Các chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

khanhaho

New Member
em không thường xuyên chụp chọt cho nên ít nhớ những lý thuyết căn bản nâng cao gì gì của nghề nhiếp ảnh. Thấy bác Tuyến hay post những chỉ dẫn cho mọi người em quá tâm đắc và tự nhận bác Tuyến là sư phụ. Hôm nay ngồi lọc lại tất cả những chiêu của bác Tuyến vào một chỗ để anh em coi cho vui, và cũng in ra để dễ đối chiếu khi cầm máy. Mong bác Tuyến không phiền.

Post có thể khá lộn xộn, anh em đừng bực mình.

Hy vọng anh em thấy có ích. Cám ơn bác Tuyến thêm lần nữa.

----------------------
Tắt IS đầu tiên khỏi tốn pin vô ích .

Thứ 2 bác nhìn kỹ xem mỗi lần Bật IS bấm máy khuôn hình giựt các pặc trng khuôn ngắm. Ảnh phong cảnh muốn dùng cho nhiều mục đích nhất là phóng lớn thì tránh tối đa mọi rung động.

Mấy máy ảnh khổ lớn chuyên chụp phong cảnh họ đều xài loại ống kính có copal shutters, thay vì plane shutters cũng nhằm mục đích tránh rung động. Thân.
Phong cảnh không quá khó như bác dương sợ thế đâu ^^. Cần nắm vài nguyên tắc chính:

1/ Cần thiết nên chọn bộ Graduated ND filter của Cokin cho ảnh màu và Vàng, Cam cho thể loại đen trắng.

http://www.youtube.com/watch?v=tQxdC...eature=related

http://www.youtube.com/watch?v=mpPnN...eature=related

2/ Cần 1 chân máy, cái này không ít bà con chê là nặng nề, vướng víu, nhưng sau 1 chuyến du lịch mệt nhọc và tốn kém, về sau khi post ảnh lên web thấy cũng tạm ổn, hứng chí lên kiếm 1 tấm phóng 60x90 lên treo tường chơi thì .

3/ Trước khi chụp nên nhận định kỹ ánh sáng nơi chụp chênh lệch nhau mấy EV rồi theo mục đích ta muốn thể hiện mà tính trung bình cộng.

4/ Luôn tắt các chế độ chống rung như VR, IS, SR.... khi lắp body trên chân máy, thậm chí nên dùng body đo sáng bằng mode spot các vùng sáng tối, ghi lại thông số tính toán xong chuyển qua chế độ M.

Nghĩ được bấy nhiêu ra hàng bấy nhiêu, tám tùm lum 1 hồi bà con loạn hết. Có gì sai sót anh em chỉnh sửa, bổ sung thêm nhưng đừng chích em tội nghiệp .
Trong cùng 1 điều kiện ánh sáng chỉ cần 1 tripod rẽ tiền, không cần 1 ống kính chuyên nghiệp, iso cao và thấp cho ra 1 kết quả ảnh khác xa nhau.

Chưa kể trong điều kiện kinh tế eo hẹp nhưng muốn thỏa mãn thú chơi chụp tỉnh vật hay sản phẩm nhỏ, chỉ cần đầu tư chi phí đèn không quá 300K, mua 2 đèn bàn nhỏ thay bằng 2 bóng tiết kiệm điện công suất cao nhất, set lại nhiệt độ màu chuẩn xác cho máy hay chụp bằng RAW chỉnh sửa lại, bảo đãm có ảnh ngon cơm.

Bác test lại tấm chụp loa center BW bằng iso 100 sẽ thấy rõ mồn một từng sớ vải của mặt loa thay vì 1 bệt màu đen khi chụp bằng iso 3200.

Mình gởi đây cho bác xem thử mình chỉ chụp bằng nguồn sáng duy nhất của 1 bóng neon trong phòng, lên rõ từng hạt bụi trên keyboard, noise tè le là hiển nhiên vì nó phơi bằng P&S cổ lỗ sĩ. Bác bắn bằng 40D bảo đãm còn kinh dị hơn nửa^^. Thân.

Bác tommy ui tình thật thì Iso cao không phải là 1 cứu tinh cho việc chụp sản phẩm mà ngược lại, vì iso cao luôn đi đôi với việc giãm chi tiết, thiếu tương phản.

1/ Tripod là 1 vật dụng tối cần thiết cho thể loại này. Vì iso thấp thì cầm tay là vô phương nhưng khi dùng iso cao cầm tay bác phóng 13x18 và 60x90 khác xa nhau 1 trời 1 vực so với gắn máy lên tripod.

2/ Nếu muốn tiến lên bán chuyên nghiệp thì bắt buộc phải sắm 1 ống kính marco tiêu cự tối thiểu 100 trở lên. Lý do:

a/ thấu kính có cấu tạo và lớp tráng phủ đặc biệt, tăng tương phản và độ nét cao nhất.

b/ tiêu cự 100 trở lên cho phép set đèn chụp dễ dàng khi chụp các vật phẩm nhỏ, vì khi dùng các loại ống kính có tiêu cự 50 trở xuống thì khoảng cách chỉ còn 2-20cm bó tay vụ đánh đèn rời.

3/ Luôn khép khẩu tầm f: 5.6 trở lên nhẳm đảm bảo độ nét cao nhất tử tâm ra biên của sản phẩm. Đa phần ống kính thì 2 khẩu độ 5.6 và 8 luôn đạt điểm MTF (resolution) cao nhất.

Gởi bác 1 link test len rất uy tín. Thân.

http://www.photozone.de/canon_eos_ff..._28_5d?start=1

Em thật sự thì không chuyên sâu về vụ săn con ART cho lắm, vì vậy chỉ nhận xét theo thiển ý cá nhân của 1 người kiếm tiền bằng nghề ảnh:

1/ Canon: album cưới. WB và ánh sáng chuẩn thì phải nói là skin tone cực kỳ dễ xử lý cho gu khách hiện nay, dễ giao hình. Lý do: Thầy thợ design, lab xuất ảnh quen skine tone.

2/ Nikon: nghi lễ, chạy bàn tiệc, album cưới cho người Hoa. Lý do: Màu rực, trường ảnh sâu, flash đồng tầm giá thì ngon hơn hẳn em Ca. Mau thu hồi vốn cho dạng thợ như em vài K 1 shot, vì hem cần xài L cho mục đích chạy bàn tiệc, nghi lễ (chơi con kit 18-70 hiện nay phải nói là vô đối).

3/Pentax: theo ý em thì phong cảnh màu đẹp không quá rực như Ni, không quá nhu như Ca. Riêng noise và focus thì cực kỳ cùi mía, (nhưng chụp phong cảnh thì thời tiết xấu thì em nắm ngũ) bù lại gắn từa lưa ống kính giá cực bèo tha hồ cho sở thích quậy của em khi vui chơi, giài trí. Cởi con ngựa chứng này có thú riêng của nó, chưa kể nhớ lại 1 thời gian rất dài gắn bó với máy film hiệu này.

Ảnh phong cảnh nên có 3 thành phần tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.

Bác nên kiếm vài nhánh cây làm tiền cảnh và cần tăng tương phản lên cho ảnh. Thân....
Chụp bằng Tele bác cứ theo 1 công thức cổ lổ sỉ: tốc độ chụp tối thiểu phải bằng tiêu cự ống kính.

Thí dụ bác xài tele 300 thì trên body film hay Full frame tối thiểu phải >1/250, nhưng nếu là em 300 này cắm trên body crop như D70 thì phải 1/500.

Không đủ ánh sáng thì bác phải mở max khẩu nếu ống kính tốt hay hy sinh thêm tí noise bằng việc tăng iso.

Lâu ngày luyện tập chăm chỉ ngắm, nín thở và bóp thì tự nhiên tốc độ tối thiểu bác chụp sẽ tự nhiên hạ xuống 1-2 EV là chuyện bình thường thí dụ thay vì 1/500 bác chụp 1/125 vẫn ngon lành cành đào. Thân.

Phơi sáng thì bác cứ chuyển qua mode M, khép khẩu tầm 11- 22, tốc thì 10- 30s chụp vài phát lấy 1 thông số thích hợp. Khẩu càng đóng nhỏ hiệu ứng càng mạnh nhưng bù lại do phơi lâu có thể sinh noise nếu máy có chế độ khử noise kém.

Bác mà dùng chế độ P thì phần đông máy hầu như mở max khẩu, sẽ không tạo nên hiệu ứng này, ngoài ra còn có thể dùng thêm filter Cross Screen Star 4- 8 ( tạo 4 đến 8 nhánh sao). Thân.

1/ Chụp sân khấu không dùng flash nếu bác set iso máy tầm 100 thì tốc độ 1/8 là chuyện bình thường, với tốc độ này nếu bác là tay máy cao thủ thì có thể các chủ thể đứng yên không bị nhòe, còn các chuyển động thì nhòe là chắc chắn, chuyển động đi lại của người tối thiểu phải 1/30.

Cách khắc phục: Bác chuyển lên iso cao tầm >800, bù lại ảnh dễ bị noise vì bác đang dùng dòng máy du lịch, cảm biến kích thước nhỏ mà mật độ MP lại cao rất dễ bị noise.

2/ Khi bác dùng flash internal trên các dòng máy du lịch thì hầu như 90% các dòng máy này đều dùng chế độ P nên nó tự động chuyển về tốc độ 1/60 nhằm bảo đãm các chủ thể không bị nhòe.

Việc ảnh bị các đốm trắng bác nên post hình cụ thể cho anh em xem, dễ có hướng dẫn cụ thể hơn. Riêng việc nếu bác xác định được là do ống kính bị dơ thì có thể vệ sinh bằng bộ kit lau ống kính máy ảnh có bán tại các cửa hàng hay bằng bông gòn y tế loại mịn. Lưu ý trước khi lau nên thổi sạch các hạt bụi nhỏ li ti bám trên ống kính, chúng tuy nhỏ nhưng rất cứng và là tác nhân chính gây nên việc trầy ống kính. Thân.

Ảnh lưu niệm với dòng máy P&S thì noise cũng không là 1 vấn đề cần quan tâm lắm, thực chất ảnh xem trên monitor thấy noise tầm 100%, nhưng khi xuất ra ảnh chỉ còn tầm 50% là tối đa, ngoài ra cho nó tí noise cho ra chất film chút , nhiều bạn hiện nay quay về film nhằm kiếm lại cảm giác noise ấy chứ.

Trường hợp của bác chủ topic, bụi trên sensor thì hầu như khó có thể xảy ra vì là dòng máy P&S kín mít. Nếu sau khi bác vệ sinh ống kính sạch sẽ, chụp thử lại nếu vẫn bị trường hợp nêu trên thì nên mang máy đi bảo hành, khả năng máy của bạn bị ẩm phần giữa sensor và ống kính.

Trường hợp này đã từng xảy ra khi máy tiếp xúc ngay giữa 2 nơi có nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều, thí dụ bạn để máy ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ sau đó mang máy ngay ra chụp nơi có nắng to nhiệt độ cao. Thân.
 

tieuthieugia

Well-Known Member
Ðề: các chiêu chỉ dẫn của bác Tuyến

mai mốt bác Tuyến khuyên j thì anh em cập nhật vào đây lun để theo dõi cho tiện. có khi in ra sách cũng nên hihihihi:D
 

khanhaho

New Member
Ðề: các chiêu chỉ dẫn của bác Tuyến

Thêm chỉ dẫn của bác Tuyến:

---------------------
Xin chia sẽ cùng anh em vài mẹo nhỏ cho thể loại này: (chụp phong cảnh khi đi chơi)

1/ Luôn là ngưởi xuống xe đầu tiên và lên xe sau cùng.
Lý do: Có nhiều thời gian cho việc đi 1 vòng xem xét các góc cạnh của nơi ta muốn bấm máy, thời xưa còn dùng film thì là 1 cách tiết kiệm kinh phí nhất^^, ngày nay có DSLR hay P&S thì bấm mỗi góc vài phát cho cả khuôn hình đứng và ngang,sau đó khi về sẽ cắt cúp rút ra thêm ít bố cục nửa.

2/ Nhanh và gọn gàng hơn là chôm bản quyền bố cục của các bác phó nháy chụp dạo nơi danh lam thắng cảnh mà mình đến

Bằng cách: Quan sát các góc đứng chụp của họ thậm chí lúc vắng khách thì là nơi họ ngồi nghỉ ngơi. (nếu có khách thì đứng lên mời chào ngay khỏi di chuyển tốn sức ^^). Chính các góc cạnh đó là do họ quanh năm suốt tháng đứng chụp nên hầu như là các góc máy ấn tượng nhất. Tuy nhiên sau đó cũng theo bước 1 là thêm nhiều góc máy cao thấp, ngang dọc để có riêng 1 góc máy cho mình sau khi về chọn lọc lại.

3/ Nếu có thời gian luôn phơi sáng bắng nhiều chế độ khác nhau hay +/- vài EV cho mỗi góc chụp.

- DSLR thì cho phép thoải mái vì nó quản lý nhiều chế độ chụp.

- Nhưng nếu P&S hoàn toàn tự động thì sao: lợi dụng trường ảnh rất sâu khi chụp phong cảnh của P&S, anh em dùng tính năng lock focus củng là lock exposure của P&S bấm vào các vùng sáng tối khác nhau của khuôn hình sẽ cho ra các kết quả ánh sáng khác nhau.
 

phunghuutuyen

New Member
5 khởi đầu cần thiết cho 1 newbie có kinh phí thật hạn hẹp muốn bước vào nghiệp Dslr

Mình cho ra đời mục này nhằm đáp ứng nhu cầu ảnh ọt bình dân học vụ của anh em newbie chỉ có 1 kinh phí hạn chế trong tay chỉ tầm 6 - 8 triệu, nhưng muốn có chất ảnh và các kỹ thuật mà Dslr bình dân và các len MF và AF thật rẽ tiền chỉ tầm 300K-2M VNĐ có thể mang lại không thua kém so với các dòng semi-pro đắt tiền với vô vàn tính năng hầu như ta chẳng sử dụng tới.

Thí dụ tốc độ chụp nhiều ảnh trong 1 giây, độ bền trong mọi thời tiết, khử noise iso cao, AF tracking thật sự quá dư thừa trong 1 khởi đầu và 95% số anh em sẽ dừng lại sau cuộc chơi đầy hào hứng và gút lại trong các tiêu chí ảnh đời thường phong cảnh, sinh hoạt, tĩnh vật, hoa lá .....

Tất nhiên muốn đạt được các bạn nên trãi qua 1 thời gian thực tập, lăn lộn trận mạc. Nhưng điều mình ấp ủ bấy lâu nay là muốn mang 1 số kiến thức nhỏ thu thập được trong suốt quá trình hành nghề giúp các newbie chỉ có nguồn tài chính hạn hẹp vẫn có thể an tâm trình làng các tác phẩm của mình cho anh em xa gần thưởng ngoạn.

5 điều đơn giản nhất trước khi bước vào nghiệp ảnh:

1/ Điều đầu tiên mình xin nhắn nhủ tới anh em newbie chuẩn bị hành trang vào thế giới nhiếp ảnh là hãy mua 1 vài cuốn sách nhiếp ảnh căn bản, có thể là sách viết hay sách điện tử, trước khi mua 1 máy ảnh. Sau đó hãy đọc thật chậm rãi từ đầu đến cuối cuốn sách từ đó sẽ hiểu rỏ những rất nhiều vấn đề căn bản như tiêu cự, khẩu độ, trường ảnh, ánh sáng .......,

2/ Hảy vào xem thật nhiều các Photo Gallery của các hãng sản xuất máy ảnh hay các nhóm chơi ảnh trên khắp thế giới, điều này thật sự giúp ích tuyệt vời cho việc định hình các bố cục, ý tưởng, tạo hình, màu sắc ..... cho 1 newbie. Điều này là 1 điều không tưởng cho thế hệ anh em chúng mình cách đây vài thập niên. Từ đây xác định rõ ta sẽ theo thể loại nào, nguồn tài chính thật sự đang có và từ đây tới mục 3 hấp dẫn dưới đây

3/ Dành dụm, xin xỏ, trúng mánh .... có 1 món tiền lên đường sắm thiết bị.
Xin để bớt ngoài tai hết các lời tư vấn của ông A, bà C, bạn bè hay người bán hàng rằng hiệu A này xịn hiệu B kia dõm ...

Quan trọng qua bước 2 ta đã xác định được với vô vàn body Dslr + 1 rừng lens, trong khi túi ví ta chỉ có hạn, tại sao vài 3 thập niên trước đây máy film chỉ duy nhất cần lên film, vòng khẩu độ, núm tốc độ các cụ vẫn cho ra vô vàn các thể loại ảnh, thì bây giờ 1 body Dslr rẽ nhất cũng đã hơn xa tính năng kỹ thuật của body pro :(:)((mà các cụ đã sử dụng, vậy các cụ chụp được ta cũng phải tự tin sẽ chụp được như thế và hơn thế. Mua thiếu vẫn hơn dư, thiếu sinh ra nhiều ý tưởng khắc phục đến tận cùng khả năng của thiết bị.

4/ Điều kế tiếp nên theo học 1 khóa Photoshop nghiêm chỉnh nếu tài chính cho phép, hay tham khảo các action hướng dẫn đầy trên mạng nếu không có thời gian hay kinh phí.

5/ Chậm rãi chụp từ thấp lên cao trong trình hay anh em hay gọi đùa từ từ cháo cũng nhừ.

Không thể nào có chuyện thần thánh xảy ra khi giao vào tay 1 newbie 1 cỗ máy khủng dạng D3S, 1DMIV rồi bảo họ nhảy vào các thể loại khó nhai như sport, fashion, marco, portrait ..... cho ra 1 bộ ảnh hoàn hảo.

Tránh xa và không cần thiết phải tranh cãi vào các cuộc bình loạn ảnh của khối cụ quanh năm suốt tháng chỉ chém chay thiết bị hay ảnh ọt. Ảnh là thiết thực nhìn và nhìn, anh bình phẩm, anh phải cho sản phẫm minh chứng hay hướng dẫn còn không thì xin lỗi cu tí nó cũng phán được.

Tuyệt đối tránh tư tưởng ta là ta, sẽ có 1 trường phái mới ra đời, 1 phong cách mới sắp xuất hiện, mình từng chứng kiến vài tá sản phẩm tự sướng như vậy, search google vài hôm là biết ^^ nó xào nấu từ lò nào ra. Các pro studio hàng đầu hiện nay vẫn ngày ngày miệt mài trên mạng tham khảo ý tưởng khắp thế giới về PS, design, style và vô vàn bù long ốc vít cho công việc của họ.

Ai mới ra nghề chả là ~:>~:>~:>. Tập ăn, tập nhảy từ từ cũng lên dĩa thơm ngon

Xin phép nghĩ chút chuẩn bị tư liệu tiếp phần 2:^^.

1 máy Dslr + 1 vài lens MF hay AF bèo trong tầm giá 6 - 8 triệu sẽ làm được những gì:


@ Cụ nào tài chính là chuyện nhỏ có lướt qua thì xem chơi thui, tha em đừng quăng búa tạ.
 

phunghuutuyen

New Member
Ðề: 5 khởi đầu cần thiết cho 1 newbie có kinh phí thật hạn hẹp muốn bước vào nghiệp Dslr

Phần 2: 1 máy Dslr + 1 vài lens MF hay AF bèo trong tầm giá 6 - 8 triệu sẽ làm được những gì:

Sau 1 vài tấm ảnh mình show trên topic của bác DBB:

http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=95928&page=5

Mình có thố lộ là dùng body Pentax K10D + lens 77 limited f:1.8 là 1 trong những lens tốt nhất của PENTAX vào thời điểm hiện nay;;);;) nhưng thực hư ra sao.

Điều này có trái ngược với những điều mình hay PM trả lời cho các anh em newbie tin tưởng hỏi thăm và toàn được mình tư vấn mua len kits cho bước khởi đầu, mà bây giờ anh ấy show ảnh lên, anh ấy chụp bằng con lens cả chục chai#:-S#:-S.

Sự thực là như vậy, mình dùng dòng Pentax cho thú vui nghịch ngợm, em nó có cái vụ Shake Reduction (chống rung trên body), nên khi gắn các ống kính Pentax MF dùng cho máy film thuở xưa vào khi bật power lên sẽ hiện lên 1 bảng cho ta chọn loại tiêu cự tương ứng, lợi dụng tính năng này:

DSCN3400.jpg


Mình hô biến phát cái lens 50mm f:1:2 giá chỉ 300K-500K VNĐ thành cái lens 77mm f:1.8 limited lừng danh giá tầm 14 chai, thể hiện trên exif của ảnh nếu các bác có bấm vào phần Image Properties ... để truy cứu thông tin.

DSCN3398.jpg


1 body bình dân của PenTax là K10D + SMC 50 f:1:2 kết hợp có rỗ rá như sau:

DSCN3405.jpg


Cơm thêm hiện trường mình dàn dựng chụp 3 tấm nêu trên bằng nguồn sáng là cửa sổ hắt vào + 1 tấm giấy A4 làm hắt sáng phụ rất đơn giản, thiết bị chụp là 1 máy P&S COOLPIX 5000 cổ lỗ sỉ + 1 lô bùa Photoshop.

DSCN3399.jpg


Sau khi có trên tay 1 body + 1 len 77 giả mạo exif và chụp 1 lô 1 lốc ảnh xong post lên nói là dùng lens xịn hầu như không ai có thể nhận ra tông tích của thiết bị.

Em xin post lại vài ảnh tập trung cho các bạn dễ theo dỏi:

TestL4-1.jpg


TestL7.jpg


TestL9.jpg


TestL10.jpg


TestL8.jpg


TestL11.jpg


Tất cả ảnh trên tất nhiên đều qua khâu Photoshop mông má cẩn thận theo trình I tờ của mình, chứ rơi vào tay các bậc cao nhân trên đây thì còn rất ấn tượng nửa.

Mình show những ảnh nêu trên với 1 mong muốn anh em newbie có nguồn kinh phí thấp hãy tự tin sánh vai cùng chiến hữu, không tự ti A cầm hiệu gì , B cầm ống nọ, thú chơi ảnh kết quả sau cùng sẽ là lời nói thuyết phục.

Tránh kiểu hay bị người bán tư vấn chỉ có XZY... mới chụp được như vậy, còn ABC thua, tất cả đều có thể làm được tới giới hạn tận cùng của nó trước khi ta cần 1 nhu cầu cao hơn thật sự hãy dốc túi cho 1 thiết bị mới.

Hy vọng qua kết quả nêu trên sẽ làm anh em newbie yên tâm với tiêu chí nếu ta chỉ có 1 ít kinh phí thì có thể giai nhập vào thế giới Dslr không?

Xin thưa đều được nếu ta chịu khó học hỏi nghiêm túc, tận dụng hết khả năng mà thiết bị mang lại, tránh lãng phí, rất nhiều tư liệu trên Internet, các bạn trẻ cứ tra cứu cẩn thận sẽ có rất nhiều bổ ích.

Mình sẽ cố duy trì topic này, sẽ chụp hết khả năng mà 1 lens normal MF bình dân có thể mang lại và sắp tới là lens kit, các len AF thời máy film trong các thể loại cho anh em newbie tham khảo, mong được sự phản hồi hay thắc mắc về các thiết bị nhãn hiệu anh em muốn chọn lựa mình sẽ trả lời trong phạm vi hiểu biết nhiều nhất mà mình có thể.

Cũng mong các bậc cao nhân trong forum tiếp thêm sức về kỹ thuật hay thiết bị trong các thể loại khác cho anh em học tập lẫn nhau.

còn tiếp tục:
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hellomoto

Active Member
Ðề: 5 khởi đầu cần thiết cho 1 newbie có kinh phí thật hạn hẹp muốn bước vào nghiệp Dslr

28 bài tập giúp khai mở tiềm năng nhiếp ảnh của bạn .

Đây là một bộ 28 bài tập giúp các bạn mới cầm máy khai mở tiềm năng nhiếp ảnh của mình .

Vì thế, nếu tự nhận thấy mình là nguời vừa đặt chân vào thế giới Nhiếp Ảnh, bạn đừng khởi đầu bằng cách mua ngay những ống kính dòng cao cấp, đắt tiền. Bạn nên luyện tập những bài tập duới đây trước.

1. Thử nghiệm với kit lens ( ống kính zoom thường đi cùng với máy ảnh ). Ống kính này sẽ làm bạn kinh ngạc về khả năng của nó.

2. Chụp ảnh ở mọi tiêu cự, khẩu độ và tốc độ .

3. Thử chụp ảnh cùng một đối tượng với nhiều thiết đặt ISO khác nhau. Xem cách khẩu độ, tốc độ thay đổi khi thiết đặt các mức ISO khác nhau.

4. Khám phá mối tương quan giữa các biến số liệt kê ở #2 và #3 . Học "phơi sáng" một bức ảnh với nhiều cách khác nhau qua việc thay đổi biến số này rồi tới biến số kia (Khẩu độ, tốc độ, ISO ) .

5. Đừng bỏ qua các "chế độ" chụp ảnh được lập trình sẵn trên máy của bạn, hãy dùng qua nó.

6. Chụp ảnh "thiếu sáng" hay "thừa sáng" một cách có chủ ý, để tạo nên cái cảm xúc mà bạn muốn truyền tải tới nguời xem ảnh .

7. Thử nghiệm với Bokeh và dùng nó như một phương cách sáng tạo .

Bokeh trong một bức ảnh chụp ở tiêu cự 85mm và khẩu độ f1.2 .


Bokeh trong bức ảnh chụp ở tiêu cự 200mm, khẩu độ f2.8

8. Đặt ống kính của bạn ở một mức tiêu cự và chụp ảnh ở tiêu cự đó trong suốt ngày. Luyện tập zoom bằng chân

9. Dành trọn ngày chụp ảnh với ống kính đặt ở chế độ lấy nét manual . Học cách lấy nét mà không phải dựa dẫm vào tính năng lấy nét tự động của máy.

10. Chụp ảnh ở tốc độ thấp ( cầm tay và đặt trên giá ba chân ). Nhận biết ở tốc độ nào thì bạn không còn cầm máy đủ vững để chụp một bức ảnh không bị rung. Tạo cảm giác chuyển động trong một bức ảnh mà bạn muốn treo. Làm chậm dòng chảy của thác cho đến khi nước nhìn giống như dải sương khói đang chuyển động .

11. Chụp một số ảnh ở tốc độ cao. "Bắt đứng" hành động giữa không trung .

12. Để máy ở chế độ Bulb. Đường xẹt của sao khi di chuyển, ánh đèn xe trải dài, ảnh bóng ma, và pháo bông thảy đều là cơ hội tuyệt vời cho bạn tạo ra bức ảnh mà bạn sẽ hãnh diện khi chia sẻ cùng bạn bè .

13. Bắt lấy hình ảnh của tia sét .

14. Chụp ảnh mặt trăng. Không phải ảnh cận cảnh của mặt trăng mà một ảnh phong cảnh có trăng trong đó .

15. Tập kỹ thuật Panning. Xe cộ chuyển động nhanh hay vận động viên trong một sự kiện thể thao là những đối tượng tuyệt vời để bạn luyện tập kỹ thuật này .

16. Chụp ảnh giọt nước, đến khi bạn có được một tấm làm bạn cảm thấy muốn in ra.

17. Chụp ảnh chân dung của bạn bè.

18. Chụp ảnh đời thường của bạn bè.

19. Xin phép 10 người lạ cho bạn chụp ảnh của họ.

20. Chân dung tự chụp . Tìm một tấm khả dĩ làm bạn muốn cho nguời khác xem.

21. Thử chụp cận cảnh một số thứ, bạn có thể không có được tấm ảnh macro thực sự, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả mà kit lens mang lại .

22. Xuống phố vào buổi đêm và chụp một số ảnh không flash. Tập cách dùng ánh sáng sẵn có.

23. Tập cách dùng đèn cóc trên máy. Thử dùng giấy lọc cà fê / giấy mỏng để làm dịu ánh sáng gắt của flash hay một danh thiếp để có hiệu ứng ánh sáng dội .

24. Chụp hình vào buổi trưa. Nghiên cứu việc các bóng đổ có thể tạo ra các trạng thái, cảm xúc thế nào cho ảnh .

25. Làm ai đó bật cười với một ảnh do bạn chụp .

26. Làm ai đó dừng lại và suy gẫm, với một ảnh do bạn chụp .

27. Luyện tập sử dụng phần mềm xử lý hậu kỳ của ảnh. Đây chính là phòng tối của bạn .

28. In các gợi ý bên trên ra và đánh dấu các mục bạn chưa thực hành chỉ với ống kính "kit lens" . Hãy thực hành các mục bạn đánh dấu .


28 bài khác

1. Lấp đầy khuôn hình: Khi bạn chụp một tấm hình thông thường bạn muốn mô tả một thứ gì đó, vì vậy chủ thể chính cần phải nổi bật so với những gì còn lại của tấm hình.

Đấy cũng là lý do tại sao bạn có thể bổ sung thêm ảnh hưởng với tấm hình của bạn, song hãy để cho chủ thể chính chiếm giữ một vị trí quan trọng trong khuôn hình.
Lấp đầy khuôn hình có thể thực hiện bằng cách hoặc zoom vào hoặc tiến đến gần chủ thể hơn hoặc, tất nhiên, bằng việc kết hợp cả hai cách trên.

2. Kiểm tra hậu cảnh: Trước khi bấm máy cần kiểm tra hậu cảnh bằng cách xem lại màn hình xem có những thành phần không mong muốn xuất hiện trong khuôn hình hay không. Dy chuyển sang xung quanh cho đến khi bạn tìm được một vị trí mà những thành phần không mong muốn không còn xuất hiện trong khuôn hình.

3. Kiểm tra lại mẫu: Nếu bạn chụp ảnh chân dung hãy kiểm tra lại mẫu xem có những thành phần không mong muốn, có thể hơi tốn công một chút, chẳng hạn như quần áo không phẳng phiu hoặc bụi bẩn, tóc xõa xuống mặt...

4. Lấy nét tại đôi mắt: Điều này chỉ áp dụng với ảnh chân dung, nhưng thường thì bạn vẫn muốn đôi mắt được nét, vì thế hãy tập trung vào đôi mắt.

5. Kiểm tra những lỗi cúp hình: Nếu bạn không muốn đưa tất cả mẫu vào trong cùng khuôn hình, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn lựa một cách thông minh nơi cần cắt cúp anh/chị nào đó. Đừng cắt mất các ngón tay, một phần đầu, hoặc một chút của khủy tay... đây là những điểm không tốt và thường gây ra hiểu lầm.

6. Chụp đứng máy: Phần lớn những bạn mới cầm máy thường có thói quen hay chụp ngang máy, một chỉ dẫn nhỏ: nếu bạn có thể chụp cả đứng máy và ngang máy thì sau này bạn sẽ có cơ hội tốt để lựa chọn tấm hình mà bạn ưng ý hơn.

7. Thay đổi góc nhìn: Đừng dùng lối tiếp cận của khách du lịch trong nhiếp ảnh và chụp bất cứ thứ gì mà bạn bắt gặp, thử tìm cách nhìn sự vật với một góc nhìn thấp hơn (nằm trên mặt đất) hoặc từ một góc nhìn cao hơn (trèo lên trên một chiếc ghế hoặc một thứ gì đó chẳng hạn). Ảnh của bạn sẽ ấn tượng hơn đơn giản vì người xem sẽ nhìn sự vật từ một góc nhìn khác lạ.

8. Làm quen với quy tắc 1/3: Có thể đây là một điều ABC của nhiếp ảnh. Nếu bạn chưa từng nghe nói đến thì đây là thời điểm tốt để bạn thực hành. Hãy làm quen với quy tắc 1/3.

9. Chụp nhiều: Điều này có thể sẽ thay đổi về sau này khi mà bạn muốn chụp ít đi, nhưng khi mới bắt đầu thì hãy chụp thật nhiều, đây là điều thú vị của máy kỹ thuật số. Sau đó, hãy xem lại ảnh của bạn xem cái nào bạn thích và tại sao.

10. Tham gia vào cộng đồng những người nhiếp ảnh: Bạn sẽ phải kinh ngạc là bạn học thêm được nhiều đến mức nào khi đọc những gì mà mọi người viết về các bức ảnh của bạn. Tham gia vào một cộng đồng những người nhiếp ảnh trên mạng và hãy trở nên tích cực, gửi ảnh của bạn để có được nhận xét, phê bình của người khác và nhận xét ảnh của người khác ngay cả khi ảnh của họ tốt hơn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn học cách nhìn ảnh bằng con mắt khác.

11. Học từ người khác: Phần lớn các nhà nhiếp ảnh đều bắt đầu bằng cách "bắt chước" theo một ai đó, người đã truyền cảm hứng cho họ. Nếu bạn xem một bức ảnh mà nó làm cho bạn phải thốt lên "thật tuyệt" thì hãy dành chút thời gian để nghiên cứu nó xem tại sao nó lại tạo ra ấn tượng như vậy đối với bạn? Do bố cục, màu sắc hay ánh sáng...

12. Học từ chính bạn: Học từ những sai lầm của bạn, chụp... chụp... chụp, và hãy nhớ xem điều gì thành công và điều gì không thành công ở những lần chụp khác trong cùng một hoàn cảnh tương tự.

13. Chỉ trưng ra những tấm hình tốt nhất: Nếu bạn định mở một gallery để trưng bày ảnh của bạn, hãy trưng những gì tốt nhất mà không nên trưng ra tất cả những gì bạn có. Giữ những phần còn lại cho riêng bạn hoặc để đến những forum nơi bạn có thể đưa chúng ra để tranh thủ ý kiến của người khác.

14. Vui vẻ : Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả, đó là thoải mái, tận hưởng niềm vui.
 

hellomoto

Active Member
Ðề: 5 khởi đầu cần thiết cho 1 newbie có kinh phí thật hạn hẹp muốn bước vào nghiệp Dslr

ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH
Nội dung và vẻ đẹp của một bức ảnh nhìn chung được tạo nên bởi các vùng tối (shadows), vùng sáng (highlights), và phần còn lại (midtones). Có người còn cho rằng không phải các vùng sáng tạo nên bức ảnh mà chính vùng tối quyết định bức ảnh đó. Thật vậy, nếu không có vùng tối trong một bức ảnh, thì khó có thể nào nói ánh sáng đã được xử lý như thế nào. Trên tinh thần đó tôi xin nói về ánh sáng dựa trên sự nghiên cứu các vùng tối. Trong thực tế xử lý ánh sáng trong mỗi lần chụp, tôi chỉ quan tâm chính tới các vùng này để biết được các nguồn sáng đã được bố trí như ý muốn chủ quan ban đầu chưa.

Tôi định trao đổi bài này bằng các tình huống cụ thể với chi tiết về bố trí đèn, tạt sáng, chủ đề v.v… nhưng cũng như nhiều người, tôi có nhiều sách dạng này lắm và không có cuốn nào có thể nói hết được tất cả các tình huống ánh sáng. Cách tốt nhất là tách riêng ánh sáng và nghiên cứu nó, hiểu và xác định được nó thì việc chi phối, áp dụng nó trong mọi trường hợp trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Nếu bạn là một người lãng mạn, thích sự may rủi và hồi hộp cho ánh sáng của mỗi bức ảnh hay mỗi lần chụp thì tôi khuyên bạn không nên đọc tiếp, vì khi nắm rõ các khái niệm này và làm chủ được nó thì việc chụp ảnh cũng giống như bao việc khác: “chán lắm… có bi nhiêu đó… mần hoài” :).

Ghi chú:
Bài viết chỉ chủ yếu nói về ánh sáng trong studio, về nguyên tắc thì ánh sáng ngoài trời cũng không có sự khác biệt, nhưng khả năng chủ động xử lý nguồn sáng trời ít hơn nhiều. Chỉ có những người kiên trì, xử lý nhanh tình huống mới có được nhiều ảnh đẹp khi sử dụng ánh sáng trời.
Nguồn sáng phân tích là nguồn sáng đơn. Việc xử lý đa nguồn sáng cũng bắt nguồn từ việc xử lý từng nguồn sáng đơn này.

Mỗi nguồn sáng được quyết định bởi:

_ Độ gắt/dịu
_ Độ sáng
_ Hướng sáng
_ Nhiệt độ màu
_ Khoảng cách từ nguồn sáng tới chủ đề


I/ Độ gắt/dịu

1. Xác định:

Để biết được nguồn sáng gắt hay dịu ta dựa vào các vùng bóng đổ trên chủ đề. Các vùng này càng đậm và rõ bao nhiêu, thì nguồn sáng gắt bấy nhiêu và ngược lại, càng mờ càng dịu. Cách đơn giản nhất để xác định là dùng đôi tay của chính bạn. Bạn hãy đưa một ngón tay trước nguồn sáng, sao cho bóng của ngón tay này đổ trực tiếp trên lòng bàn tay còn lại. Trong trường hợp tay kia của bạn bị bận thì có thể nhờ tạm bàn tay của người mẫu, chỗ khác cũng được nhưng phải cẩn thận ;). Nếu bạn thấy bóng của ngón tay đậm, rõ ràng thì nguồn sáng là gắt. Ngược lại nếu bóng của ngón tay mờ hoặc rất mờ thì ánh sáng là dịu hoặc rất dịu.

2. Nguyên nhân:

Ánh sáng gắt: là do nguồn sáng nhỏ, xa chủ đề. Hoặc nguồn sáng lớn nhưng do cách quá xa chủ đề nên các “tia” sáng tiếp cận chủ đề coi như song song. Cụ thể:
Đèn flash gắn trực tiếp trên máy, hướng thẳng vào chủ đề mà không qua một thiết bị/đối tượng tán sáng nào.
Đèn flash trong studio có hoặc không có sử dụng loa che sáng thông thường. Việc dùng tổ ong (horney comb) cũng cho kết quả tương tự.
Đèn halogen, HMI… nói chung là bất cứ loại gì mà trong khi sử dụng, cho nguồn sáng nhỏ, “tia” sáng tiếp cận chủ đề gần như song song.
Ngoài trời thì ánh sáng mặt trời khi đã lên cao, trời không mây và chiếu thẳng trực tiếp lên chủ đề. So với trái đất thì mặt trời to hơn rất nhiều nhưng do ở quá xa nên trong thực tế thì cũng cỡ cái đĩa to là cùng.
Ánh sáng gắt thường cho ra các bức ảnh có độ tương phản cao, nổi rõ chi tiết của chủ đề.

Ánh sáng dịu: là do nguồn sáng lớn, gần chủ đề hoặc đi xuyên qua/phản xạ từ các chất liệu/bề mặt tán sáng, ví dụ soft box, vải dù, giấy can, tạt sáng, tường nhà, trần nhà, ánh sáng mặt trời xuyên qua mây, hay trong những ngày trời đầy mây, v.v… Trong thực tế nguồn sáng được đặt càng gần chủ đề bao nhiêu thì càng dịu bấy nhiêu. Nói cách khác khi các “tia” sáng tiếp cận chủ đề theo vô số hướng khác nhau sẽ cho hiệu ứng dịu, hay còn gọi là nguồn sáng tán. Vậy nếu bạn đi mua các thiết bị tạo ánh sáng dịu như dù, soft box, tạt sáng, thì càng to càng tốt. Trong trường hợp lâm thời bạn có thể sử dụng ngay trần nhà, vách tường sáng để tạo ánh sáng dịu, chỉ có điều cẩn thận khi trần hay tường nhà có màu không phải màu trung tính. Lý do là các màu khác màu trung tính sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của bức ảnh.
Ánh sáng dịu thích hợp cho các ảnh có độ tương phản thấp, các ảnh không có yêu cầu cao về chi tiết vật chụp, hay thậm chí làm mờ đi chi tiết bề mặt vật chụp.

3. Ứng dụng:

Vậy là đã rõ làm sao để có ánh sáng gắt và dịu, trong thực tế chụp ảnh thì ta có thể tóm tắt như sau:
Ảnh chân dung:
Việc đặt nguồn sáng càng gần chủ đề thì hình ảnh càng dịu (soft) che dấu hoặc làm mờ bớt được đa số các chi tiết bất lợi như nếp nhăn, mụn… Không chỉ riêng thiếu nữ, mà bất cứ ai yêu cầu bạn chụp cho họ những bức ảnh dịu nhẹ, ít nếp nhăn thì chỉ cần: To, tán, gần.
Ngược lại nếu muốn có những bức ảnh chân dung mà ở đó đòi hỏi lột tả chi tiết chân dung nhân vật thì: Nhỏ, gắt, xa.
Ảnh tĩnh vật, quảng cáo, sản phẩm…:
Tương tự như trong chụp chân dung nêu trên, nếu bạn mong muốn có những hình ảnh có độ tương phản cao, nổi rõ chi tiết bề mặt vật chụp thì trong đa số các trường hợp: Nhỏ, gắt, xa sẽ cho kết quả như ý. Ngược lại: To, dịu, gần sẽ cho các ảnh có độ tương phản thấp, dịu, thậm chí mơ màng, chi tiết bề mặt vật chụp không rõ nét, sắc sảo. Ngoài ra, ánh sáng gắt dễ tạo nên các điểm lóa sáng trên chủ đề, đặc biệt là các vật, thủy tinh, kim loại bóng, hay các vật bóng nói chung. Ngược lại, ánh sáng dịu ít tạo nên các điểm lóa sáng trên các loại vật chụp/chủ đề nêu trên.

II/ Độ sáng:

Đối với nhiều người thì đây là khái niệm quá quen thuộc nói ra có vẻ thừa, nhưng không hẳn vậy.

1. Xác định

Độ sáng của một nguồn sáng phụ thuộc chính vào khả năng và công xuất của nguồn sáng và được xác định bằng các thiết bị đo, hay các phép tính cụ thể. Nhiều người sử dụng kinh nghiệm của mình và đôi khi rất chính xác. Đối với tôi, chắc chắn nhất vẫn là máy đo.
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, thiết bị đo ánh sáng của các hãng khác nhau với giá từ vài chục USD tới hơn một ngàn USD, nhưng theo tôi cứ cái nào cho kết quả đúng và chính xác là tốt rồi, nhất là khi ngân sách cho chụp ảnh eo hẹp.
Ánh sáng của một tấm ảnh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác trong khi chụp như độ nhạy sáng của film hay sensor, khẩu độ ống kính, và tốc độ chụp. Tuy nhiên, để cho đơn giản ta tạm qui ước là các thông số này giữ nguyên, chỉ có cường độ ánh sáng là thay đổi thôi.

2. Tác dụng:

Cường độ ánh sáng quyết định chi tiết cho một tấm ảnh. Film, sensor có khả năng cảm nhận ánh sáng thấp hơn nhiều so với mắt người. Tại những khoảng của cường độ sáng nhất định, chi tiết của vật chụp không được thể hiện trên film, hay sensor, tôi tạm gọi đó là các khoảng mù.
Có hai khoảng mù: khoảng quá tối và khoảng quá sáng. Điều này đặc biệt quan trọng nhất là các hình ảnh của bạn được in lại bằng công nghệ in offset thông thường, nơi mà khoảng mù này rộng nhất so với các thiết bị/chất liệu thể hiện hình ảnh thông thường (monitor, giấy ảnh, TV…).
Nhìn trên đồ thị RGB histogram của một bức ảnh (bạn có thể xem đồ thị RGB level của một bức ảnh cũng được) thì những phần có trị số RGB thấp hơn 25 (chắc chắn nhất là 28) tạm gọi là khoảng mù tối. Những phần của chủ đề nằm trong khoảng này gần như hay hoàn toàn không thể hiện chi tiết trên film, sesor, nói cách khác là không thấy gì, tối đen. Những phần trên bức ảnh có trị số RGB cao hơn 249 (chắn chắn nhất là 245) tạm gọi là khoảng mù sáng. Tại những phần này chi tiết vật/chủ đề chụp trên film, sensor gần như không được thể hiện, trắng tinh. Điểm yếu này của film trong những trường hợp cụ thể có thể có lợi, hoặc bất lợi. Vậy ứng dụng của nó là gì?

3. Ứng dụng

Như phân tích ở trên ta thấy rằng để có được những khoảng hoàn toàn đen thì ánh sáng chiếu đến các vùng này phải thấp, yếu sao cho trị số những vùng đó trên film, sensor nằm trong khoảng mù tối. Trong thực tế thường các vùng này có chỉ số đo thấp hơn ít nhất 3 khẩu (3 stop) so với khẩu độ chụp. Trị số thực tế phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng càng ít hơn càng tốt. Vậy nếu bạn muốn có một bức ảnh với phông đen hoàn toàn thì làm sao đó phông của bạn được chiếu sáng thiếu ít nhất là 3 khẩu.
Ngược lại để có được những vùng trắng hay phông trắng thì ánh sáng chiếu đến các vùng này phải cao, cao sao cho trị số những vùng đó trên film, sensor nằm trong khoảng mù sáng. Trong thực tế thường các vùng này có chỉ số đo cao hơn ít nhất 1 1/2 khẩu so với khẩu độ chụp. Trị số thực tế phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng đừng quá cao. Nếu cao quá ảnh có thể bị mù, hallow hay không trong.
Theo nguyên lý trên thì, trong chụp ảnh chân dung, việc chiếu sáng chủ đề sao cho các vùng muốn che dấu khuyết điềm nằm trong các khoảng mù, hoặc gần sát với khoảng mù. Cụ thể nếu bạn chiếu sáng khuôn mặt của người mẫu hơi dư sáng một chút thì sẽ không thấy được các khuyết điểm về da của người mẫu, cũng như các nếp nhăn trở nên không rõ ràng, khó xác định và ngược lại bạn có thể che các khuyết điểm này trong khoảng mù tối.
Trong chụp ảnh sản phẩm thì việc có các khoảng mù tối hay mù sáng xuất hiện trong ảnh không được ủng hộ lắm, nhất là hình dùng trong bao bì sản phẩm. Nơi mà mọi thứ cần phải rõ ràng, trung thực.
Trong quảng cáo thì vô cùng, nhưng các khoảng mù sáng không nên có, lý do là các thiết bị in offset sẽ tạo nên các bước nhảy gắt từ vùng an toàn đầy đủ thông tin sang vùng mù sáng và làm cho bức ảnh không êm, hiếm có nhà làm thiết kế/quảng cáo chuyên nghiệp nào chấp nhận điều này.

III/ Hướng sáng

Trực diện (frontal lighting), ngược (back lit), xiên (side lighting), trên xuống (top lighting), dưới lên (lighting from the bottom) là những từ người ta dùng để nói về hướng sáng. Đọc các từ này thì chắc các bạn cũng có thể mường tượng được vấn đề. Ở đây tôi chỉ bàn về các ứng dụng của từng loại.

Trực diện, với vị trí nguồn sáng chiếu trực tiếp vào đối tượng, hay nguồn sáng nằm trên trục của ống kính, ví dụ rõ ràng nhất đó là đèn flash gắn trực tiếp trên thân máy, hay ống kính (đèn flash tròn, ring flash), hay bạn treo đèn ngay phía trên hay dưới ống kính, hay bất cứ vị trí nào miễn là luồng sáng chiếu trực tiếp lên chủ đề được coi như trực diện. Khi đó mọi bóng đổ đều nằm khuất phía sau vật chụp. Tại vị trí này, cái gì nằm trong “khoảng nhìn” của ống kính đều được chiếu sáng gần như nhau. Với cách bố trí đèn như vậy thì chủ đề xuất hiện trong bức ảnh sẽ rất rõ về hình dạng, bù lại thì chi tiết, cấu trúc bề mặt vật chụp không bật lên được, bức ảnh bẹt (flat), không nổi khối, nhất là nguồn sáng là nguồn sáng dịu. Cách bố trí ánh sáng này chỉ phù hợp với hình nghiên cứu, khoa học, hình chụp lại (copy) các văn bản giấy tờ, hình ảnh không phản sáng. Nói thế không có nghĩa cách bố trí đèn này không phù hợp trong chụp chân dung thời trang.
Trong ảnh chân dung và thời trang thì cách bố trí này đa số dùng để làm đèn phụ (fill light) để xóa bớt các bóng do các nguồn sáng chính tạo nên. Nếu nguồn sáng là nguồn sáng dịu/tán thì việc nâng cao vị trí đèn về phía trên ống kính sẽ cho bạn một kiểu ánh sáng chân dung, thời trang rất đẹp. Nếu bạn xem báo thời trang nước ngoài thì đa số hình bìa hay các hình người mẫu chính được chụp với nguồn sáng chính tại vị trí này. Đơn giản vì hình sẽ có bố cục ánh sáng đều, ưa nhìn, các khiếm khuyết về da và gương mặt ít lộ rõ nhất. Trong thực tế sử dụng thì phải bố trí các nguồn sáng phụ khác để xóa bóng phía sau chủ đề.

Ngược, nguồn sáng đặt phía sau chủ đề và hướng thẳng về phía ống kính. Với vị trí bố trí này thường thì toàn bộ phần biên của chủ đề sẽ nổi rõ, phía trước chủ đề tối đen. Cách bố trí này nhằm tạo đường ven cho chủ đề, hay dùng để tách chủ đề ra khỏi phông. Nếu bố trí cao thì có thể coi như đèn tóc (hair light), chếch sang hai bên thì để tạo ven hay kicker (thứ lỗi cho tôi không bíết gọi bằng gì trong tiếng Việt). Bố trí thì dễ nhưng khai thác và làm chủ loại ánh sáng này thì khó do rất dễ bị lóa sáng (flare) hay bức ảnh nhìn giả tạo, chát. Tuy nhiên nếu làm chủ được loại ánh sáng này thì ảnh sẽ rất dễ đẹp. Ở Việt Nam thì hay được dùng trong chụp ảnh nude, nhiều bức đẹp vô cùng!

Trên xuống, nguồn sáng nằm trực diện phía trên đỉnh đầu vật chụp. Cách bố trí này ít được dùng trong ảnh chân dung nó tạo nên các khoảng tối thui phía dưới hốc mắt, dưới mũi, và dưới cằm, có thể là vài chỗ nữa (tùy theo trang phục của người mẫu ;), nhất là khi nguồn sáng nhỏ và xa chủ đề. Nếu đặt hơi chếch về phía sau thì có vai trò làm đèn tóc. Trong chụp hình sản phẩm thì cách bố trí này cũng hay được dùng nhưng thường là hơi chếch về phía trước chủ đề và nguồn sáng thường to, tán/dịu, gần.

Dưới lên, nguồn sáng được chiếu trực tiếp từ dưới lên. Cách bố trí đèn như thế này rất ít dùng trong ảnh chân dung, nó làm cho người xem khó chấp nhận, do đi ngược lại trong tự nhiên. Trong tự nhiên ít khi nào bạn gặp thứ ánh sáng này. Trong phim thì nhiều hơn, và đa số là trong các phim ma, kinh dị. Trong chụp ảnh sản phẩm thì loại ánh sáng này có chỗ đứng nhất định, nó được dùng để xóa bóng, soi sáng vật chụp, tuy nhiên phải cẩn thận, do như đã nói dễ cho ảnh không thật, giả tạo.

Xiên, đây là loại cho hiệu quả dễ đẹp nhất, an toàn nhất trong tất cả các loại. Vị trí của đèn nằm ngoài các vị trí đặc biệt nêu trên và ngang hay quá lắm là hơi sau chủ đề một tí thôi.
Trong thực tế, con mắt và thần kinh của chúng ta quen nhất với loại ánh sáng này. Nó làm cho việc phân biệt bề mặt chi tiết đối tượng, hình khối của đối tượng dễ dàng nhất. Nếu không phải nhằm tạo hiệu ứng gì quan trọng, cầu kỳ hay thậm chí cải lương thì tôi thích sử dụng loại ánh sáng này nhất. Nhiều khi chúng ta cứ tự làm khó mình khi bắt ép chính chúng ta phải tạo ra các bức ảnh với hiệu ứng đặc biệt, sử dụng quá nhiều nguồn sáng khác nhau cùng một lúc. Đặc biệt thì đôi khi đặc biệt thật, nhưng đẹp, ưa nhìn hay không thì lại là chuyện khác. Loại hướng sáng như thế này đã được các bậc thầy về hội họa sử dụng hàng thế kỷ trước khi có phát minh ra máy chụp ảnh và các bức họa của họ thì tới bây giờ hậu thế cũng phải thán phục.
Do nằm chếch về một phía so với trục máy ảnh-chủ đề nên các bóng đổ do nguồn sáng ở các hướng này luôn được tạo ra. Chính sự xuất hiện của các bóng này mà ta biết được hướng của nguồn sáng, hình khối của vật chụp, chi tiết, cấu trúc bề mặt vật chụp. Vấn đề còn lại là đặt ở đâu là đẹp nhất theo quan điểm của người chụp là điều đáng để quan tâm. Trong chụp ảnh chân dung, thường thì nguồn sáng này được đặt chếch một hướng 45 độ so với trục máy ảnh-người mẫu và hơi cao lên phía trên người mẫu và máy ảnh.

Điều cuối cùng tôi muốn nói ở đây là, trong chụp ảnh chân dung việc đặt nguồn sáng xê xích, qua lại, lên xuống đôi ba tấc không quan trọng nhưng trong chụp ảnh quảng cáo, thực phẩm, và các sản phẩm nhỏ, việc xê dịch nguồn sáng vài phân thôi cũng có thể làm nên bức ảnh đạt nhưng cũng có thể phá hỏng một bức ảnh đúng ra rất đẹp.

IV/ Nhiệt độ màu

Nói tới ánh sáng không thể không nói tới nhiệt độ màu. Không chỉ nhiệt độ màu có tác động trực tiếp tới màu sắc của vật chụp trong bức ảnh mà nó còn tạo hiệu ứng thời điểm, tâm trạng (mood), xúc cảm cho bức ảnh. Bức ảnh tông sáng với ánh sáng hơi xanh cho ta cảm giác nó được chụp vào buổi sáng, trong lành. Cũng với bức ảnh đó nhưng ám sắc vàng óng cho ta cảm giác của một buổi hoàng hôn lãng mạn. Và cũng với bức ảnh đó nhưng ánh sáng xanh xao, nhờ nhờ cho ta cảm giác nó được chụp vào buổi tối dưới ánh đèn neon yếu ớt. Vậy cụ thể nhiệt độ màu là gì.
Người ta dùng nhiệt độ K để chỉ nhiệt độ màu. Khi nung nóng một thanh sắt, thì tại một nhiệt độ bất kỳ nào đó, thanh sắt sẽ phát ra một màu nhất định. Dựa trên hiện tượng này người ta đo đạc và đưa ra khái niệm nhiệt độ màu. Về cơ bản thì nhiệt độ càng thấp, ánh sáng càng đỏ, nhiệt độ càng cao thì ánh sáng càng xanh. Ví dụ khi ta bật bật lửa gaz lên thì phần màu vàng phía trên ngọn lửa có nhiệt độ thấp hơn phần màu xanh của ngọn lửa, trong hàn hơi (gió đá) cũng vậy. Vậy lần sau khi mồi thuốc lá bạn nên dí điếu thuốc vào phần có lửa xanh nhé, nhanh hơn cỡ vài phần của giây đấy :).
Thế nào là một bức ảnh/hình đúng nhiệt độ màu? Lấy gì làm chuẩn? Trong nhiếp ảnh và in ấn một bức ảnh/hình được gọi là đúng nhiệt độ màu nếu những vật thể, chủ đề trong bức ảnh/hình đó có màu sắc giống như vật thể, chủ đề thực khi so sánh trong cùng điều kiện ánh sáng trắng (day light), hay ánh sáng có nhiệt độ 5,500 độ K.
Làm sao để xác định được nhiệt độ màu của nguồn sáng? Chắc bạn sẽ nghĩ ngay tới máy đo. Vâng đúng như thế, nhưng nếu bạn không muốn hay không sẵn sàng chi cho khoản tiền vài trăm tới trên dưới một ngàn USD thì cũng ổn thôi. Thực ra chụp ảnh không phải là một ngành đòi hỏi chính xác tuyệt đối. Việc chênh nhau vài chục độ K hay thậm chí 100 độ K thì cũng chả khác nhau là mấy.
Trong thực tế thì ta có thể tạm dùng các loại film chụp ảnh, filter trên ống kính hay trên đèn để có được bức ảnh đúng nhiệt độ màu trong những trường hợp cụ thể. Dùng như thế nào, loại nào thì chắc bạn phải hỏi nhà sản xuất, tôi thì chịu. Đối với đa số các máy kỹ thuật số thì thường máy sẽ có cách để tự động nhận biết nhiệt độ màu của chủ đề sắp chụp (Auto White Balance) mặc dù đôi lúc các tính năng này dở vô cùng, thường là trong môi trường ánh sáng nhân tạo, hay ánh sáng yếu. Trong các máy kỹ thuật số chuyên nghiệp thì việc đạt được cân bằng trắng dễ dàng hơn, do có nhiều lựa chọn hơn cho người sử dụng, những nhà chuyên nghiệp. Cụ thể bạn có thể chọn các tùy chọn định trước, auto, hay xác lập nhiệt độ màu chính xác theo như nhiệt độ màu mà bạn đã biết hay đo được.
Đa số các đèn flash thông thường có nhiệt độ màu khoảng từ 5,000 độ K tới 5,500 độ K. Đèn halogen, đèn tóc (tungsten) thì thấp hơn, khoảng 2,800 tới 3,200 độ K. Ngoài trời thì nhiệt độ ánh sáng trời không mây, vào buổi trưa có nhiệt độ khoảng 5,500 độ K. Trong bóng râm khoảng 7,500 độ K, trời đầy mây khoảng 6,500 độ K, ánh sáng đèn neon trắng thông thường khoảng 3,800 độ K.
Biết được nhiệt độ màu của nguồn sáng rồi thì việc bắt bức ảnh có sắc màu theo ý mình không khó lắm. Trong máy kỹ thuật số, hay trong khi xử lý ảnh trong các chương trình chuyển đổi file raw thì muốn bức hình đúng cân bằng trắng, thì bạn phải chọn đúng nhiệt độ màu của nguồn sáng dùng tại thời điểm chụp. Muốn hình ám sắc vàng thì chọn nhiệt độ màu cao hơn thực tế, ngược lại nhiệt độ màu thấp hơn thực tế sẽ cho ảnh ám sắc xanh. Đối với tôi, trong chụp ảnh người mẫu tôi chụp với đèn flash và chọn nhiệt độ màu khoảng 6,000 độ K. Như vậy thường những ảnh của tôi luôn có sắc vàng như chụp dưới ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn.

Trình bày vấn đề về nhiệt độ màu này một cách đơn giản trên giấy thật khó đối với tôi, nhất là phần áp dụng, theo tôi cách đơn giản nhất là chịu khó chụp thật nhiều với các tùy chọn khác nhau và bạn sẽ có được kinh nghiệm về vấn đề này. Tôt hơn cả là trước khi tiến hành thực tập bạn nên đọc thật kỹ các cách thức lấy cân bằng trắng trên máy từ sách hướng dẫn của nhà cung cấp.


V/ Khoảng cách từ nguồn sáng tới chủ đề

Bao xa đó chính là câu hỏi ở đây. Ảnh hưởng của nó như thế nào trong thực tế?
Như trên đã nói, nguồn sáng càng gần chủ đề thì càng dịu, càng xa chủ đề thì càng gắt. Nếu chỉ có vậy thì không nói làm gì, nhưng khoảng cách của nguồn sáng tới chủ đề sẽ quyết định cường độ sáng của nguồn sáng. Cường độ này tăng, giảm theo bình phương sự tăng giảm theo khoảng cách giữa nguồn sáng và vật chụp. Cụ thể khi khoảng cách gần hơn gấp đôi thì cường độ sáng tăng lên gấp bốn lần. Ngược lại khi khoảng cách này xa đi gấp đôi thì cường độ sáng giảm đi gấp bốn lần.
Vậy, nếu bạn muốn ánh sáng giảm trên phông thì không phải là kéo đèn ra xa vật chụp mà ngược lại, kéo lại gần vật chụp hơn nữa. Giả thiết ở đây là vật chụp nằm giữa phông và đèn.
Nắm được đặc điểm này của ánh sáng đôi khi bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều tiền cho việc sắm đèn của bạn. Đơn giản để khép thêm một khẩu trên ống kính bạn phải tăng gấp đôi công xuất đèn hiện có tại cùng một vị trí bố trí đèn (trong khi các thông số khác không đổi). Nếu đèn hiện tại bạn đang có đã xử dụng hết công xuất thì có nghĩa là phải mua thêm một cái đèn nữa có cùng công suất hay thay bằng một đèn khác có công xuất gấp đôi. Trong khi đó bạn chỉ phải kéo đèn gần lại thêm một ít thôi miễn là điều kiện cho phép.

Trên đây là những khái niệm cơ bản của ánh sáng trong nhiếp ảnh mà tôi đúc kết được trong quá trình tham gia vào lĩnh chụp ảnh, hy vọng ít nhiều giúp ích cho những ai mới bước chân vào lĩnh đẹp đẽ và tốn kém này. Để hiểu tường tận vấn đề tôi đề nghị bạn nên mua hẳn một cuốn sách chuyên đề hay tham dự một khóa đào tạo chuyên nghiệp. Và quan trọng nhất đó là chụp thật nhiều, thử thật nhiều. Một khi bạn nắm vững được vấn đề thì điều tưởng là khó hóa ra thật dễ dàng.
 

hellomoto

Active Member
Ðề: 5 khởi đầu cần thiết cho 1 newbie có kinh phí thật hạn hẹp muốn bước vào nghiệp Dslr

Chụp ảnh với Flash-Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Chụp ảnh với flash có độ phức tạp gấp 3 lần so với chụp ảnh với ánh sáng của môi trường (ambient light). Tuy nhiên, khi chúng ta đã hiểu những gì xảy ra trong vài mili giây sau khi nhấn nút chụp hình, chúng ta sẽ không còn thấy nó quá khó nữa và có thể chụp được những bức hình theo ý mình.

Cơ bản
Trước khi phưu lưu vào thế giới của chụp ảnh với flash, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về độ phơi sáng (exposure). Bài hướng dẫn này mặc định rằng bạn đã hiểu được sự ảnh hưởng của tốc độ chụp (shutter speed) tới độ phơi sáng và bắt dính các chuyển động (motion blur), sự ảnh hưởng của khẩu độ tới độ phơi sáng và độ sâu trường ảnh (depth of field), sự ảnh hưởng của độ nhạy sáng (ISO setting) tới độ phơi sáng và nhiễu (digital noise). Nếu bạn chưa nắm vững về những kiến thức này, bạn có thể tham khảo tại đây và đây

Bài 1: Những vấn đề cần biết khi chụp ảnh với flash

Bốn vấn đề đầu tiên là những vấn đề chung, bất khể bạn sử dụng flash gắn sẵn trên máy, flash ngoài gắn vào hotshoe hoặc ánh sáng studio (studio strobes).

#1: Mọi tấm ảnh chụp với flash đều có 2 loại phơi sáng - một là sự phơi sáng với ánh sáng của môi trường và một là sự phơi sáng với ánh sáng của flash. Đây là vấn đề rất quan trọng cần phải nhớ. Hãy tưởng tượng ra trình tự: màn trập mở ra, flash nháy sáng, màn trập đóng lại. Trong khoảng thời gian này, cả ánh sáng của môi trường lẫn ánh sáng của flash đều đóng góp vào quá trình ghi nhận hình ảnh. Chụp ảnh với flash yêu cầu bạn phải kiểm soát được cả hai loại phơi sáng này

#2: Sự phơi sáng đối với ánh sáng của flash không bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp (shutter speed). Toàn bộ quá trình phát sáng của flash bắt đầu và kết thúc trong khi màn trập đang mở, vì vậy việc để màn trập mở lâu hơn không giúp cho việc rọi sáng của flash. Sự phơi sáng đối với ánh sáng của flash và tầm hiệu quả của flash chỉ bị ảnh hưởng bởi khẩu độ và độ nhạy sáng chứ không phải bởi tốc độ chụp. Tuy nhiên, ánh sáng của môi trường trong khi chụp với flash sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc độ chụp. Vì vậy, thay đổi tốc độ chụp là một cách để kiểm soát lượng ánh sáng từ môi trường được thu lại trong quá trình chụp với flash.

#3: Sự rọi sáng của flash bị ảnh hưởng rõ rệt bởi khoảng cách chụp. Điều này cũng tuân theo quy luật căn bậc 2. Giả sử chúng ta sử dụng một lens cho tầm nhìn (field of view) là 4x6ft và khoảng cách chụp là 10ft. Cũng lens trên sẽ cho khoảng nhìn là 4x12ft nếu khoảng cách chụp là 20ft. Khi chúng ta nhân đôi khoảng cách chụp, diện tích ánh sáng sẽ phải bao phủ rộng gấp 4 lần (96ft2 so với 24ft2). Để đảm bảo cho độ sáng là như nhau thì lượng sáng cần phải cung cấp sẽ lớn gấp 4 lần. Hiện tượng này, thỉnh thoảng được gọi là “flash falloff”, sẽ ảnh hưởng tới một hình ảnh nào đó khi chụp nhiều đối tượng tại các khoảng cách khác nhau. Khi khoảng cách tới đối tượng chụp tăng lến 1.4 lần (căn bậc 2 của 2), ánh sáng của flash rọi lên đối tượng sẽ bị giảm đi một nửa. Giả sử chúng ta chụp một nhóm người xếp hang. Người đứng đầu cách chúng ta 10ft và người đứng hàng cuối cách chúng ta 14ft. Với nguồn sáng flash là nguồn sáng chính thì người đứng đầu sẽ sáng hơn người đứng cuối một stop (chỗ này em chịu ko biết diễn đạt thế nào cho thoát ý, xin lỗi các bác ).


#4: Ánh sáng môi trường và ánh sáng từ flash được máy ảnh đo một cách riêng biệt. Trong chế độ Av, Tv hoặc P, độ phơi sáng theo ánh sáng môi trường có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh tốc độ, khẩu độ hoặc cả hai yếu tố. Trên thực tế, flash được bật cũng không có ảnh hưởng gì đối với độ phơi sáng theo ánh sáng môi trường (ngoại trừ khi sử dụng chế độ P, máy ảnh ko sử dụng tốc độ chụp chậm hơn 1/60 khi sử dụng flash). Hệ thống đo sáng của máy ảnh không thể ước đoán được bao nhiêu ánh sáng thu được từ đèn flash, vì thế nó không thể dùng ánh sáng này để thiết lập tốc độ, khẩu độ.

Vấn đề số 5 liên quan tới các hình thức sử dụng đo sáng flash (flash metering) tự động, bao gồm “auto thyristor” flash, TTL, E-TTL hoặc E-TTL II.
#5: Đối với đo sáng flash tự động, ánh sáng chiếu từ flash được đo sau khi nút chụp ảnh (shutter button) được bấm và lượng ánh sáng phát ra từ flash được điều chỉnh tương ứng. Có một vài khác biệt kỹ thuật giữa các hình thức đo sáng flash nhưng tất cả các hình thức này đều hoạt động độc lập với viêc đo sáng đối với ánh sáng môi trường bằng cách điều chỉnh lượng ánh sáng phát ra từ flash chứ không phải thay đổi các thông số phơi sáng của máy ảnh.

#6: Mọi máy ảnh SLR với màn trập cơ học (mechanical shutter) thường có một tốc độ chụp tối đa để đồng bộ hóa với flash (maximum flash sync shutter speed) (1/200 hoặc 1/250 đối với các máy Canon DSLR hiện nay). Tại tốc độ chụp chậm, màn đầu tiên (first curtain) được mở, flash phát sáng, và sau một khoảng thời gian nhất định, màn thứ hai (second curtain) đươc đóng lại sau màn thứ nhất. Tại tốc độ chụp nhanh hơn flash sync, màn thứ 2 bắt đầu được đóng lại trước khi màn thứ nhất được mở toàn bộ. Màn thứ hai đóng lại sau màn thứ nhất và hai màn này chạy song song với nhau theo dọc khung hình, chỉ phơi sáng chỉ phần hình ảnh nằm giữa hai màn vào thời điểm đó. Flash phát sáng trong suốt quá trình này sẽ rọi sáng chỉ một phần của hình ảnh.

#7: (Chỉ áp dụng cho các máy ảnh số hiện đại). Nếu chúng ta thiết lập tốc độ chụp nhanh hơn flash sync hoặc sử dụng chế độ Av với khẩu độ yêu cầu phải có tốc độ chụp nhanh hơn flash sync để đạt được độ phơi sáng đúng, máy ảnh sẽ tự động chuyển tốc độ chụp về tốc độ flash sync khi tấm ảnh được chụp nếu flash built-in hoặc flash gắn ngoài được bật. Thường thì kết quả là dư sáng trừ khi chúng ta thiết lập “safety shift” trong custom function. Khi ảnh bị dư sáng khi sử dụng flash ngoài trời, có thể là do nguyên nhân trên. Ảnh chụp thường không bị dư sáng do sánh sáng từ flash mà thường bị dư sáng do ánh sáng môi trường bởi vì tốc độ chụp quá thấp. Nếu chúng ta sử dụng flash để bù sáng trong điều kiện trời sáng, cần phải giảm khẩu độ hoặc giảm ISO để tốc độ chụp thấp hơn tốc độ flash sync.


Bài 2: Tại sao chúng ta lại cần flash rời cho máy ảnh?

Rất nhiều máy ảnh, bao gồm cả một số máy DSLR ảnh khá đắt tiền, có flash tích hợp sẵn cũng như là có khe để gắn flash ngoài. Người mới bắt đầu thường hỏi tại sao họ nên mua một chiếc flash ngoài để gắn vào đó, bài học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

Lý do 1: Hiện tượng mắt đỏ (redeye)
Chúng ta đều nhìn thấy những bức ảnh chụp người mà mắt họ đỏ rực như mắt mèo. Điều này có thể làm hỏng một tấm ảnh dù các yếu tố khác đều rất đẹp. Mắt đỏ được gây ra bởi ánh sáng phản xạ từ võng mạc của mắt. Hiện tượng này càng tệ khi đồng tử của mắt chủ thể mở rộng (chụp trong nhà) hoặc khi chụp với góc hẹp giữa nguồn sáng (flash), mắt và ống kính. Về phương diện hình học, hai nhân tố ảnh hưởng tới góc trên là khoảng cách giữa flash và ống kính; và khoảng cách từ máy ảnh tới mắt chủ thể. Một cách để tránh mắt đỏ là chuyển flash ra xa ống kính. Flash càng cách xa ống kính thì khả năng tránh được hiện tượng mắt đỏ càng nhiều. Thông thường, flash gắn ngoài sẽ có khoảng cách tới ống kính gấp đôi flash bật lên từ máy. Chúng ta có thể sử dụng giá đỡ để làm tăng khoảng cách với ống kính nhằm tránh hiện tượng mắt đỏ.


Lý do 2: Độ sáng
Khoảng sử dụng hiệu quả của bất kỳ loại flash nào phụ thuộc vào khẩu độ và độ nhạy sáng được máy ảnh sử dụng. Ví dụ, tại f/8 và ISO 100, flash có sẵn trong máy DSLR hiện nay chỉ mang lại hiệu quả nếu chủ thể nằm trong khoảng cách 5ft (khoảng 1.5m). Tất nhiên, chúng ta có thể tăng khoảng hiệu quả này bằng cách mở khẩu hoặc tăng ISO nhưng điều này dẫn đến làm giảm độ sâu trường ảnh hoặc tăng nhiễu. Một flash ngoài tốt có khả năng cung cấp ánh sáng mạnh gấp 15 lần flash có sẵn trong máy và mang lại khoảng cách sử dụng hiệu quả gấp 4 lần. Điều này cho phép chúng ta có thể khép khẩu để lấy độ sâu trường ảnh lớn hoặc giảm ISO để giảm nhiễu. Độ sáng cũng là yếu tố quan trọng để đánh flash phản xạ hoặc bù sáng trong lúc chụp hình ngoài nắng.

Lý do 3: Đánh flash phản xạ (bounced flash)
Khả năng hướng flash vào tường hoặc trần nhà sẽ tạo ra bức hình tốt hơn nhiều so với đánh thẳng. Điều này có thể giải nghĩa bởi sự khác nhau giữa ánh sáng gắt chiếu thẳng vào mặt và ánh sáng phản xạ từ trần hoặc tường dịu hơn và gần với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra sự phản xạ ánh sáng từ trần có tác dụng làm nguồn sáng rộng hơn, tạo ra bong đổ mềm hơn, nền ảnh sáng hơn tự nhiên hơn. Độ sáng yêu cầu cho kỹ thuật này thay đổi rất lớn tùy theo độ cao và màu sắc của trần và các yếu tố khác nhưng thậm chí với trần nhà thấp và trắng, độ sáng yêu cầu vẫn gấp 4 lần độ sáng khi ta đánh flash trực tiếp. Với flash trực tiếp, chúng ta chỉ chiếu sáng đối tượng chụp, với flash phản xạ, chúng ta chiếu sáng cả căn phòng.

Lý do 4: Công cụ điều chỉnh ánh sáng flash (Flash modifiers)
Có rất nhiều loại “diffuser” hoặc các phụ kiện khác gắn vào flash để thay đổi hướng của ánh sáng phát ra từ flash. Chúng ta có thể sử dụng softbox, lambency diffuser … hoặc đơn giản như một tấm thẻ buộc vào flash. Các hình thức trên có thể hoạt động hơi khác nhau nhưng nói chung chúng đều được thiết kế để tạo ra nguồn sáng rộng hơn chiếu lên chủ thể. Một trường hợp hoàn toàn khác biệt so với các loại phụ kiện trên là Better Beamer, dùng để tạo ra một nguồn sáng mạnh, hẹp chiếu một khoảng cách lớn cho việc chụp hình động vật hoang dã (wildlife shooting). Khi sử dụng đúng, các công cụ điều chỉnh ánh sáng flash có thể làm tăng chất lượng ảnh chụp một cách rõ rệt nhưng rõ rang là chúng ta cần phải có một flash gắn ngoài để sử dụng chúng.

Lý do 5: Giá đỡ flash
Giá đỡ flash có rất nhiều loại và phục vụ cho hai mục đích. Bên cạnh việc di chuyển flash ra xa ống kính (đã đề cập ở lý do 1), nó còn cho phép máy ảnh có thể xoay dọc trong khi flash vẫn ở phía trên của ống kính. Điều này ngăn ngừa việc đổ bóng sáng bên cạnh có thể làm hỏng bức ảnh trong khi chụp theo chiều dọc. Một số loại giá đỡ có thể lật được flash, giữ cho flash cùng chiều với máy ảnh. Loại này cho phép flash zoom cùng với ống kính và tránh được ánh sáng thừa với flash trực tiếp. Một số loại khác lại cho phép máy ảnh xoay trong khi flash vẫn giữ nguyên trên máy ảnh. Loại này làm cho việc đổi chiều trong khi gắn trên tripod trở nên dễ dàng và làm việc tốt hơn với một số loại flash modifier như là Lumiquest Promax System. Sử dụng giá đỡ flash yêu cầu phải có một dây sync nối flash với máy ảnh.

Lý do 6: Các lý do khác.
Hầu hết các flash gắn ngoài đều có thêm các tính năng mà flash gắn cùng máy không có. Một số tính năng thường thấy ở flash gắn ngoài:
1. Hỗ trợ lấy nét-Tính năng này tạo ra các vạch sáng trên chủ thể hỗ trợ hệ thống lấy nét tự động hoạt động tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.
2. FP Flash (high speed sync)-Tính năng này cho phép sử dụng tốc độ chụp cao hơn. Nếu chúng ta sử dụng flash để bù sáng khi chụp ngoài trời và muốn đặt khẩu độ lớn để xóa phông mạnh, FP Flash là rất cần thiết.
3. Chế độ manual-Cho phép chúng ta thiết lập và điều chỉnh độ sáng của flash, không bị lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống đo sáng flash tự động (automatic flash metering) và cũng có thể sử dụng flash như một nguồn sáng phụ thuộc (slave). Đây là kiến thức khá khó nhưng trước sau gì chúng ta cũng phải nghiên cứu sử dụng.
4. Wireless E-TTL-Cho phép sử dụng nhiều flash với các độ sáng khác nhau trong chế độ master/slave (chỗ này em ko dịch thì tốt hơn) được sắp xếp bằng chế độ đo sáng flash E-TTL (E-TTL flash matering)

Tóm lại, các máy ảnh DSLR ngày nay đều trang bị những công nghệ tiên tiến và với những ống kính phù hợp, chúng có thể chụp được những bức ảnh tuyệt vời. Tuy nhiên, flash sẵn có trong những máy này không cung cấp đủ độ sáng cần thiết và quá gần ống kính, ko thể sử dụng để đánh phản xạ và không thể dùng được cái các phụ kiện điều chỉnh ánh sáng flash. Sự vô dụng của chúng giải thích tại sao các máy ảnh cao cấp không tích hợp sẵn đèn flash
Lời khuyên dành cho mọi người dùng DSLR là mua một đèn flash ngoài ngay nếu bạn đủ tiền cho nó. Trong khi có rất nhiều thể loại ảnh không yêu cầu có đèn flash, nhưng hầu hết những người mới cầm máy đều chụp người (people shot) hơn là chụp các chủ thể khác. Flash có thể cải thiện ảnh chụp người kể cả trong nhà lẫn ngoài trời. Trước khi nghĩ tới việc mua thêm ống kính hoặc một cái tripod xịn hoặc một phụ kiện nào khác, hãy mua một đèn flash tốt cho máy ảnh của mình

Bài 3: Đánh flash phản xạ như thế nào

Chụp ảnh đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và khá phức tạp, không một thông số hoặc cách thức nào có thể áp dụng được cho mọi trường hợp, bài hướng dẫn này viết trên giả định chúng ta chụp trong một phòng nhỏ và có trần thấp màu trắng, thường là nhà ở, lớp học hoặc phòng làm việc.

Tại sao sử dụng flash?
Đơn giản để tạo ra hoặc thêm vào ánh sáng cho căn phòng cho phép chúng ta thiết lập tốc độ chụp cao hơn (giảm bóng mờ trong ảnh), khép khẩu nhỏ hơn (có trường ảnh sâu hơn), ISO thấp (giảm nhiễu) so với việc sử dụng ánh sáng môi trường. Hệ thống hỗ trợ lấy nét của flash cũng giúp chúng ta lấy nét nhanh hơn và chính xác hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Tại sao phải dùng flash phản xạ?
Trong tự nhiên, nguồn sáng thường chiếu từ phía trên xuống chủ thể, vì vậy vùng bóng đổ tạo ra bởi ánh sáng phản xạ từ trần nhà khi dùng flash trông sẽ tự nhiên hơn. Khi ánh sáng phát ra từ flash đập vào trần nhà và phản xạ xuống theo mọi hướng, ánh sáng sẽ rọi sáng cả căn phòng. Điều này tạo ra một nguồn sáng rộng khắp phòng không những làm bóng đổ mềm hơn mà còn làm nền ảnh sáng hơn. Khi sử dụng đúng cách, đánh flahs phản xạ còn giúp chúng ta tạo ra được hình ảnh tự nhiên không giống ảnh có sử dụng nguồn sáng ngoài. Nguyên nhân cuối cùng là đánh flash phản xạ sẽ loại bỏ hiện tượng mắt đỏ khi chụp với flash trực tiếp.

Vấn đề nhiệt độ màu
Flash ngoài tạo ra nhiệt độ màu tương tự như ánh sáng ban ngày. Ánh sáng từ đèn dây tóc (incandescent, tungsten) có nhiệt độ màu thấp hơn tự nhiên và ánh sáng tạo ra từ đèn neon (fluorescent) có nhiệt độ màu cao hơn tự nhiên làm cho ảnh bị ám xanh hoặc ám vàng. Thông thường, đèn flash có khả năng tạo ra nguồn sáng đủ mạnh để chiếu sáng một căn phòng nhỏ, vì vậy chúng ta nên giảm ánh sáng từ môi trường xuống mức nhỏ nhất có thể bằng cách thiết lập tốc độ chụp bằng với tốc độ đồng bộ hóa flash (flash sync speed) (thường là 1/200 hoặc 1/250 với các máy Canon DSLR hiện nay). Điều này sẽ làm cho ánh sáng flash trở thành nguồn sáng chính và loại bỏ các vấn đề gây ra bởi nhiều nguồn sáng có các nhiệt độ màu khác nhau.

Thiết lập khẩu độ
Nếu chúng ta muốn thiết lập khẩu độ để có được một độ sâu trường ảnh như ý, hãy chú ý tới các vấn đề sau. Khẩu độ nhỏ (f lớn) sẽ đòi hỏi phải thiết lập ISO cao để có được độ phơi sáng như ý. Độ sâu trường ảnh là một khái niệm tương đối phức tạp nhưng nói chung, với chụp ảnh người trong nhà, f/4 là đủ đối với một đối tượng và f/8 là đủ với một nhóm nhỏ. Đây là những nguyên tắc chung, bạn hoàn toàn có thể chọn một khẩu độ bạn cho là tốt nhất tùy thuộc vào chủ thể mà bạn định chụp.

Thiết lập độ nhạy sáng (ISO)
Chúng ta đã bàn qua về tốc độ chụp và khẩu độ, ISO là phần cuối cùng trong công thức tạo ra độ phơi sáng. Nếu sử dụng ISO cao, tấm ảnh sẽ có nhiều nhiễu, một mẹ nhỏ là thiết lập ISO vừa đủ để để có thể lấy đủ sáng cho bức ảnh chứ không nên thiết lập cao quá mức cần thiết. Điều này đòi hỏi bạn phải thiết lập và thử nhưng thông thường ISO 400 là mức hợp lý để bắt đầu.

Thiết lập, thử và điều chỉnh
Thông thường, chúng ta ước đoán một khẩu độ và ISO nào đó để có được độ phơi sáng cần thiết cho bức ảnh đối với flash phản xạ và thử để xác định thông số hợp lý. Với chế độ M trên máy ảnh, việc thiết lập có thể dựa vào hướng dẫn bên trên, đặt flash ở chế độ E-TTL, chụp vài tấm hình với chủ thể ở cuối phòng. Ngay sau mỗi lần chụp, quan sát đèn báo xác nhận độ phơi sáng trên flash (flash exposure confirmation lamp-FCL), gần đèn pilot phía sau flash. Tín hiệu từ đèn này cho biết flash có thể cung cấp đủ ánh sáng cho một tấm ảnh đúng sáng với các thông số chúng ta đã thiết lập hay không.
Nếu đèn này không sáng, điều này có nghĩa là flash không thể cung cấp đủ ánh sáng để có độ phơi sáng đúng với các thông số ta đã chọn. Cần phải mở khẩu hoặc tăng ISO tùy theo mục đích chụp và thử lại lần nữa.
Nếu đèn sáng, nhìn vào histogram (cái này em không dịch ạ ) để xác định tấm ảnh đã đúng sáng hay chưa. Nếu tấm ảnh bị thiếu sáng, tăng thêm độ sáng cho flash bằng cách bấm vào +FEC (flash exposure compensation). Việc tăng sáng cho flash là thường thấy trong khi sử dụng flash phản xạ và chế độ đo sáng E-TTL của flash. Sau khi điều chỉnh FEC, thử lại, điều chỉnh tiếp cho tới khi đạt được độ phơi sáng mong muốn. Nếu bạn chưa biết đọc thông tin histogram thì mời tham khảo tại đây.
Khi chúng ta thực hiện việc điều chỉnh, chúng ta đã sẵn sàng để chụp được những tấm ảnh với độ phơi sáng đúng. Tuy nhiên, cần phải nhớ kiểm tra FCL và histogram thường xuyên. Rất nhiều yếu tố như trang phục màu, cửa sổ màu trắng hoặc việc thay đổi hậu cảnh có thể làm hệ thống đo sáng của flash không chính xác và cần phải điều chỉnh bởi người chụp.

Dưới đây là một số kinh nghiệm về chụp với flash phản xạ cần nhớ:
1. Hướng flash thẳng lên trần mỗi khi bạn muốn đánh flash phản xạ, tránh sử dụng góc 45 độ vì nó có xu hướng chỉ chiếu sáng chủ thể và và tạo ra các vùng sáng trên trần nhà ở phía trên chủ thể.

2. Buộc một tấm bìa vào đầu của flash như hình dưới sẽ tạo ra catchlight trong mắt của chủ thế và cung cấp thêm một chút ánh sáng chiếu trực tiếp để bù sáng cho những phần bóng đổ trên chủ thể như hốc mắt, cổ.

3. Zoom flash tới mức rộng nhất có thể sẽ tạo ra một vùng sáng rộng từ trên trần giúp cho việc chiếu sáng hiệu quả hơn và cung cấp nhiều ánh sáng phản xạ từ tấm bìa hơn.

4. Trần nhà không phải là nơi duy nhất có thể sử dụng cho ánh sáng phản xạ. Chúng ta có thể sử dụng các bức tường xung quanh.


Bài 4: Guide Number

Guide number là gì?
Guide number cho flash điện tử là một cách để xác nhận độ sáng cực đại mà đèn flash có thể tạo ra được diễn đạt theo hai thông số là khẩu độ và khoảng cách.Guide number (GN) là một kết quả tính toán từ khẩu độ và khoảng cách từ flash tới chủ thể thể hiện lượng ánh sáng phải cung cấp để cho ảnh đủ sáng.
Công thức cơ bản: GN = khẩu độ x khoảng cách
Từ công thức trên chúng ta có thể suy ra:
Khẩu độ = GN/khoảng cách
Khoảng cách = GN/khẩu độ

Ba cách thường sử dụng GN là:

1. Xác định khẩu độ cần thiết để chụp tại một khoảng cách định trước khi sử dụng manual flash. Ví dụ: Flash có GN bằng 160 ft và khoảng cách cần chụp là 20ft, khẩu cần phải dùng là f/8.

2. Xác định khoảng cách tối đa mà flash có thể cung cấp đủ sáng cho chủ thể tại khẩu đã định trước. Ví dụ: Flash có GN là 160ft và khẩu sử dụng là f/8. Khoảng cách tối đa mà flash có thể cung cấp đủ sáng là 20ft.

3. So sánh độ mạnh của các loại đèn flash (GN càng cao thì đèn càng mạnh). Tất nhiên chúng ta phải so sánh trên cùng một tiêu chí (có thể xem mục 2 ở dưới đây)

Những vấn đề này tương đối đơn giản và khá dễ hiểu, tuy nhiên có một số vấn đề chúng ta cần phải nhớ:

1. GN phải được thể hiện bằng một số đo khoảng cách nào đó (thường là ft hoặc m) tại một giá trị ISO nào đó. Hầu hết các quảng cáo về guide number được đo bằng m tại ISO 100, nhưng bạn phải xác định chắc chắn những vấn đề này. Một số trường hợp, GN được thể hiện bằng feet và một số trường hợp được ghi nhận tại ISO 25 hoặc một giá trị nào khác. Để chuyển từ m sang feet, bạn nhân với 3.3.

2. GN thay đổi khi bạn zoom flash. Ví dụ, đèn 580EX có GN bằng 58m khi zoom tại 105mm nhưng chỉ có GN bằng 28 khi zoom tại 28mm.

3. GN tăng khi chúng ta tăng ISO. Tăng gấp đôi ISO, GN sẽ tăng gấp 1.4 lần. Tăng ISO từ 100 lên 400 sẽ tăng gấp đôi GN.

4. Việc sử dụng thêm một loại dụng cụ thay đổi ánh sáng flash nào đó (diffuser, bouncer, umbrella…vv) cho flash sẽ làm giảm hiệu quả của GN. Giá trị GN trong tài liệu đi kèm là giá trị đo khi không sử dụng thêm bất kỳ một dụng cụ nào.

5. GN sẽ giảm rõ rệt khi sử dụng chế độ đồng bộ tốc độ cao (high speed sync-FP Flahs). Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ vấn đề này ở phần sau

Những vấn đề trên có thể sẽ làm cho công thức tính toán trở nên phức tạp hơn một chút, vì vậy chúng ta cần để ý tới khoảng cách được thể hiện ở màn hình phía sau flash. Flash sẽ tính toán cho chúng ta, từ các thông số khẩu độ, ISO và HSS, và đưa ra một ước tính tương đối chính xác khoảng cách mà bạn có thể đứng. Hãy nhớ rằng flash không thể biết rằng chúng ta đang sử dụng diffuser hay không, vì vậy nếu chúng ta có sử dụng thì kết quả mà flash đưa ra vẫn không thay đổi
 

phunghuutuyen

New Member
Ðề: 5 khởi đầu cần thiết cho 1 newbie có kinh phí thật hạn hẹp muốn bước vào nghiệp Dslr

Em cũng chỉ có thể mua 1 máy khoảng 7-8tr thôi. để chup anh gia đình và những lúc đi xa.
Mong các bác chỉ bảo cho em
Xem mua máy gì là tốt
cho em xin 1 vài mẫu

7-8 triệu chi phí quá ổn cho khởi đâu nhưng phải chấp nhận 2nd cho Dslr hay brandnew cho P&S.

1/ 2nd Dslr Canon 400D, 450D, 20D + lens kit

2/ 2nd Nikon D40, D40x, D50, D60, D70s + len kits

Vừa đẹp tầm 380-400USD cho 2 option trên. Vài ba tháng quen tay quen mắt chi thêm 1 lens manual focus 50mm tầm 400-800K cho nhu cầu chân dung hay chơi DOF ^^.

3/ 100% brandnew P%S:

Canon Canon PowerShot SX20 IS giá KL báo hôm nay 380 USD gia đình, lưu niệm tuyệt vời, quay film HD tàm tạm, chụp choẹt marco mấy con Dslr thiếu lens phải kêu bằng tổ sư. Thân máy cũng khá to hem thua mấy em Dslr xxD của Canon, hay mấy dòng D40-D60 của Nikon bao nhiêu, cầm lên cũng khá oai^^.

Chưa biết gì hay chỉ muốn dừng lại như bác đã nêu: lâu lâu gia đình và đi du lịch nên mua vì xài 4 pin AA, mua 1 bộ sạc + 4 pin Sanyo Eneloop xài vô tư vài năm, mấy máy P&S dạng xài pin Lithium ít sử dụng nên tránh vì sau vài năm giá máy giá pin gần bằng nhau chưa kể không có mà mua.

Thích gọn nhẹ hơn thì Canon PowerShot S90 tầm giá 360 USD.

Chất lượng cà 2 xấp xỉ nhau, thích chỉnh sửa chi tiết hơn bằng Photoshop thì chọn Canon PowerShot S90 vì chụp được file RAW.

Các chi tiết bác chịu khó tham khảo thêm trên mạng

các anh cho em vài lời khuyên về em Fujifilm S1800 + khả năng học từ em này (em nó là loại compaq) được kô ạ.kinh phí hạn em nên em lỡ gửi bạn mua hàng xách tay rùi(hàng chưa về)

dpreview.com/reviews/specs/FujiFilm/fujifilm_s1800.asp

Đã mua rồi thì đợi máy về, chụp xong post ảnh lên, anh em sẽ chỉ dẫn thêm, máy nào khai thác đến tận cùng cũng cho ra ảnh đẹp. Nêu rõ nhu cầu bạn thích chụp về thể loại nào, các yêu cầu của bạn nêu ra quá vằn tắt anh em khó tư vấn chính xác. Thân.
 

phunghuutuyen

New Member
Ðề: 5 khởi đầu cần thiết cho 1 newbie có kinh phí thật hạn hẹp muốn bước vào nghiệp Dslr

Dòng máy này khởi đầu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều thì cứ set ở chế độ A (ưu tiên khẩu độ), chân dung thì cứ mở khẩu độ to nhất, phong cảnh thì khép khẩu độ bé nhất (khẩu to là khẩu độ có trị số bé và ngược lại) kết hợp với Auto Iso.. Khi dùng chế độ A bạn chọn khẩu độ to hay nhỏ, tốc độ máy sẽ tự động biến thiên theo cho bạn 1 tấm ảnh đúng sáng.

Hay đơn giản hơn nửa bạn cứ dùng 6 Scene SR AUTO mà Fuji đã cài đặt sẵn, hầu như giúp ích rất tốt cho 1 newbie. Tùy thể loại bạn muốn chụp bạn cứ chỉnh về 1 trong 6 chế độ này.

Sau 1 thời gian tham khảo sách vở và rút ra ưu khuyết điểm trên ảnh chụp, bạn hãy nghĩ tới việc dùng chế độ M, chế độ M cho ta nhiều tùy biến sáng tạo hơn, nhưng bù lại đòi hỏi người sử dụng phải có khá nhiều kinh nghiệm.

Thân chúc bạn mau chóng gặt hái nhiều kết quả tốt trên thiết bị mới.
 

khanhaho

New Member
Ðề: các chiêu chỉ dẫn của bác Tuyến

thêm nữa đây:
--------------------------------------------
- Về tripod (cái này trong thớt phơi ban đêm)
Chân đinh dùng nơi gió cát, gặp nền bê tông cứng ngắt nó nhảy như ngựa điên chết sớm, bửa nào ra đường gặp mấy cái tripod gỗ của bọn giao thông công chánh đo đường chôm 1 cái về mod xài bá cháy.

@ vit-bau: xanh ngan ngát là do style của từng hãng, vì vậy Nikon và PenTax bầu trời có âm u chút xíu chụp lên vẫn xanh mát mắt, bù lại skin tone nhiều khi bị vật khóc không thành tiếng, nhưng mấy cái vụ xanh đỏ tím vàng này bác cứ lanh quanh trong Camera Raw chút là ra tuốt, đứng xem mấy chú em hậu kỳ album bên mình tụi nó làm chỉ trong vòng vài nốt nhạc ^^.
------------------------------------------------
- Về studio setup (trong thớt bác Nhảm):
Trưng bày hàng hóa mới sắm thì OK, nhưng nếu set-up để chụp thì sai be bét, chụp rớt bóng lên phông là 0 điểm về chổ quỳ gối .
Đèn kéo xa mẫu tối thiểu tầm 2m5-3m, tạo khối trái phải bằng cách chỉnh công suất đèn, bề ngang phòng hẹp như trên, nếu vui chơi tài tử thì không thành vấn đề, nhưng hành nghề chuyên nghiệp trong tương lai nên đầu tư thêm vào bộ dàn treo cho phòng thoáng đãng hơn.

Minh Đức- Bộ dàn treo đèn phòng Studio | Phụ kiện KTS | 123mua | Thuận mua Vừa bán

Học hỏi kinh nghiệm thì nhở bác google, bây giờ đa phần thầy bà, khóa học này nọ cũng toàn chơi trên đây về hết ^^:

Portrait photography Lighting tips - Portrait photography lighting set-up

Portrait Lighting For Beginners: Portraits With One Light | Sublime Light

Main Light

Bác đầu tư nghiêm chỉnh chút làm nơi thực tập của anh em đồng môn sẽ sớm thu hồi vốn thôi, sudio chụp portrait chỉ cần tối đa 4 đèn, hơn nửa chỉ tổ loạn sáng, em thấy giờ nhiều nơi chả hiểu sao phang gần chục cây, ra ảnh như giữa trưa nắng hẻ. Thân.
--------------------------------------------
- Về flash và setup flash:
Tóm tắt cho dễ hiểu:

M: tất cả thông số điều chỉnh bằng tay, tốc độ máy set trong thông số máy cho phép thí dụ máy ăn đèn tối đa 1/180s thì chỉ được phép để < 1/180s, để hơn sẽ bị 1 làn đen suất chiều ngang tính từ dưới đáy khuôn hình trở lên, tốc độ vượt tốc độ ăn đèn của máy càng lớn thì làn đen này càng to. Công suất đèn luôn tính theo iso 100 gọi là guide number viết tắt GN nên coi theo sách hướng dẫn để biết thông số, tính theo hệ mét hay feet. Thí dụ nếu là 35 theo hệ mét thì có công thức tính như sau:
GN: khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp= khẩu độ cần đặt trên máy [Gn 35: 3mét = 11.6 (tương đương khẩu độ 11)]. Set thông số chụp Flash M có 1 thông số như sau: lấy 3m làm chuẩn sau đó ráng thuộc dãy thông số sau nếu xài lens fix: 1m - 1m5 - 2m - 3m - 4m - 5m. Xa hơn nấc 3m thì cứ 1 nấc mở thêm 1 khẩu, gần hơn 3m thì phải 1 nấc khép đi 1 khẩu. Suy ra như sau:

1m= f:32
1m5= f:22
2m = f:16
3m = f:11
4m = f:8
5m = f:5.6

Tất cả trên đây là tính theo iso 100, iso 200 thì nhân GN lên gấp 2 rồi chia chác tiếp tục, iso 400 thì nhân 4 v.v.... Ngoài ra tùy theo background sáng tối, đèn sử dụng lâu chóa ám vàng thì đóng mở thêm 1/2 - 1 khẩu nửa. Toát mồ hôi chưa hehe.

Nhưng nếu xài zoom thì có 1 mẹo vặt, cứ đứng ở khoảng cách 3-4m, mở khẩu độ theo công thức trên và crop hình bằng zoom.

A: CHỈnh mode A trên đèn ta sẽ có 1 lô thông số :
Iso xx + Khẩu độ xx: cho phép chụp tối thiểu bao nhiêu mét đến tối đa bao nhiêu mét.

Thí dụ: iso 100 + f:11 sẽ cho phép chụp tầm 0, 5 - 3 mét trong phạm vi này sensor trên thân đèn flash sẽ tự động tăng giãm cường độ cho đúng sáng với khẩu độ máy đang sử dụng, ta không cần phải đóng mở ống kính thủ công như chế độ M.
Trên các flash rẽ tiền thường chỉ có 2 chế độ A, Sb 28 DX có 1 dãy chế độ A liên tục từ f:2 đến f: 16 hay f: 22 gì đó lâu quá rồi em hết nhớ nổi ^^. Bác có đèn trong tay vọc thử xem. Tham khảo thêm cách sử dụng mode A ở đây:

Nikon SB-28DX SB28DX Speedlight

TTL hay i-TTL: Cách sử dụng gồm tất tần tật M , A cộng vào sử dụng hết cũng đau đầu không kém, nếu muốn kiểm soát DOF, Background, ...... Nhưng đơn giản sáng mặt ăn tiền thì cứ máy set về chế độ P, đèn về chế độ TTL nếu là máy film và dòng đèn SB- xx hay Máy set P, đèn về chế độ i-TTL, iso 400-800 nếu là máy D-Slr khử noise tốt tầm D90> và dòng đèn Sb-xxx.

Tóm tắt đơn giản cho bác hiểu sơ, D-slr có preview tức thì bác cứ mạnh dạn cắm vào mà chụp và rút tỉa thêm kinh nghiệm, chụp đèn tuy thấy đơn giản nhưng nắm rõ nó cũng cấn có thời gian khá lâu, không thể diễn tả hết trong 1 bài viết ngắn gọn. Thân.
--------------------------------------------
- Về chuyện chụp hình đám:
Trong mảng ảnh dịch vụ, lưu niệm nếu là thợ thầy thì 17-40L, 24-70L, 24-105L..... + body XXD - xD chủ yếu để có máu mặt giao lưu với anh em xung quanh, nhất là khi vào các sảnh cưới 5-7 đám chả lẽ khố rách áo ôm chúng nó cười cho (nhưng âu cũng là bệnh sĩ), thì cứ to nhất , oai nhất em xui các bác cứ chơi tới bến vì đồ nghề làm ăn năm nay không xong thì vài ba năm tới cũng thu hồi vốn xong.

Còn thân em quanh năm suốt tháng, đánh thuê ôm máy khủng của chủ, nặng nề khủng hoảng, được xổng ra giao lưu văn nghệ hay miễn phí hội hè cùng anh em chúng bạn, thì cứ body cùi + lens kits em xúc hết, trọng lượng và kinh phí dôi ra em đầu tư qua đèn tốt, mấy ảnh sau em thực hiện bằng Pen K10D + len kits + đèn cóc + Flash Mezt 45CL1 diffuseur bounce thấy xuất ra ảnh 20x30cm cực kỳ ổn, em chủ yếu bố cục cho gọn, còn lại mấy vụ màu mè, sắc nét,skine tone..... cứ giao Lab làm tiếp, nếu chỉnh theo ý mình 9/10 ảnh xuất ra như tranh cắt dán vì Lab đẩy sharpness hầu như max.

Ảnh dịch vụ thì quên đi mấy cái vụ non flash mà dùng ống to khẩu, iso cao chụp, xác xuất out nét rất cao, vì chuyện diễn ra thì cứ ào ào, chả ai dừng lại cho các bác chỉnh chu bố cục, hay diễn lại, chưa kể vài đám gặp các cụ gia trưởng thì im thin thít, ngậm tăm mà làm theo họ(mỗi nghề mỗi nghiệp, kiếm miếng cơm nhiều lúc tức ói máu ^^)
Còn wide thì em nào chẳng méo nhiều hay méo ít, khách hàng họ chẳng quan tâm, có điều khách trẻ tự lực cánh sinh thì thời thượng DOF dầy hay mõng, còn mọi chuyện bố mẹ chu tất thì nét tất tần tật, càng nhiều quan khách thu được vào hình càng tốt, cái này các bác nên quan sát kỹ đối tượng giao ảnh nhận tiền mà liệu bề chụp choẹt. Thân.
--------------------------------------------
- Về các ống zoom:
Thò thụt có khuyết cũng có ưu, khuyết như bác hello đã nêu, ưu thì chính những khuyết điểm nêu trên sẽ làm các bác sử dụng nó nhẹ nhàng khéo léo hơn, em xài qua 3 đời ống 24-105 thật sự thấy rất ổn.

1/Đi miền biển gió cát về lấy cọ quét cho sạch sẽ, bụi bám vào do lười vệ sinh.

2/Tuổi thọ dây AF không quá ngắn như bà con thường nghĩ nếu biết cách sử dụng, em thấy nhiều bác zoom xoay nhưng vặn ào ào ra vào thấy ớn lạnh, em sử dụng dịch vụ liên tục thay đổi range nhưng tệ lắm cũng phải trên 100K shot may ra mới báo chập chờn dây AF, nhẹ nhàng ra vào thôi, FF khả năng crop lại rất sướng chả cần 100% đúng bong bố cục khuôn hình cho thể loại action, event, nên theo quy tắc vàng thà dư hơn thiếu.

3/ Xóa phông từ 24-70 thì con 24-70 2.8 chỉ nhỉnh hơn con f:4 tý tẹo trên FF vì bản chất nó vẫn là dãy wide - short tele. Nhưng ở 105 khẩu 4 thì em 24-70 ở 70 cho dù 2.8 vẫn phải kêu 105 bằng cụ. Năm xưa film rồi đến các thế hệ Dslr đầu tiên sensor noise tè le, thì thật sự 2.8 và 4 là 1 khẩu cực kỳ quý báu, nhưng giờ thì 2 em nó hầu như xêm xêm nhau, khi lắp lên các body khử noise khủng hiện nay.

4/ Chưa kể thật sự chụp chân dung mịt mù xóa phông và kinh tế theo tinh thần từ từ mà sắm thì Brand new 24-105 L f:4 + 70-200 L f:4 vẫn hơn đứt đuôi 24-70 L f: 2.8 + 200 USD. Lão hello cầm cái lon 70-200 f:4 cà tàng vẫn tiễn biệt khối anh tài 2 số đuôi 2.8 về nhà dưỡng sức trong thể loại chân dung.
All in one trên FF thì trùm vẫn là con 24-105 L F:4 IS, nét căng ngay từ khẩu 4, tính thanh khoản cực cao xài thoải mái, đừng để ngoại hình tan nát, thay dây zoom vài lần, cứ bù 200 USD lấy về 1 con mới keng xài tiếp, em mới đổi con thứ 3 cho tiệm hồi cuối năm bên Xuân Sơn Trần Hưng Đạo. Bác hay chụp event cho trường sẽ thấy cái quý của range 105, 17-40 chả chụp choẹt được gì trên FF nó sinh ra dành cho landscape.

Tamron thì tánh bác nay đổi mai chác nếu thằng hàng xóm nó kháy:" FF sao chơi hàng for", xài luôn hay kiếm tiền thì OK, còn lăn tăn kiếm ánh sáng cuối đường thì nên tránh xa, mua dễ bán khó.

Fix wide cần thời gian khá nhiều để làm chủ về bố cục, đợi cháo nhừ rồi tính tới nó, bác công tác khắp nơi và đặc thù công việc của bác khi dùng máy ảnh thì 24-105 em khuyên bác nên chọn, chỉ có điều lăn tăn, ngân sách lại bị vọt lên đáng kể, thôi thì tạm nghỉ vài tháng chắc tạm ổn.
--------------------------------------------
- Về chụp hoa lá hẹ:
Chụp hoa lá cành, hay tóm chung là thể loại Close-up, Marco, đầu tiên nếu tay yếu, chân rung vì đam mê ăn chơi đủ thứ thì:

1/ Mua 1 cái tripod và gắn máy ảnh lên nó.

2/ Nếu đã gắn lên tripod mà lens có IS thì tắt tính năng này đi.

3/ Nếu hoa lá nằm chốn gió thổi tưng bừng, thì set tốc tối thiểu 1/250 trở lên, out nét thường rơi vào 1 trong 3 lỗi:
a/ Focus sai.
b/ Tay rung.
c/ Tốc độ máy không phù hợp. (Tốc độ máy tối thiểu phải tương đương với tiêu cự ống kính đang chụp hay tiêu cự cao nhất khi bác dùng ồng kính zoom, thí dụ fix 100mm= 1/100s> hay 70-200mm= 1/200s>, cũng có thể 1 số tay cao thủ vẫn bắn bằng bằng ở tốc 1/30-1/15 nhưng cẩn tắc vô ưu vẫn hơn)

4/ Tắt luôn chế độ AF, chuyển qua MF bác sẽ dễ kiểm soát DOF hơn, nếu không dễ xảy ra hiện tượng cái cần nét thì nó lại out và ngược lại.

5/ Nếu chụp trong nơi kín gió muốn đạt độ nét và chính xác tối đa, nên dùng chế độ chụp self-timer 2s -10s, vì thể loại close up và marco độ phóng đại rất lớn và DOF rất mõng dù bác có khép khẩu, 1 sự lay động nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến focus, trừ phi bác chụp bằng Flash. Thân.
--------------------------------------------
- Về kiểm soát DOF:
Giờ mới học thì bác luci cứ nhớ vài điều đơn giản:

- Focus từ gần tới xa: thí dụ chụp ổ bánh, dù là MF hay AF, phát 1: focus vào rìa bánh, phát 2: focus vào tâm bánh, phát 3: focus vào rìa xa nhất của bánh.

- Kiểm soát DOF bẳng khẩu độ: cũng theo quy luật từ bé đến to chênh nhau 3 khẩu, thí dụ bác xài ống 85 f:1.8 thì phát 1: khẩu 4, phát 2: khẩu 2.8, phát 3: khẩu 1.8.

- Luôn chụp test vài phát với nguồn sáng hiện tại nơi chụp để xác định nên chọn iso và khẩu độ nào cho phép tốc độ chụp tối thiểu phải 1/15s trở lên (cho thể loại không dùng Flash), có thể có 1 số anh em có khả năng phang ầm ầm với 1/8s hay thậm chí 1/2s nhưng cần có thời gian cầm máy khá lâu. Cứ từ từ tập đi trước khi tập chạy.

- Khoảng cách từ máy đến đối tượng chụp: gần cho DOF mõng, xa cho DOF sâu.

- Focal length càng lớn thì DOF càng mõng khi khoảng cách giữa máy và đối tượng chụp không đổi.

Cứ theo tuần tự 3 nguyên tắc đầu tiên khỏi ghi chép, về xem lại lại ảnh ,7 ba hăm mốt ngày tự dưng bác sẽ kết hợp được khoảng cách vật chụp và khẩu độ rồi điều khiển được DOF theo ý mình, khi kỹ thuật chưa nắm vững đừng để cảm xúc lấn át. Thân.
--------------------------------------------
- Về chụp hình động:
Mấy vụ action này, nếu là newbie, đầu tiên bác cứ dùng tiêu cự <50mm trở xuống cho em, máy để chế độ Av, iso set tầm >400, khẩu khép> 8. Giải quyết vụ nét đứt tay cái đã, xóa phông mịt mù hay bokeh lung linh, tầm sau 3 tháng cầm máy hay 20.000 - 30.000 shots tự nhiên nó sẽ đến với bác rất nhẹ nhàng, khi ấy khả năng tracking AF của bác cũng sẽ tiến bộ không ngờ.

Mấy tấm cuối thì cứ kit lens hay fix wide áp sát mà chụp, thể loại này tóm chung là phóng sự kết hợp lưu niệm, cần DOF sâu càng rõ nét càng tốt, cứ từ dễ đến khó mà bác bước.

Con 5DMI AF nó chỉ cùi khi nhập nhoạng sáng tối, chứ nắng chang chang vầy em nó chả thua bất cứ dòng xxD nào cả. Thân.
--------------------------------------------
- Về chuyện FF hay crop:
Qua thời gian thẩm du trước sau gì các cụ dừng chân ở FF, nên đừng vớ mấy con EF-S rồi cũng bán, tập trung tiền cho mấy con zoom L ở các dãy tiêu cự thông dụng như 24-70, 70-200, 24-105 .... hay mấy em fix holy trinity

Lên FF mấy cụ sẽ thấy chơi len wide cực kỳ kinh tế so với kiếm wide ở body crop, chơi mấy cái MF Ais 24mm rẻ bèo nhèo như lão DBB là rộng kinh lắm rồi, thiếu wide thì panorama ghép lại, vì các cụ cũng chỉ dừng ở mức nghiệp dư mua mấy em ultra-wide 1 năm chẳng dùng tới bao lần, mà chưa kể dùng mấy em này trên FF hơi bị nhức đầu về mấy vụ méo ở 2 biên. Thân.
--------------------------------------------
- Xài flash cóc:
Canon 500D khử noise tốt, nếu xài flash cóc thì set iso lên tầm 400-800 đứng cách xa đối tượng chụp tầm 3 m dùng zoom để bố cục lại khuôn hình, chụp thì flash chỉ phả nhẹ vì dùng iso cao nên ít bị bóng trên mặt, lại lên cả background khi chụp trong các không gian rộng. Thân.
--------------------------------------------
- Về FF của chú Tiểu:
Lang thang với FF thì 24-105 là trùm về range, đeo cái 5DMII + 24-70+ lỡ dại thêm cái grip tầm 2h là gãy cổ. Khuyết điểm F:4 giờ có xử lý noise khủng của 5DMII đảm nhiệm, em chưa gặp tình huống landscape nào mà 24mm thiếu wide trên FF cả, trọng lượng chênh lệch và giá tiền giữa 24-70 và 24-105 thừa đủ cho sắm và mang vác thêm 1 tripod carbon xịn, trèo đèo lội suối kiếm góc máy. Thiếu wide thì sẳn tripod làm vài quả panorama về ít biến dạng 2 biên hơn hẳn mấy cái ultra-wide 17-40.

Ngoài ra chán thanh lý thì 24-105 đi cái rẹt vì 85% dân thợ ưa chuộng thay đổi em cứ 3 năm bù 200USD cho 1 em mới kinh cong. 24-70 toàn đại gia chơi nên toàn kiếm code cao nhứt và ít khi chịu mua hàng 2nd.

Ngoài ra súng xịn là súng thò thụt ra dài ngắn tùy theo tình huống, còn ngay đơ cán cuốc là hàng sắp 2x50
 

phunghuutuyen

New Member
Ðề: các chiêu chỉ dẫn của bác Tuyến

Em vẫn chưa thông đoạn chụp Close-up, Macro tại sao phải tắt IS đi ???
Nếu vậy sao Len Marco 100 dòng sau trang bị thêm IS ?

Mong nghe cao kiến từ các bác
Nếu dùng chân máy thì có rung đâu mà cần chống ^^, nhưng chẳng phải địa hình nào cũng có thể dùng chân máy nên IS mới ra đời phục vụ cho các bác tay rung.

Thật sự thể loại này IS không nhất thiết phải có vì toàn khép khẩu do DOF cực mõng (khoảng cách giữa ống kính và vật chụp quá gần, trường ảnh giữa f2.8 hay f8 hầu như không chênh lệch nhiều) chi phí dôi ra giửa ống kính IS và non IS sắm bộ đèn xịn ngon hơn.

Công nghệ ống kính hầu như hoàn thiện hoàn toàn cách đây vài thập niên qua các dòng AiS, L của Nhật.... hay T* của Đức ..... nên các tính năng dạng IS hầu như theo thiển ý của em là dạng cơm thêm nhằm móc thêm hầu bao của bà con, nhưng nếu túi tiền rủng rỉnh hay công việc làm ăn thường xuyên cần xuất ảnh tầm 60x90 cm trở lên thì IS sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Thân.
 

hellomoto

Active Member
Ðề: Các chỉ dẫn của bác Tuyến và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

đề nghị bác Tuyến viết mấy bài kinh nghiệm về máy phim đi
 

dangnhuquynh

New Member
Ðề: Các chỉ dẫn của bác Tuyến và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

Lại định lôi em ra làm gương phải không? :((

Chính xác đấy lão. Em đã định thêm câu là sang hỏi kinh nghiệm cụ 33 về vụ máy phim. Hiiiii. Đang dùng máy số chuyển sang máy phim giống em ngày xưa đi chơi chụp được bao nhiêu cảnh có một không hai về nhà đang hí hửng thằng em vào bảo cho em mượn máy. Bảo nó gỡ phim ra cho anh rồi lấy máy nó làm cái rẹt không quay quấn phim lại mà mở máy luôn kéo phim ra cuộn bằng tay thế là đi hết kỷ niệm của em. Từ đó em cạch mặt với máy phim
 

tieuthieugia

Well-Known Member
Ðề: Các chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

năm nay anh Khanh co về VN không?
 

hbinhlove2003

Well-Known Member
Ðề: Các chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

Em định qua Têt xúc 1 con 550D các bác thấy xài ok ko ạ? Nên mua len theo máy 18-55 hay len loại nào là ngon ạ ?
 
Bên trên