Từ thương chiến đến virus Corona và hệ lụy “Tất cả trứng để một giỏ”

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trung Quốc vài chục năm qua được mệnh danh là "đại công xưởng" của thế giới vì là nơi tập trung mật độ cao các nhà máy sản xuất và gia công, nơi cung cấp nguyên phụ liệu cho các quốc gia khác… Nhưng từ khi xảy ra cuộc thương chiến với Mỹ tới nay, cho đến dịch virus Corona đang diễn ra, cỗ máy "đại công xưởng" đang lỏng lẻo tới từng con ốcvít.

Từ chuyện nền kinh tế Trung Quốc "hắt hơi" – kinh tế thế giới "sổ mũi"…

Đã từng có những ví von rằng: Nếu nền kinh tế Trung Quốc mà "hắt hơi" thì kinh tế toàn cầu sẽ "sổ mũi"…

Khi các nhà máy sản xuất và gia công tại Trung Quốc bị đình trệ, như trong đợt dịch bệnh virus Corona hiện nay, thì nhiều quốc gia có mối quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc từ mức chặt chẽ đến mức vừa phải cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Những nhận định như trên hoàn toàn có lí, thậm chí chính xác. Nền kinh tế số hai toàn cầu như Trung Quốc, vừa là nơi cung cấp sản phẩm, hàng hóa, nguyên phụ liệu sản xuất cho các quốc gia khác và ngược lại cũng là một thị trường tiêu thụ khổng lồ, thì nói trắng ra, nhiều quốc gia không chỉ ảnh hưởng mà còn phụ thuộc vào nền kinh tế tiêu dùng của Trung Quốc ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là về nông sản.

Điều này chúng ta có thể dễ dàng thấy rõ. Ví dụ thứ nhất là trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung, Tổng thống Trump quyết đấu để đạt được những điều mấu chốt nhất và một trong những điều đó chính là buộc Trung Quốc cam kết mua 200 tỉ USD hàng hóa Mỹ, trong đó gồm hàng chục tỉ USD nông sản như đậu tương, thịt heo… mỗi năm. Ông Trump phải tìm kiếm và giải quyết đầu ra cho nông dân Mỹ vì họ gắn với những lá phiếu bầu dành cho ông đi đến thắng cử nhiệm kì hiện tại.

Ví dụ thứ hai đó là hình ảnh hàng trăm chiếc xe tải chở nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lang Sơn) vì Trung Quốc hoãn mở cửa thông quan do lo ngại dịch bệnh virus Corona lây lan đang cao điểm.

Ví dụ thứ ba là khi các nhà máy của Foxconn tại Trung Quốc chưa thể trở lại sản xuất sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán, Apple đã lo ngay ngáy về nguy cơ thiếu nguồn cung iPhone và các sản phẩm khác ra toàn cầu. Bởi hiện nay, hầu hết các đối tác sản xuất iPhone của Apple đều sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc.


Và còn rất nhiều trường hợp nữa…

Hàng chục năm qua, không biết là có chủ ý hay tự nhiên, chuỗi cung ứng toàn cầu và "đại công xưởng" sản xuất hàng hóa của thế giới đã được hình thành đặt trọng tâm tại Trung Quốc và xoay quanh Trung Quốc, khiến các nhà đầu tư thế giới sa vào trạng thái "bỏ tất cả trứng vào một giỏ".

2039711.jpg


Dịch bệnh do virus corona đang không chỉ tác động tới Trung Quốc mà cả toàn cầu

Hai cuộc hệ lụy

Cách đây hơn 10 năm, trong một cuộc trao đổi với ông Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài bắc tại TP.HCM khi ấy, tôi được vị này cho biết các doanh nghiệp Đài Loan đã quan tâm đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn và một trong những nguyên nhân thúc đẩy họ làm vậy là vì không muốn "tất cả trứng để vào cùng một giỏ" tại Trung Quốc đại lục.

Hơn 10 năm qua, những cái tên lớn trong làng sản xuất công nghệ cao của Đài Loan như Foxconn, Pegatron… đã lần lượt lập nhà máy tại Việt Nam để sản xuất các thiết bị, phụ kiện công nghệ, chủ yếu là cho Apple.

Tuy nhiên trên thực tế, sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu di dời khỏi Trung Quốc do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung còn diễn ra khá rời rạc và thưa thớt.

Nhìn trên cục diện chung, Ấn Độ chính là quốc gia được kì vọng sẽ chia sẻ nhiều nhất vai trò trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu và "đại công xưởng" thứ hai của thế giới với Trung Quốc vì có lợi thế thị trường với trên 1 tỉ dân, nhu cầu tiêu dùng lớn và giá nhân công cũng còn khá rẻ. Tuy nhiên, những lợi thế của Ấn Độ chưa thể nổi bật hơn để đủ sức thu hút các nhà đầu tư di dời toàn phần hay một phần khỏi Trung Quốc.

Bởi nhiều lẽ: Thứ nhất Trung Quốc là "đại công xưởng" sản xuất và gia công, cung cấp nguyên phụ liệu với khả năng sẵn sàng cao để đáp ứng số lượng lớn một cách nhanh chóng với giá cả hấp dẫn. Thứ hai, ngành công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc đang là số 1 thế giới với hàng chục ngàn doanh nghiệp đã quen việc, cung ứng đa dạng các loại nguyên phụ liệu. Thứ ba, dù giá nhân công đã tăng mạnh ở Trung Quốc (từ năm 2009-2016 giá nhân công trong khu vực sản xuất của Trung Quốc được trả trung bình 3,6USD/giờ - tăng gấp 3 lần so với năm 2005; trong khi đó, giá nhân công tại khu vực sản xuất của Ấn Độ từ năm 2007 đến nay vẫn chỉ ở mức 0,7USD/giờ) nhưng bù lại quốc gia này đang có lực lượng lớn nhân công lành nghề và kinh nghiệm có thể đáp ứng nhanh các yêu cầu tại các nhà máy sản xuất. Thứ tư, thị trường Trung Quốc có sức tiêu thụ số 1 thế giới, cũng là một trong những thị trường lớn để các nhà đầu tư (đơn cử như Apple chẳng hạn) bán sản phẩm.

Với sức hấp dẫn của một thị trường xấp xỉ 1,4 tỉ dân và một "đại công xưởng" có tính sẵn sàng và khả năng đáp ứng cao, sự thay đổi chỉ có thể đến khi xảy ra những biến cố lớn. Biến cố đầu tiên chính là cuộc thương chiến Mỹ - Trung kéo dài gần hai năm qua mới chỉ dàn xếp được giai đoạn 1. Trong khoảng thời gian hơn 18 tháng tranh chấp giữa hai bên, các đòn áp thuế ở mức cao trả đũa lẫn nhau diễn ra, nhưng sự thiệt hại lớn hơn vẫn nghiêng về phía những nhà đầu tư và sản xuất tại Trung Quốc mà ngành hàng iPhone của Apple là một điển hình bị dính đòn. Những cuộc di dời nhà máy từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam hay Ấn Độ cũng đã diễn ra nhiều hơn nhưng thực sự vẫn chưa đến mức cao trào trở thành cú sốc đối với "đại công xưởng" thế giới.

Có nghĩa là, những con ốcvít của cỗ máy "đại công xưởng" cũng mới chỉ xê dịch, lờn lỏng nhưng vẫn chưa rớt khỏi cỗ máy.

Trong đại dịch virus Corona đang diễn ra căng thẳng nhất tại Trung Quốc, các doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc cũng như của các nước khác đầu tư vào Trung Quốc đang ngày càng thấm đòn khi những ngày nghỉ tiếp tục kéo dài, sản xuất bị trì hoãn khiến cho tiến độ ra lò sản phẩm bị chậm trễ. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp sản xuất tại nhiều quốc gia cũng đang gặp không ít khó khăn vì nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc bị đình trệ do dịch bệnh virus Corona. Đây cũng là nguyên nhân kéo giảm thị trường hàng hóa quốc tế như các loại kim loại, khí đốt.v.v…

Ngay cả thị trường sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ cũng đang lao đao vì thiếu nguyên liệu sản xuất vốn dĩ có nguồn cung chủ yếu từ Trung Quốc.

Thêm một lần nữa, nền kinh tế Trung Quốc vì bị ảnh hưởng dịch virus Corona mà lên cơn sốt, đau đầu, tức ngực, ho, khó thở…, khiến cho cả Triển lãm Di động Toàn cầu - Mobile World Congress 2020 (MWC 2020) dự kiến tổ chức vào cuối tháng 2 này tại Barcelona (Tây Ban Nha) cũng phải hủy vì lo ngại dịch Covid-19.

Theo Vn review​
 

bé bé

Well-Known Member
Cả tg đều phải chịu ảnh hưởng của đại dịch này
 

caothudeche

Moderator
Nó chiếm gần 20% dân số thế giới cơ mà. Trên TG chả có nước nào mà đủ khả năng để thay thế TQ cả, nhưng sau vụ này thì mỗi nước cũng được hưởng 1 ít, và tầm ảnh hưởng của TQ sẽ nhỏ lại.
Ngay chúng ta, nhà nước từ lâu cũng tìm cách giảm phụ thuộc vào TQ rồi, tìm cách lấn sâu vào các thị trường khó tính rồi.
 
Bên trên