Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây trong cuộc đua danh hiệu "ông hoàng thị trường pin"

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Những tinh thể muối lung linh trên bờ hồ muối Quarhan ở tỉnh Thanh Hải, miền tây Trung Quốc được hình thành dưới đáy vùng biển cổ cách chúng ta hàng triệu năm. Ngày nay, chúng là nguồn tài nguyên chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu về thế hệ năng lượng tiếp theo.

Hồ muối Quarhan bắt nguồn từ tiếng Mông Cổ có nghĩa là 'thế giới của muối', rất giàu kim loại quý, bao gồm cả lithium - một thành phần quan trọng của pin. Những địa điểm như vậy đã biến Thanh Hải trở thành trung tâm sản xuất lithium, chiếm 10% sản lượng toàn cầu vào năm ngoái và giúp Trung Quốc đảm bảo 70% thị phần pin lithium-ion.

2174294.jpg


Hồ muối Quarhan giúp tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) trở thành một trong những nơi sản xuất pin lithium lớn nhất thế giới

Những viên pin lithium ngày nay đang trở thành nền tảng của an ninh năng lượng. Những quốc gia thống trị trong ngành sản xuất pin hiện nay có thể sẽ sớm có vị thế như các quốc gia dẫn đầu về sản xuất dầu trong thế kỷ 20.

Nhận thức được điều này, Trung Quốc đang tiến hành các ưu tiên trong việc cải tiến các công nghệ về pin. Bắc Kinh đặt mục tiêu đến năm 2035, tất cả các phương tiện giao thông được bán mới trong nước phải 'thân thiện với môi trường', nghĩa là chạy bằng điện, hybrid hoặc pin nhiên liệu.

Trung tâm của việc thúc đẩy công nghệ về pin tại Trung Quốc là Contemporary Amperex Technology - công ty sản xuất pin lithium-ion cho xe điện hàng đầu thế giới. Công ty này có tên viết tắt là CATL đã đưa ra kế hoạch đầu tư hơn 10 tỷ USD, bao gồm cả việc tài trợ cho một loạt các nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu lớn trong nước và đưa sản phẩm ra nước ngoài. 'Chúng tôi đang cạnh tranh với các công ty toàn cầu hàng đầu' - Robin Zeng người sáng lập và cũng đang là chủ tịch của CATL cho biết.

CATL dự kiến sẽ mở nhà máy đầu tiên của họ tại nước ngoài trong năm nay. Đó là một cơ sở sản xuất trị giá 2 tỷ USD trên diện tích 240.000 m2 tại bang Thuringia của Đức. BMW đã ký hợp đồng để sớm trở thành khách hàng đầu tiên của nhà máy này.

2174291.jpg


Khung cảnh trong một nhà máy của CATL

Tuy nhiên, nền sản xuất pin của Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những quyết định mới đây của Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh trong đó yêu cầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới 'không có Trung Quốc' bằng cách bắt tay với nước khác. Trước mắt, Mỹ sẽ xây dựng chuỗi cung ứng 'không Trung Quốc' trong 4 ngành gồm chất bán dẫn, pin xe điện, đất hiếm và vật tư y tế.

Châu Âu - nơi nhập khẩu khoảng một nửa lượng pin xe điện từ Trung Quốc cũng đang ngày càng lo lắng về việc phụ thuộc quá nhiều vào quốc gia đông dân nhất thế giới trong các sản phẩm chiến lược. Đặc biệt là khi chuỗi cung ứng bị cắt đứt trong thời kỳ Covid-19 mới bùng phát vào năm ngoái thì những lo ngại càng lớn hơn.

Tháng 1 năm nay, EU đã thông qua các khoản trợ cấp cho ngành sản xuất pin tại 12 quốc gia thành viên. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các công ty như BMW hay Tesla - các đơn vị đang xây dựng nhà máy sản xuất pin ở Berlin. Phó chủ tịch điều hành của Ủy ban Châu Âu - bà Margrethe Vestager cho biết: 'Việc các quốc gia châu Âu hợp tác để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin bền vững là rất hợp lý'.

EU đã quy định vào năm 2030 pin phải có một tỷ lệ nguyên liệu tái chế nhất định, bao gồm cả lithium và coban nhằm tạo ra một chu trình sản xuất bền vững hơn trong khối.

Bất chấp vai trò của lithium trong năng lượng sạch thì quá trình chiết xuất nó từ đá hoặc nước muối và tinh chế thành dạng có thể sử dụng được lại không thân thiện với môi trường. Hiện nay, tại một số quốc gia ngoài Trung Quốc, các công ty đang nghiên cứu công nghệ để khai thác lithium từ nước muối với quy trình không carbon. Đây được coi là công nghệ thân thiện với môi trường hơn.

2174288.jpg


Nhà máy sản xuất pin của Tesla đang được xây dựng ở Đức

Ngoài ra Panasonic của Nhật Bản - công ty có khoảng 20% thị phần pin ô tô hiện đang tập trung vào một vấn đề khác của chuỗi cung ứng pin: coban. Phần lớn nguồn coban trên toàn cầu đến từ Cộng hòa dân chủ Congo - nơi ngành công nghiệp này bị lên án vì sử dụng lao động trẻ em. Được biết, 60% việc chế biến Coban ở đây do các công ty của Trung Quốc đảm nhận.

Panasonic hiện đang đặt mục tiêu thương mại hóa pin không coban trong vòng 3 năm để tránh vấn đề về nguồn cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Có vẻ như, Trung Quốc đang muốn thống trị thị trường pin toàn cầu nhưng điều này không hề dễ dàng. Các quốc gia trên thế giới hiện đều đang 'chạy đua' để thiết lập chỗ đứng của mình trong lĩnh vực quan trọng này.

Theo VN review​
 

ANHTUANXP

Active Member
Tại sao pin Nhật không cháy nổ mà thường rôu vào các loại pin tàu của SS, Iphone?
 
Bên trên