Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
attachment.php

Bạn muốn chơi game cho ra hồn ra vía trên máy tính? Hãy chọn mua một hệ thống máy tính để bàn. Mặc dù các thế hệ máy tính xách tay đã có nhiều cải tiến trong hơn mười năm qua nhưng rõ ràng vẫn còn tồn tại những trở ngại mà dòng máy này khó vượt qua được: các chip xử lý và card đồ họa nhanh và mạnh luôn luôn là những linh kiện phần cứng tiêu thụ điện như hạm và thải ra nhiệt năng khủng khiếp. Vì vậy dù muốn hay không thì các dòng máy tính xách tay cũng buộc phải cắt giảm bớt một phần sức mạnh thì mới mong tồn tại được. Hơn thế nữa, ngay cả một chiếc máy tính để bàn khiêm tốn nhất cũng có thể xử lý ổn thỏa các tựa game có yêu cầu cao nhất ở độ phân giải Full HD 1080p.

Và tất nhiên là một hệ thống máy tính được trang bị cấu hình mạnh nhất sẽ cho sức mạnh xử lý hơn gấp nhiều lần so với một chiếc máy tính chỉ được trang bị cấu hình bình thường. Nhưng bài viết sau đây từ chuyên trang công nghệ Digital Trends sẽ giúp các bạn xóa tan những hoài nghi để có thể mua về hoặc tự tay lắp ráp một hệ thốnng máy tính để bàn chuyên dụng chơi game mạnh mẽ nhưng chỉ phải tốn mức chi phí thấp đến ngạc nhiên.

Không có chuyện một cỡ mà vừa lòng tất cả được

Hầu hết các game thủ sẽ nôn nóng muốn bắt đầu với trang bị phần cứng bên trong, nhưng chúng ta vẫn có nhiều thời gian mà, vậy hãy dành chút ít phút để nói về thiết kế kích thước thùng máy bên ngoài.

Ngày nay, các cỗ máy tính chuyên dụng chơi game được bán ra với đủ kiểu mẫu mã và kích thước. Có những hệ thống nhỏ gọn như Falcon Northwest Tiki, vừa vừa như Acer Predator, và to chà bá như Origin Millenium.

Trước tiên, với những hệ thống máy tính cỡ nhỏ. Vì nhỏ nên khi nhìn vào ngoại hình của những hệ thống này sẽ không thấy sự phô trương thái quá của những gã gân guốc, và cũng vì nhỏ nên chúng có thể đặt được ở những nơi mà rõ ràng là bất khả thi đối với các chàng Hulk. Những cỗ máy tính này sẽ là chọn lựa lý tưởng cho những game thủ không có được khu vực bày biện rộng lớn. Tuy nhiên, đổi lại thì ngoại hình nhỏ sẽ hạn chế một số lựa chọn nâng cấp trong tương lai, và một số thì dù nhỏ nhưng lại... gây ồn ào.

Với các cỗ máy tính có kích thước trung bình thì đây là lựa chọn lý tưởng đối với hầu hết người dùng. Chúng đủ nhỏ để đặt bên dưới, bên trên hoặc cả đặt bên trong một chiếc bàn loại tiêu chuẩn, và lại đủ chỗ trống bên trong để cho phép người dùng thoải mái hơn trong việc nâng cấp mà không cần phải quá đắn đo lựa chọn, cũng như sẽ đủ chỗ chứa cho hệ thống làm mát.

Cuối cùng là các bé bự hay còn được gọi là full tower. Những cỗ máy tính này thường là quá lớn để có thể đặt trên bàn mà không gặp phải tình trạng thiếu trước hụt sau bấp bênh. Một hệ thống máy tính dòng full tower dĩ nhiên sẽ có giá cao hơn so với những người anh em có kích thước tầm trung. Tuy nhiên, khi lựa chọn dòng máy này thì việc nâng cấp sẽ chỉ là chuyện người dùng có bao nhiêu tiền và dám chi đến đâu chứ không còn là vấn đề đất chật người đông nữa.

Lời khuyên ở đây là nên trang bi một hệ thống máy tính full tower nếu có được không gian rộng rãi. Trái lại, chọn mua một chiếc máy tính có kích thước vừa phải sẽ là lựa chọn tốt nhất. Các cỗ máy tính nhỏ hơn thì chỉ nên dùng đến như một sự lựa chọn chẳng đặng đừng. Người dùng chỉ nên mua một hệ thống máy tính loại nhỏ trong trường hợp tiết kiệm không gian bày trí là yêu cầu tiên quyết, hoặc chọn nó vì các lý do thẩm mỹ nào đấy.

Bắt đầu với trái tim của một cỗ máy: vi xử lý

Khi mua hay ráp bất kỳ hệ thống máy tính nào, dù là từ HP hay Dell hay ASUS, MSI, thì vi xử lý là linh kiện đầu tiên mà người dùng cần quan tâm đến nhiều nhất. Bởi một lý do hết sức đơn giản là vi xử lý sẽ quyết định sức mạnh của một hệ thống trong hầu hết trường hợp.

Lựa chọn đầu tiên của người dùng thường sẽ là các mẫu vi xử lý lõi kép hoặc lõi tứ. Và tốt nhất thì người dùng nên chọn lõi tứ trừ khi ngân sách hết sức eo hẹp (chỉ có được 600 USD hay ít hơn). Chip xử lý lõi kép không phải là lựa chọn quá tồi, nhưng một số tựa game mới bây giờ thường tận dụng sức mạnh của các lõi bổ sung và điều này có thể khiến cho một chip xử lý lõi kép chết đứng vì quá tải.

Với các game thủ không có gì ngoài điều kiện sẽ rất có thể bị lôi cuốn bởi các chip xử lý lõi sáu và lõi tám của gã khổng lồ trong lĩnh vực vi mạch Intel. Các chip khủng này sẽ có mức giá cao ngất ngưởng và không thật sự đáng để bỏ ra một số tiền lớn đến vậy cho việc chơi game. Hãy đặt niềm tin vào các mẫu chip xử lý đến từ Intel trừ phi là ngân sách của bạn dưới 1.000 USD. Mặc dù chip xử lý đến từ công ty AMD có thể có mức giá cạnh tranh ở một số dòng, tuy nhiên tất cả các chip xử lý của công ty này đều thất bại trong việc thể hiện năng lực đối với các tác vụ chỉ yêu cầu đơn nhân. Chọn mua chip xử lý lõi tứ của công ty AMD sẽ là lựa chọn đúng đắn đối với những người dùng có ngân sách eo hẹp, song một lần nữa, chip lõi tứ đến từ kình địch Intel vẫn là khuyến nghị nên theo khi mua hay ráp một bộ máy chơi game.

Card đồ họa mạnh sẽ làm nên cỗ máy tính cày game tuyệt vời

Card đồ họa là thành phần tiếp theo có tầm mức quan trọng không kém so với chip xử lý. Đây là thành phần đảm đương trọng trách "vẽ" nên những hình ảnh kỳ vĩ, mê hoặc tuyệt vời mà người dùng thấy trên màn hình của họ. Những chiếc card đồ họa có tốc độ nhanh hơn sẽ cho phép xuất ra những khung hình mượt mà hơn, chi tiết hơn và trải nghiệm hình ảnh cũng nhờ vậy mà thú vị hơn, khiến người chơi trở nên nhập vai hơn.

Là một game thủ chân chính và chuyên nghiệp thì người dùng cần nhớ một điều là tránh xa các dòng card đồ họa rẻ tiền đi. Đối với card đồ họa đến từ Nvidia thì điều này có nghĩa là người dùng không nên xớ rớ gần các sản phẩm được đánh số 20, 30, hay 40 trên mã hiệu (chẳng hạn như GT 730). Còn đối với các dòng card đồ họa của AMD thì đừng quên niệm chú để các mẫu card có chữ số hàng thứ hai bao gồm 4, 5, hay 6 (chẳng hạn như Radeon R7 240) không ám vào người.

Thay vào đó, người dùng nên lựa chọn các mẫu card đồ họa tầm trung như Nvidia GTX 960 hay AMD Radeon R9 380, vì vừa cân bằng về mặt hiệu năng vừa không quá đắt đỏ. Các mẫu card đồ họa này có thể xuất hình ảnh với đầy đủ chi tiết ở độ phân giải Full HD 1080p đối với hầu như bất cứ tựa game nào. Để chắc chắn rằng game sẽ chạy mượt mà và người dùng có nhu cầu chơi game với độ phân giải cao hơn, chẳng hạn như 2.560 x 1.440 hay 4K, thì chắc chắn họ sẽ phải trang bị dòng card đồ họa cao cấp hơn rồi.

Khi đi sắm sửa "vũ khí" chắc chắn sẽ có những lúc mà người dùng bị đặt vào tình huống phải lựa chọn một trong hai sản phẩm tương đồng nhau nhưng lại có một đặc tính khác nhau, và việc trang bị card đồ họa cũng vậy: hai chiếc card giống nhau chỉ khác ở bộ nhớ. Có nhiều bộ nhớ hơn không hẳn là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể nhất đối với tổng thể hiệu năng của một chiếc card đồ họa, nhưng với dung lượng bộ nhớ dồi dào sẽ cho phép một chiếc card đồ họa có thể lưu giữ nhiều dữ liệu hơn trước khi nó thật sự kiệt sức. Lời khuyên là người dùng nên trang bị một chiếc card đồ họa với ít nhất 1GB bộ nhớ nếu sở hữu màn hình có độ phân giải dưới 1080p, và ít nhất là 2GB bộ nhớ nếu màn hình đạt mức phân giải 1080p. Trong trường hợp có điều kiện sắm một màn hình đạt độ phân giải vượt mức Full HD 1080p, thì người dùng nên mua một chiếc card đồ họa có bộ nhớ VRAM ít nhất là 3GB, còn tốt hơn nữa thì nên là 4GB.

Ở lĩnh vực card đồ họa thì sự so kè giữa hai công ty Nvidia và AMD không thật sự quá chênh lệch dù rằng Nvidia có nhỉnh hơn AMD đôi chút. Và nếu không phải là fan cuồng của một trong hai thương hiệu này thì người dùng hãy cứ chọn mua card đồ họa của hãng nào đang có mức giảm giá ấn tượng nhất vào thời điểm đi mua.

Đừng tốn kém quá nhiều tiền vào RAM

Trong các thành phần linh kiện cấu thành nên một chiếc máy tính thì bộ nhớ RAM thuộc nhóm có giá tiền không đắt lắm, và việc thêm nhiều RAM sẽ tạo ra cảm giác hệ thống hoạt động mạnh hơn (đối với những người dùng ít kinh nghiệm) trong khi chi phí bỏ ra thì không nhiều. Đừng yêu dại cuồng, ngớ ngẩn như vậy nữa. Phần lớn các tựa game đang bán ra thị trường hiện nay đều hoạt động tốt trên một chiếc máy tính chỉ có RAM 8GB. Còn đối với những game thật sự khủng thì con số RAM 16GB là đề nghị hợp lý nhất. Ngoài ra, bất cứ dung lượng RAM nào vượt mốc này đều chỉ tạo cảm giác mạnh ảo và hoàn toàn không đem lại tác dụng hữu ích nào hết.

Thêm nhiều bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory) không hề làm cho các phân cảnh hành động của game chạy mượt mà hơn. Do đó, dù là tiền để đầu tư cho RAM không nhiều nhưng khi vung tay mua về để đó thì lại hóa tốn kém không cần thiết.

Ổ cứng lưu trữ thể đặc đắt đỏ nhưng hữu ích

Hầu hết các bộ máy tính ngày nay đều được bán ra với ổ cứng lưu trữ HDD có dung lượng ít nhất là 500GB, trong nhiều trường hợp sẽ là 750GB hoặc cả 1TB. Có nhiều bộ nhớ lưu trữ thì tốt thôi, nhưng cũng như vấn đề RAM ở trên, nhiều mà không được sử dụng đến thì vẫn hóa không cần thiết. Vậy nên hãy lưu ý: tính toán mua vừa đủ nhu cầu lưu trữ, dư một chút phòng xa thôi.

Vấn đề quan trọng tiếp theo là liệu có nên mua một bộ máy tính dùng ổ cứng lưu trữ SSD hay không? Đây rõ ràng là câu hỏi khó. Các ổ cứng lưu trữ SSD đắt hơn rất nhiều lần so với các ổ đĩa cơ khí HDD truyền thống khi quy đổi dung lượng gigabyte ra đôla. Dù vậy, lời khuyên chân thành là người dùng nên trang bị một ổ cứng lưu trữ SSD nếu đủ khả năng tài chính sở hữu một ổ SSD có dung lượng 200GB. Vì sao vậy? Đơn giản thôi: thời gian thực thi yêu cầu - mà thời giờ là vàng bạc, điều này không thể chối cãi hay phủ nhận được.

Vì tính chất công nghệ sản xuất và hoạt động khác nhau, nên một ổ cứng lưu trữ SSD có tốc độ thực thi nhanh hơn một ổ cứng cơ khí rất nhiều lần. Quy chiếu sang thời gian tải game, một ổ đĩa lưu trữ HDD truyền thống sẽ thường mất khoảng ba mươi giây để tải lên trong khi với ổ SSD thì thời gian ấy được rút ngắn xuống còn từ 5 đến 10 giây. Trong trường hợp các tựa game nhẹ nhàng, không đòi hỏi phải mất nhiều thời gian tải lên thì diễn biến click chọn và game mở ra là gần như tức thì.

Một đề xuất nữa cho người dùng là nếu chọn mua ổ cứng lưu trữ SSD thì nên đồng thời cài luôn hệ điều hành trên ổ đĩa ấy chứ không chỉ dùng để lưu trữ và chơi game. Với việc gom chung ấy, người dùng sẽ được lợi trong việc khởi động máy cho nhu cầu làm việc thường ngày. Và đây cũng là lý do vì sao người dùng không nên mua một ổ cứng lưu trữ SSD có dung lượng dưới 200GB. Bởi một khi cài hệ điều hành chung lên nó, chẳng hạn hệ điều hành Windows, thì chắc chắn phần dung lượng còn lại sẽ chỉ chứa được vài tựa game mà thôi.

Chỉ nên chi khi thật cần thiết

Sau khi đã chăm sóc chu đáo tứ trụ: chip xử lý, card đồ họa, bộ nhớ RAM và ổ cứng lưu trữ, thì giờ là lúc chúng ta điểm tiếp danh sách các thành phần "râu ria" còn lại bao gồm card âm thanh, Ethernet adapter, các cổng USB v.v.

Các thành phần này không thừa thãi nhưng người dùng cần nên biết rằng các bo mạch chủ ngày nay đều được trang bị card âm thanh tích hợp, Ethernet adapter, một số còn trang bị cả card Wi-Fi và Bluetooth. Và điều này sẽ khiến việc mua thêm các card ngoại vi trở nên không cần thiết cho lắm, trừ khi người sở hữu khá kén chọn trong việc trải nghiệm âm thanh...

Khi đi mua một bộ máy tính ráp sẵn hay kể cả đích thân tự đi sắm linh kiện về lắp ráp thì hầu hết người dùng sẽ bị bủa vây trong mê hồn trận những quảng cáo, chào mời "nghe như đúng rồi" từ nhà sản xuất cho đến cửa hàng bán lẻ. Vậy nên hy vọng bài viết nói trên từ chuyên trang Digital Trends sẽ giúp các bạn biết được đâu là món nên đầu tư mạnh và đâu là những thành phần có thể phiên phiến thôi cũng được.

Nguồn Digital Trends
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

bangtran80

Active Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Một thành phần rất quan trọng trong hệ thống mà không thấy nhắc đến, đó là bộ nguồn (PSU)!!
 

love4you

Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Cày game mà thiếu bộ tản nhiệt thật tốt nữa!!! là...chít liền :-h
 

thinh09

New Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

chỉ biết copy, dịch thuật, đọc xong .....
 

asa

New Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

dịch từ Digital Trends chán vậy nếu thích PC game để mình làm cho 1 bài :D
 

tuanhungct

Well-Known Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Một thành phần rất quan trọng trong hệ thống mà không thấy nhắc đến, đó là bộ nguồn (PSU)!!

Chuẩn. PC gaming mà không đả động gì đến PSU^:)^
 

thanhnn

Active Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

kết nhất câu "chỉ nên chi khi cần thiết" =D>
 

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

chỉ biết copy, dịch thuật, đọc xong .....
Bạn giúp mình và diễn đàn một tay chia sẻ khả năng của bạn nhé. Bạn có thể thêm ở bình luận bên dưới hoặc mở topic mới. Nếu hay, mà mình nghĩ phải hay rồi vì bài của bạn chứ ko phải dịch, chắc chắn mod sẽ đưa ra trang chủ.
 

vhngan

Active Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Để đủ sức kham nổi cấu hình chơi game kể trên thì bộ nguồn (PSU) ít nhất là 650W. Chưa kể đến chuột, bàn phím hay fan trong case cũng chiếm 1 phần. Vậy thì công suất còn đội lên nữa.
 

sircuong1303

Well-Known Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Để đủ sức kham nổi cấu hình chơi game kể trên thì bộ nguồn (PSU) ít nhất là 650W. Chưa kể đến chuột, bàn phím hay fan trong case cũng chiếm 1 phần. Vậy thì công suất còn đội lên nữa.

Nguồn 600W công suất thực dư sức cân dc cấu hình i7 + đơn vga gtx Titan X rùi bác ạ, psu công suất lớn hơn thường dành cho nhu cầu chạy nhiều vga.
 

sircuong1303

Well-Known Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Bài viết đúng là thiếu xót khi không nhắc đến PSU - thành phần quyết định sự ổn định của cả bộ máy khi chơi game trong nhiều giờ liên tục.
 
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Một thành phần rất quan trọng trong hệ thống mà không thấy nhắc đến, đó là bộ nguồn (PSU)!!

Cày game mà thiếu bộ tản nhiệt thật tốt nữa!!! là...chít liền :-h

Chính xác lun, Bộ dàn máy game cao cấp, dồn vô nhưng bộ nguồn quá cùi thì cũng tèo. CÒn về tản nhiệt cũng cần phải nhắc đến 1 phần nhỏ. Chúng ta ko thể cày game với cái quạt defaul được :)
 

phuongtvp

New Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Các thành phần: Nguồn, CPU, Main, RAM, HDD, VGA card, tất cả đều quan trọng góp phần tạo nên tính ổn định và sức mạnh của một chiếc máy bàn.
Cứ nghe theo mấy bài viết kiểu này,
- Chọn mua RAM, Mainboard không cẩn thận máy tính sẽ thường gặp hiện tượng màn hình xanh chữ trắng. Dump.
- Nguồn không tốt sẽ thường dẫn tới hiện tượng sụt áp, máy khi chạy full performance sẽ bị shutdown hoặc restart.
 

noob

Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

viết bài về PC chơi game làm nguyên cái hình máy server. Kinh hồn :D
 

lequynhan

Well-Known Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Cảm ơn bác chủ!

Em tính cho tới giờ thì đúng là cái máy tính bàn chỉ phục vụ mỗi cái em game AOE :-j
 

congtubr

Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

Nguồn máy tính rất quan trọng với 1 cái pc cho gamer ,ngoài ra còn là môi trường nữa thời tiết màu hè mà ngồi cày game phòng không điều hòa chắc nửa tiếng 1 tiếng lại tắt phụt 1 phát.
 
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

VGA mạnh mà xài nguồn như sh*t thì nên dẹp, viết bài kỳ thế.
 

trungxperia

New Member
Ðề: Những điều cần biết khi chọn mua một máy tính để bàn chuyên dụng chơi game

tui đang dùng nguồn acbel 400w chạy athlon x4 + vga 7750 như thế có ổn định không, chứ 1 năm nay thì kh thấy gì
 
Bên trên