Vovinam khai phá miền đất mới

vkc

Well-Known Member
Vovinam khai phá miền đất mới


TT - Tuy Vovinam Ấn Độ là non trẻ nhất tại giải (diễn ra tại nhà thi đấu Quân khu 7) nhưng khát vọng giành huy chương của họ lại rất mãnh liệt.


Vovinam chỉ mới xuất hiện tại Ấn Độ vỏn vẹn 10 tháng. Tháng 9-2008, ông Vishnu Sahai, phó chủ tịch Liên đoàn Judo Ấn Độ, đã tìm thấy Vovinam qua mạng Internet. Những lời giới thiệu hấp dẫn đã lôi cuốn Vishnu và ông mày mò tìm kiếm bắt liên lạc qua điện thoại với võ sư người Pháp Patrick Levet, một trong những người đã đưa Vovinam đến châu Âu.

ImageView.aspx

Các võ sĩ Ấn Độ tập luyện - Ảnh: N.K.


Ấn Độ - mảnh đất màu mỡ cho Vovinam
Sau đó, võ sư Levet đã sang Ấn Độ tìm hiểu miền đất mới cho Vovinam. Thật bất ngờ, qua những chỉ dẫn ban đầu của Levet, Vovinam đã chinh phục được những người mê võ thuật tại Ấn Độ. Tháng 6-2009, qua sự giới thiệu của Levet, Vishnu mời võ sư Nguyễn Văn Chiếu cùng năm đệ tử sang Ấn Độ để “truyền nghề”, giúp tổ chức giải VĐQG và thành lập tuyển Ấn Độ để dự giải VĐTG lần này.

Chuyến đi của đoàn võ sư VN đã gây tiếng vang lớn giúp Vovinam tại Ấn Độ phát triển nhanh chóng. Hiện có 15 trong tổng số 20 khu vực tại Ấn Độ có môn sinh Vovinam. Ông Chiếu nhận định: “Ấn Độ sẽ là mảnh đất màu mỡ cho Vovinam phát triển bởi người Ấn Độ rất mê võ và yêu mến Vovinam”.

Với đội tuyển vừa được thành lập hơn một tháng, đây là lần đầu tiên tuyển Vovinam Ấn Độ tham dự một giải quốc tế. Tuy nhiên, họ tự tin đặt mục tiêu sẽ giành 5-6 huy chương và hi vọng sẽ có ít nhất một HCV. Ông Vishnu nói đầy quyết tâm: “Ấn Độ cần ít nhất một HCV để hi vọng Liên đoàn Vovinam được Ủy ban Olympic Ấn Độ công nhận là thành viên nhằm được thi đấu tại Asian Indoor Games III. Nhưng nếu không thành công, tôi cũng rất hạnh phúc khi nhiều môn sinh của hai trong số các môn võ mạnh nhất Ấn Độ hiện nay là taekwondo, wushu đã chuyển sang tập Vovinam”.

Do mới phát triển nên Vovinam Ấn Độ còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, do tình hình an ninh tại Ấn Độ nên việc đem theo kiếm, gậy... sẽ rất khó khăn trong việc làm thủ tục. Vì vậy, Liên đoàn Vovinam thế giới (WVF) đã hỗ trợ họ trang thiết bị tập luyện và thi đấu tại giải.

Đoàn Vovinam VN đã xuất sắc giành 9 HCV trên tổng số 12 bộ huy chương trong ngày thi đấu đầu tiên của giải 28-7. Ba chiếc HCV còn lại thuộc về các đoàn: Pháp (quyền tứ tượng côn pháp), Iran (đối kháng nam 64-68kg) và Nga (đối kháng nam 68-72kg).

Những người gieo mầm Vovinam ở Ấn Độ


Người góp công lớn đưa Vovinam vào Ấn Độ là ông Vishnu-một bác sĩ thuộc tầng lớp quý tộc tại Ấn Độ. Đam mê võ thuật từ nhỏ, ông là võ sư 6 đẳng judo. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, ông đã hoàn toàn bị Vovinam chinh phục.

Cũng từ đây, ông đã dốc tiền túi vào việc quảng bá Vovinam trên toàn đất nước Ấn Độ rộng lớn. Khi Liên đoàn Vovinam Ấn Độ được thành lập, ông trở thành vị chủ tịch liên đoàn. Ông Vishnu cho biết: “Vovinam đã thu hút các võ sinh Ấn Độ bởi lối đánh biến hóa linh hoạt, đối kháng hấp dẫn nhưng kỹ thuật lại rất mềm mại. Tôi tin Vovinam sẽ nhanh chóng trở thành môn võ chủ lực tại Ấn Độ”. Tại giải VĐTG này, ông cũng bỏ hàng chục ngàn USD cho đoàn (khoảng 20 người) sang VN dự giải.

Trợ thủ đắc lực cho Vishnu là cô con gái Akanksha Sahai. Akanksha hiện là sinh viên ngành y của Trường đại học New Delhi. Cô bác sĩ tương lai này cũng mê Vovinam và tình nguyện làm trợ lý cho cha trong vai trò phiên dịch, thư ký, nhân viên y tế... và cả vai trò một võ sĩ. Akanksha cũng là nữ võ sĩ duy nhất của Ấn Độ đủ tư cách làm trọng tài Vovinam.

ImageView.aspx

Cô sinh viên y khoa, nữ võ sĩ Akanksha trên sàn đấu - Ảnh: H.Tường

Dù chỉ sang Ấn Độ vỏn vẹn chín ngày, nhưng thời gian ngắn ngủi này đã để lại nhiều kỷ niệm với các võ sư VN. Ông Chiếu kể: “Khi chúng tôi đến, Vovinam tại Ấn Độ vẫn chỉ ở điểm bắt đầu. Nhưng tôi sẽ không bao giờ quên tinh thần ham học võ của họ. Với niềm đam mê võ thuật, không ít môn sinh Ấn Độ đã lặn lội mấy ngày đường, vượt qua hàng ngàn kilômet để đến thành phố Lucknow xin học Vovinam. Thời tiết tại Ấn Độ khá khắc nghiệt và nhiệt độ có khi lên đến 45OC. Đối với các võ sư VN phải vận động trong thời tiết đó là một thử thách. Nhưng các môn sinh người Ấn vẫn tập luyện rất hăng say. Nhiều lúc không chịu nổi cái nóng trong nhà thi đấu, thầy trò phải kéo nhau ra ngoài trời tập cho đỡ oi bức chứ quyết không bỏ cuộc.

Võ đức của người dân Ấn cũng rất đáng trân trọng. Ông Chiếu kể: “Sau mỗi buổi tập, họ chào võ sư bằng cách ôm hôn chân hoặc để chân võ sư lên đầu mình thể hiện sự thành kính. Đó là cái gốc rất vững chắc để Vovinam phát triển”.


TẤN PHÚC​

http://www3.tuoitre.com.vn/TheThao/Index.aspx?ArticleID=328937&ChannelID=14
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Giải vô địch Vovinam thế giới lần 1 - 2009:

Sinh nhật khó quên của Vicens Noll


TT - Võ sĩ người Pháp Vicens Noll đã có sinh nhật lần thứ 32 khó quên khi giành HCV nội dung quyền tứ tượng côn pháp tại giải.



ImageView.aspx

Vicens và cú bay người kẹp cổ đẹp mắt của môn Vovinam - Ảnh: N.K.


Với bộ pháp uyển chuyển, nhanh nhẹn, ra đòn dứt khoát, mạnh mẽ, trong ngày thi đấu 28-7, Vicens đã làm nên bất ngờ lớn tại giải khi đoạt HCV nội dung quyền tứ tượng côn pháp, nội dung mà các võ sĩ VN thống trị từ trước đến nay. Đây sẽ là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32 (ngày 29-7) khó quên và là món quà vô giá cho 26 năm đeo mang nghiệp võ của Vicens Noll.

Vicens là một trong những cây đại thụ của Vovinam tại Pháp. Mẹ Vicens là một môn sinh của Vovinam và bà thường dắt anh đến võ đường trong các buổi học của mình. Từ đây, Vovinam đã thâm nhập và chiếm trọn con tim của cậu bé Vicens. Do đó, dù taekwondo và judo phát triển rất mạnh tại Pháp nhưng với Vicens, anh chỉ có Vovinam trong niềm đam mê võ thuật. Hiện nay, dù đang là một chuyên gia trong lĩnh vực xử lý phế thải nguyên tử của Công ty Điện lực quốc gia Pháp nhưng nỗi khát khao Vovinam vẫn nguyên vẹn như ngày đầu trong anh.

Do người thầy đầu tiên Sudo không thể giúp thỏa mãn niềm đam mê học hỏi Vovinam của Vicens nên anh quyết định sang đất tổ VN thọ giáo. Và từ năm 1998, hằng năm Vicens đều tranh thủ năm tuần nghỉ phép của mình để sang VN (mỗi lần một tháng) tập võ tại nhà võ sư Nguyễn Văn Chiếu. Trong những chuyến đi này, Vicens phải tiện tặn từng đồng để làm lộ phí sang VN. Tuy nhiên, đây cũng là lúc cái tên Vicens được nhiều người biết đến trên đấu trường quốc tế. Anh tham dự gần như trọn vẹn các giải đấu Vovinam kể từ năm 1998 và đoạt rất nhiều huy chương. Riêng tại Pháp, Vicens là nhà vô địch tuyệt đối trong gần một thập niên qua.

Khi nội công đã “thâm hậu”, sau khi tính toán thời gian cho công việc, Vicens mở võ đường Vovinam tại Ardeche (gần thành phố Marseille) vào năm 2002. Anh đặt một cái tên thuần Việt cho võ đường của mình là Hoa Lư. Nhưng số phận dường như muốn thử thách tình yêu của Vicens dành cho Vovinam khi anh bất ngờ đổ quỵ trong một buổi tập. Sau đó, bác sĩ cho biết phổi của Vicens bị tổn thương nặng và khuyến cáo anh không được vận động với cường độ cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Vicens phải rời xa Vovinam.

Đây là phán quyết quá phũ phàng với Vicens bởi như anh thừa nhận: “Vovinam là cuộc đời tôi. Tôi sẽ chẳng biết đâu là ý nghĩa cuộc sống nếu không có Vovinam. Từ lâu tôi đã xem giới Vovinam là đại gia đình của mình”. Và từ đây, gần bốn tháng sau khi được bác sĩ cắt bỏ một phần phổi, Vicens lại đến võ đường tập luyện, bất chấp những lời khuyên can của mọi người.

Tình yêu máu thịt với Vovinam đã giúp Vicens vượt lên mọi thử thách. Cũng nhờ đó, võ đường Hoa Lư ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. Đến nay, võ đường Hoa Lư có 85 học viên người Việt lẫn người Pháp. Vicens nói trong niềm hạnh phúc: “Đây mới chính là niềm vui, là niềm tự hào của tôi”.

Đoàn VN đoạt 14 HCV trong tổng số 17 bộ huy chương của ngày thi đấu cuối cùng 29-7. Như vậy, chung cuộc VN giành hạng nhất toàn đoàn với 23 HCV của 29 nội dung thi đấu.

Hôm nay 30-7 diễn ra giải Vovinam tiền Asian Indoor Games cũng tại nhà thi đấu Quân khu 7.



TẤN PHÚC​

http://www3.tuoitre.com.vn/TheThao/Index.aspx?ArticleID=329100&ChannelID=14
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Chùm ảnh Giải VĐTG Vovinam lần 1

TTO - 19g tối 28-7, tại sân vận động Quân khu 7 (TP.HCM) đã diễn ra lễ khai mạc Giải VĐTG Vovinam lần 1. Giải còn diễn ra trong hai ngày 29 và 30-7 tại sân vận động Quân khu 7, vào cửa tự do.


Đoàn Việt Nam đã tỏ rõ sự áp đảo trong các nội dung thi đấu biểu diễn. Còn ở nội dung đối kháng, trong đêm khai mạc, đoàn VN đã đoạt được 1 HCV và 1 HCB.

Sau đây là những hình ảnh trong đêm khai mạc:

ImageView.aspx


VĐV Bích Thụy đại diện các VĐV đọc lời tuyên thệ

ImageView.aspx


Bài thi đòn chân của đội Pháp

ImageView.aspx


Bài thi đòn chân của đội Việt Nam

ImageView.aspx


Bài thi tự vệ nữ của Việt Nam

ImageView.aspx


Cú đá giành điểm của VĐV Việt Nam (giáp xanh) trong trận chung kết hạng cân 57-60 kg

ImageView.aspx


Trong trận chung kết thứ hai, VĐV Việt Nam (giáp đỏ) dù có đòn làm ngã đối thủ người Iran nhưng vẫn không thể giành chiến thắng chung cuộc


Đ.K.L.

http://www3.tuoitre.com.vn/TheThao/Index.aspx?ArticleID=328897&ChannelID=14
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Nhìn ảnh thi đấu em lại máu :eek:
Ngày trước không dính chấn thương có lẽ bây giờ chiều chiều em vẫn ra sân tập :mad:
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Về môn võ này, hiện quốc gia nào mạnh nhất vậy các bác?

@manhthang: em đa năng thật, bái phục.
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Trong các môn phái võ thì em kết nhất Wushu và Vovina.
Thi đấu đẹp, di chuyển nhẹ nhàng đẹp mắt.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Về môn võ này, hiện quốc gia nào mạnh nhất vậy các bác?

@manhthang: em đa năng thật, bái phục.

Em theo sàn tập Karatedo và Teakwondo của đội Công An Nhân Dân từ hồi cấp 3 đến khi học hết ĐH. Chị Hường là huấn luyện viên của em đấy ạ. Không muốn bỏ nhưng dính chấn thương đầu gối hơi nặng và bị tái nhiều lần nên không dám ra sân nữa =((

Nếu như nói nền võ thuật mạnh nhất em nghĩ chắc vẫn là TQ.
Các nước có nền võ thuật lâu đời như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là những quốc gia rất mạnh trong cả võ thuật biểu diễn và đối kháng.
Một quốc gia khác tuy không có nền võ học cổ truyền nhưng lại tham gia hầu hết các giải đấu trên thế giới chính là đội tuyển Pháp.

Một lưu ý là võ chiến đấu và thi đấu khác nhau nhiều các bác nhé. Những đòn lợi hại, hiệu quả trong chiến đấu bị cấm triệt để trong thi đấu, VĐV nào sử dụng sẽ bị trừ ít nhất 3 điểm hoặc xử thua ngay.
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Bác Manhthang vui lòng cho em hỏi là môn vovina có phải là tổng hợp của 1 số môn phái võ Việt Nam?
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Vovinam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo từ năm 1938, là sự kết hợp giữa võ cổ truyền và vật cổ truyền của Việt Nam bác ạ.
 
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

1 vote cho Vovinam
Anh em nào có quan tâm đến Vovinam & Nhất nam thì qua tớ giao lưu nhé :D
 
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Về môn võ này, hiện quốc gia nào mạnh nhất vậy các bác?

Nếu không tính Việt Nam thì Vovinam đang phát triển mạnh nhất ở nước ngoài như tại các nước như Pháp, Đức, Ba Lan, Nga, Mỹ & Canada tuy nhiên Mỹ & Canada hình như không tham gia giải này thì phải.
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Kỳ tích Vovinam

Vovinam - Việt võ đạo là môn võ dân tộc Việt Nam đầu tiên sẽ có mặt tại các sân chơi thể thao quốc tế. Đó là niềm tự hào không chỉ của riêng ai...
Để tưởng nhớ đến công lao của người khai sáng môn phái- cố võ sư Nguyễn Lộc, hằng năm cứ đến những ngày thượng tuần tháng tư âm lịch, tất cả môn đồ Vovinam-Việt võ đạo trên khắp năm châu lại hướng lòng mình về Tổ đường (31 Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP.HCM). Tuy đã đi xa nhưng ông đã lưu lại cho nền võ học thế giới nói chung và võ học Việt Nam nói riêng một tài sản quý giá: Vovinam - Việt võ đạo. Năm nay, lễ tưởng niệm đã được tổ chức tại Tổ đường vào ngày 3-5 vừa qua. Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng nhìn lại…

TTGT65p8aa1.jpg

Võ sư Hồng Quỳ thực hiện đòn chân tấn công - Ảnh: N.Lê


Người mở đường

Võ sư Nguyễn Lộc - sáng tổ môn Vovinam - sinh ngày mồng 8, tháng 4, năm Nhâm Tý (24-5-1912) làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), trưởng nam trong một gia đình có 5 anh, chị, em. Một thời gian sau, vì sinh kế, gia đình ông chuyển ra Hà Nội. Trưởng thành trong lúc Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, là một thanh niên thông minh, yêu nước, ông có ước vọng góp phần hun đúc và cống hiến cho tổ quốc những thanh niên có đạo đức, ý chí quyết thắng, đủ năng lực và sức khỏe để vượt thắng sự hèn yếu, bạc nhược về tâm hồn và thể xác hầu vươn đến một lối sống tốt đẹp hơn: “Sống, giúp người khác sống và sống vì người khác”.

Mang hoài bão ấy, ông Nguyễn Lộc đã lấy môn vật và võ dân tộc Việt Nam làm nền tảng, khai thác mọi tinh hoa võ thuật đã có trên thế giới để sáng tạo thành môn phái riêng đặt tên là Vovinam. Khoảng mùa thu năm 1938, khi công trình nghiên cứu hoàn thành, ông huấn luyện thể nghiệm cho một số thân hữu cùng lứa tuổi. Ngót một năm sau, ông đem lớp môn sinh đầu tiên ra mắt quần chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thành công rực rỡ và sau đó lớp võ công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư phạm Hà Nội. Trong khoảng gần 15 năm (1940 - 1954), Vovinam đã được quảng bá rộng rãi ở Hà Nội và lan dần sang các tỉnh lân cận…

Vóc dáng to khỏe (trên 90 kg) và tuy là dân nhà võ nhưng trong con người ông vẫn tuôn chảy một giòng máu nghệ sĩ. Bên bình trà nóng, bao thuốc lá, ông mải mê đàm luận thơ văn, hội họa, nghệ thuật nhiếp ảnh... suốt buổi hoặc trọn đêm với bạn bè, môn đệ. Thân mật, hòa đồng, giản dị, ông thích và cho phép các môn đệ gọi mình bằng hai tiếng “anh Lộc” thân tình. Những học trò sống cạnh ông đều hưởng những tình cảm đôn hậu và sự chăm lo chu đáo. Giao lưu rộng rãi, tính tình hào hiệp, ông thường giúp đỡ bạn bè gặp cơn bĩ cực nên được mọi người chung quanh quý trọng. Nhưng đáng tiếc thay, ông lại sớm qua đời vào ngày mồng 4, tháng 4, năm Canh Tý (29-4-1960). Hiện di cốt ông được bảo quản tại Tổ đường và là nơi để các môn đồ tìm về chiêm bái người thầy khai sáng môn phái...

Vươn ra biển lớn

Vovinam bắt đầu khôi phục từ đầu năm 1964. Lúc đó, võ sư chưởng môn Lê Sáng, võ sư Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Thư, Phan Quỳnh… dựa trên tư tưởng, kỹ thuật và bài bản của cố võ sư Nguyễn Lộc truyền lại đã bổ sung, xác lập chương trình giảng huấn võ đạo, huấn luyện võ lực và võ thuật theo từng cấp. Từ đó, Vovinam đã thu hút được sự chú ý của nhiều giới và các võ đường khác dần dần được mở ra ở hầu hết các tỉnh phía Nam. Đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, theo chân các du học sinh để xuất hiện ở Pháp, Ý, Đức, Thụy Sỹ...

TTGT65p8aa2.jpg

Võ sư Chưởng môn Lê Sáng (trái) - Ảnh: N.Lê

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, lớp Vovinam chính thức khai giảng tại hồ bơi Hòa Bình, Q.8, TP.HCM vào năm 1978, mở đầu quá trình khôi phục bộ môn trên địa bàn TP.HCM. Đến giữa thập niên 80, phong trào được tái lập ở nhiều tỉnh như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên… Trước sự hồi phục của phong trào, Vovinam được ngành TDTT đưa vào chương trình Hội diễn kỹ thuật khu vực 3 (1990). Hai năm sau, Vovinam bắt đầu tổ chức giải vô địch quốc gia và tính đến đầu năm 2009, Vovinam quy tụ khoảng 50.000 môn sinh thường xuyên luyện tập trên toàn quốc. Không chỉ thế, hiện nay Vovinam còn có mặt ở gần 40 quốc gia khắp 5 châu. Nhiều đoàn môn sinh nước ngoài đã về đất tổ để chiêm bái Tổ đường, tập huấn, thi thăng đai hoặc tham dự giải vô địch thế giới tổ chức tại TP.HCM. Hơn 70 năm qua, dù trải qua không ít thăng trầm, Vovinam đã phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một môn phái được đông đảo bè bạn khắp năm châu hâm mộ và xem đó là một trong những nét văn hóa của người Việt Nam, một triết lý sống mang tinh thần nhân văn và thượng võ.

Sau nhiều năm chờ đợi, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) đã diễn ra trong hai ngày 19 và 20-10-2007 mở đầu cho một bước tiến mới cho phong trào Vovinam trong nước. Tuy là một Liên đoàn còn non trẻ nhưng LĐ Vovinam Việt Nam đã nỗ lực thực hiện được nhiều việc, đặc biệt là tổ chức thành công Đại hội Liên đoàn Vovinam thế giới vào tháng 9-2008. Từ việc Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) đã được thành lập tại Việt Nam với sự tham gia của 26 quốc gia, mở ra chương mới cho quá trình quốc tế hóa Vovinam. Tin vui nối tiếp tin vui khi Liên đoàn Vovinam châu Á ra đời vào tháng 2-2009 tại Iran với 12 quốc gia thành viên. Và vào tháng 6 tới, Liên đoàn Vovinam châu Phi cũng sẽ được hình thành với khoảng 10 quốc gia thành viên…

Thời cơ và thách thức

Năm 2009, Vovinam tiếp tục ghi một cột mốc mới trong lịch sử thể thao nước nhà khi trở thành môn thể thao đầu tiên của Việt Nam có mặt tại một Đại hội thể thao cấp châu lục - ASIAN Indoor Games III. Vinh dự trên đang đặt ra trách nhiệm lớn lao của Vovinam là phối hợp cùng ngành TDTT các cấp tổ chức một giải thi đấu tương xứng với vị trí của nước chủ nhà. Mặt khác, đây cũng là thời cơ rất tốt để Vovinam quảng bá “thương hiệu” đến 45 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á. Trước thời cơ và thách thức này, Tổng thư ký LĐ Vovinam thế giới Võ Danh Hải cho biết: “Từ một môn võ thuật truyền thống của người Việt, Vovinam đã trở thành một môn võ được đông đảo bè bạn năm châu yêu mến, tập luyện. Đó là niềm tự hào của dân tộc và ghi dấu những hy sinh, đóng góp của nhiều thế hệ võ sư, HLV trên 70 năm qua”. Để Vovinam trở thành một môn thể thao quốc tế, một lần nữa đang đặt ra những thách thức mới cho đội ngũ những người làm công tác phát triển Vovinam. Đó là xây dựng luật thi đấu của môn Vovinam thật sự khoa học, hiện đại phù hợp với tiêu chí của các môn thể thao Olympic khác. Xây dựng đội ngũ HLV đủ tầm để sớm tỏa đi các quốc gia khác nhằm hỗ trợ huấn luyện, giảng dạy một cách bài bản, khoa học. Trong năm 2009, bên cạnh việc tổ chức tốt giải vô địch thế giới (tháng 7) và Asian Indoor Games III (tháng 11), LĐ Vovinam còn phải sớm soạn thảo chương trình huấn luyện cho học sinh để sớm đưa Vovinam vào trường học như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo cho Vovinam tại Lễ kỷ niệm 70 năm phát triển môn phái…

Nguyễn Lê​

http://www.thanhnien.com.vn/thethao/Pages/200919/20090505090941.aspx
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Giải Vovinam vô địch thế giới lần I: Muôn sông cùng đổ về biển


Tại giải Vovinam vô địch thế giới lần đầu diễn ra tại VN, có khá nhiều võ sĩ nước ngoài xem đây là dịp rất đặc biệt để tìm về cội nguồn của môn võ mà mình hằng yêu mến.
Thành tích – thật quan trọng, nhưng xem ra ở giải đấu này, điều này chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác, bởi học hỏi, giao lưu với những người bạn đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có cùng sở thích luyện tập môn võ của dân tộc Việt Nam, qua đó đẩy mạnh tốc độ phát triển bằng cách quảng bá và tuyên truyền cho nhiều người cùng chơi mới thực sự là cái đích mà mọi người hướng đến!

http://www.thanhnien.com.vn/thethao/Pictures/Tieukhuong/3007200916a.jpg[/IM
[I][SIZE="2"]Võ sĩ Campuchia (phải) vào chung kết nội dung đối kháng - Ảnh: Huy Tường G][/SIZE][/I]


Giải vô địch thế giới lần 1 năm nay được bè bạn quốc tế – những võ sinh Vovinam trên khắp thế giới - mong mỏi từng ngày để được góp mặt trong ngày hội của chính mình. Và nếu như không có dịch cúm A/H1N1, các đoàn tham dự giải sẽ không dừng ở con số 14. Trong những ngày qua, giải được xem như cuộc họp mặt của một đại gia đình Vovinam với mọi màu da, sắc tộc nhưng cùng chung một tâm niệm: sớm đưa hình ảnh Vovinam lên những cung bậc cao hơn và rộng khắp hơn. Chứng kiến rất nhiều môn sinh Vovinam quốc tế cúi lạy bên bàn thờ của Tổ đường Vovinam ngay khi vừa đến Việt Nam để tham dự giải mới thấy sự thành kính và yêu mến Vovinam của họ đến nhường nào.

Làm người ai cũng có ước mơ, với tất cả các môn sinh Vovinam trên toàn thế giới thì ước mơ đó là môn võ mà mình theo đuổi sẽ trở thành môn thi đấu tại các đại hội thể thao quốc tế. Đến với Việt Nam lần này, ước mơ ấy càng trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Lẽ thế mà trong 2 ngày qua, tất cả các võ sĩ, từ các quốc gia đã có phong trào rất mạnh như Pháp, Nga, Ý, Iran, Thái Lan hay các quốc gia mới có phong trào như Ấn Độ (đội tuyển vừa thành lập chưa đầy một tháng) hay Campuchia cũng vào thảm đấu với tâm thế thoải mái và tự tin rất nhiều. Trên sàn đấu, các vận động viên đã cống hiến hết mình như Sahai Akanksha (Ấn Độ) dù xuất sắc vượt qua vòng loại nhưng cuối cùng phải “dang dở cuộc chơi” khi bị thua knock-out trước nữ võ sĩ kỳ cựu của Việt Nam Phạm Thị Ngọc Hân (người sau đó giành HCV hạng - 54 kg) trong trận bán kết. Không buồn với kết quả này, Akanksha còn cười bẽn lẽn: “Hy vọng sắp tới sẽ có kết quả tốt hơn nếu có thời gian luyện tập nhiều!”.

Rồi đến các võ sĩ Nga, những người nổi tiếng với bộ tay “sắc như dao cạo” vốn xuất thân từ những tay đấm quyền Anh chuyên nghiệp, đã biết thực hiện những đòn đá khéo léo và đặc trưng của Vovinam cho thấy sự tiến bộ của họ so với giải đấu cách đây 2 năm tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM). Hay như các học trò của HLV Vovinam Thái Lan Pramoth Sooksatit - trong các trận đấu họ không chỉ biết đá, mà kỹ thuật ra đòn bằng tay cũng đã bắt đầu có những tiến triển mới. Hoặc như á quân hạng - 60 kg nam Chhhayleang Song (Campuchia), ở trận bán kết gặp đối thủ Thái Lan, anh thi đấu như kiểu “võ say”, thế nhưng chỉ vài giờ sau, anh đã thích nghi nhanh với kỹ thuật đặc thù của môn Vovinam trong trận chung kết.

Trong khi nội dung quyền vẫn luôn là thế mạnh của Việt Nam từ trước đến nay, thì ở giải đấu này, các võ sĩ chủ nhà đã gây bất ngờ ở nội dung đối kháng khi thể hiện được phong độ và tư duy chiến thuật rất hiện đại, thi đấu kiên cường trước các võ sĩ đến từ Nga, Ukraine, Iran, Pháp... khỏe hơn rất nhiều. Điều này có được chính là nhờ suốt từ đầu năm đến nay, các võ sĩ Việt được cọ xát thường xuyên hơn ở nhiều giải đấu, đặc biệt hệ thống thi đấu hằng tuần của chương trình “Võ đài chiến thắng” do Liên đoàn Vovinam Việt Nam tổ chức đã giúp các võ sĩ chúng ta khỏa lấp bất lợi về thể hình bằng những miếng đánh rất sắc bén.

Vovinam vốn đã đẹp và đa dạng đòn thế, nay được nhiều võ sĩ của môn võ khác thi triển, lại càng đẹp và đa dạng hơn. Điều này chắc chắn sẽ giúp Vovinam còn có những bước tiến dài trong tương lai...

[I][COLOR="RoyalBlue"]Sau 2 ngày thi đấu, tối qua, giải Vovinam vô địch thế giới đã khép lại với chức vô địch toàn đoàn thuộc về VN. Ở nội dung quyền, đoàn VN giành đến 11/13 HCV. 2 HCV còn lại thuộc về Johann – Guillaume (Pháp) và Pollastro Philippo/Pollastro Giuseppe (Ý). Ở nội dung đối kháng, Phạm Hữu Châu (77 kg nam), Nguyễn Thị Quyền Châu (60 kg nữ), Trần Thị Phương Dung (65 kg nữ) đã giành thêm 3 HCV. Các HCV còn lại thuộc về Joise (Pháp, 80 kg nam), Maksuyu (Ukarine, 90 kg nam). Như vậy, với 23 HCV, 4 HCB và 2 HCĐ, chủ nhà Việt Nam đã giành ngôi vô địch toàn đoàn.

Hôm nay 30.7, 60 VĐV của 5 quốc gia: Thái Lan, Iran, Ấn Độ, Campuchia và chủ nhà Việt Nam sẽ tiếp tục tranh tài tại giải Vovinam tiền Asian Indoor Games III cũng tại Nhà thi đấu Quân khu 7. (H.Long) [/COLOR][/I]

[B][RIGHT]Hồng Long[/RIGHT][/B]

[url]http://www.thanhnien.com.vn/TheThao/Pages/200931/20090730001855.aspx[/url]
 

dragonlee

Well-Known Member
Ðề: Vovinam khai phá miền đất mới

Chắc là thi đấu giao hữu :D
Bác Lý ở HN đến giao lưu đi thôi :ar!

Ngày xưa cũng có học chút Karate kết hợp Taekwondo. Nhưng giờ suốt ngày ngồi bàn phím cộng lười tập thể dục nên nhấc chân tay hay cái gì cũng mỏi. Đi lại còn khó khăn chứ nói gì thi đấu :D

Chắc có giao lưu thì cũng là đi tìm sư phụ cho thằng con trai thôi bác ơi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên