Tiktok bắt đầu có dấu hiệu chững lại

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Được ra mắt vào năm 2016 dưới dạng một ứng dụng hát nhép, TikTok, hay còn gọi là Douyin ở Trung Quốc, đã phát triển mạnh mẽ và trở thành startup có giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, TikTok đã có dấu hiệu chững lại.

2006013.jpg


Theo The Verge, sau khi ra mắt thị trường quốc tế vào năm 2017, đồng thời mua lại Musical.ly và đổi tên thương hiệu, TikTok đã mở ra một nền tảng truyền thông đa phương tiện dành cho giới trẻ, đồng thời được ví như một sự kết hợp độc đáo giữa Vine và Youtube.

Hai năm rưỡi sau đó, TikTok đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn, với hơn 500 triệu người dùng đăng ký mới. Và tính đến nay, TikTok đã có tổng số 1,5 tỷ người dùng toàn cầu. Nhưng theo dữ liệu mới nhất từ công ty phân tích ứng dụng SensorTower, TikTok vừa ghi nhận tín hiệu chững lại của tốc độ tăng trưởng hàng quý.

Lần đầu tiên, số lượt tải xuống của TikTok đến ngày 30/9 đã giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, với mức 177 triệu lượt tải. Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng có thể xuất phát từ việc TikTok giảm chi phí quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội khác, Bloomberg cho biết.

TikTok đã thu về được lượng lớn người dùng mới ở Mỹ bằng việc cho chạy các quảng cáo cài đặt ứng dụng trên Facebook. Nhưng trong thời gian gần đây, công ty Trung Quốc đã không còn chú trọng quảng cáo như trước, kết quả là lượng người dùng mới ở Mỹ đã giảm đi đáng kể.

Trong khi TikTok vẫn đang "làm mưa làm gió" trên thị trường thế giới thì việc chững lại về lượng người dùng mới có vẻ như là hồi chuông cảnh tỉnh cho công ty Trung Quốc trước những thách thức từ các nhà lập pháp Mỹ và các đối thủ cạnh tranh, điển hình là Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg trên bước đường chiếm lĩnh thị trường truyền thông xã hội toàn cầu.

Các chính trị gia Hoa Kỳ đã tỏ ra quan ngại với TikTok trong việc bảo mật và xử lý dữ liệu người dùng, cũng như đưa ra các cáo buộc liên quan đến chính trị ở khu vực Hồng Kông và Trung Quốc. Tuy nhiên TikTok cũng lên tiếng bác bỏ rằng mình không kiểm duyệt, thông qua các nội dung chính trị cho chính quyền Bắc Kinh lên nền tảng ứng dụng.

Công ty sáng lập TikTok, ByteDance hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc có nguy cơ đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, và yêu cầu ra điều trần trước quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, được biết ByteDance đã từ chối đứng ra làm chứng trong phiên điều trần của Bộ Tư pháp Thượng Viện Hoa Kỳ về ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc.

Theo Vn review​
 
Bên trên