La La Land - Hãy cứ ước mơ, hãy cứ dại khờ

haclua

Active Member
La La Land: Những kẻ khờ mộng mơ - và tôi ( chút cảm nhận viết vội ngay sau khi xem xong phim và chỉ sợ mọi cảm xúc trôi tuột mất)
Sẽ như thế nào nếu bạn gặp lại người cũ, liệu có được như Sebastian và Mia, khi họ có thể nhìn thẳng vào mắt nhau và mỉm cười, dù cho đó là ở một khoảng cách xa, và rồi sau này chắc sẽ không thể gặp lại. Vâng, đó có thể là một nụ cười hạnh phúc, bởi hai kẻ mộng mơ đó đã gạt đi tình cảm cá nhân của mình, gạt đi tình yêu để theo đuổi mù quáng ước mơ của chính mình.

15723336_1213193515394400_4515279563982761026_o.jpg

Tôi đã không nghĩ sẽ có cái kết như vậy. Bởi với tôi ánh nhìn sâu thẳm vào mắt nhau với những kẻ đã từng yêu nhau sẽ là thật day dứt và đầy tiếc nuối. Nhất là khi đặt vào bối cảnh vài phút trước đó của phim, khi nhìn thấy Mia bước vào quán của mình - Quán nhạc Jazz mà cả anh và Mia cùng vẽ nên ý tường, Sebastian đã nhìn thấy lại quá khứ, thấy lại những kỷ niệm ngọt ngào, thấy lại những viễn cảnh mà nếu anh và Mia còn ở bên nhau đến lúc này thì sẽ ra sao. Thực sự đó là những suy nghĩ đầy tràn tiếc nuối,
Nhưng đời không có chữ nếu, họ là những kẻ khờ khạo trên thế giới này, đã hết mình vì tình yêu với sự nghiệp lãng mạn mà họ theo đuổi. Những ước muốn thật đẹp giữa cuộc sống ồn ào khó chịu.
Và đúng là cuộc sống đầy áp lực. Hai kẻ lãng mạn đến với nhau sẽ sống và có một tương lai như thế nào. Cái cảm giác trong lòng tôi bị bóp nghẹn, khi đọc dòng hội thoại mà bà mạ của Mia nói chuyện với con trên điện thoại: “Anh ta có công việc ổn định chứ”, Anh ta có tương lai chứ, Tức là hiện tại anh ta chưa có gì phải không... Là đàn ông, cái áp lực phải có một sự nghiệp ổn định thật nặng nề, tôi hiểu tại sao Sebastian lại phản bội con đường âm nhạc mà anh theo đuổi để đổi lấy một thứ gì đó rõ ràng hơn, nhưng Mia đã rất buồn.
Ở đầu phim, hai nhân vật chính có cùng nhau đi dạo và nhắc đến Casablanca, một bộ phim có Sam và bài hát “time goes by”, có những bản mang phong cách Jazz và Blues, tôi đã nhìn thấy được cái kết của bộ phim. Một người nhìn một người đi với một người ^^. Nhưng cái kết đó không buồn như dòng thời gian của bộ phim. Tôi thích xem phim điện ảnh Mĩ hơn điện ảnh châu Á. Bố cục của phim điện ảnh Mĩ có thể nói đó là một phổ cảm xúc tình yêu tua ngược, Tình yêu bao giờ cũng rất ngọt ngào và cuồng nhiệt lúc ban đầu và rồi nhạt dần lúc về sau. Phim truyền hình Mĩ thì khó hiểu và khó xem lúc ban đầu nhưng về sau thì lại bùng nổ tràn ngập cảm xúc. Bộ phim này cũng vậy, nó đã ghi dấu lại trong tôi những cảm xúc khó tả sau khi xem xong, chút cười nhẹ đoạn phim đầu, chút lắng sâu ở giữa, chút quặn thắt khi gần cuối, và chút vỡ òa khi kết phim.
Tôi thích cách biên kịch và đạo diễn tạo nên bộ phim, thích những trích đoạn đáng yêu ở trong đó. Kiểu như khi Sebastian mời Mia đi xem phim lần đầu”chỉ để cùng nhau nghiên cứu lại một bộ phim kinh điển cũ”. hay hình ảnh cầu tàu ngoài biển, nó làm tôi nhớ đến đích đến bờ biển phía đông của Forrest Gump. Tôi thích cái cách hai nhật vật chính động viên nhau khi khó khăn nhất, khi mà Sebastian đã gợi ý Mia mở ra một hướng đi mới, nếu không ai nhận vào phim của họ, thì có thể tự biên kịch để viết kịch bản có chính mình. Tôi cũng thích cái cách mà Sebastian đến nhà bố mẹ Mia đưa cô đi diễn thử rồi ngồi đợi cô bên ngoài.
Nhưng hơn hết, tôi thích cái cách mà họ chi tay nhau khi nói câu” Anh/Em sẽ yêu em/anh rất nhiều”. Họ vẫn yêu nhau nhưng lại phải chia tay, vì họ là những người mơ mộng. Mà những người mơ mộng như vậy thì cần có một ai đó thực tế hơn ở bên cạnh hỗ trợ họ, một ai đó có thể là điểm tựa vững trãi cho họ có cuộc sống màu hồng như mong muốn. Mia đã tìm được, còn Sebastian cũng đã đạt được ước vọng của mình. Chỉ còn lại tôi đang ngập tràn hỗn loạn sau khi xem phim bởi đâu đó tôi đã thấy mình, thấy những điều mà tôi đã đánh mất hay bỏ quên ở đâu đó.
 

thich_xem_phim

Active Member
Nhưng hơn hết, tôi thích cái cách mà họ chi tay nhau khi nói câu” Anh/Em sẽ yêu em/anh rất nhiều”. Họ vẫn yêu nhau nhưng lại phải chia tay, vì họ là những người mơ mộng. Mà những người mơ mộng như vậy thì cần có một ai đó thực tế hơn ở bên cạnh hỗ trợ họ, một ai đó có thể là điểm tựa vững trãi cho họ có cuộc sống màu hồng như mong muốn...

Lấy chồng/vợ là 1 việc vô cùng quan trọng, phải biết lựa mình mà lấy. Nếu mình là kẻ liều mạng, là kẻ phiêu lưu thì mình phải chọn 1 người chồng/vợ ít nhất cũng phải có 50% sức chịu đựng sự phiêu lưu của mình.
 
La La Land – Hãy cứu lấy những giấc mơ

Khi ngồi trong phòng chiếu phim và khi đang ngồi viết những dòng này, thì người viết cũng đang nghe album OST của phim đến độ thuộc từng câu hát trong đó. Có nhiều người vì kỳ vọng quá mức khi xem các bài đánh giá chuyên môn, hoặc vì nghe rằng La La Land đã đạt được nhiều giải thưởng của các nhà phê bình. Vì thế họ có những đánh giá không tốt và thậm chí là ác cảm về nó. Bằng việc so sánh La La Land với Once (một bộ phim yêu thích của người đó), họ đã nói rằng đó là một Video ca nhạc quá đỗi bình thường. Vì thế, hôm nay người viết sẽ đóng vai anh hùng nước Mỹ để đi cứu Emma Stone và Ryan Gosling cùng toàn bộ những người đã làm nên La La Land.

Cũng như với Eternité của Trần Anh Hùng, có một câu hỏi hiện ra trong đầu người viết khi xem phim này là: “Vậy thì rốt cuộc, điều gì là quan trọng nhất đối với khán giả mà một bộ phim có thể đem lại?”.

Và hãy dừng lại ở ngay đó. Hai bộ phim kia có thực sự là bộ phim đúng nghĩa của điện ảnh không nhỉ? Có kha khá người ác cảm với chúng chỉ vì cho rằng đó không phải là thứ Nghệ thuật thứ 7 thuần khiết. Một thứ thì quá giống một vở kịch ngắm lặp đi lặp lại, một thứ thì giống MV ca nhạc dài lê thê. Và La La Land đã trả lời câu hỏi ấy một cách không thể thuyết phục hơn. Sebstian khi nói về nhạc Jazz đã khẳng định rằng nghệ thuật luôn luôn tự mình thay đổi. Người nhạc công khi chơi nhạc luôn làm mới những giai điệu theo cách của riêng mình trong những nốt nhạc, cách luyến láy hay thậm chí là cả các lấy hơi. Khi thuyết phục Sebstian chơi thứ nhạc Jazz điện tử của band nhạc mới, John Lengend đã ám chỉ một cách ý nhị rằng: người nghệ sỹ luôn phải thay đổi âm nhạc thuần túy cũ mèm để chiều theo khán giả, muốn truyền bá Jazz đến mọi người thì phải làm cho tất cả mọi người có thể nghe được chúng. Và Sebstian đã đồng ý. Sự thay đổi trong nghệ thuật là cần thiết, dù cho đôi khi nó rất khó khăn. La La Land cũng đã làm rất tốt khi cân bằng được cả yếu tố âm nhạc và nghệ thuật trong nó, làm cho một kịch bản tưởng như rằng sẽ rất phù phiếm xáo rỗng trở nên vô cùng tinh tế, đậm chất nghệ thuật. Hoặc nó đã làm điều ngược lại? Bộ phim đã mạnh dạn thay đổi mọi thứ, của dòng phim ca nhạc trước đây. Mọi thứ hiện ra đầy màu sắc, đầy hứng khởi nhưng không vì thế mà xáo rỗng, nhàm chán.

Trong suốt từng ấy thời gian của bộ phim, La La Land đã tự mình trả lời cho câu hỏi của người viết. Rằng thứ đáng giá nhất mà nghệ thuật nói chung và phim ảnh nói riêng mang đến cho khán giả chính là: cảm xúc và sự đam mê. Thực tế khán giả không hề biết mình thích cái gì khi chưa được xem người nghệ sỹ biểu diễn. Chính sự đam mê và nhiệt huyết của người nghệ sỹ đối với nghệ thuật sẽ lôi cuốn khán giả và làm họ thích thú. Bằng cách đó Mia đã trách móc Sebstian rằng tại sao anh có thể từ bỏ đi ước mơ chơi một thứ nhạc Jazz thuần khiết để chạy theo thị trường. Mia là nhân vật luôn tin tưởng vào sự khát khao của mình đối với thứ kịch nghệ, cô cố gắng rất nhiều nhưng không thành công. Cho đến khi, cô lấy lại được sự tự tin của mình từ chính niềm cảm hứng đã dẫn mình đến nghiệp diễn. Một sự sắp xếp hoàn hảo nhưng vô cùng tự nhiên và hợp lý. Giây phút giọng hát của Emma Stone khe khẽ, run run cất lên đã khiến cho người viết sững sờ dù cho đã nghe soundtrack rất nhiều lần.

Mia và Sebstian và niềm tin của họ vào ước mơ nghệ thuật đã tạo nên một sự đối nghịch trong cách triển khai đề tài của bộ phim: Sự cần thiết của việc thay đổi và Niềm tin vào nghệ thuật thuần khiết. Chính vì sự tương phản này cho nên đạo diễn đã để cho hai nhân vật không thể đến với nhau vào giây phút cuối cùng. Trường đoạn cuối phim lại là một sự sắp xếp rất có chủ đích, vừa làm khán giả cảm thấy đau đớn, vừa khiến bộ phim trở nên đúng nghĩa với chính tên gọi của nó. Sự mộng tưởng luôn luôn là những điều đẹp đẽ nhất trong cuộc đời. Một kết thúc đẹp, rất đẹp!

La La Land lấy cảm hứng phong cách Art Deco từ giai đoạn "Roaring Twenties" và Jazz Age những năm 1920, thể hiện rõ trong cách sử dụng font Yasashii Regular cho tiêu đề. Nếu để ý sẽ thấy những liên tưởng của đạo diễn đến tranh của Eward Hopper trong phân cảnh ở viện bảo tàng, hay truyện ngắn của Raymond Carver trong phân cảnh Mia và Sebstian ăn tối với nhau. Một thì như bức tranh chuyển động, một thì sử dụng một đoạn hội thoại dài để đẩy mâu thuẫn (tưởng chừng như không có gì) lên đến đỉnh điểm. La La Land về mặt này mang đậm chất Mỹ. Cũng phải nó đến những cú long-take rất chỉn chu và thứ âm nhạc đầy xúc cảm đã làm cho người viết thấy thỏa mãn.

P/S: Bộ phim này sẽ trở thành một Classic được nhắc đến như là một trong những lát cắt rực rỡ, đầy hứng khởi và mơ mộng nhất về Los Angeles.

Hi bạn, mình rất ấn tượng về review này của bạn, nhất là đoạn này
La La Land lấy cảm hứng phong cách Art Deco từ giai đoạn "Roaring Twenties" và Jazz Age những năm 1920, thể hiện rõ trong cách sử dụng font Yasashii Regular cho tiêu đề. Nếu để ý sẽ thấy những liên tưởng của đạo diễn đến tranh của Eward Hopper trong phân cảnh ở viện bảo tàng, hay truyện ngắn của Raymond Carver trong phân cảnh Mia và Sebstian ăn tối với nhau. Một thì như bức tranh chuyển động, một thì sử dụng một đoạn hội thoại dài để đẩy mâu thuẫn (tưởng chừng như không có gì) lên đến đỉnh điểm. La La Land về mặt này mang đậm chất Mỹ. Cũng phải nó đến những cú long-take rất chỉn chu và thứ âm nhạc đầy xúc cảm đã làm cho người viết thấy thỏa mãn.

P/S: Bộ phim này sẽ trở thành một Classic được nhắc đến như là một trong những lát cắt rực rỡ, đầy hứng khởi và mơ mộng nhất về Los Angeles.
không biết mình có thể mượn và share lên timeline của mình ko ạ?
 
Bên trên