiếng về âm thanh sang trọng mà độ nhạy cao dễ đánh. Lọ dọ ra cửa hàng âm thanh nhân chủ nhật đẹp trời mới biết có “ anh” Klipsch vốn xuất thân từ Mỹ mà danh tiếng không kém “ thằng” Tannoy hàng xóm. Vâng! Hãy đợi đấy.

Nên khen hay chê tính lây lan mà con người hay mắc phải. Tôi không dám gọi là bệnh. Từ đó dành cho các bác sĩ ở bệnh viện nhiệt đới. Nếu ông xã mê bóng đá thì một vợ hiền dù không biết thế nào là việt vị vẫn có khi ngồi kế bên hò hét, lại còn nấu thực phẩm bổ dưởng cho chồng thức khuya xem World Cup nữa chứ! Một bữa nọ thấy cô vợ hiền cứ dỡ tờ Nghe Nhìn Việt Nam xem mục thử máy LCD TiVi. Lòng ngạc nhiên nhưng không nói ra. Hôm cuối năm nhận thưởng công ty, vợ hiền ấy lại rủ chồng đi khiêng về cái Sony 52 Inch cho ông xã xem đỡ nhức mắt. Ối trời đất ơi! Thế này thì chỉ có vợ nhất rồi. Có gì đảm bảo cho người vợ của một người yêu nhạc không giống như như cô vợ đáng yêu trên đây, khi mà “ ma lực” âm thanh có khi còn quyến rũ hơn gấp bội so với với môn bóng đá vốn chưa “quần chúng” lắm đối với chị em. Vậy lây lan là bịnh hay tính?

Như “ Cánh đồng bất tận”, tín đồ âm thanh là “ người về một ngày một đông thêm”. Tuy nhiên với những ai đã “ hết sức” trong cuộc đua không có đối tác thì cũng nên bình tâm suy xét. Từ thỏa mãn chỉ xét về tại một thời điểm hoặc là một khoảng thời gian. Cái MC game show thường có câu “đồng ý hay không đồng ý” để hỏi các thí sinh trước những vấn đề nêu ra. Riêng tôi có câu bằng lòng hay không bằng lòng để đặt tựa đề cho bài phiếm luận này. Vâng, đôi khi chúng ta cũng phải “ tri túc” để thấy rằng không biết đâu là đủ nếu chúng ta không tự biết như vậy là đủ rồi!.

Nguồn thegioinghenhin

Các bác nhìn em Rotel này có quen không?:D

Bác cho em hỏi con Rotel RA-930 AX đánh B&W được ko ?? hay phải 990 bx mới kéo nổi.

4783124440_11fa7d2014_b.jpg


4782490701_7ff76e7a6f_b.jpg

Chi tiết tại đây
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Làm sao cải thiện chất âm cho Onkyo HT-RC180

Như mình đã từng review về Onkyo RT 180:
- Khả năng xem phim vượt xa mức yêu cầu với tầm giá.
- Nghe nhạc lossless: chất âm thô cứng, mạnh, hợp với các nhạc Dance, Rock, Rap. Các thể loại nhạc nhẹ, vocal, nhạc vàng khi nghe với Onkyo RT180 không có cảm giác nhẹ nhàng.
Làm sao cải thiện được chất âm cho Onkyo nhẹ nhàng và mềm mại hơn?
Yêu cầu: Ngon, bổ, rẽ....:)
Mình lập topic này, để các bạn đã sở hữu em Onkyo RT 180 này cùng nhau chia sẽ kinh nghiệm về cách phối ghép với loa, HDP, cách tinh chỉnh equalizer để đạt được yêu cầu mong muốn.

Mong các bác mạnh dạn đóng góp.

Nghe mà hết hồn :)
Con Onkyo này tinh chỉnh cũng không quá khó, mấy cái equalizer thì chỉ cần bạn nằm rỏ, từ dãi tầng nào đến dãi nào là treble? là trung âm? hay bass là tinh chỉnh được. Nhưng theo mình, chỉ nên tinh chỉnh equalizer cho center (để trung âm rõ nhất), surround (để treble rõ nhất) là OK, không nên chỉnh equalizer cho cặp front vì khi nghe nhạc stereo, mấy cái equalizer nó làm méo hết chất tiếng. Khi chỉnh equalizer, liều lượng nhỏ thôi, tầm 2 -3dB là được, không nên quá 5dB làm mất hết tính hài hòa của âm thanh tổng thể.
Mấy cái THX thì theo mình là off hết, nghe THX chỉ khi loa main + surround của mình là loa con hết.

Như mình đã viết bên review của Onkyo này, khi mình dùng Onkyo làm Pre, Power là PS audio HCA 2 đánh loa BW 684 thì nghe nhạc rất hay, âm thanh chi tiết và mềm mại hơn rất nhiều.
Nhưng mình cho rằng đây không phải là cách hay, vì PS audio và loa BW vốn không hề rẽ tiền.
Nhưng, đây cũng là một gợi ý: muốn thay đổi chất âm của Onkyo, chỉ có cách là không xài mạch khuếch đại của Onkyo, nghĩa là phải tìm một Power. Tiêu chuẩn: giá không quá 5tr, chất âm mềm mại.
Mình biết trong các bạn, đã có người phối ghép thành công dạng như vậy rồi, nhưng vì một lý do gì đó nên không viết ra kinh nghiệm của mình thôi. Mong các bạn đừng ngại, đây là topic để cùng nhau chia sẽ mà.
Riêng mình hiện đang có một Power đạt chuẩn: ngon, bổ, rẽ, để mình thẩm âm ít hôm rồi báo cáo với anh em. :)

Như bài review mình viết sau gần 1 tuần sử dụng có nói: mình đã test RC180 với bộ loa JBL, Boston, AR, Robertson Audio, Infinity (Mỹ) và Castle, HeyBrook, Kef, Ditton (Anh) thì thấy rằng sự kết hợp giữa Onkyo và các dòng loa Mỹ hiệu quả hơn cả. Chính vì vậy mà mình vẫn giữ cách chơi như với receiver Yamaha là dùng AR làm front và surround, dùng Castle và Kef làm center vì các dòng loa Anh mình đang sở hữu ưu việt hơn bất kỳ dòng loa nào về trung âm.

Còn về vụ nghe nhạc thì em sẽ không tìm cách loay hoay với RC180 đâu, vì không thể yêu cầu quá nhiều với số tiền như vậy được :)
Thời gian, công sức, tiền bạc dành cho việc đó em để dành chơi bộ 2 kênh khác :))
Tuy nhiên em rất ủng hộ việc khai thác tối đa RC180 trở thành 1 receiver trung tâm của khu vui chơi giải trí gia đình (phá bỏ mấy cái công thức phối loa cổ lỗ sĩ đang tồn tại trên diễn đàn đi :D)
Đáng tiếc là em không ở HCM, bằng không có thể trợ giúp các bác bằng cách cho mượn loa và pow.

Em mới test với JBL HLS620, TLX171, TX255 rất ok, LX8 nhà em không có nên không dám phán liều theo kiểu suy luận logic :D

Theo mình thì nếu bác thấy JBL LX8 nó vừa túi tiền, hình thức đẹp thì cứ lấy đi, đem về ghép với Onkyo nghe thử, thấy nó cần cải thiện dãi nào thì mình bổ túc Power hướng đó sau.
Anh em ít tiền thì cứ liệu cơm gắp mắm thôi, không theo các đại gia audio nổi đâu :).

Theo em nghĩ là ở VN onkyo không được chuộng nên mới có giá rẻ (vì các phân phối lăng xê Denon, Yamaha hơn). Trong khi giá sách của onkyo RC180 ~ 1100$ còn Denon 3310 & Yamaha 2065 ~1400$ nhưng về VN thì onkyo chỉ còn ~10tr trong khi Denon & Yamaha > 1000$.
Vì giá cả quá chênh lệch mà thương hiệu thì tương đương do đó theo em chọn onkyo là rất hợp lý (nhưng cũng lăn tăn không hiểu onkyo rc180 có bị lỗi gì không mà giá rẻ thế:-/)

Đến giờ chưa thấy có lỗi lầm gì cả :)
Trên vỏ thùng cũng không có dấu vết bị dán nhãn refurbished nên có thể yên tâm là hàng mới.
Chỉ có điều nếu ai dùng HTPC làm nguồn phát thì không nên dùng tính năng HDMI CEC thôi.

Tối hôm nay, mình có mời các bác locnp, viettrung, ck77 đến nhà mình để nghe qua dàn Onkyo RT180 kết hợp với Power Carver TFM 24 (đồ cũ, second hand) đánh loa Jamo C407 hình của em nó như thế này:
attachment.php

Trể hơn một tí còn có bác Tùng: chủ cửa hàng Hoàng Nguyên Bảo, chủ nhân của con Onkyo đến.

Cá nhân mình nhận thấy: khi kết hợp với Power Carver, chất âm của Onkyo cải thiện đáng kể cả 3 dãi: trung, treble và bass, âm thanh mềm mại hơn, trung âm nổi hơn, bass thì chắc và sâu hơn, với một mức tiền vừa phải, thì sự kết hợp Onkyo RT 180, Power Carver và loa Jamo C407 đã nghe hay hơn nhiều khi so với Onkyo đánh thẳng với Jamo C407. Và điều thuận tiện hơn, nếu thêm 1 mixer và đầu đĩa karaoke, bộ dàn trên có thể dùng để hát Karaoke luôn với chất âm nghe tương đối hay.

Nó là Power mà, có nút gì đâu, pre out đưa qua em nó, volume chỉnh bên Receiver, cho nó hét bao nhiêu nó hét bấy nhiêu, cs 215wpc. Con này thuộc dạng rẽ tiền Nghĩa ơi, dùng nó để cải thiện chất âm cho Onkyo thôi kết hợp hát Karaoke luôn :)

em lăn tăn cái dzũ KOK với em Onkyo này quá các anh,kết nối thế nào cũng botay.com
anh kết nối em nó ra sao chỉ cho em với
em kết nối ntnày nè: đầu KOK out AV ==> Mixer ===>Receiver: tình hình là âm thanh thì đc,nhưng phần hát của chính mình quá tệ đi,cứ như là bị trễ tiếng+ko vang+nghe rất nặng :(
nhờ 1 anh khác cân chĩnh cho mình xong,cũng botay.com===>khuyên làm dàn riêng hix hix,lại tồn thóc nửa sao trời
nếu ko hót đc là con vợ em cho xuống sàn nằm mất :((

Bác muốn hát Karaoke hay thì cần mua thêm một power amply cs >200wpc nửa bác à, bản thân con Onkyo không đủ sức hat karaoke đâu.

Hôm bửa mua con này, có tạt ngang Trương Nghĩa, nhờ ghép với BW 683, thấy bass nó bị ù, chẳng hiểu vì mấy cái loa nó để sát nhau quá hay tại vì con power này ghép với BW không được, ghép với Jamo C407 thì quá OK. Bản thân con Power Carver này là cs class B, chạy 20 con sò Toshiba, chất âm chỉ ở múc độ vừa phải, để bổ sung giải trầm thì chắc được, phần trung âm và treble mềm mại nhưng không được đã tai cho lắm (khi so với PS audio HCA2).

anh nào hiện có Klipsch và Onkyo RC180 ghép thử xem sao ah, và cho mọi người biết chất lượng có hay hơn ko? Em đang lăn tăn ko biết dùng loa nào để làm demo với con Onkyo Rc180 cho khách xem :(. (vì đang chơi bose 5.1, chẳng có hợp tí nào cả).

Như trong phần review về Onkyo HT-RC180 mình có viết: Loại receiver này khi nghe nhạc ở chế độ direct nghe không hay bằng stereo, nghĩa là cần cân chình lại mới cho chất âm hay được (bên nghe nhạc 2 kênh có các dòng amply monitor dành cho sân khấu và phòng thu cũng tương tự như vậy, hô cần chất âm khô, mộc và trung thực, sau đó mới dùng mixer để cân chỉnh lại theo nhu cầu thưởng thức của thị trường). Bây giờ mình lại phát hiện các chế độ nghe nhạc rất hay của Onkyo là Neo 6 Music DTS - surround sensation (surr sens mus), nghe ở chế độ này vẫn là stereo, nhưng âm bass và âm trung thấp được enhanced lên nhiều nên nghe rất ấm và có lực, âm hình rộng hơn (wider) nên giảm đi tính khô cứng ban đầu của Onkyo.

Em thanh lý Pioneer D8TX chuyển sang chơi denon 2310 rồi bác Phượng, dàn phim hiện tại của em khá đơn giản:

- AVR: denon 2310
- Center: B&W HTM 61
- Front: B&W 685
- Subwoofer: B&W 610
- Rear: Paradigm Titan

Dàn này xem phim ổn lắm bác ạ, xem giải cứu binh nhì ở mức volume -20dB có cảm giác như ở chiến trường thật vậy.

Đó là dàn đa kênh đã ổn định, em còn 2 dàn stereo nữa:

Stereo 1: marantz 67 mk ii + pre pow MF Typhoon + Tannoy S8
Stereo 2: marantz 67 mk ii + AVR Denon 2310 + B&W 685 + Sub B&W 610

CD thì em mua đĩa phono burn sẵn có bìa 30K/1đĩa. Nghe vocal, jazz, blue, country, accoustic, sến... thì dùng dàn Stereo 1. Pop, rock, rap, dance... thì dùng dàn Stereo 2. Dàn em sẳn sàng tiếp đón các thẻ loại nhạc, chỉ có hạn chế là chỉ chơi với CD thôi.

Thực ra em không đánh giá cao B&W 684, ngoài cái khoản giá đắt ra còn bị cái khoảng kén đồ đánh, nếu tính toán không khéo có mà lăn quay ra khóc tức tưởi.

Em góp phần làm giàu cho nhiều người lắm, không riêng gì mấy cha bán đĩa đâu. Âu cũng là thú vui thôi, lúc mới chơi em cũng down lossless về chơi khí thế ấy chứ. Lúc đấy tai em còn kém lắm, chỉ nghe đc mỗi bass với treble thôi, hễ em nào mà treble leng keng bass bùm bùm là mê tít mắt. Chơi 1 thời gian gặp bạn hiền dẫn dắt vào con đường nghiện ngập, đến nỗi lâu lâu bạn hiền có dàn mới rủ qua nghe mà ko dám qua luôn :))

Các bác xài AVR các loại điện 120V hàng Mỹ thì nên dùng cắm 100V wa ổn áp thôi nhé, cái này do bác speedvn phát hiện ra và thử với 3310CI thì quả nhiên là mát hơn hẳn. E cũng đã thử con 33CI của e và hiện h cắm cho e nó chạy 100V thôi, cắm 120V hay 110V vẫn còn nóng lắm các bác nhé.

Dùng 120V với điều kiện có biến tần 50Hz lên 60Hz nhé, không thì cứ 100V mà giã.

Mình cũng không biết vụ này :)
Hôm nay về cắm em Onkyo vào 100v/50Hz, công nhận là máy bớt nóng nhiều. Giờ mà muốn nướng khô mực thì không dùng Onkyo nướng được nửa :)
Thank MT 1 lân nửa.

Cái này chuẩn đấy, mình cũng vừa tham khảo xong bên bộ phận KT của cơ quan, họ cũng đưa ra con số tương tự như bác Nghĩa.
Tuy nhiên có 2 caution:
- Tình hình điện tại VN hiện tại hiệu điện thế thường có khuynh hướng giảm, nhất là vào giờ cao điểm, điện 220v nhưng nhiều lúc chỉ còn 200V thôi. Do vậy nếu bạn dùng ổn áp thì cắm điện 100V, nếu dùng biến áp nên cắm điện 110V.
- Máy 120V/60Hz mà dùng điện 100V/50Hz, máy sẽ bớt nóng hơn, linh kiện sẽ bền hơn, nhưng sẽ có ảnh hưởng nhỏ đến phần công suất khi mở lớn.

bác manhthang với bác lehung40 ơi giúp em cái nay cái ,em vần dùng con RC 180 HDP là N1 hôm qua em mới mua con dune base 3.0 về thay cho em N1,nghe phim thi quá đã nhưng khi nghe nhạc thì nó cứ rè ,nghe ồm ồm thế nào ấy ,em đổi lại N1 thi nghe quá ok ,em test bai nhac losless "Đêm mơ thấy ta là lá đổ" mà cảm nhận như "đêm mơ thấy tà thành thằng quét rác " vậy , huhuhuhu! .con dune cắm trực tiếp vào TV thi chỉ nghe được hiệu ứng thôi chứ không nghe nói chuyện ,các bác giúp em với em mới chơi nên hơi chicken!

Đối với con Dune, phần volume bác để 0dB nhé, đừng có ham mà tăng volume, nó rè rè liền đó.

mấy cái source lever này tốt nhứt đừng động đến ạ. Normal cho lành, tăng lên tiếng to lên, leng keng nhiều nhưng nghe kỹ tiếng nó hết "thật" rồi :)

Chi tiết tại đây
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Cách lắp loa Sur treo trần nhà....
Qua cấu hình bộ dàn Bác thì Bác thử tìm loại loa IN CEILING(áp trần) của B&W luôn đi ...không rõ VN có không nữa. Với dòng Serial 6 thì qua CS AV 4308 Bác có thể chọn các model CCM 80 hay CCM 65 là phù hợp nhất. Nếu trần quá thấp thì chọn CCM 816 hay CCM 818 sẽ đạt vòm đa hướng rất tuyệt, nếu muốn đạt hiệu ứng vòm xoay vòng thật sự thì tốt hơn hết nên phối ghép CCM 817 với CCM80 là tuyệt đỉnh.
Về kỷ thuật lưu ý Bác Chủ sau để đạt hiệu quả cao nhất:
- Hai loa đặt hai bên phải lắp song song với nhau có khoảng cách ít nhất là trên 2m.
- Hai loa càng đặt áp sát song song với vách tường(chiều dài phòng) hiệu quả càng cao.và mỗi bên nên đặt 2 loa(phòng 4 loa sur).
- Đặt loa phía sau cùng trong phòng phải cao hơn chỗ ngồi cuối ít nhất o,5m hay bằng gấp 2 lần chiều cao của đôi loa 684.
- Không đặt loa(treo loa) hướng lên hay hướng xuống, không đặt theo góc 45độ mà phải đặt song song.
Còn nếu Bác dùng kệ, pat treo thùng loa lên thì cuối nguồn dây loa vào Sur Bác lấy dây đồng khoảng 1mm quấn 4 vòng quanh dây.(tại sao làm vậy Bác cứ thử xem có hiệu quả so với không gắn hay không rồi Em giải thích sau nhé!).
- Ngoài ra đặt tính đồng bộ cũng tương đối quan trọng, Loa Sur sẽ sống động hơn khi cùng một hãng, một nhãn hiệu, một serial. Vài dòng gửi tới Bác.[/QUOTE]
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Cách lắp loa Sur treo trần nhà....
Qua cấu hình bộ dàn Bác thì Bác thử tìm loại loa IN CEILING(áp trần) của B&W luôn đi ...không rõ VN có không nữa. Với dòng Serial 6 thì qua CS AV 4308 Bác có thể chọn các model CCM 80 hay CCM 65 là phù hợp nhất. Nếu trần quá thấp thì chọn CCM 816 hay CCM 818 sẽ đạt vòm đa hướng rất tuyệt, nếu muốn đạt hiệu ứng vòm xoay vòng thật sự thì tốt hơn hết nên phối ghép CCM 817 với CCM80 là tuyệt đỉnh.
Về kỷ thuật lưu ý Bác Chủ sau để đạt hiệu quả cao nhất:
- Hai loa đặt hai bên phải lắp song song với nhau có khoảng cách ít nhất là trên 2m.
- Hai loa càng đặt áp sát song song với vách tường(chiều dài phòng) hiệu quả càng cao.và mỗi bên nên đặt 2 loa(phòng 4 loa sur).
- Đặt loa phía sau cùng trong phòng phải cao hơn chỗ ngồi cuối ít nhất o,5m hay bằng gấp 2 lần chiều cao của đôi loa 684.
- Không đặt loa(treo loa) hướng lên hay hướng xuống, không đặt theo góc 45độ mà phải đặt song song.
Còn nếu Bác dùng kệ, pat treo thùng loa lên thì cuối nguồn dây loa vào Sur Bác lấy dây đồng khoảng 1mm quấn 4 vòng quanh dây.(tại sao làm vậy Bác cứ thử xem có hiệu quả so với không gắn hay không rồi Em giải thích sau nhé!).
- Ngoài ra đặt tính đồng bộ cũng tương đối quan trọng, Loa Sur sẽ sống động hơn khi cùng một hãng, một nhãn hiệu, một serial. Vài dòng gửi tới Bác.

Bài này là của Hải hay trích của bác nào thế?
Cho anh em xin cái link nhé!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Chủ đề Pre+Pow Rotel:D

Vấn đề là mình đang chuẩn bị mua 1 bộ Pow+Pre Rotel nhưng không biết loại nào xài hay nhất,đang định mua Pow Rotel 1077+Pre Rotel 1068 nhưng sao mình thấy cái Pow 1077 nó mỏng quá,nhìn không dữ dằn,hầm hố gì hết,mình chỉ cần 1 công việc là nghe nhạc thật hay,chứ không đòi hỏi gì thêm nên không biết nên chọn loại 2 channel hay 7 channel,nhờ anh em tư vấn dùm,Pow 1077 là 7 channel nhưng sao nó mỏng quá nhưng đơn giản và thường quá,mong anh em cho ý kiến,mình định đánh với loa B&W,mình không rành về âm thanh gì hết nên không có kinh nghiệm chọn hàng mong được tư vấn để đừng mua nhầm hàng không có ưng ý

Mình không quen bác kia nhưng bác kia nói cũng đúng,mình mới thương lượng với người bạn và mua được cặp loa B&W 684 gần như mới tinh chưa xài,giờ mình cần tìm hiểu xem Pow+Pre Rotel nào là hay nhất là anh mình mua trên ebay rồi đem về VN luôn

Nếu bác chỉ dự định nghe nhạc thôi thì dùng Pre Rotel 1070 + Pow Rotel 1080 hoặc mới hơn là Pow Rotel1582 là được bác à.
Power Rotel 1077 là pow đa kênh 7 chanel, vì là amply class D nên nhỏ gọn.

Chào Bạn Need 4 speed!
Không hẳn là Rotel được thành lập bởi người Nhật tại Nhật chứ ạ?Theo như cuốn lịch sử sáng lập và tên gọi của các hãng audio thế giới xuất bản năm 2000.
Thì Hãng Rotel do kỷ sư điện tử người Hà Lan Ông Van Der Hunner (một kỷ sư bán dẫn của hãng Phillip đặc phái sang hỗ trợ công nghệ chip bán dẫn cho hãng Matsushita Electric(tiền thân hãng Panasonic bây giờ). Ông thành lập hãng tại Nhật với chức năng một Chi Nhánh vì ngay tại Hà Lan Ông này cũng có một công ty nghiên cứu công nghệ về Âm thanh dân dụng và thiết bị truyền dẫn thông tin có Tên là Rolland Telecom. Vì thế Ông mới lấy tên là Rotel. Ban đầu công ty Rotel không phải là nhà sản xuất sản phẩm Điện âm thanh dân dụng như bây giờ mà chỉ nghiên cứu sản xuất Tụ điện và Broad mạch bán dẫn. Đến 11/1966 nghĩa là gần 3 năm sau Công Ty Lock Metal (chuyên về sản xuất âm thanh nhạc cụ của Anh thâm nhập thị trường Nhật nhưng thất bại nên đã đầu tư và mua lại gần 70% cổ phần của Công ty Rotel và lắp ráp sản phẩm điện tử dân dụng cho đến tận bây giờ). Vì người Nhật thường tẩy chay hàng ngoại quốc nên khi mua lại, Công ty Lock Metal cũng không dám đổi tên và tận dụng nhưng thực chất đây chỉ là công ty phân phối sản phẩm đến tháng 2/1969 thì Rotel chính thức chuyển về Anh và thuôc người Anh 100%.Như vậy qua quá trình hình thành cho đến chuyển giao cho người Anh thì hoàn toàn hầu như không có bất cứ sự can dự hay dùng đến kỷ thuật Nhật Bản...nên không thể nói đây là thương hiệu Nhật được hay do người Nhật sản xuất Bạn ạ.

Còn về tài liệu khi nào rãnh Mình sẽ Scan cho Bạn tài liệu này khoảng 2 trang thôi.Đây là tài liệu chính thống dành cho giới nghiên cứu lịch sử, như Bạn thấy đó lời giới thiệu về Công Ty Rotel không có dòng nào giới thiệu về người sáng lập và lịch sử phát triển mà chỉ để chung chung. Lý do là gì Bạn tìm hiểu thêm nhé. Chào Bạn

P.S. Như Thương hiệu hãng Denyo máy phát điện lừng danh thế giới sản xuất tại Nhật nhưng nguồn gốc sáng lập thì mãi mãi là Người Đức.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Lossness hay CD?

Câu hỏi của thời đại kỹ thuật số:D


Trước đây mình chơi 2 kênh bằng nguồn CD + CDP là chính, giờ muốn chuyển sang chơi nguồn Lossless + HDP nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Sợ nhất là mỗi lần lăn tăn lại phải đóng một mớ học phí, vì thế mình muốn tham khảo ý kiến một số anh em về 2 cách chơi này. Theo anh em thì mình nên chọn nguồn CD hay lossless? Mong anh em tư vấn giúp!

Khác biệt thì có nhưng có hay hơn hay không lại phải bàn, bản gốc của CD là 44.1Khz/16bit, bác có nâng lên 24 hay 32bit thì cái gốc nó vẫn không thay đổi.

Cần phân biệt audio bit deep (16bit, 24bit, 32bit...) và bit rate (đối với file wave là 1441kbits).
Để nâng bit deep thì trừ khi có được audio track từ phòng thu nó đã được thu 24bit, 32 bit đem về mà nghe, một khi đã burn ra CD thì chỉ còn 16bit, có muốn nâng thì cũng là kiểu zoom ảnh 640 x 480 lên 1280 x 960 mà thôi, bản chất là một.
Bit rate thì đưa vào định dạng wave hay flac là đảm bảo 1441kbits ngay.

Thực ra mục tiêu mình hướng đến là làm sao chơi lossless với chất lượng ngang tầm chơi CD, chứ chơi cả hai thì nhiêu khê quá, không đúng "ý đồ" của mình :)

Vấn đề dùng DAC rời mình cũng từng nghĩ đến, nhưng khi dùng HDP thì tín hiệu số được truyền trực tiếp qua AVR, nếu thêm một con DAC rời nữa thì đấu nối thế nào cho tiện? Vấn đề tiếp theo là DAC rời cải thiện âm thanh đến mức nào mình vẫn chưa rõ, mà cái này cũng ít người chơi mới đau.

Việc test mù thực sự rất khó anh Linh ạ, tối qua em đã dùng ctrình Exact Audio Copy để chuyển đĩa Allan Taylor sang wav (lossless) để chơi qua với HDP đồng thời so sánh nó với CDP.

Cấu hình:

1. Lossless --> HDP --> HDMI --> AVR --> Speakers
2. CD --> CDP --> Optical --> AVR --> Speakers

Cả 2 cấu hình đều xuất tín hiệu số từ player đến AVR giải mã và xuất ra loa, theo lý thuyết chơi kiểu này sẽ cho kết quả như nhau, nhưng sau 3, 4 lần test em đã có kết quả.

Lần 1: Rất ngạc nhiên với lossless, 3 dãy rất tách bạch, tiếng vô cùng sạch sẽ. Còn nghe CD lúc này thấy có vẻ gì đó chìm hơn.

Lần 2: Tiếp tục phê với tiếng guitar trong trẻo sắc nét như dao cạo của lossless, không chê vào đâu được. Sau màn dạo guitar đến đoạn ca sĩ cất tiếng hát, em bắt đầu cảm nhận được vấn đề của lossless. Tiếp tục chuyển qua nghe CD thì thấy nó có gì đó ấm áp hơn.

Lần 3: Cảm nhận lossless chơi quá tách bạch và sắc nét, em không biết cái này tốt hay không tốt, nhưng nó làm cho em cảm giác mạnh ca sĩ thì ca sĩ hát, mạnh nhạc thì nhạc chơi. Khi chuyển qua CD thì thấy tiếng CD mềm và ấm hơn, lời ca và giai điện phối hợp khá nhịp nhàng và ăn ý.

Đây chỉ là cảm nhận cá nhân em và rất chủ quan, anh em nào chơi qua 2 món này thì cho em xin vài dòng cảm nhận để tham khảo thêm. Bản thân em dùng AVR denon 2310 để giải mã thì cũng chưa phải đã đạt yêu cầu về thiết bị.

Chào Các Bác! Chúc cả nhà vui khỏe! Đề tài này hay và rất hay đây!?

Trích từ Tạp chí audiophile American số 5 năm 2009.Tạm dịch như sau:
Thật ra thì ........"kết luận ngược" để mở ra tranh luận hay hơn nhe các Bác ... 95% người thưởng thức âm nhạc qua dàn máy phát dân dụng không thể nào phân biệt được nguồn Phát từ CDP hay HDP cái nào hay hơn?????. Vậy 5% còn lại chắc là dân audiophile quá(nguồn không nói rõ đối tượng nào trong 5% này)! nhưng câu hỏi tiếp theo cho 5% này là:
- Tại sao nghe nhạc bằng nguồn phát Analog lại hay hơn Digital? CUỘC TRANH LUẬN MỚI ĐANG DIỄN RA.
- CD (tốt) + CDP(tốt)+ A/V-Pre-Pow (tốt)+Speakers(tốt)= phân biệt được bao nhiêu % âm và nhạc.
-Và lần lượt thay đổi ra 20 công thức từ tốt -trung bình đến xấu và lần lượt đánh giá từng cái thì phân biệt được bao nhiêu %?
Và sau 3 năm tranh luận tập chí audiophile của Mỹ tạm rút ra một kết luận như sau: DÙ NGHE BẰNG THIẾT BỊ GÌ MÀ NGUỒN PHÁT TỐT(CHUẨN) TỪ BAN ĐẦU(âm thanh gốc)thì luôn tạo cho ta được một cảm giác thường thức và sống trong không gian âm nhạc. Còn lại thì "âm nhạc" mà ta được "nghe" hay bị "bức" phải nghe do chính sự điều tiết của các thiết bị tái tạo thì gọi là nghe nhạc.

Trở lại ý kiến bản thân mình thì: có sự phân biệt tương đối rõ ràng giữa hai thiết bị phát trên CDP và HDP nhưng chỉ trên cùng "một nguồn" nhạc Tốt và chuẩn mà thôi, còn lại nếu không có yếu tố trên phân biệt không ra. Nhất là khi hiện giờ nguồn phát chủ yếu của mình là Music Server mà data được Rip trực tiếp từ CD nhạc tốt...thì nghe nhạc hay còn gọi là thường thức âm nhạc vẫn HAY NHƯ THƯỜNG.

Nếu chơi đã chơi đến DAC rời thì sự lự chọn (của em) chắc chắn không phải là lossless.

Còn nếu không chơi DAC rời thì em sẽ chọn lossless :D

Chào Bác Locnp!
Hihi:"vấn đề là tìm giải pháp để nâng cao chất lượng lossless nhằm thoãi mãn cái mộc nhĩ vốn dĩ đã quen với CD + CDP ..." cũng không khó và không còn lâu nữa Bác ạ! chắc các nhà sản xuất sẽ làm được thôi nếu:
- Khi nào mạch giải mã các HDP được đầu tư chuẩn như CDP thì lúc đó....
- Khi nào source CD sau khi copy/convers được định dạng lại ...giống như source gốc.....
Còn giờ thì chỉ còn chờ và thưởng thức tạm nguồn phát hiện có thôi phải không Bác nhỉ?

Muốn so sánh lossless music (đúng nghĩa lossless) với CD (đúng nghĩa CD) thì phải xem thiết bị nghe nửa các bác à.
Mình ví dụ nhe: nếu các bác dùng con loa bỏ túi TQ, thì nghe MP3 36bits và MP3 128bits nó không khác nhau tí nào đâu, nâng lên dàn loa vi tính 2.1 Creative thì sẽ không nghe MP3 36bits nủa, soud card tốt một tí nửa thì sẽ tìm MP3 320bis để nghe.

Quay lại vấn đề lossless và CD, thì với các thiết bị nghe ở mức Hi-fi (như 2 dàn HT nhà mình) thì lossless hay CD không phân biệt nổi đâu (nói đúng hơn là sự khác biệt quá nhỏ so với số tiền đầu tư), nghe lossless với Dune hay với AC Ryan nghe cũng không cảm nhận có khác nhau, thay đổi dây tín hiệu, chất âm có thay đổi một tí nếu thật sự chú ý lắm, nhưng bảo cái nào hay hơn thì cũng chịu (à có, cái nào mắc tiền hơn thì cái đó hay hơn :)) ).
Ở tầm này, thay vì các bác loay hoay và tốn tiền nâng cấp CDP, mua CD thì dành tiền mà nâng cấp amply và loa thì hiệu quả là tức thì, thấy ngay không bàn cải.

Muốn cảm nhận được cái hay thật sự của CD chắc phải gia nhập vào gia đình Hi-end (híc, cái này chắc lâu lâu xin ghé nhà bác Fusin nghe ké thôi, chớ vác về nhà e rằng gấu la át cả tiếng loa thì nguy)

Con pow không volume thực chất là max công suất của bản thân nó (max volume).

Denon 4308 + BW684, thay vì bác mua CDP khoảng 10tr, thì tìm con Power tầm 10tr về đánh nghe sẽ hay hơn rõ, nếu có 1 power 1000Obama thì còn hay hơn nhiều nửa so với việc bác có một CDP đèn cùng tầm giá.
Khi đã có Power ngon thì lên luôn BW serie 8, chất âm dù nghe nhạc lossless cũng vẫn hay hơn.
Đeến khi có được bộ amply + loa tươm tất rồi, thì lại lo làm phòng để khai thác cho hết chất âm, khi đó thì mua CDP về nghe :)

Tiêu chí của em thì khác, em xác định ngay từ đầu là nghe nhạc phải tách riêng với xem phim từ lúc chả có gì trong tay cơ.
Khi có tiền em đầu tư lần lượt theo đúng tiêu chí đã đề ra từ đầu:
1: bộ xem phim
2: bộ nghe nhạc
3: nâng cấp bộ xem phim lên màn chiếu nên dẫn tới bước 4
4: xây nhà và thiết kế luôn 1 phòng nghe nhìn có trang âm

Có sẵn phương hướng như vậy nên em chỉ chăm chú vào việc kiếm tiền mà thực hiện thôi chứ không suốt ngày phải đau đầu buốt óc về việc chơi sao để bộ xem phim có thể nghe nhạc hay cả :)

Câu tô đỏ mình chưa hiểu ý Bác lắm! Vì nếu hiểu đúng lossless theo mình biết đến giờ này chỉ có 3 định dạng chuẩn thôi mà: Wav, Flac và Mp3...sau lại có thêm định dạng Raw nữa vậy? Hay Bạn chơi bằng HTPC?

Đúng vậy, AVR nếu tín hiệu qua nó nó vẫn tác động vào tính hiệu làm méo, đảo xung....v.v.. được chứ. Do vậy, mới có từ "phối ghép" xuất hiện trong giới chơi audio.Và người ta đánh giá một AVR hay Pre Pow tốt là một AVR, PrePow cho chất âm trung thực nhất, ít tác động vào tín hiệu nhất. Nếu Bác là người có kinh nghiệm và kiến thức âm học, điện tử học thì Bác biết cách phối ghép thông số các thiết bị đầu ra, đầu vào một cách khoa học chuẩn xác và chỉ cần tinh chỉnh lại tí ít là có dàn nghe một lần nghe là nhớ mãi. Còn ngược lại Bác phối ghép theo lỗ tai Bác thấy được thì qua thời gian hay qua tai người khác sẽ có một ít vấn đề phát sinh. Kỷ thuật phối ghép thì rất đơn giản nếu có đầy đủ thông tin xuất nhập của tất cả các thiết bị từ CDP, HDP,Dac Tranporst, AVR, Pre, Pow, Spk. Nhưng khổ là.......................các nhà sản xuất giấu hết các chi tiết công nghệ sản xuất hay khai chung chung không đúng sự thật làm người tiêu dùng chúng ta phải "mài tiền mò túi" phối ghép...Nếu là người quan tâm phối ghép khoa học thì Bác hoàn toàn giải thích được hiện tượng tại sao nghe bằng dây đồng thì âm thanh lại ?????,,nghe bằng dây bạc thì âm thanh...????.Hoặc giả Bác còn có thể can thiệp vào thiết bị để bắt "nó" xuất đúng tần số tín hiệu, điện thế, pha cực theo những công thức đã được tính toán chuẩn....
Ui nói nói mãi dài dòng lắm, Bác thử tự tìm hiều thêm đi...thú chơi nào cũng lắm công phu mà...hihi Chào Bác nhé. Thân ái.

http://hdvietnam.com/diendan/showthread.php?p=946497#post946497
 

trungthuc20000

New Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

P.S. Như Thương hiệu hãng Denyo máy phát điện lừng danh thế giới sản xuất tại Nhật nhưng nguồn gốc sáng lập thì mãi mãi là Người Đức.
Có lẽ máy phát nên mua Denyo
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Âm ly của anh em thuộc class gì?

ThaoNguyen đã viết:
Chào các bác, em đọc trên net thấy nói đến mạch công suất của amply hoạt động theo cơ chế Class A,B,AB em chẳng hiểu nó là cái gì, mong bác nào giải thích giúp em cho tỏ tường vụ này được không ạ, em dốt quá các bác đừng cười em nhé!

QuajGiaf đã viết:
Ví dụ :
- 1 kg gạo nấu 0.7 lít rượu ngon là class B (100 W điện vào cho ra khoảng 70 W ra loa)
- 1 kg gạo nấu 0.5 lít rượu ngon hơn là class AB (100W điện vào cho ra khoảng 50W ra loa). Còn đâu lọc bỏ ra ngoài !!
- 1 kg gạo nấu 0.2 lít rượu ngon hơn nữa là class A (100W điện vào cho ra khoảng 20W ra loa) Còn đâu cũng lọc bỏ ra ngoài hết !!!
Rượu Class A uống êm !!! Rượu Class B uống bốc !! Class AB thì vừa phải !!
Ko biết có đúng ko nữa !!!

QuajGiaf đã viết:
Ko hoàn toàn như vậy !!
Class A cũng ko hẳn là tuyệt đối hay hơn class B hay AB đâu !!
Vấn đề là dùng để nghe với thể loại nhạc nào thì tùy ý chuyển đổi (nếu có nút chuyển đổi như một số đời Marantz ..)
Mạch Class A cho ra công suất nhỏ, ngọt ngào, ấm áp, dịu dàng .. nhưng Dynamic/độ động chưa chắc đã hơn class AB hay B !!
Còn cái mà bạn nói là Front A hay B chỉ là cổng ra loa thôi !! chứ ko phải là chế độ hay kiểu thiết kế mạch.
Các máy chạy class A thường ghi rõ ràng trên vỏ máy là Class A. Và thông thường máy thường rất chắc chắn, nặng nề, độ tỏa nhiệt cao.

toannh đã viết:
Class mang đậm tính kỹ thuật khuyếch đại, tìm đọc sách "Kỹ thuật điện tử của ĐHBK ấy, hoặc nguyên lý Amplifier".
Trên mạng nhiều link lắm và còn nhiều class khác nữa. Hiện nay Class D có vẻ chuộng và loại PWM (âmli k.đại số) nữa.
Nhưng Class A, B và AB là khác nhau nhé:
- CLass A: tuyến tích, nên ít méo. Hiệu suất thấp, tản nhiệt nóng do tổn hao do dòng fủ đáy, kể cả khi âm thanh =0 vẫn có dòng điện tiêu thụ.
- CLass B: dạng đẩy kéo, hiệu suất cao, nhưng dễ méo tín hiệu pha. Để tránh méo có 1 mạch fản hồi Bias.
- Class AB: kết hợp 2 tầng A và B, đồng thời có mạch fản hồi Bias
Class B thuần ít dùng lắm, AB ổ biến nhất.

Nacon đã viết:
thao_prosound đã viết:
Bác toannh cho em hỏi tí : cái amp của em là loại chuyên dụng , hiệu Crest Audio . Trong catalog có ghi là loại Class H , cái này em nhờ bác giải thích giúp với ....????
Trước đây em đọc được nhiều trang nói về Class H đại loại như:
Nó được thiết kế cho âm ly Professional do hãng Soundcraftsmen phát triển từ Class G của Hitachi, nó còn được gọi là "Vary portion" amp.
Nó sử dụng mạch thông minh là dò tần số của input signal rồi cung cấp đủ dòng nhằm đạt Hi-Fi level tối đa có thể ở output, khi không có tín hiệu vào thì ngắt luôn dòng qua tầng công suất ra. Đây được coi là sự kết hợp giữa Class AB (có trang nói là A) và Class D, tận dụng hiệu suất của Class D và chi tiết ngọt ngào của AB.
Khi nghe ở mức Volume tương đối to trong nhà trong khoảng 3 giờ, nhiệt độ trong âm ly chỉ cao hơn bên ngoài từ 1- 2 độ C.
Ưu điểm là THD thấp. Kéo được các loa công suất lớn, cần dòng lớn.
Nhược là việc đóng ngắt lại sinh nhiễu nên lại phải thêm phần xử lý.
Các nhãn hiệu hay áp dụng là Crown, Caver, Hafler, Dynaco, Crest, Krell..
Nếu bác muốn biết thêm thì để em về xem lại địa chỉ mấy trang trước.

dinhthuy đã viết:
Đối với các mạch khuếch đại dùng trong audio (cũng như các thiết bị khác) , khi dùng tới linh kiện như transitor hoặc đèn điện tử đều phải tuân theo các cách phân cực cho loại linh kiện này như class A , class B , class AB . Đối với class A là phân cực tĩnh cho linh kiện sao cho nó luôn hoạt động (dòng cao nhưng ở mức độ an toàn của linh kiện ) nhằm đưa linh kiện hoạt động ở vùng tuyến tính của nó , mạch có ưu điểm là ít méo (kể cả khi biện độ tín hiệu vào nhỏ) nhưng nhược điểm là hiệu suất nhỏ ( thường gặp ở mạch tiền khuếch đại , rất ít khi dùng ở tầng suất ở các amply bình dân ) . Class B là mạch phân cực thấp , ưu điểm hiệu suất cao nhưng méo rõ rệt bác nào có amply chạy ở class này thì nghe ca sĩ một tay bịt mũi một tay cầm micro hát nên mạch này ko sử dụng cho audio , chỉ có class AB là tận dụng được ưu điểm và dung hòa khuyết điểm của hai cách phân cực , và thường dùng cho tầng suất của amply và dùng theo mạch đẩy kéo PP . Còn class C thì làm việc theo chế độ xung khi dẫn thì bão hòa trên classA khi nghỉ thì dòng nhỏ nhất dưới classB thường ứng dụng nhiều cho nguồn switching vì hiệu suất cao năng lượng tổn hao ít và có ứng dụng trong audio ở class D và T khi đó tín hiệu audio dược điều biến lên tần số cao qua khuếch đại công suất sau đó tần số cao bị chặn lại chỉ còn tần số âm tần , ưu điểm là hiệu suất cao ít giải nhiệt , nhược là vẫn còn xót lại F cao tần ít nhiều ảnh hưởng đến loa , nếu lọc kỹ thì dễ mất tần số âm thanh ở dãi cao , còn class H là chế độ bù áp khi cần công suất lớn ở đây thấy rõ ở các amply dùng 2 nguồn +- một cao một thấp khi ở mức công suất thấp thì mạch công suất làm việc với nguồn áp thấp còn khi cần cs thì có transitor CS chuyển mạch làm việc ở áp lớn hơn thường thấy ở amply marzant hoặc IC STK , NAD ưu điểm là ít nóng hì .

nhuquynh đã viết:
trong mạch khuyếch đại dùng triod bán dẫn:
class A là khi cực điều khiển luôn luôn âm so với cực N (hoặc là cực P). Lúc đó, khi được cấp một tín hiệu xoay chiều vào cực điều khiển thì triod bán dẫn hoạt động với dòng khuyếch đại nhỏ với độ tuyến tính cao, với audio thì âm thanh sẽ trung thực hơn.
class B là khi cực điều khiển luôn luôn dương so với cực N (hoặc là cực P). Lúc đó, khi được cấp một tín hiệu xoay chiều vào cực điều khiển thì triod bán dẫn hoạt động với dòng khuyếch đại lớn. Do khuyếch đại nhiều với dòng lớn nện có độ tuyến tính thấp, với audio thì âm thanh sẽ trung thực ít hơn.
class AB là khi cực điều khiển hoạt động, có một nửa bán kỳ dương và một nửa bán kỳ âm so với cực N (hoặc là cực P). Lúc đó, khi được cấp một tín hiệu xoay chiều vào cực điều khiển thì triod bán dẫn hoạt động với dòng khuyếch đại lớn lớn hơn class A nhưng nhỏ hơn class B. Do đó độ tuyến tính cũng thấp hơn class A nhưng cao hơn class B.
Tuy nhiên, cũng còn tùy theo linh kiện thuộc về đẳng cấp nào. Có nhiều linh kiện cao cấp, có độ tuyến tính cực kỳ cao cho nên là mặc dù là khuyếch đại class B với hiệu suất cao công suất lớn mà vẫn tuyến tính hơn cả những linh kiện phẩm cấp kém khuyếch đại class A
Do đó cho nên có đồ hi - end chạy class AB vẫn đập chết đồ chợ chời chạy class A.
Với cái mạch chạy class AB, nếu bạn cho nó hát nhỏ, vặn volume bé, thì tín hiệu xoay chiều cấp vào cực điều kiển thấp nên cực này vẫn âm, nên ampli của bạn chỉ chạy ở class A mà thôi. Như vậy thì ampli class AB có nhiều điểm lợi so với cả class A và class B. Dùng class AB là hiệu quả nhất đấy bạn.
Lão chủ chại gà bảo tôi thế, bạn thấy đúng không?

ThanhVu đã viết:
Class H,thường dùng trong các bộ khuyếch đại công suất lớn.
[attachment=0]classH.jpg[/attachment]
Class H có 2 nguồn riêng biệt,nguồn thấp dùng cấp cho Q2 qua 1 diode,nguồn cao cấp cho Q1.
Khi chưa có tín hiệu vào hoặc tín hiệu vào nhỏ chỉ có Q2 ở trạng thái dẩn,Q1 ngắt do mức áp trên chân E của Q1 cao hơn chân B của nó.
Ứng dụng của class H thường để thay thế cho class AB,ưu điểm của nó là có thể phân cực cho Q2 rất cao ở class A nhưng transistor công suất không quá nóng do nguồn cung cấp thấp khoảng trên dưới 15V,cải thiện chất lượng âm thanh khi mở volume ở vị trí rất nhỏ vì lúc này mạch gần như chạy kiểu classA.
Khi tín hiệu ở mức cao hơn thì Q2 sẽ dẩn bảo hòa như 1 khóa điện tử,Q1 làm nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu,vì Q2 bảo hòa nên sinh nhiệ rất ít và Q1 chỉ dẩn theo tín hiệu âm nhạc nên gần như không có dòng phân cực tĩnh trong trường hợp này.
Với 2 yếu tố trên thì classH hơn hẳn class AB về hiệu suất do ít sinh nhiệt và chất lượng âm thanh ở mức tín hiệu nhỏ do được phân cực gần classA,heatsink không cần phải quá lớn.
Nhược điểm là dùng đến 2 nguồn,khả năng chuyển mạch không khớp nhau khi thay đổi trạng thái giữa 2 mức tín hiệu là có thể xảy ra và quan trọng hơn là dùng nhiều sò công suất làm tăng giá thành sản phẩm nhưng không cải thiện được khả năng mang tải.

ThanhVu đã viết:
Class G,về nguyên lý thì gần giống như classH nhưng chỉ có transistor phía dưới là khuyếch đại tín hiệu(TR3),TR6 chỉ có nhiệm vụ cung cấp nguồn cao cho TR3 làm việc,TR6 không tham gia khuyếch đại tìn hiệu.
[attachment=0]Gfig11s.gif[/attachment]

ThanhVu đã viết:
Riêng classD thì chạy theo 1 nguyên lý khác,các sò công suất chỉ chạy 2 trạng thái hoặc ngắt hoặc dẩn nên tiêu tán nhiệt rất thấp.
Về nguyên lý vận hành thì tín hiệu âm tần được mang vào so sánh với 1 xung tam giác có tần số chuẩn khá cao khoảng 400khz đến 700khz,tín hiệu sau khi so sánh được khuyếch đại và qua 1 mắc lọc cao tần để trở về dạng tín hiệu âm tần nguyên bản.
[attachment=0]images classD.jpg[/attachment]
Còn có 1 biến thể khác nửa của classD là không có mạch dao động xung tam giác nhưng mạch công suất được thiết kế hồi tiếp dương nên mạch tự dao động cũng ở khoảng tần số này.
Ưu điểm classD là hiệu suất cao,tiêu tán nhiệt thấp,nên bộ khuyếch đại rất gọn nhẹ.
Nhược điểm là có bộ lọc cao tần LC rất đơn giản nên còn xót lại 1 chút cao tần trong tín hiệu ra loa.

ThanhVu đã viết:
Một dạng khác nữa phát triển từ classD là dạng classT
ClassT có tần số dao động cao hơn classD,thông thường từ 700khz đến 1.2mhz.
Tần số lấy mẩu cao hơn nên độ mịn của tín hiệu cũng tốt hơn,cao tần ở trong tín hiệu ra cũng được loại bỏ đáng kể,dải tần số hoạt động được nới rộng,tiêu tán nhiệt rất ít nên thường không cần tản nhiệt.
Em xin tóm sơ lại như sau:
ClassA là mạch khuyếch đại cho chất lượng tốt nhất,hiệu suất thấp,nóng,cồng kềnh.
ClassB chỉ có trong lý thuyết,ít sử dụng trong thực tế.
ClassAB được sử dụng rộng rải nhất phổ biến nhất do tối ưu về chất lượng,giá thành,nóng vừa phải và phù hợp với đa số công chúng.
ClassC chỉ dùng trong khuyếch đại cao tần,không có ứng dụng trong âm tần.
ClassD dùng nhiều trong các thiết bị như sub, cát xét CD,...Cũng có 1 số thiết kế trong các bộ khuyếch đại gia đình, công suất lớn,chuyên nghiệp...
ClassT sẽ có ứng dụng nhiều trong tương lai bởi nhiều ưu điểm hơn classD nhưng hiện tại chưa thấy những bộ khuyếch đại công suất lớn,chuyên nghiệp chạy classT :(
Em có gì sơ suất mong các bác chỉ giáo để em học hỏi thêm ạ.
Thank

Ultraline đã viết:
Em định nghĩa lại classA trước kẻo vấn đề bị đẩy xa.
Mạch classA là mạch khuyếch đại(dòng,áp hoặc cả 2) có 1 linh kiện công suất dẩn cả 2 bán kỳ của tín hiệu.
ClassA có 2 dạng:
-1 linh kiện dẩn hoàn toàn 2 bán kỳ bất kể biên độ tín hiệu ra là lớn hay nhỏ(thuần classA),thường là SE hoặc SRPP.
-1 linh kiện dẩn hoàn toàn 2 bán kỳ ở biên độ nhỏ,đến khi biên độ lớn hơn thì nó chỉ còn dẩn 1 bán kỳ mà nó phụ trách(classAB nhưng được bias cao) thường là PP,cái này rất dể gây nhập nhằng vì biên độ tín hiệu ra nhỏ như chổ em đánh dấu đỏ do không có tiêu chuẩn là bao nhiêu % so với khi tín hiệu cực đại,nên classAB phân cực 1 ít(dĩ nhiên như vậy mới là AB) thì vẫn có hãng quảng cáo là ClassA :roll: Phân cực thật cao cũng là classA,phân cực vừa cũng ghi classA...nhưng thực chất nó chỉ là classAB
Theo em classAB được phân cực cao tới mức mổi linh kiện trong mạch PP dẩn cả 2 bán kỳ thì mới gọi là classA được.
So với 2 mạch trên thì không có cái nào là ClassA cả. :D
Việc bias thì bias làm sao được bên trong opam? nó đưa chân bias ra ngoài thì bias được nhưng tuyệt đại đa số opam khuyếch đại tín hiệu nhỏ là bias sẳn bên trong,không có cách nào can thiệp thế nên em mới nói cách ép linh kiện công suất dẩn mạnh thêm mà không can thiệp đến cái gốc(bias) chỉ là hâm nóng...chơi. :D
Các vấn đề khác em có phân tích như bài post trước hoặc bác tìm thêm trong topic classXD
Thân.

http://en.wikipedia.org/wiki/Electronic_amplifier#Class_A

http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2009/04/3B9AFE48/
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Một số các thông tin về HD, Blueray đăng trên các báo:

HD 1080:
Độ phân giải 1080p, hay 1.920 x 1.080 (hơn 2 triệu điểm ảnh), hiện nay là độ phân giải cao nhất của HDTV, có khả năng hiển thị chi tiết từng điểm ảnh một của truyền hình phân giải cao và phim Blu-ray. Độ phân giải này cao hơn gấp đôi so với các độ phân giải cao trước đó như 1.366 x 768 pixel (WXGA), 1.280 x 720 hay 1024 x 768 pixel (XGA). Ngày nay những TV có độ phân giải này thường được gọi chung la 720p do cũng chẳng mấy người có thể ghi nhớ các tỷ lệ điểm ảnh cũng như con số 768p nghe chẳng thuận miệng bằng.
2. Lên đời TV 1080p có tốn kém không?
Trước đây vài năm, cùng một kích cỡ màn hình, để có được phiên bản 1080p bạn phải trả thêm rất nhiều tiền. Mặc dù khoảng cách giá đang ngày một thu hẹp lại và TV 1080p đang dần rẻ đi, nhưng để sở hữu một phiên bản 1080p cùng nhà sản xuất, cùng kích cỡ, số tiền bỏ ra cũng vẫn còn gần gấp đôi. Ví dụ, đối với kích cỡ thông dụng nhất là LCD 32 inch, sự tương quan nằm ở mức khoảng từ 360 USD so với 730 USD. Hay như ở phân khúc 42 inch, TV Sharp LC-42A53M có giá khoảng 1.700 USD, thì phiên bản 1080p, model LC-42A83M có giá tới 2.500 USD.
Ở phân khúc màn hình lớn hơn, TV 720p ít dần do hầu hết các nhà sản xuất đều đưa 1080p vào các mẫu từ 37 inch trở lên. Một số nhà sản xuất khác như Philips, thậm chí, trong các phiên bản mới nhất đã bắt đầu bỏ định dạng 720p.
Còn đối với màn Plasma, dòng 42 inch bình dân nhất của Panasonic là TH-42PV8 có giá khoảng 1.100 USD, trong khi phiên bản 1080p, TH-42PV800 của hãng cũng đội lên gấp đôi, tới 2.400 USD. Chưa kể nếu lại muốn kích cỡ to hơn, 50 inch chẳng hạn, số tiền sẽ nâng lên thành khoảng 4.000 USD.
3. Tại sao 1080p tốt hơn 1080i?
1080i, vốn cũng ở vị trí đứng đầu chỉ sau 1080p, thực ra là cũng có độ phân giải 1.920 x 1.080 điểm ảnh, nhưng được hiển thị ở dạng đan xen (chữ cuối "i" biểu thị từ interlace - quét dòng đan xen). Công nghệ quét đan xen vốn ở các màn CRT trước đây với khung hình được quét xen kẽ theo dòng chẵn lẻ trong vòng 1/25 giây. Còn đối với các công nghệ gần đây hơn như 480p, 720p hay 1080p, khung hình được quét liên tục từ trên xuống dưới. Về lý thuyết, công nghệ quét này sẽ cho hình ảnh mịn màng và trong trẻo hơn, đặc biệt là các chương trình thiên tốc độ như thể thao hay hành động.
4. Có những chương trình nào ở định dạng 1080p?
Ngày nay mặc dù các kênh truyền hình tuyên bố phát HD nhưng vẫn chủ yếu dưới dạng 1080i hay 720p, rất ít các chương trình được phát dưới dạng chuẩn 1080p chủ yếu do giới hạn băng thông còn hẹp. Các nguồn 1080p chủ yếu nằm ở các game HD, Xbox 360, hay PlayStation 3. Các thiết bị này tương thích cả 720p và 1080p (các nội dung 720p có thể được nâng phân giải lên 1080p trong phần cài đặt).
Để có độ phân giải 1080p đúng nghĩa, bên cạnh việc sử dụng máy tính làm nguồn phát, thì cần thiết phải có đầu phát Blu-ray (trước đây có cả đầu HD-DVD nữa nhưng định dạng này đã bị Toshiba khai tử năm ngoái). Tất cả các đầu Blu-ray đều hỗ trợ xuất hình 1080p. Và quan trọng hơn, phần lớn các phim trên đĩa cũng đều được mã hóa với độ phân giải nội tại là 1080p.
Hầu hết TV HD hiện nay đều xử lý tốt quá trình giảm phân giải. Ảnh: Currys.
5. Công nghệ TV nào hỗ trợ độ phân giải 1080p?
Có thể nói bên cạnh màn CRT đang hồi thoái trào, hầu hết mọi thứ thiết bị đều đi theo xu hướng 1080p, từ các máy chiếu (DLP, LCoS hay LCD) tới các màn hình phẳng (LCD và Plasma). Mặc dù ở thiết bị nào cũng có phân khúc bình dân với độ phân giải 720p, nhưng điều đáng nói là tất cả đều chuyển sang công nghệ quét hình liên tục ("p" biểu thị cho progressive – quét hình liên tục). Vì vậy kể cả khi đầu vào là hình ảnh dạng "i", (1080i hay 480i), chúng đều được chuyển đổi thành dạng "p" để hiển thị.
Cần lưu ý là tất cả các màn hình đều có có số pixel cố định để hiển thị hình ảnh. Để mọi điểm ảnh đều hiển thị bất kể từ nguồn phát nào, luôn xảy ra một quá trình chuyển đổi (convert). Quá trình chuyển đổi có thể là nâng phân giải (upconverting), giảm phân giải (downconverting) hay giải xen kẽ (deinterlace). Vì vậy bên cạnh các thông số kích cỡ và độ phân giải, các yếu tố này cũng góp phần quyết định chất lượng hiển thị của một TV mà đôi khi lại bị khách hàng bỏ qua.
6. Điều gì xảy ra khi phát tín hiệu 1080i trên TV 720p?
Các tính hiệu 1080i sẽ được giải xen kẽ (deinterlace), rồi sau đó được giảm phân giải (downconvert) xuống 720p. Hầu hết các HDTV ngày nay đều xử lý tốt quy trình này.
7. Phát tín hiệu 1080p trên TV 720p thì sao?
Giả thuyết rằng TV có thể thu nhận tín hiệu 1080p, các tín hiệu 1080p này sẽ được giảm phân giải xuống 720p. Nhưng không phải tất cả các TV đều có thể thu nhận tín hiệu 1080p, kể cả các TV có ghi 1080p đời trước. Trong các trường hợp này, màn hình sẽ trở nên trống trơn. Tuy nhiên, hầu hết HDTV gần đây đều đã có thể thu nhận và xử lý tốt tín hiệu đầu vào 1080p.
Việc nâng cấp lên 1080p từ 720p chỉ thực sự có ý nghĩa khi phòng xem rất rộng.
Ảnh: Techfresh.
8. Tín hiệu 1080i có tương thích với TV 1080p?
Tín hiệu sẽ được chuyển đổi từ "i" sang "p" với độ phân giải vẫn giữ nguyên. Một số HDTV có thể xử lý quy trình chuyển đổi "i" sang "p" tốt hơn các HDTV khác, nhưng thông thường các hiệu ứng gây ra bởi quá trình chuyển đổi này rất khó có thể nhận biết đối với người dùng thông thường.
9. Đặt cạnh nhau, chất lượng hiển thị của TV 720p so với TV 1080p TVs thế nào?
Phải nói rằng vài năm trước đây, rất nhiều TV 1080p không thực sự cho hình ảnh sắc nét như các nhà sản xuất vẫn mô tả. Vì thế khá nhiều TV 1080p đời cũ thậm chí không hiển thị hết hơn 2 triệu điểm ảnh của nó trên thực tế. Nhưng vài năm gần đây, công nghệ màn hình đã được cải tiến đáng kể. Hầu hết các TV 1080p đời mới đã giải quyết hết mọi nhược điểm này, dù rằng mỗi đời hay mỗi hãng lại có công nghệ khác nhau.
Đơn cử có thể lấy ví dụ các đầu Blu-ray phát hình ở định dạng tiêu chuẩn của nó là 1080p24, nhưng không phải tất cả các TV đều hiển thị chính xác được, chủ yếu do sự káhc biệt về tỷ lệ khung hình hiển thị. Con số "24" biểu thị tốc độ khung hình/giây của phim, vì thế nếu TV hiển thị đúng được tốc độ này mà không qua quá trình chuyển đổi nào, thì người xem có thể cảm nhất tốt nhất và đúng nhất ý đồ của từng hình ảnh mà đạo diễn phim đã định sẵn.
Nhưng dù cho là phim dạng 1080p24 hay video dạng 1080p50, chất lượng hình ảnh cũng đều hiển thị tốt trên các TV 1080p. Thực tế thử nghiệm, kết nối một màn hình kích cỡ 50 inch hay nhỏ hơn với công nghệ 720p hay 1080p với một nguồn phát hi-end Blu-ray 1080p, thì ngay cả khi cố tình chú ý đến các chi tiết nhỏ như sợi tóc, sợi vải hay nền cỏ, cũng rất khó có thể nhận ra sự khác biệt về độ nét của hai màn hình này ở khoảng cách 2 mét.
Độ nét mà theo quảng cáo là "siêu hạng" của màn 1080p chỉ bắt đầu thể hiện được sự khác biệt khi bạn xem trên các màn hình lớn cỡ 55 inch trở lên. Cần nhớ là lợi thế của 1080p trên thực tế không phải là bạn có một hình ảnh siêu nét hơn, mà là màn hình của bạn có điểm ảnh nhỏ hơn, mật độ điểm ảnh dày đặc hơn. Do đó, các hình ảnh này khi nhìn ở khoảng cách rất gần vẫn rất mịn và không bị hiệu ứng răng cưa.
10. Vậy có nên lựa chọn TV 720p cho tiết kiệm?
Việc nâng cấp lên 1080p từ 720p chỉ thực sự có ý nghĩa khi phòng xem rất rộng, TV rất lớn và một khoản ngân sách cũng không nhỏ đề đầu tư các phụ kiện HD kéo theo. Còn nếu bạn đã sử hữu một bộ 720p thì cũng không nên lấy làm buồn vì không theo kịp thời đại, bởi lẽ hệ thống 720p có thể phục vụ tốt mọi nhu cầu, kể cả trình chiếu Full HD.
(sohoa.net)

Đĩa Blue ray là gì
Blue Ray phát triển như thế nào


Chắc hẳn còn nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi này vì nó còn quá mới ,đơn giản ngay cả cụm từ HD DVD cũng còn nhiều người chưa biết đến vì nó là chuẩn phim chất lượng cao sau DVD .
Vào năm 2000 Blu-ray Disc(công nghệ đĩa quang màu xanh chạy bằng tia laser màu xanh có bước sóng nhỏ hơn tia laser thường ) lần đầu tiên được Sony giới thiệu và phát triển và được quảng cáo những tính năng ưu việt như độ bền và dung lượng Blue Ray hữa hẹn mang đến cho người dùng nhiều bộ phim chất lượng cao với độ nét và độ phân giải cao ,cũng tại thời điểm này chuẩn đĩa HD DVD cũng đã được hãng điện tử Toshiba công bố với những tính năng ưu việt tương tự .Do Blue Ray mới được giới thiệu nên cùng tại một thời điểm HD DVD đang nhận được sự ưu ái của nhiều hãng điện tử và nhà sản xuất phim ,việc được các nhà sản xuất phim hậu thuẫn có nghĩa là các sản phẩm (phim ) sẽ được phát hành trên chuẩn mà họ hỗ trợ ,Toshiba như mở cờ và họ xúc tiến những dây chuyển sản xuất đầu máy chuẩn HD DVD và tung ra thị trường với số lựong lớn ,cũng theo đó các hãng điện tử khác cũng sản xuất ăn theo dòng sản phẩm này .Trong khi hàng Toshiba phát hành và sản xuất HD DVD thì người khổng lồ Sony âm thầm tìm kiếm những đồng mình khác cho chuẩn Blue Ray của mình đồng minh của họ là Sony, Philips Electronics và Matsushita là nhưng hãng đã thống nhất và công bố. Hitachi, Pioneer, Sharp, LG và hãng Thomson Multimedia của Pháp cùng tham gia và phát triển định dạng Blue ray.
Blu-ray và HD-DVD đều là hai công nghệ DVD là hai định dạng có khả năng lưu trử dung lượng cao về hình ảnh và chúng có dung lượng lơn gấp 6 loại DVD bình thường trước đó. loại sản phẩm này có dung lượng chưa lên đến 25Gb /1 layer 12cm ,nó có thể lưu trử được 13giờ phim thay vì 2 giờ phim như chuẩn DVD thông thường ,Audioman71 xin trích một đoạn tin về hai định dạng này :
Cuộc chiến định dạng DVD thế hệ mới giữa HD DVD và Blu-ray manh nha từ năm 2000, khi các hãng bắt đầu thử nghiệm dùng tia laser xanh cho đĩa quang.
Nguồn: AFP
Do bước sóng của tia sáng xanh ngắn hơn so với tia sáng đỏ (đang được sử dụng trong công nghệ DVD), nên diện tích để lưu trữ mỗi bit dữ liệu cũng nhỏ hơn. Hệ quả là cùng trên một mặt đĩa, định dạng mới có thể nén được nhiều thông tin hơn.
Để đón đầu xu hướng TV và video siêu nét, các hãng nhận ra rằng: họ không thể bỏ qua công nghệ lưu trữ bằng tia sáng xanh này.
Và thế là những nghiên cứu công nghệ thuần tuý tại thời điểm năm 2000 đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến không khoan nhượng giữa những gã khổng lồ điện tử và nội bộ Hollywood với nhau.
Hãy cùng nhìn lại những cột mốc quan trọng trong "chiến sự" khốc liệt kéo dài tới 8 năm này.
2000
Ngày 5 tháng 10: Sony và Pioneer công bố định dạng DVR Blue tại triển lãm CEATEC Nhật Bản. Đây chính là nền tảng cơ bản của chiếc đĩa Blu-ray BD-RE thế hệ đầu tiên.
2002
Ngày 19 tháng 2: Với Sony trên tư cách "tiên phong phất cờ", 9 hãng điện tử thuộc loại lớn nhất thế giới cùng công bố kế hoạch phát triển đĩa Blu-ray thương mại. Sony cũng đồng thời là "thủ lĩnh tinh thần" của liên minh này.
Ngày 29 tháng 8: Toshiba và NEC công bố một định dạng đĩa quang thế hệ mới khác là HD DVD
Ngày 1 tháng 10: Mô hình mẫu của cả hai định dạng Blu-ray lẫn HD DVD đều được trưng bày tại Triển lãm CEATEC. Sony, Panasonic, Sharp, Pioneer và JVC trình làng đầu đĩa Blu-ray mô hình, trong khi Toshiba vén màn đĩa quang AOD.
2003
Ngày 13 tháng 2: Bắt đầu bán giấy phép công nghệ Blu-ray. Các hãng sản xuất đầu đĩa phải trả 120.000 USD mỗi năm, cộng thêm mức phí 0,10 USD trên mỗi đầu đĩa Blu-ray bán ra. Các hãng truyền thông thì đóng phí cố định 8000 USD/năm, cộng với khoản phụ trội 0,02 USD cho mỗi chiếc đĩa bán được.
Nguồn: Gizmodo
Ngày 7 tháng 4: Sony công bố định dạng đĩa Blu-ray Professional dành riêng cho các ứng dụng lưu trữ dữ liệu.
Ngày 10 tháng 4: Sony tung ra thị trường Nhật Bản chiếc đầu đĩa Blu-ray đầu tiên - BDZ S77. Tuy nhiên giá bán của nó thuộc loại khủng khiếp: 3815 USD.
Đã thế, đĩa phim Blu-ray lại khan hiếm như lá mùa thu nên chỉ nhận được phản ứng hờ hững từ người dùng.
Ngày 28 tháng 5: Mitsubishi Electric gia nhập liên minh Blu-ray.
2004
Ngày 7 tháng 1: Toshiba công bố mô hình đầu đĩa HD DVD đầu tiên trên thế giới tại Triển lãm điện tử CES. Đầu đĩa này có một ưu điểm là xem được cả đĩa DVD chứ không "lạc lõng" như BDZ S77.
Ngày 12 tháng 1: Cả hai gã khổng lồ máy tính cá nhân là HP và Dell đều công khai ủng hộ Blu-ray.
Ngày 10 tháng 6: Diễn đàn DVD thông qua phiên bản thương mại đầu tiên của HD DVD-ROM.
Ngày 21 tháng 9: Sony cho biết chiếc máy chơi game rất được chờ đợi PlayStation 3 sẽ tích hợp đầu đĩa Blu-ray.
Ngày 29 tháng 11: Một loạt các hãng phim lớn như Paramount Pictures, Universal Pictures, Warner Bros Pictures, HBO và New Line Cinema tuyên bố hậu thuẫn cho HD DVD.
Ngày 9 tháng 12: Hãng phim Disney ra mặt ủng hộ Blu-ray.
2005
Chiếc máy chơi game Sony PlayStation 3 đã giúp ích đắc lực cho thắng lợi của định dạng Blu-ray. Nguồn: Gizmodo
Ngày 7 tháng 1: Cả hai phe Blu-ray lẫn HD DVD đều hứa hẹn tung ra đầu đĩa và tựa phim DVD thế hệ mới tại thị trường Bắc Mỹ trước cuối năm - tuy nhiên thực tế đã chứng minh đây chỉ là một lời "hứa lèo".
Ngày 24 tháng 3: Nhen nhóm thắp lên hy vọng về một định dạng chung, khi cựu Chủ tịch Ryoji Chubachi của Sony nói rằng: "Lắng nghe tiếng nói từ người tiêu dùng, chúng tôi nhận thấy việc hai định dạng song song tồn tại thật đáng thất vọng. Sony không hoàn toàn loại trừ khả năng tích hợp hoặc nhượng bộ".
Ngày 21 tháng 4: Toshiba và Sony bắt đầu thương thảo về một định dạng duy nhất, tuy nhiên các cuộc đàm phán đã chẳng dẫn tới đâu.
Ngày 18 tháng 8: Hãng phim Lions Gate Home Entertainment và hãng đĩa Universal Music quyết định đứng về phe Blu-ray.
Ngày 27 tháng 9: Hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Intel đặt gạch cho HD DVD.
Ngày 3 tháng 10: Paramount Home Entertainment cho biết sẽ bán phim bằng cả hai định dạng HD DVD lẫn Blu-ray.
Ngày 16 tháng 12: Đến lượt HP quyết định không hỗ trợ duy nhất một định dạng Blu-ray nữa mà ủng hộ cả hai định dạng.
2006
Ngày 4 tháng 1: Ngài Chủ tịch Bill Gates của Microsoft phát biểu tại CES là chiếc máy chơi game Xbox 360 sẽ hỗ trợ đầu đĩa HD DVD.
Ngày 10 tháng 3: LG Electronics, một thành viên kỳ cựu của hiệp hội Blu-ray, gây bất ngờ khi tuyên bố đang phát triển một đầu đĩa HD DVD.
Ngày 31 tháng 3: Toshiba tung ra thị trường đầu đĩa HD DVD đầu tiên, chiếc HD-XA1 với giá bán rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Sony: 936 USD.
Ngày 11 tháng 11: Chiếc máy chơi game Sony PlayStation 3 chính thức đáp xuống thị trường Nhật Bản, với đầu đĩa Blu-ray tích hợp bên trong.
Ngày 29 tháng 12: Hacker cho biết đã đột nhập thành công cơ chế chống sao chép AACS mà cả hai định dạng HD DVD lẫn Blu-ray đang sử dụng.
2007
Ngày 7 tháng 1: Trong nỗ lực tìm kiếm hồi kết cho cuộc chiến dằng dai, LG Electronics công bố một đầu đĩa "hai mang", xem được cả HD DVD lẫn Blu-ray. Warner Bros thì trình làng một đĩa mô hình với mặt trên là HD DVD, mặt dưới là Blu-ray, tức là xem được trên cả hai loại đầu đĩa.
Ngày 17 tháng 4: Lần đầu tiên, doanh số tiêu thụ của đầu đĩa HD DVD tại Bắc Mỹ vượt mốc 100.000 máy.
Ngày 1 tháng 8: Microsoft giảm giá đầu đĩa HD DVD dành cho Xbox 360, từ 199 USD xuống còn 179 USD. Ngoài ra, hãng còn tặng kèm 5 bộ phim HD DVD miễn phí.
Ngày 20 tháng 8: Paramount và Dreamworks Animation đều bỏ Blu-ray để toàn tâm toàn ý hỗ trợ cho HD DVD.
Ngày 13 tháng 9: Sony cho biết sẽ sử dụng đĩa Blu-ray cho tất cả đầu video phân giải cao tại Nhật.
Tháng 11: Giá đầu đĩa HD DVD của Toshiba giảm xuống còn 100 USD khi mùa mua sắm Giáng sinh mở màn.
Ngày 11 tháng 11: Sony bắt đầu bán phiên bản PS 3 giá rẻ.
2008
Ngày 4 tháng 1: Warner Bros đột ngột thả một quả bom giữa ban ngày khi tuyên bố: Sẽ ngừng bán phim HD DVD trong tương lai và chỉ ủng hộ cho duy nhất định dạng Blu-ray. Phản ứng trước quyết định này, liên minh Quảng bá HD DVD đã huỷ cuộc họp báo tại CES.
Ngày 6 tháng 1: Ông Akio Ozaka, Chủ tịch Toshiba tại Mỹ vẫn tin tưởng rằng "HD DVD là định dạng phù hợp nhất với nhu cầu và sở nguyện của người dùng".
Ngày 14 tháng 1: Toshiba giảm giá một loạt đầu đĩa HD DVD. Giá bán lẻ của chiếc HD-A3, một sản phẩm tầm trung, giờ chỉ còn 150 USD.
Ngày 11 tháng 2: NetFlix và BestBuy tuyên bố sẽ loại HD DVD ra khỏi các cửa hàng của mình.
Ngày 15 tháng 2: Wal-mart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết sẽ ngừng bán sản phẩm HD DVD kể từ tháng 6 tới.
Ngày 16 tháng 2: Kênh truyền hình NHK của Nhật đưa tin Toshiba đã ngừng sản xuất đầu đĩa HD DVD mới. Một số tờ báo địa phương xác nhận thông tin này và tờ Nikkei thậm chí còn cho rằng Toshiba đã "giương cờ trắng đầu hàng".
(vietnamnet)
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Lựa chọn công suất Ampli

HFVN - Nói đến ampli, công suất là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm, thậm chí còn được coi như quan trọng bật nhất khi di mua ampli. Công suất lớn có phải là ampli hay? Và công suất khoảng bao nhiêu thì đủ cho nhu cầu sử dụng của bạn?

CÔNG SUẤT AMPLI: THỰC VÀ ẢO

Cách quảng cáo công suất của một sản phẩm ampli trên thị trường hiện nay quả là khá tuỳ hứng. Một bộ dàn mini rất … mini, chỉ nặng khoảng mươi cân cả loa mà công suất ra được quảng cáo hàng ngàn oát (!?). Thực chất công suất trên các bộ dàn mini được gọi là công suất nhạc đỉnh đầu ra hay PMPO (Peak Music Power Output). Trên thực tế công suất PMPO thường lớn gấp 20 đến 50 lần cống suất thực của ampli đó. Có nghĩa là một bộ dàn mini quảng cáo công suất 2000W PMPO thì công suất thực tế của nó chỉ vào khoảng 40 – 100W mà thôi.


Công suất ra thực sự của một ampli – RMS (Root Mean Squared) đuợc tính bằng điện áp trên tải loa nhân với dòng điện qua tải loa đó, ví dụ như trên hai đầu của một chiếc loa 8 ohm có điện áp xoay chiều 8V và dòng qua tải là 1A thì công suất thật sẽ là 8W. Trong thực tế, để biết công suất thật ở một mức volume nào đó, ta có thể làm như sau: dùng một voltmetre xoay chiều đo trực tiếp điện áp trên hai đầu cọc loa khi máy đang chạy và áp dụng công thức

Công suất thật = U2/R

Trong đó: U là điện áp.

R là trở kháng loa.

Tất nhiên phép đo này có sai số lớn vì tín hiệu âm thanh luôn luôn thay đổi nên chỉ có tác dụng tham khảo. Muốn có giá trị chính xác, bạn cần có những thiết bị phức tạp hơn như: Máy tạo sóng âm tần, voltmetre điện tử, điện trở mẫu.

Bạn cũng nên nhớ rằng bất cứ một thiết bị tiêu thụ điện nào cũng có hiệu suất nhất định. Đối với ampli cũng vậy, tuỳ theo mạch công suất của ampli hoạt động theo chế độ nào: class A, B hay AB mà hiệu suất có thể thay đổi nhưng hiệu suất bao giờ cũng nhỏ hơn 100%. Nói cách khác, công suất của một amopli luôn luôn nhỏ hơn công suất tiêu thụ điện của nó. Vậy mà cũng có nững ampli quảng cáo công suất ra kiểu như 150W x 2 kênh trong khi công suất tiêu thụ toàn máy chỉ là 100W (công suất ra lớn gấp 3 làn công suất tiêu thụ), thật vô cùng phi lý!

CÔNG SUẤT LỚN CÓ PHẢI LÀ HAY?

Công suất của một ampli là lượng, âm thanh của một ampli như thế nào lại là chất, hai khái niệm không thể đánh đồng. Tuy nhiên, không thể phụ nhận một điều rằng các hãng chế tạo ampli thường có nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng túi tiền của nhiều đối tượng. Theo quan niệm thiết kế của nhiểu hãng, ampli công suất càng lớn, càng đắt tiền, thì càng được chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng trong thiết kế, điều này là hoàn toàn đúng đối với ampli bán dẫn. Nói cách khác, cùng một mẻ đẻ ra, ampli bán dẫn nào có công suất lớn hơn thường là âm thanh hay hơn.

Với ampli đèn, vấn đề không hoàn toàn như thế. Chất lượng âm thanh của một ampli đèn phụ thuộc chủ yếu vào thiết kế mạch, chất lượng bóng đèn, biến áp và các phụ kiện. Một ampli 300B công suất ra 7W có thể âm thanh quyến rũ hơn nhiều so với một ampli khổng lồ hàng mấy trăm oát. Đừng bao giờ nghĩ ampli đèn công suất lớn thì tiếng luôn hay hơn công suất nhỏ. Khi chơi ampli đèn, nếu đã có loa độ nhạy cao, bạn hãy dành tiền đầu tư vào một ampli công suất nhỏ có âm thanh hay thì tốt hơn là mua một ampli công suất lớn không cần thiết.

BẠN CÓ CẦN CÔNG SUẤT LỚN?

Công suất lớn đến bao nhiêu là vừa? Có phải công suất ampli càng lớn thì càng tốt hay không?

Phải chăng công suất là thông số kỹ thuật quan trọng nhất của một chiếc ampli? Những người nghe có kinh nghiệm cho biết: với một cặp loa 8 ohm, có độ nhạy trung bình, khoảng 90 dB và một phòng nghe rộng chùng 20 m2 thì công suất ampli cần thiết để nghe ở mức dễ chịu chỉ cần khoảng 20 – 25 W RMS là đủ và tối đa cũng chẵng vượt quá 40W (công suất thật), trừ khi bạn muốn chiếc ghế xô – pha bạn ngồi phải rung lên theo tiếng nhạc thì mới cần lớn hơn. Như vậy, thực chất chúng ta vẫn thường đầu tư vào những chiếc ampli có công suất quá dư so với yêu cầu sử dụng thông thường. Với phòng nghe có kích thước 25 – 30 m2, loa 90 dB và mức nghe to vừa phải, bạn sắm một chiếc ampli bán dẫn công suất thật 60 – 70 W là đạt yêu cầu.

NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH VIỆC LỰA CHỌN CÔNG SUẤT AMPLI

* Độ nhạy và trở kháng của loa:


Loa có độ nhạy càng cao thì chỉ cần ampli có công suất nhỏ.Ngược lại những loại loa được coi là “cứng đầu”, trở kháng thấp khoảng 4 Ohm, độ nhạy dưới 90 dB cần ampli có công suất lớn, dòng ra lớn (thường là loại nhiều sò cống suất lắp song song).

* Kích cỡ và cách bố trí của phòng nghe:


Một căn phòng lớn hoặc chứa nhiều đồ đạc thường đòi hỏi công suất ampli lớn hơn căn phòng nhỏ và ít đồ đạc. Bởi âm thanh chúng ta nghe được là tổng hợp của các âm thanh đi trực tiếp từ loa và các âm phản xạ tường, trần, sàn nhà … Phòng nghe càng rộng, đồ đạc càng nhiều càng gây suy hao âm thanh phản xạ, tạo ra cảm giác nghe bé hơn phòng nhỏ.

* Khoảng cách từ loa đến tai người nghe:


Nhân tố này không phụ thuộc vào kích thước của phòng nghe. nếu bạn ngồi xa loa, thậm trí trong một căn phòng nhỏ bạn vẫn phải cần công suất ampli lớn hơn.

* Cường độ âm thanh bạn thường nghe:


Bạn thích loại nhạc nhẹ nhàng tình cảm hay bạn thích nghe nhac heavy rock? Nếu nhạc nhẹ bạn cần công suất nhỏ hơn, còn đối với nhạc rock, âm thanh phải đủ lớn mới làm cho các fan của dòng nhạc này “phê” được.

HIỆU SUẤT CỦA AMPLI:

* Ampli class A:


Có hiệu suất vào khoảng 15% - 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.

* Ampli class B:


Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.

* Ampli class AB:


Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ máo nhỏ hơn class B. Class AB hiên được dùng trong hầu hết các ampli bán trên thị trường.

Vì vậy, khi mua ampli, muốn có công suất lớn hơn, bạn nên chọn ampli nào to, nặng, có công suất tiêu thụ điện lớn thì đó mới là cơ sở để có công suất ra loa thực sự.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Âm ly và loa cho âm ly đèn:D

BÍ QUYẾT CHỌN LOA CHO AMPLI ĐÈN

Ampli đèn ngày càng được nhiều bạn yêu nhạc quan tâm bởi chất âm ấm áp, dịu dàng, giàu nhạc tính… Tuy nhiên, một cặp loa tốt là điều kiện rất cần thiết để ampli đèn phát huy được tối đa ưu thế của mình. Vậy bí quyết để chọn và ghép loa với ampli đèn như thế nào?

Từ cấu tạo của tầng công suất
Ampli đèn có tầng công suất được thiết kế theo 2 mạch điện cơ bản như sau:
Mạch đẩy kéo (push - pull): là loại mạch điện thường gặp nhất trong các ampli hàng hiệu của các hãng. Nguyên lý làm việc của mạch yêu cầu tầng công suất phải có tối thiểu 2 đèn. Mỗi đèn phụ trách khuếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu âm thanh, trong khi đèn này làm việc thì đèn kia “tạm nghỉ” và ngược lại, hiệu suất mạch điện đẩy kéo khá cao, công suất ra vì thế mà cũng lớn hơn single-end. Tùy theo yêu cầu, mạch đẩy kéo có thể chạy class A hoặc AB. Mạch đẩy kéo có thể dùng biến thế xuất âm hoặc không dùng biến thế xuất âm (OTL-Output Transfomer Less).
Các thương hiệu ampli đèn thường gặp trên thị trường Việt Nam như Audio Research, VTL, Luxman, Luxkit, Sansui v.v. đều ráp theo mạch đẩy kéo.
Mạch ra đơn (single-end): là loại mạch điện ít gặp hơn đẩy kéo, nhất là trên thị trường Việt Nam. Công suất ra của mạch single-end nhỏ hơn so với đẩy kéo. Mạch single-end chỉ cần tối thiểu 1 đèn công suất, đèn này khuếch đại cả 2 nửa chu kỳ của tín hiệu. Ưu điểm vượt trội của mạch single-end là âm thanh rất tự nhiên, giàu nhạc tính. Mạch single-end chỉ có thể chạy theo class A mà thôi.
Trên thị trường Việt Nam các ampli single-end rất hiếm, chỉ gặp một số sản phẩm của Audio Note, Cary Audio… và một số ampli do dân chơi tự ráp.

Đến độ nhạy và trở kháng của cặp loa
Chọn loa cho ampli đèn, quan trọng nhất là độ nhạy và trở kháng của loa.
Về độ nhạy
Theo lý thuyết, yêu cầu tối thiểu về độ nhạy của loa so với công suất của ampli như sau:
Công suất ra của ampli Độ nhạy cần thiết của loa
3W --> 94dB
8W --> 90dB
15W --> 88dB
25W --> 86dB
Đó là những hướng dẫn chung, trên thực tế có thể cho phép thay đổi trên dưới 2 dB phụ thuộc vào trở kháng loa, loại nhạc mà bạn nghe, kích thước phòng nghe và mức âm lượng bạn thường nghe.
Độ nhạy của loa và công suất của ampli có mối quan hệ rất chặt chẽ, ampli có công suất ra càng nhỏ càng cần loa có độ nhạy cao. Trên một số thùng loa hoặc tài liệu hướng dẫn có ghi rõ độ nhạy của loa. Tuy nhiên độ nhạy đó là được đo trong điều kiện tiêu chuẩn, tức là đo trong phòng câm (anechoic), với công suất đưa vào loa là 1W/8 Ohm, một micro đo thử đặt cách loa đúng 1m. Trong thực tế phòng nghe của bạn, do cấu trúc khác phòng câm và vị trí ngồi nghe thường xa hơn 1m nên độ nhạy thực tế có thể khác biệt so với lý thuyết.
Theo kinh nghiệm, loa cho ampli đèn cần phải có độ nhạy tương đối cao thì mới phát huy hiệu quả.
Một điểm cần lưu ý, trên cùng một đôi loa, để cảm giác nghe thấy âm thanh từ loa phát ra to gấp đôi, công suất ampli phải lớn gấp 4 lần trước đó chứ không phải là chỉ cần lớn gấp đôi. Đây cũng là điểm bạn cần chý ý khi chọn mua loa và ampli.

Về trở kháng
Đèn điện tử có trở kháng ra rất lớn, lại đánh vào loa có trở kháng nhỏ nên cần phải có biến áp xuất âm để phối hợp 2 mức trở kháng chênh lệch này cho phù hợp. Trong phần lớn các ampli đèn, đầu ra loa thiết kế có 3 mức trở kháng ra là 4/ 8/ 16 Ohm để có thể phù hợp với mọi loại loa trên thị trường. Tuy nhiên kinh nghiệm của những người chơi đồ đèn lâu năm cho biết, không nên chơi loa 4 Ohm vào ampli đèn, âm thanh sẽ khó hay. Trở kháng loa thích hợp nhất cho ampli đèn là 8 Ohm trở lên (thậm chí trong một số loa đời cổ, trở kháng còn là 15 hoặc 16 Ohm).
Đối với ampli đèn chạy theo mạch không biến áp xuất – OTL, trở kháng loa lại càng quan trọng hơn. Loại OTL chỉ chạy tốt với các loa 8 Ohm trở lên. Nếu loa 4 Ohm, khi vặn to, âm thanh thường bị méo rất rõ rệt.

Cách chọn loa cho ampli đèn
So với ampli bán dẫn, ampli đèn thường có công suất nhỏ hơn. Công suất điển hình của ampli đẩy kéo thường là từ 10 – 100W, của ampli single-end thường là từ 2 – 20W.
Đối với ampli đẩy kéo, tùy công suất ra, bạn có thể chọn những cặp loa có độ nhạy tương xứng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy như sau:

Loại đèn đẩy kéo Công suất ra Độ nhạy loa
6V6, EL-84 --> 10-15W --> 90 dB
6L6, 6P3C-E --> 20-25W --> 89 dB
EL-34, 807 --> 30-40W --> 88 dB
KT-88, 6550 --> 40-60W --> 87 dB
Đối với ampli single-end, cần loa có độ nhạy cao hơn do công suất ra nhỏ hơn ampli đẩy kéo. Kinh nghiệm thực tế như sau:

Loại đèn single-end Công suất ra Độ nhạy loa
2A3, 6B4G, VT-62 2 – 3W 95 dB
6V6, EL-84, 6L6 3 – 5W 93 dB
300B, KT-88, 6550 7 – 12W 91 dB
Độ nhạy theo kinh nghiệm thực tế trong các bảng trên phần lớn được thử trong phòng nghe kích thước từ 14 - 21 mét vuông và mức nghe vừa phải. Nếu bạn nghe trong những căn phòng lớn hơn, với âm lượng cao hơn thì độ nhạy thực tế của loa cần chọn cao hơn.
Theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, nếu bạn là người ưa dòng nhạc cổ điển, jazz, hòa tấu, vocal… thì trong một phòng nghe cỡ 20 mét vuông, chỉ cần cặp loa độ nhạy 91 dB với 1 ampli đèn 10W/ một kênh là đủ.
Sam Tellig, Ron Welborne (Mỹ) và nhiều dân chơi khác trên thế giới cũng cho biết họ đã thử ampli 2A3 single-end (3W) với loa có độ nhạy 90 dB, mà kết quả vẫn chấp nhận được. Tất cả phụ thuộc vào cách nghe. Người nghe to không chắc là người nghe tinh, ampli mạnh không chắc là ampli hay!

Những dòng loa cho ampli đèn
Với “anh bạn” ampli đèn khó tính, việc chọn loa là cả một nghệ thuật và là cả một sự công phu, đòi hỏi khá nhiều thì giờ, công sức và tài chính của bạn thì mới có được kết quả mỹ mãn. Chúng tôi xin giới thiệu một số hãng làm loa và thùng loa đặc sắc trên thế giới mà sản phẩm của họ là những “đối tác truyền thống” của ampli đèn.

Avantgarde Acoustic: hãng loa kèn nổi tiếng về chất lượng âm thanh của Đức, sản phẩm đắt tiền, độ nhạy cực cao (97-107dB) chuyên dùng với ampli SE

BD-Design: hãng loa kèn của Hà-Lan với sản phẩm Oris horn, dùng driver của hãng Lowther, chuyên dùng với ampli SE

Edgahorn: hãng loa của Mỹ, chế tạo loa dạng kèn, độ nhạy cao chuyên dùng với ampli SE.

JBL: hãng loa Mỹ, sản phẩm rất đa dạng, nổi tiếng với dòng loa studio monitor, có thể dùng với ampli PP và SE.

Klipshorn: hãng loa Mỹ, sản phẩm dùng với ampli PP và SE.

Lowther: hãng loa Anh quốc với các sản phẩm loa toàn dải rất nổi tiếng về độ nhạy cao (96 - 99 dB), chuyên dùng với ampli SE.

TAD (Technical Audio Devices): hãng loa Nhật, nổi tiếng độ nhạy cao, hay dùng trong studio. Sản phẩm dùng với ampli PP và SE.

Tannoy: dòng loa đồng trục Anh Quốc nổi tiếng về độ trung thực và độ nhạy cao, giá cao. Sản phẩm dùng với ampli PP và SE.

Westlake Audio: hãng loa của Mỹ, nổi tiếng với các loa độ nhạy cao và đắt tiền.

Zingali: hãng loa của Italia. Độ nhạy cao (95 – 100dB), loa treble dạng kèn gỗ. Dùng cho ampli SE.

-Khi ampli transistor công suất lớn xuất hiện tràn ngập vào cuối thập kỷ 60, thời kỳ hưng thịnh của các ampli đèn dường như chấm dứt.

Transistor có ưu điểm nhỏ gọn, nhẹ và rẻ hơn, chạy lại rất mát và dễ đưa ra công suất cao hơn đèn. Ampli transistor không cần đến biến áp xuất âm - bộ phận có "công" lớn trong việc tăng trọng lượng cũng như chi phí sản xuất của ampli đèn.

Nhưng rồi nhiều người yêu nhạc đã sớm nhận thấy rằng âm thanh của ampli bán dẫn thời đó khó mà chấp nhận được. Chúng trình diễn không khác gì những chiếc đài bán dẫn, chỉ kêu to hơn thôi. Tuy nhiên khó có thể kiếm được một chiếc ampli đèn ra hồn trên thị trường tràn ngập các thiết kế transistor.

Ở Nhật Bản và một số nước châu Âu nơi được coi là cựu lục địa, phần đông người yêu nhạc đích thực vẫn thưởng thức âm thanh từ những chiếc ampli đèn.

Nhưng đến những năm 70, tại Mỹ, một vài chiếc ampli đèn thiết kế theo lối mới đã ra đời. Tác giả là William Zane Johnson (hãng Audio Research). Khi trưng bày ampli này trong một cuộc triển lãm hi-fi năm 1970, William Zane Johnson đã được báo chí đánh giá là người quay bánh xe thời gian của ngành công nghiệp âm thanh lùi lại 10 năm. Nhưng chính việc quay ngược bánh xe lịch sử đó đã khởi đầu cho trào lưu "phục hưng" của ampli đèn. Đến nay công cuộc phục hưng ấy vẫn còn tiếp tục mạnh mẽ sau hơn 40 năm.

*Lược sử ampli đèn

Cuộc tranh luận bất phân thắng bại giữa đèn và transistor là chủ đề được hầu hết người chơi âm thanh quan tâm. Nó lại càng được bàn tán nhiều khi người ta phải lựa chọn một chiếc ampli công suất. Ampli đèn mang lại những màn trình diễn âm thanh ấn tượng, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế.

Nhược điểm mà ai cũng thấy được ngay là ampli đèn đắt hơn so với ampli bán dẫn có cùng công suất. Chi phí bóng đèn, biến áp xuất âm và bộ cấp nguồn đã làm cho cái giá phải trả để sở hữu một chiếc ampli đèn cao hơn hẳn ampli bán dẫn.

Không những thế, trong quá trình sử dụng cứ vài năm một lần, ta phải thay thế đèn và rõ ràng là chi phí của nó lại tăng lên. Một bộ 4 chiếc đèn công suất EL34 cũng đã ngốn sơ sơ hàng trăm USD.

Xét về mặt tiếng bass, ampli đèn khó mà đọ được với ampli bán dẫn chất lượng tốt. Ampli đèn kén loa do đèn ít có khả năng kiểm soát được tiếng bass, làm cho màn trình diễn dải trầm thiếu sức mạnh, độ căng và sự rộng mở. Hơn nữa, đèn thường cung cấp cho loa trở kháng thấp, độ nhạy thấp, dòng điện khá hạn chế và đòi hỏi người chơi cứ 6 tháng tới 1 năm phải chỉnh thiên áp để duy trì chất lượng làm việc ổn định. Các bóng đèn dùng trong ampli công suất cũng hay bị hỏng hơn transistor.

Nhiều ampli đèn được thiết kế theo kiểu bóng lộ thiên. Nếu sử dụng không cẩn thận, trẻ nhỏ hoặc vật nuôi trong nhà có nhiều nguy cơ bị bỏng. Bạn nên chọn ampli đèn có vỏ sắt bao bọc bên ngoài, tất nhiên, bộ vỏ này phải có lỗ thông hơi.

Nhiều nhược điểm vậy sao ampli công suất đèn vẫn có nhiều người theo đuổi? Thật đơn giản, đèn có âm thanh rất thần kỳ! Khi phối ghép với loa thích hợp ampli đèn tạo nên những màn trình diễn đỉnh cao, khó đối thủ nào sánh được. Ngay cả những ampli đèn loại nhỏ, giá mềm cũng có chất âm kỳ diệu ấy.

Nhiều đặc tính âm thanh quan trọng dường như được hình thành một cách tự nhiên ở ampli đèn. Chúng thường trình diễn nhạc hòa tấu rất siêu việt, với tiếng trung và treble mượt mà, sân khấu âm thanh ấn tượng, tương phản với những âm thanh cứng, sáng, góc cạnh của không ít ampli bán dẫn, nhất là loại rẻ tiền.

Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận với những ampli đèn trình diễn các thể loại khác nhau với một phong cách na ná như nhau. Chiếc ampli tốt phải thể hiện được chính xác những đặc điểm âm thanh đa dạng của mỗi đĩa nhạc mà không đưa vào đó bất kỳ một đặc tính trình diễn nào của mình, tức là phải hoàn toàn trung thực với chất liệu nguồn.

Giống như ampli đèn, ampli bán dẫn cũng có những ưu nhược điểm về âm thanh và kỹ thuật của riêng mình. Nếu nói về chất lượng trình diễn tiếng bass của ampli bán dẫn thì ampli đèn không thể đọ được. Các ampli công suất dùng transistor mang đến cho dải trầm những âm sắc chắc chắn, gọn gàng, chính xác và sâu hơn hẳn so với đối thủ bóng đèn của mình.

Tuy nhiên không ai ngoài chính bạn có thể trả lời được câu hỏi "ampli công suất nào là lý tưởng nhất cho hệ thống âm thanh?". Tuy nhiên, trước khi quyết định mua ampli công suất, hãy nghe thử ít nhất một chiếc ampli đèn.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Dạo này em thấy các bác đi sâu về Pre + Pow quá! Liệu có đúng không nhỉ? Không biết nữa:D
Em lang thang trên mạng thấy cái bài này, các bác tham khảo trước khi quyết định Pre + Pow hay intergrated amplifier :))

Hiệu quả từ phối ghép đơn giản

Anh V là một trong những audiophile có thâm niên chơi hi-end ở Tp.HCM, nhưng rất ít người biết tên anh và càng ít người có dịp đến phòng nghe của anh.

Kể về cuộc chơi âm thanh hơn 20 năm qua, anh V chỉ gói gọn: Bộ dàn của audiophile thường “phình ra” theo thời gian, trong khi hệ thống của tôi lại càng “teo” đi đến mức không thể gọn hơn được nữa.

HI-END – LIỆU PHÁP GIẢM STRESS
Ngoài công việc, hầu hết thời gian còn lại anh dành cho âm nhạc và tennis. Trong đó, phần nghe nhạc cũng như đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đến thiết bị âm thanh đã ngốn hết giờ nghỉ hiếm hoi của anh. Anh V tâm sự: Tôi có cách giảm stress hiệu quả là đọc và tìm hiểu những công nghệ kỹ thuật, triết lý sản xuất của các thương hiệu audio, đặc biệt là những hãng mới xuất hiện, những sản phẩm mới “ra lò” cũng như những bài viết đánh giá thiết bị âm thanh. Với tôi, những bài viết như những câu truyện cổ tích dành cho người lớn. Sau mỗi câu truyện, tôi đều rút ra một khái niệm, một cách set-up mới… và có được giấc ngủ thật sâu. Bên cạnh đó, nó còn giúp tôi bổ sung thêm kiến thức trước khi lựa chọn thiết bị, để có thể tìm được những sản phẩm ưng ý và phối ghép hiệu quả. Theo tôi, đó là một trong những phần hấp dẫn nhất của thú chơi hi-end bên cạnh thưởng thức âm thanh. Audio Research, Roger, Accuphase, VTL, Manley. Purist Audio… là những thương hiệu mà anh xem là “cột mốc” của hơn 20 năm gắn bó với hi-end audio. Cũng như hầu hết audiophile khác, anh trở thành tín đồ của hi-end sau một lần nghe hệ thống audio với chất lượng âm thanh đặc biệt mà anh còn nhớ “Nó rõ từng nốt, không gian như vượt ngoài phòng nghe và rất thu hút”. Từ đó, anh bắt đầu tham khảo và xây dựng bộ dàn hi-end. Khởi đầu, anh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm mua, phối ghép… Những công thức ban đầu khiến anh thất vọng. Nhưng kinh nghiệm đã giúp anh tìm được cách phối ghép hợp lý hơn với chất lượng âm thanh hoàn thiện hơn.
1281684713.nv.jpg


PHỨC TẠP HÓA BỘ DÀN
Với lợi thế về ngoại ngữ và thường xuyên công tác tại Hong Kong, anh đã mở rộng tầm nhìn qua các tạp chí âm thanh như: Audiophileb Magazine, Stereosound. Anh học được nhiều điều từ những tạp chí này. Trong những năm 1990, thị trường audio Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu là các thương hiệu từ Mỹ và Nhật Bản. Tất cả là sản phẩm nội địa nhập về bằng đường xách tay. Qua các tạp chí hi-end, anh V biết thêm hàng trăm, hàng nghìn thương hiệu với nhiều triết lý sản xuất và công nghệ độc đáo. Anh đặc biệt thích các bài viết giới thiệu về audiophile tại Hong Kong. Từ những bộ dàn này, anh khám phá được cách phối ghép thiết bị sao cho ăn ý nhất, cách bày trí bộ dàn và kỹ thật trang âm phòng nghe…
1281684889.nv.jpg


Khi so sánh hai thiết bị, người chơi đừng quá chú trọng chi tiết của các dải âm mà hãy cảm nhận xem thiết bị nào khiến người chơi cảm thấy bản thu hay hơn, thì thiết bị đó tốt hơn.

Sau thời gian tham khảo, anh bắt đầu “phức tạp hóa” bộ dàn. Bởi anh từng quan niệm: các thiết bị càng được tách rời thì sẽ khử nhiễu tín hiệu tốt hơn. Việc xử lý từng kênh sẽ giúp âm thanh mạnh mẽ và chính xác hơn. Vậy là, từ bộ dàn cơ bản gồm bộ pre-power amp của Audio Research, CD player Accuphase, loa Roger, anh chuyển sang sử dụng bộ nguồn âm gồm cơ và D/A. Anh tiếp tục chuyển từ power stereo sang hệ thống khuếch đạo monoblock. Ngay cả preamp anh cũng tìm những sản phẩm có phần nguồn power supply rời. Chưa hết, anh còn trang bị thêm hai power amp mono để thử nghiệm cách đánh bi-wire, rồi đầu tư thêm biến thế cách ly đa tầng, tubetrap, chân kim, kệ máy… kết quả là một hệ thống đồ sộ hình thành gần như chiếm hết phòng nghe.
1281684812.nv.jpg


TRỞ VỀ HỆ THỐNG ĐƠN GIẢN NHẤT
Trong quá trình biến hệ thống mà anh sở hữu trở nên đồ sộ và phức tạp, anh V nhận thấy dù chất lượng âm thanh có thay đổi, nhưng sự thay đổi này rất khó kiểm soát. Đôi khi “đi nhanh” quá khiến người chơi có thể bị ngộ nhận về sự khác biệt này. Theo anh V: “Khi thay một thiết bị, nó sẽ làm chất âm của bộ dàn khác đi. Nhưng người nghe phải đủ tỉnh táo để nhận biết sự thay đổi là tốt hơn hay tệ đi, cần dành nhiều thời gian để nhận biết những thay đổi này. Bass mạnh hơn, treble rõ hơn… những nhận định như vậy chưa đủ để đánh giá một thiết bị mới, người chơi cần nghe và hiểu thật rõ những track thử”. Anh rút ra triết lý khá đơn giản mà theo tôi rất chính xác: Khi so sánh hai thiết bị, người chơi đừng quá chú trọng chi tiết của các dải âm. Hãy cảm nhận xem thiết bị nào khiến người chơi cảm thấy bản thu hay hơn, thì thiết bị đó tốt hơn.”

Triết lý này cũng là bài học mà anh có được khi tiến hành nâng cấp power stereo lên 4 khối mono block. Lúc đó, cảm nhận ban đầu là dải trầm tăng mạnh mẽ, trung âm rộng, chi tiết dải cao cải thiện. Nhưng sau nhiều ngày nghe, anh cảm thấy những bản nhạc “ruột” trở nên thiếu tình cảm. Nó máy móc quá. Chi tiết ở các dải đều tốt, nhưng sự hòa quyện ở ba dải để tạo nên sân khấu hài hòa và tự nhiên đã mất đi. Từ đó, anh luôn thận trọng khi đánh giá thiết bị.
1281684762.nv.jpg


Anh cũng nhận thấy khoản đầu tư để “phức tạp hóa” thiết bị rất lớn. Nó bị chia nhỏ thành nhiều phần. Với cùng số tiền đầu tư cho hệ thống pre-power, người chơi có thể đầu tư ampli tích hợp thật tốt và có nhiều lựa chọn hơn về thương hiệu. Ngoài ra, hệ thống càng đơn giản, số lượng dây dẫn cũng giảm tương ứng, giúp tiết kiệm chi phí. Với nhận định như vậy, từ hệ thống gồm nhiều thiết bị, thông qua nhiều kết nối, anh V dần thay đổi, trở về sêt-up đơn giản hơn. Đương nhiên, cùng mức đầu tư từ hệ thống phức tạp đến cách phối ghép chỉ gồm 3 thiết bị loa ampli CD đã giúp anh có điều kiện nhắm đến những thương hiệu cao cấp hơn.

HỆ THỐNG TOÀN “ÂU CHÂU”
Từng trải nghiệm qua chất âm của nhiều thương hiệu, anh V đặc biệt thích sản phẩm có xuất xứ từ Bắc Âu với đặc trưng âm thanh trung thực, không bị “màu” và đạt độ ổn định cao khi trình diễn. Anh V chọn Dynaudio C4, bởi “chất Dyn” gần như ăn sâu vào tâm thức anh. Từ Contour 1.3MKII, Contour 1.8 đến B&W 800D, Tannoy Westminster và gần đây nhất là Sonus Faber Amati Anniversario để rồi anh lại trở về Dynaudio. Tại Triển lãm HongKong AV Show 2007, anh có dịp thưởng thức bộ đôi ampli tích hợp Diablo, CD player Mikado cùng đôi loa Atlantis của thương hiệu Gryphon Audio Design (Đan Mạch). Dù phối ghép đơn giản, nhưng âm thanh đạt đến độ nhạc tính rất cao. Ampli tích hợp Diablo kiểm soát rất tốt đôi loa khá lớn như Atlantis với dải trầm sâu và thật mềm, cao âm nhẹ, êm cùng âm hình rất rộng. Set-up đó theo anh mãi. Một năm trước, anh đã tìm mua Gryphon Diablo và cũng vừa “sắm” đầu đọc Mikado Signature.
1281684851.nv.jpg


Với tiêu chí hệ thống trình diễn thật “đầm”, thật tình cảm, các dải âm đạt độ chi tiết, nhưng phải nhẹ nhàng và gọn, nói đơn giản như anh là “không bạo lực, lấn át”, anh đã chọn dòng dây Reference của Crystal Cable (Hà Lan). Theo anh, dòng dây này đã giúp bộ dàn của anh hoàn thiện hơn so với những dây dẫn trước đây từng sử dụng.

Trong suốt buổi chiều ngồi thưởng thức bộ dàn toàn Châu Âu này với cách phối ghép gọn nhẹ, tôi cảm nhận những tiêu chí mà anh V đặt ra đã được thể hiện trọn vẹn: âm hình rộng, âm nhạc từ tốn, nhưng giàu chi tiết, dải trầm dễ chịu, giọng hát êm mượt… Nó khiến người nghe quên rằng mình đang nghe thiết bị gì, hình ảnh hệ thống nhạt dần và chỉ để lại một sân khấu đúng nghĩa.

Nguồn: thegioinghenhin.com
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Loa vi tính đắt tiền B&W MM1:D

Đây là cặp loa multimedia đẳng cấp hi-end, dành cho máy tính, kết nối qua cổng USB khá mới lạ. MM1 có kiểu dáng không đơn giản hơn: hai loa bọc vải đen, đường viền kim loại, hàng chữ Bow-ers & Wilkins cùng dấu hiệu âm dương. Loa rất nhẹ, chỉ 0,85kg/loa.

bwmm1.2.jpg


Thông thường, loa vi tính được thiết kế kiểu toàn dải. Nhưng mỗi bên loa Mm1 lại có hai loa con, một mid/bass 7,6cm và một treble 2,54cm. Đặc biệt, loa treble dome Aluminium được ứng dụng công nghệ tube-load vốn chỉ có ở dòng Nautilus đỉnh cao, góp phần tạo ra dải cao trong vắt và chi tiết. Ampli trong mỗi loa chia làm hai: mỗi kênh 18W, đánh loa mid/bass và loa treble riêng rẽ. Sức mạnh của MM1 còn nằm ở bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số (DSP). Nó có khả năng hiệu chỉnh sự cân bằng của âm thanh dựa trên tín hiệu đầu vào, vì thế luôn tái tạo được âm thanh mạnh mẽ, chính xác. Với MM1, vị trí ngồi nghe thích hợp nhất khoảng 40-50 cm (từ màn hình) với hai loa đặt hai bên. Kết nối qua đường USB sẽ ránh phải phụ thuộc quá nhiều vào tín hiệu analog từ máy tính. Tay khiển của loa đơn giản, dễ sử dụng. Loa cũng có đường ra cho headphone dùng jack 3,5mm

bwmm1.3.jpg


Chất lượng âm thanh thật tuyệt, vượt qua vóc dáng của cặp loa multimedia. Sân khấu có chiều sâu, r65ng. Vị trí nhạc cụ và ca sĩ được tái hiện rõ ràng. Tiếng ù nền không có. MM1 có thể chơi tốt nhiều thể loại âm nhạc. Chúng tôi thử loa bằng album Serendip-ity Stress của Chantal Chamberiand – một jazz vocalist đến từ Canada. Không ngoài mong đợi, chất giọng khê khàn, trễ nải và đầy nhục cảm của cô được MM1 tái tạo hoàn hảo, không có nhiều khác biệt so với các bộ dàn hi-fi tầm giá 20 triệu đồng. Tiếng guitar gỗ mộc mạc. Tiếng contrabass xuống khá sâu, nhưng vẫn tách bạch, MM1 dễ dàng chơi những bản nhạc khó thể hiện như: At Seventeen, Crazy, Les Feuilles Mortes… Chuyển sang đĩa nhạc Four Seasons của Vuvaldi qua tiếng dàn của A.S.Mutter, tiếng violin trong trẻo, bay bổng mượt mà, nhưng hơi thiếu cá tính. Với bản Who’ll Stop The Rain của John Foferty trong album Premonition, âm bass nhanh, mạnh và dứt khoát. Tiếng guitar điện chát chúa. Giọng hát của ca sĩ chắc khỏe. Tất cả hòa quyện với nhau rất ăn ý. Khả năng kiểm soát âm bass và tốc độ của MM1 so với AE Aego M có phần nhỉnh hơn. Bản Thunder And Lightning Polka trong album Ein Straussfest được tái hiện thành công, chỉ tiếc là hơi đuối ở đoạn cao trào. Mở lớn âm lượng, âm thanh có thể tràn ngập căn phòng 12m2. Tuy nhiên, vị trí nghe tốt nhất vẫn là ở điểm ngọt: trước hai loa khoảng 40-50cm. Cũng như AE Aego M, MM1 tái tạo âm thanh trong phim và game chỉ ở mức vừa phải.

bwmm1.4.jpg


Với những phẩm chất mà MM1 thể hiện, B&W đã thêm lần nữa khẳng định vị thế của hãng trong phân khúc khá mới mẻ này.

Giá tham khảo: 12,7 triệu đồng.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Kích thước: 17x10x10cm
Công suất thực: 72W

Theo hifivietnam.vn
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

HDCD là gì?

HFVN - Viết tắt của Hight Definition Compatible Digital *, một quá trình xử lý mã hoá và giải mã cho việc ghi âm compact disc và cả DVD audio.

Qui trình của HDCD là tìm cách mã hoá 20 bit của thông tin âm thanh vào một kênh loại 16 bit của CD chuẩn, cho ra một dải động dài hơn và âm thanh trung thực hơn khi tái tạo âm thanh. HDCD được phát triển bởi Keith Iohnson và Plash Pflaumer vào giữa những năm 1986 và 1991, sau đó vào năm 1995 kỹ thuật này được công chúng biết đến một cách rộng rãi. Johnson và Pflaumer tiếp tục thành lập công ty Microsonics mà sau này được Microsoft mua lại. Từ năm 1995, hơn 5.000 bài hát ghi âm theo kỹ thuật HDCD đã được phát hành, trong đó có hơn 175 bài được tiến cử giải GRAMMY. Một bài báo trong tạp chí Wired Magazine đã bốc kỹ thuật HDCD như là “sự đột phá riêng vĩ đại nhất trong quá trình phát lại kỹ thuật số tính đến hôm nay”.

hdcd.jpg


Các nhà chế tạo chip âm thanh như Motorola, Sanyo, Zoran cũng đã từng phát triển chip kỹ thuật HDCD dùng cho các sản phẩm âm thanh như đầu CD, DVD và đầu thu. Các phương tiện có mã hoá kỹ thuật HDCD vẫn sẽ chơi được trên những máy không trang bị chip mã hoá này và ngược lại.

Vì các chip giải mã gồm có những bộ lọc kỹ thuật số có độ chính xác cao, nên chất lượng âm thanh ngay cả cho những DVD và CD truyền thống.

Ngược lại, những phương tiện mã hoá theo kỹ thuật HDCD sẽ cho một chất âm thanh hay hơn những DVD và CD thường khi chơi với đầu phát thường (không trang bị chip HDCD). Tuy nhiên nói gì thì nói, một sản phẩm ghi âm theo dạng mã hoá HDCD bao giờ cũng cho âm thanh tốt hơn khi nó được chơi với chính các đầu phát có trang bị chip HDCD.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Tập hợp những bài viết hay, bổ ích về HD

Định dạng âm thanh của CD và DVD

HFVN - Tại cuộc triển lãm hàng điện tử tiêu dùng CES-2005 ở Lasvegas-USA vừa qua, khách tham quan thật sự chú ý đến 2 định dạng mới của video là Blu-Ray và HD-DVD mà trong tương lai có thể thay thế đĩa DVD hiện nay. Dung lượng của 2 loại đĩa này có thể chứa đến trên 30 GB và cho ra chất lượng hình ảnh lên đến 1080p. Nhưng hãy khoang bàn đến cuộc chiến tương lai của hai định dạng này, chúng ta hãy nói đến những định dạng hiện đang phổ biến nhất bây giờ.

amthanhcd_1.jpg


Vẫn còn đó những CD ngày nào một thời làm mê hoặc các fan âm nhạc. Âm thanh stereo nổi bật hơn nhờ vào kỹ thuật số hóa các tín hiệu. Xuất hiện đầu thập niên 80, nó đã nhanh chóng chinh phục người nghe trên khắp thế giới. Tuy nhiên âm thanh cho các CD và VCD bây giờ không đơn thuần chỉ 2 kênh với 44.1 Khz tần số lấy mẫu. Ngành công nghệ ghi âm đã mang đôi hài vạn dặm, đi một bước dài trong kỹ thuật định dạng âm thanh. Rất nhiều hãng đã phát minh các định dạng mới mà âm thanh nó cung cấp dù trên DVD hay CD đạt đến độ diệu kỳ.

amthanhcd_3.jpg


Dolby Laboratories, một công ty chuyên về nghiên cứu và phát triển các hệ thống xử lý tín hiệu âm thanh, luôn tiên phong trong việc đưa ra các kỹ thuật và các dạng chuẩn mà tới giờ đỉnh điểm của nó là tạo ra một định dạng âm thanh 7.1 kênh tách biệt. Người nghe nhạc trước đây đã khá thích thú với kỹ thuật Dolby Surround thì nay bị chinh phục hoàn toàn bởi kỹ thuật Dolby Digital vô cùng tinh tế. Nếu như Dolby Surround chỉ tạo cảm giác ảo với âm vòm thì Dolby Digital đã là một cú ngoạn mục khi lần đầu vào năm 1992 đã thực hiện thành công việc tái tạo âm thanh 5 kênh ( 2 kênh trước trái phải, 1 kênh giữa, 2 kênh surround) với đầy đủ các dải tần tách biệt, cộng thêm một kênh đặc trách âm siêu trầm (subwoofer). Thoạt tiên người ta chỉ biết đếm “dạng âm” này trong các rạp chiếu bóng, nhưng nay với xu hướng phục vụ giải trí gia đình, kỹ thuật đã được ứng dụng cho các DVD và trên cả các CD nhạc. Với các xuất phẩm Harry Poster hoặc Trân Châu Cảng ( Pearl Harbor) người ta sẽ nghe được tiếng rít của cây chổi thần hay tiếng đại bác gầm gừ từ xa đến gần thực hơn, hình tượng hơn. Đối với âm nhạc, những ai thích nghe 2 kênh thì nay sẽ được thỏa mãn hơn với kỹ thuật ghi âm theo kiểu DSD (Direct Stream Digital), một công nghệ của Sony thực hiên trên SACD (Super Audio Compact Disk), ghi tín hiệu bằng phương pháp nén thiểu tổn (lossless compression) với tần số lấy mẫu đạt đến 2,8 Mhz. Đơn giản hơn thì có HDCD (High Definition Compatible Digital), một kỹ thuật mới của Microsonics, mã hoá 20 bit vào kênh 16 bit của CD truyền thống, cũng đã được áp dụng vào CD nhạc, cho một dải động dài hơn và âm thanh chi tiết hơn. Những ai mê không khí của một buổi hòa nhạc với đầy đủ các ban bệ, thì các hãng đĩa như Chesky, ALX, nhờ ứng dụng kỹ thuật Dolby Digital 5.1, toàn bộ các âm của những nhạc cụ được phân bổ rõ ràng chi tiết nhất sẽ mang đến bạn “hương vị” bay vòng, bao phủ của âm thanh khiến bạn có cảm giác như đang ngồi trong sảnh đường của một nhà hát lớn. DTS được xem như một đối thủ đáng gờm hiện nay của Dolby Labs, sẵn sàng cạnh tranh trong các lĩnh vực từ âm nhạc, các soundtrack cho phim đến hệ thống phát thanh và các thiết bị xách tay. Về mặt cơ bản DTS cũng cho ra 5.1 kênh như Dolby Digital nhưng tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn (754 hoăc 1509 kbps) và độ nén ít hơn khiến nó được các nhà làm phim tỏ ra ưu ái và logo Dts được in trên các vỏ hộp như sự bải tín về mặt chất lượng âm thanh.

amthanhcd_4.jpg


Nhằm đáp ứng các tiêu chí định dạng, các nhà sản xuất thiết bị điện tử cũng lao vào cuộc, phát minh ra các chip giải mã các chuẩn ấy. Một ampli hay một đầu DVD ngày nay phải tương thích tất cả các dạng chuẩn hiện có trên thế giới. SACD, DVD-A, HDCD, Dolby Prologic, Dolby Surround EX, Dolby Digital 5.1/7.1, DTS5.1,DTS-ES Matrix6.1,DTS-ES Discrete 7.1 Rồi một chuẩn khác nghiêm ngặt hơn chẳng những về âm thanh mà còn cả hình ảnh, môi trường chung quanh là THX của hãng Lucas film. Denon, một hãng chuyên sản xuất thiết bị nghe nhìn cao cấp cũng đã sửa soạn cho định dạng Blu-Ray cho sản phẩm của mình trong thời gian tới . Hãng loa Jamo của Đan Mạch lần đầu trên thế giới tung ra bộ loa D7PTX đáp ứng các tiêu chuẩn mới của THX Ultra 2 cho hệ thống Home Cinema.

Vâng, rất đa dạng, rất tinh vi và vô tận, khi mà nhu cầu thích lãm của con người ngày một cao thì chúng ta vẫn còn được chứng kiến và thưởng thức những thành quả sáng tạo không ngừng của các nhà nghiên cứu và sản xuất thiết bị âm thanh, hình ảnh.

Nguồn: Hifivietnam.com
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên