OLED hay QLED: Vì đâu mà cứ đau đầu?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trong một động thái cực kỳ yên ắng, LG thả nhẹ một chiếc clip với tên gọi khá hấp dẫn: Sự thật đằng sau OLED.


Mục đích của clip đơn giản là lý giải sự khác biệt của OLED và LED, đồng thời tôn lên ưu điểm của các công nghệ hình ảnh lên mà thôi. Đáng chú ý là trong clip lại có một khung hình nhắc đến QLED, chuyện này khiến không khí giữa các bên liên quan trở nên nóng hơn cả.

540385-oled-vs-qled.jpg

Với người tiêu dùng bình thường, các khái niệm như LED, OLED hay QLED có vẻ khá phức tạp. Cũng bởi vì ai cũng đều mong mua được một chiếc Tivi ổn định, dùng về lâu về dài.

Vậy thì, hãy cùng nhau bình luận phân tích về LED, OLED và QLED nhé.

Đau đầu vì LED, OLED và QLED?

LED là công nghệ hiển thị có từ lâu, sử dụng các đi-ốt phát quang để hiển thị hình ảnh. Có thể nói, LED là khởi nguồn của màn hình Tivi hiện nay.

Tivi LED đã có quá trình phát triển rất dài. Khi mà nhu cầu của người dùng không ngừng leo thang, các nhà sản xuất phải tìm cách cải thiện chất lượng hình ảnh trên Tivi của họ. Từ đây, OLED và QLED ra đời, kéo theo hai trường phái sản xuất màn hình Tivi.

OLED vốn vẫn được "ca ngợi" quá đà về chất lượng hình ảnh nhờ công nghệ mới với Đi-Ốt hữu cơ phát quang. Nhưng vì mang tính ‘hữu cơ’ nên hạn sử dụng bị rút ngắn đi đáng kể. Độ bền của TV OLED là chuyện khoa học đã chứng minh, không có gì phải bàn cãi, khi điểm ảnh màu xanh trong hệ RGB bị suy giảm rất nhanh so với 2 màu còn lại. Để giải quyết chuyện này, LG đã thêm vào điểm ảnh màu trắng, cùng với đó là lớp lọc màu thông qua điểm ảnh trắng, tức là thêm một bước trước khi phát quang ra màu sắc từng điểm ảnh. Ngoài ra, OLED bị một lỗi lớn cố hữu: hiện tượng burn-in, bóng mờ, khi một hình ảnh xuất hiện quá lâu và liên tục, cùng một vị trí trên màn OLED, như là logo của kênh truyền hình TV chẳng hạn, nó sẽ tạo ra một vệt hằn mờ trên đó.

QLED-8K-Main-KV.jpg

QLED thì do Samsung độc quyền sáng chế. Chữ Q bắt nguồn từ Quantum, với bộ lọc lượng tử, nghe rất hot và thời thượng trong thời buổi hiện nay. QLED trội hơn ở chỗ sáng hơn nhiều và hoàn toàn không bị burn-in cho tới khi màn hư, đây là đặc trưng của công nghệ tấm nền màn hình.

Chọn OLED hay QLED?

Đây là một câu hỏi khó? Ưu và nhược của cả hai đều đã liệt kê ra ở trên rồi. Phần sau đây, có lẽ nên nói về đối tượng người dùng phù hợp hơn với từng loại Tivi.

OLED sẽ phù hợp với người dùng có điều kiện, dư dả về kinh tế; bởi, họ không màng đến chi phí và những lần thay màn sửa chữa nếu lỡ có bị burn-in (hiện tượng lưu ảnh), dùng 2 - 3 năm thì đổi TV mới như là một thú chơi.

Lỗi cố hữu này của OLED xuất hiện khi hợp chất phát quang mất đi khả năng ban đầu sau nhiều giờ phát sáng. Bù lại, OLED cho màu đen rất sâu, hoàn toàn trung thực vì khi đó hợp chất cũng tắt sáng chứ không ‘giả lập’ màu đen. Ngoài ra thì OLED cũng tận dụng sắc đen sâu để nới rộng dài màu động HDR. Đáng tiếc thay, OLED bị giới hạn ở độ sáng 1000 nits, tức khó xem ở ngoài trời sáng.

qled-oled-tv.jpg

QLED sẽ phù hợp hơn với người dùng mong muốn sự ổn định. Lý do là vì QLED vẫn dùng LED truyền thống, không có sự can thiệp của điểm ảnh hữu cơ. QLED có độ sáng vượt trội hơn OLED. Đồng nghĩa, QLED sử dụng tốt ở phòng khách có nhiều đèn, mở cửa thoải mái hoặc đặt ngoài không gian thoáng đãng, trong điều kiện nhiều sáng.

Thêm nữa, QLED sẽ không gặp hiện tượng burn-in vì không có điểm ảnh hữu cơ. Cho nên, không gây cảm giác lo lắng về độ bền hay hiện tượng burn-in

OLED hay QLED: Vì đâu mà cứ đau đầu?

Vậy là chúng ta đã tường tận nguồn gốc, ưu-nhược của cả hai công nghệ OLED và QLED. Đây cũng là hai trường phái màn hình mà những nhà sản xuất Tivi đang theo đuổi.

OLED thì có Sony, LG… QLED thì có Samsung… LED thì trước đây có cả 3 thương hiệu này. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà trong clip, LG lại nhấn mạnh ưu điểm của OLED mà lại quên đi rằng họ cũng đã sản xuất rất nhiều màn hình LED. Giờ làm clip chê LED thì TV LED bán cho ai, nên đòn này của LG cũng hơi khó hiểu. Chỉ cần một lượt tìm kiếm trên Google thì chúng ta cũng thấy Tivi LED của LG sẽ nhiều đến thế nào. Không lẽ, ‘người chơi’ này đã không còn tự tin vào LED nữa mà chỉ đi theo OLED?


Lựa chọn trong tay người dùng

OLED và QLED là hai công nghệ đều có những điểm mạnh để đối đầu với những điểm yếu của bên còn lại. Như đã nói trên đây, lựa chọn màn OLED hay QLED đều không thành vấn đề, miễn là bạn hài lòng với lựa chọn cũng như mục đích sử dụng của mình.
 

caothudeche

Moderator
Một cú đá xoáy ngoạn mục.
Ban đầu không biết vì sao thương trường đang yên ả bỗng nhiên lại có bài khơi mào lại cuộc chiến. Chả nhẽ lại là Sam, nhưng hóa ra là LG. LG cũng bắt đầu chơi chiêu rồi đấy. Phải chăng LG đã thấy được con đường OLED không chỉ còn mình LG đi nữa (Sony, Pana...), bên cạnh có còn có tin Panasonic dừng sản xuất tấm nền LCD.
 

Shangri-La

Well-Known Member
Ha ha, mấy nhà nghiên cứu sản xuất đau đầu thì cứ đau đầu, người tiêu dùng chẳng việc gì mà phải đau đầu cả. Cái ý tưởng tivi cuộn của LG có lẽ Huawei nên ăn cắp và Samsung nên học hỏi để thiết kế và sản xuất điện thoại, chứ chơi cái kiểu gập gập thấy đau bím quá.
 

cdagha

Well-Known Member
Sam trong cuối năm ngoái và nay liên tục giảm giá các dòng sản phẩm, chiếc Qled đời cao 55'' trước 60-70 củ thì nay chỉ còn 2 chục hơn, phải chăng có điều gì đó ko ổn? Nhân viên trong các nhà máy thì cho nghỉ luân phiên hưởng 80% lương, bà bầu sinh xong hết 6 tháng vẫn ko thèm gọi đi làm cho nghỉ nốt 6 tháng nữa ăn 70% lương.
 

caothudeche

Moderator
Ha ha, mấy nhà nghiên cứu sản xuất đau đầu thì cứ đau đầu, người tiêu dùng chẳng việc gì mà phải đau đầu cả. Cái ý tưởng tivi cuộn của LG có lẽ Huawei nên ăn cắp và Samsung nên học hỏi để thiết kế và sản xuất điện thoại, chứ chơi cái kiểu gập gập thấy đau bím quá.
Thôi em xin bác, yếu tố vật lý nó vẫn cản trở nhiều lắm.
Hôm trước thằng bạn em chả hiểu nó ăn phải gì tự nhiên hỏi câu rất chi là nông dân (nó dân điện tử) "Không biết bao giờ thế giới nó sản xuất được cái màn hình thay đổi được kích thước nhỉ?"
Em ngạc nhiên kêu thế giới nó làm đầy rồi, thương mại luôn, có điều là kết cấu vật lý nó cản trở. Muốn kích thước nhỏ gọn sẽ rất khó. Hơn nữa thay đổi kích thước là thay đổi độ phân giải.
Show luôn cho 1 loạt nào mà LG Rollable TV, Porcher design... thậm chí chơi luôn cả món module Micro LED của Samsung, thích to bao nhiêu có bấy nhiêu.
Chốt lại là làm con máy chiếu là cơ động nhất, thích to nhỏ thế nào zoom.
 
Thật sự là so sánh OLED với QLED chỉ làm Samsung có lợi hơn mà thôi vì mọi người sẽ nghĩ 2 loại màn hình này cao cấp ngang nhau. Nhưng thực sự thì QLED chỉ đáng so sánh với Nano Cell mà thôi. Samsung so QLED của mình với OLED rồi bán với giá “hoang tưởng”.
 

Basic

New Member
Cám ơn chủ thread đã cho dân gà như E phân biệt đươc
các thánh cho hỏi thêm, độ bền của OLED thì rơi vào khoảng bao lâu nhỉ ?
 
Nói chung thì OLED tivi có độ bền 2 năm sau đó bị burn in hình vậy QLED tivi có độ bền được bao lâu ko thấy đánh giá , phần nữa người tiêu dùng còn quan tâm đến giá phù hợp với túi tiền và chất lượng hình ảnh thôi.
 

quyzxcv

Active Member
gớm bài viết toàn thấy bới móc nhược điểm oled, sao không bới nhược điểm qled ra,
khổ seeder samsung tức quá dìm hàng đối thủ nâng bi qled đây mà
đì vào siêu điện máy nào cũng bị mấy em sale thuốc mua samsung, có siêu thị được samsung chắc chiết khấu cao toàn thấy bày samsung, tivi hãng khác đéo đến lượt, khổ chỉ vì miếng cơm manh áo mà bán rẻ lương tâm đi chăn gà
 
...
OLED sẽ phù hợp với người dùng có điều kiện, dư dả về kinh tế; bởi, họ không màng đến chi phí và những lần thay màn sửa chữa nếu lỡ có bị burn-in (hiện tượng lưu ảnh), dùng 2 - 3 năm thì đổi TV mới như là một thú chơi.

Nói chung thì OLED tivi có độ bền 2 năm sau đó bị burn in hình vậy QLED tivi có độ bền được bao lâu ko thấy đánh giá , phần nữa người tiêu dùng còn quan tâm đến giá phù hợp với túi tiền và chất lượng hình ảnh thôi.

Mịa, có thì nói nghen không thì ko ai ép trừ phi được anh Sam chống lưng và dúi cho tí tệ. Cái LG Oled nhà tôi mỗi tối coi 1 - 2 h hết năm nay là vừa đúng 2 năm rưỡi. Mỗi ngày nhìn nó vẫn mới, hình đẹp phơi phới như thuở mới rước em nó về. Với tình hình này dự chắc cũng phải 3 năm nữa mới nghĩ đến việc nói lời chia tay em nó.

Lời khuyên chân thành cho anh Sam nhà ta đây. Phải can đảm chấp nhận là mình đã sai lầm mà bỏ mịa cái QLED vào thùng rác đi, giống như đã can đảm bỏ ultrasonic fingerprint (đã lỡ cài cho dòng Note 10) cho các dòng smart phone flagship sắp tới. Hay là Sam vì đã bỏ quá nhiều tiền của công sức vào R & D cho QLED nên phải cố đấm ăn xôi để gỡ vốn bi nhiu thì bi?
Còn ai đó muốn maketing để bán QLED thì ráng mà nghĩ ra kế khác đi, mấy chiêu này xưa quá rồi.
 

caothudeche

Moderator
Tổng hợp lại một số thông tin đã cũ và gần đây, cùng một số quan sát thực tế.
- 2016: LG đã tuyên bố tuổi thọ OLED TV của họ lên đến 100.000 giờ.
Tức nếu 1 ngày bạn bật 24/24 thì bạn xem được 11 năm. Nhưng không có nghĩa là khoảng 11 năm đó chất lượng đều như ban đầu. Như vậy ta chính lấy khoảng con số 5 năm bật 24/24, ngày nắng cũng như ngày mưa. Như vậy là đã quá đủ. Chỉ sợ rằng với tần suất hoạt động như vậy thì các thành phần khác còn chết trước cả tấm nền. Thế nên các thanh niên cứ yên tâm mà dùng, 10 năm là con số thoải mái cho nhu cầu bình thường của cả 1 gia đình. Xem HDR thì giảm thời gian đi xíu nữa.
- 2019: Samsung tuyên bố sẽ tạo ra bóng LED nền có tuổi thọ 1 triệu giờ. Cũng với tần suất 24/24 thì tương đương 114 năm. Tuyên bố này cho ta thấy gì?
+ 114 năm là con số nổ cho sướng. Đèn nền tồn tại 114 năm, kiểu gì chả có suy giảm chất lượng nhưng chậm. Thôi thì lấy 1/2 con số đó là 57 năm là chấp nhận được rồi vứt cái TV. Nhưng mà thời gian dài như vậy các linh kiện khác đã chết ngắc hoặc lỗi thời từ mấy đời rồi.
+ Hóa ra đèn LED nền hiện nay cũng không bền cho lắm, nhưng chả ai tuyên bố nó bền bao nhiêu. Từ lúc LG bị dìm hàng OLED là bóng OLED nhanh chết thì LG mới đưa ra con số 100.000 giờ. Thì chắc ông đèn LED nền kia cũng là LED chứ là cái gì, khác nhau tí thành phần cấu tạo, chăc căng lắm cũng 100.000 giờ.
P/s: Các bóng tuýp LED đang có độ bền khoảng 30.000 giờ.
+ Thực tế cho thấy các TV LCD bắt đầu giảm chất lượng rõ rệt từ năm thứ 10 trở đi, ảnh không còn sáng, sắc nét như thủa ban đầu nữa.

Do vậy giàu nghèo gì thì TV bền 10 năm là tốt rồi.
 

kodisharingonfacebook

Well-Known Member
Bài này cũng nâng bi cho Sam, thực ra mà nói thử mua và xem Oled 1 lần đi. Bạn sẽ chả bao giờ muốn xem Q led quần què của Sam nữa đâu
 

hoaitrung

Super Moderators
Mình đang xài con LG65 LED IPS để coi phim HDVN, rất vừa lòng. Vài lần dạo siêu thị, sau khi xem một hồi thì chỉ thèm OLED LG, ngoài ra mấy các khác thấy chả vừa ý. Có tiền chắc chắn sẽ kiếm 1 con như vậy trên 75. Nghe nói burn in iếc gì đó mặc kệ, mình chả sợ. Chơi là chả ngán :D

Nhưng điện thoại Samsung thì mình lại rất thích. Ghét nhất Apple, chiêu trò cứ như Fshare ấy :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

osiric1

Well-Known Member
giả dụ OLED và QLED xêm xêm giá nhau
nhưng cái thằng bán QLED ngon ngọt hơn + quảng cáo kinh hơn thì người dùng vẫn mua QLED thui mặc dù nó là công nghệ LCD cũ xì xì
ở đời ai mà không thích nghe ngọt chứ hả

cái câu"hãy là người tiêu dùng thông minh vẫn đúng" nhỉ
 
Bên trên