Xúc phạm, đánh nhau - đặc sản giải game đối kháng lớn nhất thế giới

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Không còn là những trò đùa, "cà khịa" đơn thuần, các tuyển thủ của Community Effort Orlando thậm chí choảng nhau ngoài đời thực sau những pha combat trong game.

Leif Boisvert hay còn gọi "Buffalo" hoặc "Daddy", 16 tuổi, một trong những ngôi sao của giải đấu không ngừng lăng mạ Brad "Scar" Vaughn, kì thủ Mortal Kombat thế giới tại trận chung kết.

Boisvert vốn có hiềm khích với Vaughn từ trước. Trong trận đấu, Boisvert ghé sát mặt vào đối thủ và thì thầm điều gì đó. Vaughn cũng không vừa, anh đáp trả bằng cách giơ "ngón tay thối", nhìn thẳng vào mặt Boisvert trước khi cả hai bị tách ra.

Chưa hết, trong một trận Super Smash Bros, một người chơi thậm chí phá tan nát bộ điều khiển của đối phương.

DQc22dWsAAe3xo.jpg

Leif Boisvert (trái) dù mới chỉ 16 tuổi nhưng đã rất "hổ báo" với đàn anh Scar. Ảnh: CEO.

Lăng mạ, chửi bới đã trở thành đặc sản
Họ đều là những người chơi nổi tiếng của Community Effort Orlando (CEO). Thành lập vào năm 2010, từ giải địa phương, CEO trở thành một trong những sự kiện hàng đầu của cộng đồng game đối kháng (FGC), với hàng nghìn người hâm mộ từ hơn chục trò chơi khác nhau.

Tổ chức bởi nhà tài trợ lâu năm Alex Jebailey, giải đấu diễn ra chuyên nghiệp, thu hút sự quan tâm của đủ loại game thủ khác nhau.

Không gian thi đấu được thiết kế như một võ đài thực thụ. Tiếng la hét inh ỏi từ các khán đài cùng lời giới thiệu ầm ĩ của caster khiến người tham dự cảm tưởng như đang bước vào giải đô vật thế giới.

Mỗi khi tuyển thủ tiến vào từ đoạn đường dốc đến võ đài trung tâm, họ sẽ nhận được lời giới thiệu ầm ĩ y như những tay đấm thực thụ.

CEO nổi tiếng là nơi mà cơn giận dữ không được kìm chế. Khán giả lẫn tuyển thủ tham dự giải cho rằng an ninh sự kiện thường không đáp ứng đầy đủ. Mỗi người đều phải tự giải quyết sự cố. Kelsy “SuperGirlKels” Medeiros, người chơi đến từ Canada cho biết cô không hề thấy nhân viên bảo vệ nào khi xảy ra vụ ẩu đả giữa “RiotLettuce” và “Osiris197”.

1160027327jpg0.jpg

Sân khấu game được thiết kế như một võ đài thực thụ, với tiếng la ó của hàng nghìn khán giả xung quanh. Ảnh: The Verge.

Những cơn tức giận đã là một phần của các bộ môn đối kháng. Cầu thủ bóng ném xông vào nhau, các huấn luyện viên ném đá, chai nước vào đối phương là hình ảnh khá bình thường trong văn hóa Mỹ. Thậm chí, người chơi ở đây đôi khi kết thúc xong trận combat trong game thì "tiện tay" choảng nhau luôn ngoài đời.

Michael “RiotLettuce” Heilman và James “Osiris197” Grolig thừa nhận họ tham gia giải đấu trong tình trạng không tỉnh táo. Cả hai đã xảy ra xích mích, dẫn đến màn đánh nhau sau đó.

Trong FGC, những khoảnh khắc cảm xúc quá đà như vậy được gọi là“pop-off”. Và phải thừa nhận, đây là một trong những yếu tố khiến người xem thích thú với các trận đấu tại CEO.

Người chơi “pop-off” đôi khi được gọi là “salt”, thuật ngữ hàm ý miệt thị những người trở nên khó chịu khi chơi thua. Trong khi một số người hâm mộ tỏ ra thích thú việc “Buffalo” đấm vào mặt đối thủ, số khác lại không hài lòng. Một bình luận YouTube cho rằng Buffalo trông như kẻ mất trí.

Dù có nhiều ý kiến trái chiều về phản ứng thái quá của game thủ, rất khó để nói phản ứng thế nào là “thái quá”, vì đôi khi người hâm mộ cũng thích xem các game thủ choảng nhau. Ngoài ra, tiêu chuẩn những hành vi như thế nào gọi là "pop-off" cũng là điều gây tranh cãi.

Genesis5_Li_Hoang_IMG_0012_4_80_1.jpg

Những xích mích, "trash talk" giữa các game thủ đã là một phần của thế giới eSports. Ảnh: CEO.

Ví dụ, mối quan hệ tình cảm giữa hai game thủ Elliot “Ally” Carroza-Oyarce và Zack “CaptainZack” Lauth, 16 tuổi, dẫn đến việc Ally bỏ chơi Mario Smash. Một tháng sau, Lauth bị cấm chơi ở các giải khác vì một loạt scandal liên quan đến dàn xếp tỷ số do mối quan hệ của mình.

Khoảng đầu 2019, một tài khoản Twitter có tên là SSBConductPanel, xuất bản “Bộ quy tắc ứng xử” được nhiều nhà tổ chức giải đấu nổi tiếng đồng ý tuân theo.

Mục tiêu bộ quy tắc rất đơn giản: Thống nhất các mức phạt đối với game thủ có hành vi quá khích. Trước đây, các game thủ một khi chịu phạt ở giải đấu này, họ có thể tham gia giải đấu ở bang khác mà không hề hấn gì, vì không có thông tin liên kết giữa ban tổ chức các giải đấu.

Về tổng thể, điều này kết nối các giải đấu và thông tin thống nhất về người tham dự. Đương nhiên, ở một số trường hợp sẽ rất khó để thực hiện.

Kỳ thị giới tính, chủng tộc
Tuy các thành viên chủ chốt của Conduct Panel đều ẩn danh, họ cũng có một đại diện công chúng: Kyle “Dr.Piggy” Nolla, nghiên cứu sinh tại Đại học Northwestern.

Là người tham gia lâu năm các sự kiện cộng đồng của Smash, những trải nghiệm tiêu cực tại đó đã trở thành động lực để Kyle nghiên cứu tác động của kỳ thị giới tính, chủng tộc người chơi.

Kyle nhận định cộng đồng Smash là ví dụ kinh điển về hành vi kỳ thị người trong, ngoài nhóm. Nếu bạn là một anh chàng da trắng thích chơi game và hơi vụng về trong giao tiếp xã hội hoặc sống nội tâm, cộng đồng sẽ chấp nhận bạn và mọi thứ đều ổn. Nhưng nếu bạn là phụ nữ hoặc bất kỳ loại thiểu số nào khác, bạn chắc chắn sẽ chịu thiệt thòi.

xavierwoodspopsoffonkennyomegainsfv.jpg

Những xích mích, "trash talk" giữa các game thủ đã là một phần của thế giới eSports. Ảnh: CEO.

Với những thành viên của CEO, xung đột, thậm chí xúc phạm có lẽ vẫn chưa đủ. Đây dường như còn là thế giới của xúc phạm bản sắc, chủng tộc, giới tính, sở thích tình dục, cả những khiếm khuyết.

Theo The Verge, như một lẽ phát triển đương nhiên của thể thao điện tử, những người chơi thuộc CEO sẽ dần phải tuân theo các quy tắc ứng xử cộng đồng nếu muốn gia nhập làng thể thao chuyên nghiệp toàn cầu.

Theo Genk​
 

dakhoahado

Member
Xúc phạm, đánh nhau - đặc sản giải game đối kháng lớn nhất thế giới
 
Bên trên