Trung Quốc dùng hệ thống QR màu trong nỗ lực khống chế Covid-19

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Khi người dân rục rịch trở lại làm việc, họ được yêu cầu dùng phần mềm trên smartphone để xác định ai nên bị cách ly, ai không trước diễn biến phức tạp của Covid-19.

29china-surveillance-1-superjumbo.jpg

Hệ thống QR màu của Trung Quốc. Ảnh: NYT​

Theo báo chí Trung Quốc, hệ thống mới có tên Alipay Health Code, được giới thiệu lần đầu tại Hàng Châu. Đây là dự án của chính quyền địa phương với sự giúp đỡ của Ant Financial, công ty anh em với Alibaba.

Người dân đăng ký sử dụng qua ví điện tử Alipay và được gán cho một mã màu – xanh lá cây, vàng hoặc đỏ - tương ứng với tình trạng sức khỏe. Hệ thống hiện đang được dùng tại 200 thành phố và sẽ được triển khai trên toàn quốc. Theo Tân Hoa Xã, các nhà hành pháp cũng là đối tác quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống.

Trong một tuyên bố, Leiming Chen – giám đốc pháp lý của Ant Financial – cho hay Ant cần tới tất cả lập trình viên bên thứ ba, bao gồm những người cung cấp dịch vụ sức khỏe, để giải quyết vấn đề an toàn dữ liệu và quyền riêng tư, trong đó phải được sự cho phép của người dùng trước khi cung cấp dịch vụ.

Vào những ngày đầu của dịch Covid-19, hệ thống giám sát của Bắc Kinh dường như quá tải. Danh sách đen hướng đến tội phạm nay phải theo dõi toàn dân. Công nghệ nhận diện gương mặt dễ dàng bị những người đeo khẩu trang đánh bại. Trước tình hình này, Trung Quốc phải tăng cường mọi nỗ lực để bảo đảm công dân để lại “dấu vết điện tử” bất cứ nơi nào họ đi, chủ yếu nhờ con người.

merlin_169545942_90266134-f404-48d5-989d-9e4bc67ded7c-jumbo.jpg

Trước khi vào chợ, người dân được tình nguyện viên kiểm tra nhiệt độ và phải quét mã QR. Ảnh: Reuters

Trên khắp cả nước, nhân viên các trạm xe và bên ngoài tòa nhà ghi lại tên, số chứng minh thư, thông tin liên lạc, chi tiết đi lại gần đây. Tại một số thành phố, công dân phải đăng ký số điện thoại bằng ứng dụng để được di chuyển trên phương tiện công cộng.

Các nhà phát triển Alipay Health Code cho biết họ dùng dữ liệu lớn để đưa ra kết luận tự động về việc ai đó có nguy cơ truyên nhiễm hay không. Sau khi người dùng điền thông tin vào phom trên Alipay, phần mềm tạo một mã QR với ba màu. Màu xanh lá cây cho phép họ đi lại thoải mái, màu vàng yêu cầu họ phải ở nhà trong 7 ngày, màu đỏ đồng nghĩa cách ly 2 tuần.

Tại Hàng Châu, gần như không thể đi loanh quanh nếu không trình mã Alipay. Các khẩu hiệu dán khắp nơi với nội dung: “Mã xanh, tự do di chuyển. Đỏ hoặc vàng, báo cáo ngay lập tức”.

Trong cuộc họp báo ngày 24/2, các quan chức chia sẻ có hơn 50 triệu người đăng ký mã y tế tại tỉnh Chiết Giang, tương đương 90% dân số. Trong đó này, 98,2% có mã xanh, tức gần 1 triệu người mã vàng hoặc đỏ.

Trên website hỏi đáp chính thức, mã vàng hoặc đỏ có thể gán cho người đã tiếp xúc gần với người nhiễm virus, ghé thăm khu vực truyền nhiễm hay có triệu chứng trong khi đăng ký. Điều này cho thấy hệ thống dựa trên thông tin về các ca nhiễm và dữ liệu mà chính phủ có được từ đặt vé tàu, xe, máy bay.

Dù vậy, hệ thống cũng có nhiều bất cập. Vanessa Wong, 25 tuổi, làm việc tại Hàng Châu nhưng mắc kẹt hàng tuần ở Hồ Bắc. Cô không có triệu chứng gì nhưng lại nhận mã màu đỏ. Cho đến nay, cô không biết khi nào mã màu của mình mới thay đổi khi ông chủ và tòa nhà nơi cô thuê chỉ cho người có mã xanh quay lại. Cô đoán mình mang mã đỏ vì quê ở Hồ Bắc.

Quan chức Hàng Châu thừa nhận hệ thống gây ra bất tiện. Tại một buổi họp báo gần đây, họ khuyến khích công dân báo lỗi và các điểm không chính xác cho nhà chức trách.

Theo ICT news​
 

baoltok

Well-Known Member
Tương lai gần tất cả người dân Trung Quốc đều như một cỗ máy di động, tất cả mọi hành vi đều bị theo dõi và kiểm soát :D
 

Shangri-La

Well-Known Member
Truyền thông dạo này đua nhau dùng cụm từ "diễn biến phức tạp", hầu như tờ nào trang nào cũng dùng chứng tỏ khả năng diễn đạt tiếng Việt của phóng viên và biên tập quá ư nghèo nàn, tại sao không dùng cụm từ "diễn biến khó lường" thì sẽ diễn đạt đầy đủ ý tứ hơn.
 

thinhlq.xb

Active Member
Truyền thông dạo này đua nhau dùng cụm từ "diễn biến phức tạp", hầu như tờ nào trang nào cũng dùng chứng tỏ khả năng diễn đạt tiếng Việt của phóng viên và biên tập quá ư nghèo nàn, tại sao không dùng cụm từ "diễn biến khó lường" thì sẽ diễn đạt đầy đủ ý tứ hơn.

Báo mạng giờ toàn copy bài viết của nhau nên phóng viên nào đưa tin đầu là các bài sau cũng rứa :D
 
Bên trên