Trong tương lai, mọi thiết bị số đều sẽ 'mọc tai'

torune

Film critic
Những chiếc micro nhỏ được tích hợp trong các thiết bị thông minh ngày càng đưa chúng ta đến gần hơn viễn cảnh chỉ cần nói để ra lệnh điều khiển thứ gì đó.

voice-command-01.jpg

Giả dụ một chỉ chiếc lá rơi cũng bị phát hiện bởi những chiếc microphine liên tục kết nối Internet, thì còn đâu hy vọng cho sự riêng tư của chúng ta?

Hiện tại, khi đang ngồi trong một căn phòng với những iPhone, Apple Watch và một trợ lý ảo như Amazon Echo hay Google Home, bạn đang bị bao vây bởi hàng tá micro. (Cụ thể, mấy mẫu iPhone mới có tận 4 micro và Echo thì có 7 chiếc. Trong khi smartwatch thì ít hơn, chỉ 1 chiếc).

Không những thế, micro còn được tìm thấy ở trong AirPod - chiếc tai nghe không dây đời mới của Apple. Rồi cả trong đồ điện gia dụng như TV, lò vi sóng... của Samsung, LG và những hãng phổ biến. Vì vậy, những ai ở trong một không gian kín như nhà ở, văn phòng... đều có thể bị nghe lén bởi hàng trăm micro, từ thiết bị của mình lẫn của người khác. Đa phần, các micro nhận tín hiệu phản ứng lại với các câu lệnh như 'Alexa', 'Hey Siri' hay 'OK Google'.

Về phía các tập đoàn công nghệ lớn và start-up liên quan, tất cả đều chung một con đường: đưa âm thanh làm cầu nối nhất quán giữa người dùng và trí tuệ nhân tạo trong một não bộ dẫn truyền bởi Internet. Kế hoạch này càng được thúc đẩy nhanh hơn khi kỹ thuật chế tạo linh kiện ngày càng tinh xảo và giá thành đã không còn là vấn đề.

Những chiếc micro thu nhỏ

Hàng trăm năm qua, micro cấu thành bởi những màng rung được chuyển hóa theo tín hiệu điện. Nhưng, từ thập niên 80, các kỹ sư bắt đầu tìm cách thu nhỏ chúng lại, thách thức kích cỡ của những kính hiển vi. Tới ngày nay, phần lớn các micro cũng không khác ngày xưa là mấy nhưng chúng lại dễ dàng được gọt đẽo từ những miếng silicon, nhỏ tương đương những vi mạch mà chúng phối hợp hoạt động. Smartphone (điện thoại thông minh), loa thông minh và bất kỳ thiết bị thông minh nào nhận khẩu lệnh của bạn hiện đang dùng micro kiểu này.

Knowles Corp (một công ty trụ sở ở Itasca, bang Illinois) đã và đang nắm giữ hơn 50% thị phần của sản phẩm này. Làm ăn với mọi nhà sản xuất thiết bị di động trên toàn thế giới, trong 10 năm qua, công ty này đã bán được 12 tỷ sản phẩm. Thị phần còn lại thuộc về những Goertek , AAC Technologies, STMicroelectronics...).

Các định luật vật lý vẫn tiếp tục là thách thức cho những chiếc micro: kích cỡ càng nhỏ, càng cần nhiều micro để thu âm, và càng cần một vi xử lý mạnh hơn nữa.

Vesper Technologies, Inc. - một start-up đến từ Boston, nhận tài trợ của Baidu, Bose và Amazon - đang cố vượt qua thách thức là làm một chiếc micro cực nhỏ. Chiếc micro được đặt trên một mẩu silicon tự tạo ra điện khi bị tác động bởi sóng âm. Vesper tin rằng phương thức hoạt động này mang đến cho chiếc micro của họ một khả năng đặc biệt. Một ứng dụng làm ví dụ là nó có thể hiểu được giọng nói của bạn ngay cả trong điều kiện thời tiết nhiều gió cùng lúc không tốn chút năng lượng nào trong lúc chờ khẩu lệnh bởi âm thanh chính là năng lượng mà thiết bị cần.

voice-command-02.jpg

Chiếc micro siêu nhỏ của Vesper đặt cạnh ngòi bút chì

Chi phí lắp đặt một 'mảng' micro như vầy để dịch những khẩu lệnh cơ bản được nhắm ở mức 10 USD hoặc thấp hơn. Đây quả là tham vọng của Vesper khi mà chi phí lắp đặt một micro siêu nhỏ ở hiện tại giao động từ 20 cent đến 60 cent.

Luôn luôn lắng nghe

Chúng ta đang tiến gần hơn tới thế giới nơi mà mọi thứ chạy bằng điện hoặc pin có thể phản hồi trước khẩu lệnh.

Dự đoán, AirPods phiên bản tiếp theo của Apple sẽ có những khả năng mà Vesper tuyên bố xuất hiện trong sản phẩm của họ, chẳng hạn như khử ồn. (Trong quá khứ, Apple đã làm việc với nhiều nhà sản xuất khác nhau). Trong khi đó, CEO của mảng điện - tiêu dùng của Samsung đã chia sẻ với WSJ rằng tới năm 2020, công ty dự kiến trang bị micro lên mọi thiết bị mà họ bán ra, từ TV cho tới tủ lạnh.

Nghe có vẻ khá rùng rợn khi chúng ta bị bủa vây bởi những thiết bị luôn trong trạng thái lắng nghe. Nhưng, chúng ta vẫn còn lựa chọn là ngắt chúng ra khỏi Internet.

Chẳng hạn như chiếc thùng rác thông minh từ Simplehuman. Thiết bị phản hồi với khẩu lệnh "Open can" (mở nắp) và chỉ đóng lại một khi người dùng rời xa. Nghe thì thú vị nhưng thiết bị này có giá tận 200 USD. Cùng với đó là mối lo lớn xuất hiện cùng lúc với những thiết bị thông minh: ghi âm và gửi lại những gì chúng nghe trở lại công ty mẹ.

voice-command-03.jpg

Thùng rác nhận khẩu lệnh từ Simplehuman

Về phía Simplehuman, công ty khẳng định thùng rác của họ chưa làm vậy được vì không có kết nối Internet. Nhưng, ai cũng biết, đây chỉ là bước đầu. Quá trình ghi nhận và xử lý đều được tiến hành 'nội bộ' của thiết bị. Qua thời gian, các câu lệnh trở nên phức tạp hơn.

Tuy nhiên, cũng không trừ mặt lợi của các thiết bị hoạt động nhờ khẩu lệnh. Nổi bật nhất là giao diện người dùng cực kỳ đơn giản, tương tác qua giọng nói thay vì hằng hà sa số nút bấm, ký tự, ký hiệu...

Dĩ nhiên, một tương lai đầy rẫy những thiết bị 'luôn luôn lắng nghe' cũng có sự phức tạp riêng. Vẫn chưa biết nó phức tạp ra sao nhưng hãy tưởng tượng một cuộc sống mà nơi đó, ai cũng đều mấp máy môi, thì thầm, tự nói với bản thân mình hoặc nói chuyện với thiết bị điện tử.

Rất dễ để kiểm chứng khó khăn này. Hãy xếp đồng loạt những trợ lý ảo xung quanh bạn, rất khó để nói chuyện với chỉ riêng một đứa; mà, thay vào đó, những đứa khác sẽ chen vào. 'Thùng rác thông minh' của Simplehuman cũng vậy, thiết bị đôi lúc gặp khó khăn khi bất ngờ nhận diện khẩu lệnh từ đâu đó. Trong khi, Echo của Amazon đã gặp tai nạn: tự khởi động và bật cảnh báo cứu hóa dù không có gì.

Hiện tại thì, khi có khách, bạn bè, hay người làm đến nhà; chúng ta giúp họ sử dụng những thiết bị điện tử thông qua những mẩu giấy ghi chú nho nhỏ. Trong tương lai, để tương tác với những đồ gia dụng thông minh, có lẽ cần cho mỗi cái một tên riêng. Vì thế, chúng ta sẽ sớm được nghe những khẩu lệnh như: 'Mỹ Tâm, mở máy lạnh lên' hay 'Đàm Vĩnh Hưng, giặt đồ ở chế độ nhẹ nhàng'.

Theo WSJ
 

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Kết gắt quá bác. Mình lại thích Lù Chóng bật lò sưởi lên hơn :p
 

v_anh

Well-Known Member
Sợ cái ông mic này lắm bác. Cầm điện thoại quanh người mà nói chuyện gì tý mở FB thấy nó hiện quảng cáo luôn. Ông FB lại còn đang nộp bằng sáng chế đặt lệnh kích hoạt mic nghe âm thanh dưới mức tai người nghe được. Cứ thế này sau này mua đồ điện tử với điện thoại thì phải đề phòng chúng nó hơn đề phòng mấy bà tám.
 
Bên trên