Vì sao Google mua Fitbit không phải là tin tốt cho ngành thiết bị đeo?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Thương vụ này mang lại lợi thế cho Google, nhưng nó không phải là hướng đi có thể tạo ra chiếc smartwatch hàng đầu và cũng không phải là một tin tốt cho người dùng.
fitbit_udsj.jpg

Ảnh chụp màn hình Engadget

Ngay trước cuộc họp từ xa (earning call) về thu nhập quý 3 của Alphabet - công ty mẹ của Google, đã có tin cho rằng hãng đang mua lại Fitbit. Được biết, công ty sản xuất thiết bị đeo độc lập lớn nhất này đã trở thành mục tiêu hàng đầu của gã khổng lồ từ lâu, trong khi các hoạt động kinh doanh của Fitbit đang dần suy yếu trước Apple và Xiaomi ở cả phân khúc cao cấp và cấp thấp. Trong bối cảnh đó, Fitbit cần sự hỗ trợ của Google để tăng cường sự hiện diện, nhưng đây không phải là một cuộc se duyên “bước chân lên thiên đường” như nhiều người mơ tưởng.

Theo một số chuyên gia, ít có khả năng Google sẽ biến Fitbit thành một phần trong bộ phận thiết bị đeo của họ vì lợi nhuận của mảng này quá thấp. Hiện Apple Watch gần như chiếm hết lợi nhuận ít ỏi từ thị trường này, chút ít còn lại được chia sẻ cho các hãng trong đó có Fitbit, Huawei, Xiaomi, Samsung… Thậm chí, bản thân Google cũng dần mất kiên nhẫn với Wear OS và bắt đầu giảm sự hỗ trợ với nền tảng thiết bị đeo khi mà các nhà sản xuất đang có xu hướng rời bỏ khỏi ngành hoặc chuyển qua nền tảng độc lập cho thiết bị đeo của họ.

Hãy thử nhìn sang các công ty tiên phong về Android Wear đầu tiên như Asus, Motorola và Huawei, hiện này không có ai trong số ba công ty này sản xuất thiết bị đeo chạy Android Wear hay Wear OS nữa, Huawei đã chuyển qua hệ điều hành riêng của họ trong khi hai hãng còn lại đã ngừng giấc mộng thiết bị đeo vào năm 2017. Hiện nay, thương hiệu đồng hồ chạy Wear OS lớn nhất là Fossil nhưng cũng chỉ chiếm 4,1% thị trường thiết bị đeo tại Mỹ, với tổng cộng doanh số 300.000 thiết bị, bỏ xa các đối thủ đồng hồ chạy Android Wear thời trang khác như Casio, Polar, Tag Heuer và Mobvoi. Trong khi chỉ tính riêng Apple Watch Series 5, Apple đã xuất xưởng khoảng 3 triệu thiết bị ra thị trường, gấp 10 lần doanh số của Fossil.

Theo Engadget, rõ ràng Google chưa thể tạo ra nền tảng đủ cạnh tranh và người dùng phổ thông cũng chưa bao giờ chấp nhận các thiết bị đeo chạy WearOS khi mà họ có những lựa chọn tốt hơn từ Apple, Huawei, Samsung hoặc Xiaomi - những hãng dùng các nền tảng riêng cho đồng hồ thông minh hoặc thiết bị đeo của họ và rất khó đảo ngược xu thế này. Thực tế, Fitbit có thể đạt doanh số gấp 5 lần so với Fossil nếu gộp cả hai nền tảng lại.

Theo lý thuyết, Google tạo ra một hệ điều hành để kết nối với các bên thứ ba, tương tự như Android. Nhưng riêng đồng hồ thông minh lại không phải và cũng không nên là một nền tảng điện toán đa năng cần tới một hệ điều hành phức tạp hay mở. Fitbit sở hữu cả phần cứng và phần mềm, nên dù hệ điều hành của họ có thể không mạnh bằng Wear OS nhưng doanh số thì vượt xa. Ngay cả những ai ít am hiểu cũng có thể nhận ra rằng các bộ phận của Google có trị giá hơn toàn bộ công ty Fitbit, bởi hiện hãng thiết bị đeo này có mức vốn hóa thị trường khoảng 1,5 tỉ USD trong khi Google kiếm được tới 10 tỉ USD lợi nhuận trong vòng ba tháng.

Bất cứ ai sở hữu Fitbit đều có được tài sản về trí tuệ và dữ liệu người dùng mà hãng này đã góp nhặt hơn một thập kỷ qua, trong đó dữ liệu là thứ mà Google thèm khát, mối quan tâm của họ là dữ liệu về chăm sóc sức khỏe và lượng thông tin theo dõi sức khỏe được lưu trên máy chủ Fitbit chứ không phải là bản thân chiếc smartwatch của đối tác. Chưa kể lượng bằng sáng chế của Fitbit tạo ra và mua lại xoay quanh vấn đề theo dõi sức khỏe cũng trị giá với bất cứ hãng nào chung mối quan tâm.
pebbletime2_utdw.jpg

Số phận của Fitbit dưới trướng Google có thể cũng tương tự Pebble dưới trướng Fitbit

Xét cho cùng, Fitbit không chỉ là Fitbit, đó còn là sự hợp nhất của các công ty khởi nghiệp mà họ từng mua lại vào thời kỳ huy hoàng trong quá khứ. Fitbit còn là tài sản và nhân viên mà họ thu nạp từ Pebble , Vector, Coin, Fitstar và Twine Health, tất cả đều có những giá trị nhất định mà Google có thể kết hợp một số trong các nhóm này với việc mua lại một số sáng chế R&D (nghiên cứu và phát triển) và nhân viên của Fossil.

Google có thể dễ dàng tạo ra một "bản sao Motorola" cho thương vụ Fitbit để có giá mua rẻ nhất, sau đó có thể bán tống tài sản này cho bên thứ ba và giữ lại các bằng sáng chế, nguồn dữ liệu và nhân viên hữu ích như đã từng làm. Một lý do khác để Google không muốn giữ Fitbit thành một bộ phận riêng vì Google chú trọng phần mềm và dịch vụ hơn là phần cứng. Ngoại trừ dòng điện thoại Pixel, chúng ta chưa thấy Pixel Watch, liệu thương vụ này có thể giúp điều đó trở thành hiện thực hay không? E rằng khó, bản thân Google cũng không thực hiện nỗ lực nghiêm túc nào để trói buộc Fossil vào hệ sinh thái của họ.

Có vẻ như bản thân Google không có hứng thú trong việc tạo ra một thiết bị có thể đánh bại Apple Watch, rốt cuộc họ chỉ làm điện thoại và laptop để thúc đẩy phần mềm cũng như các đối tác thay vì bán hàng triệu thiết bị. Do vậy, khi Google mua lại Fitbit với giá 2,1 tỉ USD thì rất có thể đây là một vụ tước bỏ sản phẩm khỏi thị trường hơn là thúc đẩy nó, một kịch bản tương tự Fitbit mua lại Pebble ngày xưa.

Theo Thanh Niên​
 
Bên trên