Vì sao Apple kiên quyết giữ lại cổng kết nối Lightning?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Bên cạnh việc hàng trăm triệu khách hàng bị ảnh hưởng vì phải chuyển đổi sang USB-C, quyết định này cũng tạo ra lượng rác thải điện tử lớn chưa từng thấy.

Gần một thập kỷ qua, Liên minh châu Âu (EU) đã luôn kêu gọi sự đồng thuận từ các nhà sản xuất điện thoại thông minh trong việc tiến tới sử dụng chung một chuẩn sạc cho các sản phẩm, nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan.

"Hơn 1 tỷ thiết bị Apple đã xuất xưởng sử dụng đầu nối Lightning, chưa kể phụ kiện từ các hãng thứ 3 cũng dùng kết nối này... Việc chuyển đổi sang cổng USB-C sẽ tạo ra một lượng rác thải điện tử lớn chưa từng thấy", Apple nhận định.

Screen_Shot_2020_01_24_at_6.37.44_AM.png

Việc loại bỏ cổng Lightning sẽ tạo ra một lượng rác thải điện tử lớn chưa từng thấy. Ảnh: Cnet.

Do đó, hành động chuyển đổi cổng kết nối trên sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực đến hàng trăm triệu thiết bị và phụ kiện đang được sử dụng bởi khách hàng châu Âu nói riêng và tổng lượng người dùng sản phẩm Apple trên toàn thế giới.

Theo Cnet, "Táo khuyết" cho rằng, việc tuân thủ theo một kết nối duy nhất cũng sẽ kìm hãm sự đổi mới, phát triển công nghệ.

Năm 2009, tổng cộng 14 doanh nghiệp lớn (gồm cả Apple, Samsung, Huawei) đã ký vào biên bản đồng ý sử dụng duy nhất chuẩn chân cắm micro-USB tại châu Âu. Sau đó, dù không ít trong số này đã tuân thủ đúng cam kết, số khác lại chọn lối đi riêng (điển hình là Apple với chân cắm Lightning).

Hiện tại, Apple bắt đầu sử dụng cổng giao tiếp USB-C trên một số MacBook mới và iPad Pro, nhưng họ vẫn tiếp tục dùng kết nối Lightning ở các dòng sản phẩm khác.

Năm 2012, Apple từng đổi đầu nối sạc 30 chân sang Lightning (8 chân), khiến đầu sạc nhỏ gọn, giúp người dùng trải nghiệm sản phẩm tốt hơn.

Theo Zing​
 
Bên trên