12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

vip_pro_1702

New Member
Bài này đăng trên tuanvietnam lâu rùi. E thấy hay nhưng chưa thấy bác nào post. E xin trích 1 phần bài phỏng vấn. bác nào muốn tìm hiểu thêm thì vào link sau: http://www.tuanvietnam.net/2010-09-02-trang-page

"Công việc của đất nước mà lọt vào tay một số người nào đó, người dân không biết gì cả thì không thể dân chủ được. Dân chủ là người dân được hưởng quyền tự do dân chủ nhưng đồng thời một trong những quyền đó là quyền tham gia vào những công việc của xã hội, tham gia quyết định công việc xã hội", nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói tại bàn tròn trực tuyến.


LTS: Nhân kỉ niệm 65 năm Quốc khánh, Tuần Việt Nam trích thuật tiếp phần 2 nội dung bàn tròn trực tuyến với nguyên Bộ trưởng Tư pháp, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Lộc như một suy ngẫm, góc nhìn đáng tham khảo về những bước đi của Đất nước - Dân tộc trên con đường hiện thực hóa những tư tưởng và mục tiêu cao đẹp về một Việt Nam Dân chủ - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc mà Bác Hồ đã long trọng tuyên bố trước muôn triệu người dân cũng như bạn bè thế giới sáu mươi lăm năm về trước.

Như ông Nguyễn Đình Lộc nhiều lần nhấn mạnh, những góc nhìn của ông có thể đôi chỗ "khó nghe" hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng ông cũng mạnh dạn đưa ra, với tư cách một người gắn bó máu thịt với chế độ này, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc, trên tinh thần tôn trọng ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi.


Đáng sợ nhất là khi người dân quay lưng

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng ở TP.HCM hỏi rằng: "Dân chủ là mục tiêu ngày đầu giành chính quyền là khát vọng của nhân dân, là mục tiêu đấu tranh của Đảng vậy mà tại sao đôi lúc lại trở thành vấn đề kị húy trong một số giai đoạn. Thậm chí, có vị lãnh đạo còn nói rằng là phải cẩn thận với trò chơi dân chủ, có nơi thì coi dân chủ là một trong những công cụ để thế lực thù địch diễn biến hòa bình, chống chế độ chúng ta. Ông suy nghĩ thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Đây là vấn đề tương đối phức tạp. Tôi nhắc lại ý rằng: về mặt tâm lí, đôi khi trong thi hành quyền lực bản thân phía người quản lí, người có quyền cũng muốn thoải mái, muốn tùy tiện, ngại dân chủ. Chẳng hạn, bây giờ mình làm việc mà có những người cứ nói chỗ này chỗ kia, mình thế này thế kia thì cũng khó chịu. Về mặt tâm lí, cảm giác đó cũng dễ hiểu. Nhưng nếu chúng ta làm đúng pháp luật, cả 2 phía đều làm đúng luật thì chuyện không có gì phải bàn.

Người ta có thể nói dùng pháp luật, dùng dân chủ để diễn biến hòa bình, nói như thế đã thuyết phục chưa? Liên Xô sụp đổ có phải diễn biến hòa bình đâu, cả phe xã hội chủ nghĩa, cả Đông Âu nữa, đó có phải là diễn biến hòa bình đâu. Cái đổ đó là nhân dân vùng dậy để lật đổ. Đau đớn gì hơn là trong nhiều trưởng hợp người dân quay lưng lại với chế độ. Tại sao hàng triệu Đảng viên trong Đảng như thế, có đội quân hùng mạnh như thế tự nhiên chế độ Xô Viết sụp đổ. Đau đớn lắm! Tôi nghĩ đau đớn lắm!

Có ông bạn kể, khi báo tin cho bố ở quê biết chuyện Liên Xô không còn nữa, ông đã ôm mặt khóc. Điều đó cho thấy, với người dân rất bình thường ở một đất nước xa xôi như thế nhưng trong suy nghĩ của họ với chế độ Xô Viết như thế nào, người ta khóc vì nó không còn nữa là vì sao?

Một lần nữa tôi cho rằng, phải luôn luôn nhớ rằng sinh ra bộ máy nhà nước là để quản lý, giữ gìn trật tự trị an, nhưng chúng ta làm không tốt nên người dân có phản ứng bằng nhiều hình thức. Có thể người ta mạnh mẽ phản kháng, nhưng điều đáng sợ hơn là nguy cơ người dân quay lưng lại với chế độ. Mà một khi người dân đã quay lưng lại với chế độ thì không gì có thể cứu vãn được.


Phải đổi mới căn bản cơ chế bầu cử hiện nay

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ông cho rằng chúng ta phải hiểu đúng và phải thực thi dân chủ, phải làm dân chủ một cách thực chất, vậy theo ông chúng ta phải thực thi bằng cách nào, và bắt đầu từ đâu?

Ông Nguyễn Đình Lộc:.............Tôi đã 75 tuổi rồi, đi bầu cử rất nhiều lần, đã thấy chúng ta bầu Quốc hội như thế nào? Đến ngày bầu cử, chúng ta vào phòng bỏ phiếu; chúng ta được xem một danh sách ứng cử viên; chúng ta cũng đọc lý lịch ông này, bà kia; rồi chúng ta chọn... như thế là dân chủ quá rồi còn gì nữa. Nhưng thực ra đó cũng chưa phải là dân chủ, ở chỗ cái danh sách đó: Ai đưa ra? Đó là Mặt trận tổ quốc, là Ban bầu cử; Nhưng danh sách đó ở đâu ra?.... Nhiều khi hỏi anh em, anh em cũng giật mình, bản thân mình cũng giật mình, là khi sáng bầu xong, tối vui miệng hỏi nhau bầu cho ai thì không mấy ai còn nhớ.

Và suốt 5 năm cuả nhiệm kỳ đó, mấy ai trong chúng ta gặp lại đại biểu do mình bầu không? Trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có gặp gỡ và báo cáo tiếp xúc cử tri, nhưng đó cũng là cuộc gặp của những người lựa chọn. Sau lưng từng đại biểu Quốc hội, từng đại biểu Hội đồng nhân dân là hàng vạn cử tri. Nhưng có bao nhiêu người được lựa chọn ra cái danh sách đó.

Chính các nhà báo hỏi tôi: người dân có vấn đề gì thì nghĩ đến ai? có nghĩ đến đại biểu của mình không? Không- tôi đã trả lời như vậy.
Cử tri hầu như không nghĩ đến đại biểu của mình. Vì sao? Cái điều đáng lo của chúng ta, chúng ta bây giờ rất tin Mặt trận tổ quốc, giao cho tổ chức này hiệp thương mỗi kỳ bầu cử. Cách làm của chúng ta là, Hiệp thương lần thứ nhất, hiệp thương lần thứ 2, rồi chính hội nghị Hiệp thương đó chọn danh sách, rồi cho đánh máy, in đàng hoàng đẹp đẽ và gửi cho người dân. Cử tri cuối cùng chỉ có một công việc chọn trong cái danh sách 5 chọn 3, 4 chọn 3. Thế là gì? Như ăn sẵn, là dân chủ hình thức.

Tôi cho rằng cần xem xét lại quy trình Hiệp thương. Phải làm thế nào để từng người dân chọn được người ứng cử trong danh sách đó là người trực tiếp được bầu ra, được chọn ra chứ không phải qua các bước Hiệp thương gì hết.

Tôi còn nhớ có những người đi họp Hiệp thương về kể, hôm nay chúng tôi trao đổi mãi anh này anh kia. Hóa ra đã có mấy người trao đổi với nhau nên chọn người này, bỏ người kia chứ cử tri có biết gì đâu. Như thế là dân chủ sao?

Một ông bạn nói, ông Lộc ơi, cái dân chủ nhất của ta bây giờ là bầu cử. Khi tôi nói lại, ông mới giật mình, "ừ nhỉ lâu nay mình quan liêu". Thế mới biết, không chỉ bộ máy quan liêu mà người dân cũng có thể quan liêu. Có biết gì đâu, hôm ra bầu cử danh sách 5 người, ứng viên nào cũng có ảnh rất sáng sủa. Nhưng họ là ai, cử tri cũng không biết, không hề gặp nhau. Mà bầu cử là bầu ra người mà mình tín nhiệm, nhưng chỉ qua vài dòng giới thiệu liệu có tin cậy được không(?)...........Trình độ đại biểu của chúng ta ngày càng cao, phát biểu cũng đầy trách nhiệm, nhưng đó chưa phải là tiếng nói cử tri, vì trước và sau khi đi họp, ông đại biểu đó cũng chỉ gặp độ mấy trăm cử tri thôi.


Điều đáng sợ nhất là bầu xong rồi mà cử tri và đại biểu không hề gặp nhau. Nhưng chúng ta đừng trách đại biểu, tôi cũng không trách đại biểu. Để có một đại biểu Quốc hội, ngân sách phải bỏ ra khoảng 700 triệu, tốn kém như thế, nhưng chúng ta sử dụng vị đại biểu đó như thế nào?


Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trong những năm kháng chiến chống Pháp trong vùng Tề tạm chiếm; rồi trong chống Mỹ , dân bị dồn, bị kìm kẹp trong ấp chiến lược, chúng ta chưa có Hiến pháp, không có một quy định nào về việc Đảng độc quyền lãnh đạo, nhưng mà lòng dân khi đó hướng cả về Đảng, về Bác, đi theo Đảng, theo Bác. Còn giờ đây, khi chúng ta đang có tất cả, có Hiến pháp quy định Đảng độc quyền lãnh đạo, xác lập thể chế, hệ thống chính trị, vì sao lại lo sợ người dân quay lưng lại như vậy?

Ông Nguyễn Đình Lộc
: Vì trong chiến tranh mỗi đảng viên như thế nào? Người chiến sĩ của chúng ta như thế nào? Dân nhìn vào đó và dân tin. Dân có cơ sở để so sánh hồi chế độ cũ đã cư xử với dân như thế nào, những người đã xả thân đấu tranh cho dân ra làm sao. Vấn đề với dân là lòng tin và lòng tin chính là người ta hiểu được tấm lòng của anh đối với dân.

Đáng lo bây giờ chính là bộ máy chúng ta đã thực sự lo cho dân, vì dân chưa hay là chạy theo những lợi ích và cái điều đáng sợ là để dân quay lưng lại với mình. Người dân phải chấp nhận nhưng không đồng tình với việc làm đó. Điều đáng lo chính là ở chỗ ấy.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ta từng phê phán dân chủ phương Tây là dân chủ giả hiệu và ta phải xây dựng một nền dân chủ thực chất. Theo ông, dân chủ thực chất của ta là như thế nào?

Ông Nguyễn Đình Lộc:
Có lẽ cũng phải nhìn nhận lại ý kiến cho rằng dân chủ phương tây là dân chủ giả hiệu. Nếu là dân chủ giả hiệu, họ phải sụp lâu rồi. Đó là cách nhìn trước đây thôi. Bây giờ ta phải xem lại và đổi tư duy đó. Trong khi ta phê phán phương Tây nhiều thì chính họ lại tự điều chỉnh rất tốt, loại bỏ những yếu tố tiêu cực.

Không phải ngẫu nhiên mà người dân lao động ở các nước đó được hưởng chế độ dân chủ. Bản thân họ đấu tranh và phe XHCN khi đó cho thấy một hình mẫu khác, để bên kia giật mình và thay đổi, tự điều chỉnh. Sự sụp đổ của Liên Xô cũng chính vì không biết tự điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng không đến nơi và không kịp thời. Liên Xô sụp đổ không phải vì bản thân chế độ XHCN là xấu mà vì họ đã đi không đúng đường, sai về cách làm.

Chúng ta đã ngấm ra điều đó. Bây giờ ta phải nói cho rõ là phải điều chỉnh lại cho đúng. Nhưng điều chỉnh của ta chưa đến nơi. Chúng ta chưa thực ngồi với nhau để tranh luận cho hết tình hết lí, lật ngược vấn đề để tìm cho ra gốc gác của nó.Cái lo của những người tâm huyết, có trách nhiệm và gắn bó với chế độ hiện nay là làm thế nào để thoát ra được tình cảnh hiện nay, để mọi người có thể thực sự dân chủ đóng góp ý kiến và tìm ra được một cơ chế đúng.


Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Phải chăng chủ thuyết đó chính là tư tưởng của Bác Hồ, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Chúng ta đang có vận hội rất lớn để thực hiện hóa mục tiêu đó. 65 năm qua, đôi khi chúng ta bị kẹt vào xung đột ý thức hệ , Việt Nam bây giờ có vận hội lớn để trở thành một nước thực sự độc lập , được tự chủ trong các quyết định cuả đất nước, cuả dân tộc mình, cộng đồng thế giới mong muốn nhìn thấy một nước Việt Nam giàu mạnh và có vai trò trong khu vực, nhưng không ai cho không cái gì, có vận hội lớn chúng ta cũng phải đối mặt với thách thức, đối mặt với sóng gió cuả thời đại. Dân chủ là chủ thuyết xuyên suốt của Hồ Chí Minh và là nền tảng cho sự độc lập và giàu mạnh của Việt Nam. Theo ông, để thực hiện chủ thuyết này, cơ chế nào để chúng ta lựa chọn được người lãnh đạo xứng đáng, dẫn dắt cả dân tộc băng lên thực hiện chủ thuyết của Bác Hồ?

Ông Nguyễn Đình Lộc: Mong muốn của Bác Hồ rất rõ. Bác cũng công khai nêu mong muốn đó. "Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ", Bác nói vậy, chứ không phải là một hiến pháp chung chung. Trong chữ dân chủ đó hàm chứa rất nhiều điều. Điều đó được thể hiện ngay trong hiến pháp 1946.

Tất nhiên không nên ca ngợi một chiều Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1946 đưa vào hoàn cảnh hiện nay như thế nào không đơn giản. Chủ thuyết của Bác Hồ về Hiến pháp là rất rõ ràng. Chúng ta phải theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề là vận dụng như thế nào. Từ tư tưởng đó phải nghiên cứu, vận dụng thành lí thuyết Hồ Chí Minh về Hiến pháp. Việc này khó nhưng không thể không làm.

Có lúc, ở các cấp của Đảng, ta ngại dân chủ. Ta nói dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh mà không có chữ dân chủ (phải đến sau này mới được bổ sung). Chúng ta phải làm cho rõ tại sao chúng ta ngại dân chủ. Việc bổ sung vào là do sức ép hay ta tự nguyện làm. Ta sẽ giữ như thế và thực hiện dân chủ thật sự, hay chúng ta tiếp tục ngại.

Lâu nay ta nghe nhiều đến diễn biến hòa bình. Tất nhiên ta phải cảnh giác với diễn biến hòa bình và cũng có người muốn làm việc đó. Nhưng vì chúng ta sơ hở, không quyết tâm nên ta mới bị diễn biến. Chúng ta không làm đến nơi thì mới bị diễn biến, còn nếu chúng ta thực sự dân chủ thì không ai làm gì được.

Tất nhiên, đụng đến những vấn đề này là những vấn đề rất cơ bản. Nếu không làm rõ với nhau từ đầu thì dễ bị quy chụp. Nói đến diễn biến thì không phải là kẻ thù nào từ bên ngoài vào diễn biến mà diễn biến ở chính trong nội bộ này. Từ trong nội bộ này có những lực lượng muốn diễn biến. Tại sao chúng ta lại để cho họ làm được như thế, và tại sao họ lại tranh thủ được người dân? Ta phải đánh gục họ đi, không phải bằng bạo lực mà bằng sức mạnh của sự đồng lòng, ủng hộ trong dân, từ niềm tin của dân. Phải đảm bảo cho được lòng tin của dân đối với Đảng. Đây là vấn đề Đảng lo nhất.

Đã đến lúc chúng ta phải nói thẳng với nhau, nhìn thẳng vào sự thật, không tránh né những vấn đề cốt tử như vậy. Thời gian càng tiến về tương lai, chúng ta càng thấy cái vĩ đại của Bác Hồ. Người vượt qua mọi sóng gió để lãnh đạo đất nước.

Phải làm sao tận dụng cho được lợi thế này, sức mạnh này. Vấn đề là khi người ta ra sức đề cao Hồ Chí Minh, người ta có thực sự làm theo Bác không? Đó là điều cần suy nghĩ. Người ta có thực sự: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư không? Người ta có thực sự vì dân, vì nước, vì đảng không hay vì tính toán lợi ích riêng của mình rồi lồng vào đây, dưới danh nghĩa của đảng?

Đó là vấn đề cần hết sức cảnh giác, ngăn chặn. Nếu làm như thế là có tội với Bác, với chế độ, với nhân dân, với lí tưởng của Bác và mục tiêu mà Bác dành cả đời để cống hiến.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Dân chủ thì ta sẽ lựa chọn được lãnh đạo đủ đức, đủ tài, đủ tầm lãnh đạo đất nước , nắm bắt vận hội lớn, vượt qua sóng gió và thách thức của thời đại để đưa dân tộc ta tới bến bờ vinh quang. Điều kiện trong nước và thời đại đòi hỏi chúng ta có những lãnh đạo có bản lĩnh, tầm nhìn, trí tuệ, sức mạnh để tập hợp được quần chúng nhân dân, là điểm tựa lòng tin cho nhân dân Việt Nam để đạt mục tiêu của Bác Hồ xây dựng một Việt Nam phồn vinh, văn minh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà dân tộc đặt ra với Đảng. Đó cũng là lời kết lại của bàn tròn ngày hôm nay. Một lần nữa xin cám ơn ông Nguyễn Đình Lộc, cám ơn các độc giả đã cùng theo dõi.
 

hdbladies

Banned
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

Vui thật - hài hước thật - buồn cười thật - vãi lúa thật ... 2 chữ Dân Chủ nghe sao mà buồn cười !
 

vip_pro_1702

New Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

E đã cố gắng lược đi rất nhiều rồi mà vẫn thấy dài. Các bác cố gắng đọc hết nhé :D
Điều e thắc mắc là tại sao những vị quan của chúng ta khi đã về hưu hoặc sắp về hưu mới dám chống lại cái sai, dám nói thẳng lên chính kiến của mình? Như vụ PMU18, ông Nguyễn Đình Lộc - nguyên bộ trưởng Tu Pháp, hay ông Nguyễn Văn An - nguyên chủ tịch Quốc Hội?

Và "tại sao họ lại tranh thủ được người dân?"
 

vip_pro_1702

New Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

Bác mod nào đi qua có lòng hảo tâm edit giúp e cái tiêu đề bài viết thành: "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"
e xin cảm ơn ạ
 

traitimsat1982

Active Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

vì còn tại chức và muốn tiến thân xa hơn nữa mà nói như thế sẽ bị đập te tua, chỉ đến khi không còn gì để phấn đấu trên con đường công danh thì mới giám nói lên 1 phần sự thật. xã hội của mình nói dối thành thói quen rồi
 

hdbladies

Banned
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

Giống như ông Võ Văn Kiệt ấy, ổng sắp đi gặp các "cụ" Mác - Lê rồi mới đòi dân chủ này nọ, sao lúc còn làm lãnh đạo ổng không cho dân chủ đi nhỉ !
Nghe đâu định bỏ ra cả đống tiền để làm nhà tưởng niệm ông Võ Văn Kiệt nữa kìa !
 

ktq

Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))

Không nói ở chỗ kia bác ơi, chứ chỗ này anh ấy vô tư.

Công nhận cái món này khoái khẩu thiệt.:|
 

HD Doctors

New Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))

Thông cảm đi , mồm đã ngứa không nói chỗ kia nhưng nói chỗ này =))=))=))=))
Không nói chính trị thì nói trính chị =))=))=))=))
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

E đã cố gắng lược đi rất nhiều rồi mà vẫn thấy dài. Các bác cố gắng đọc hết nhé :D
Điều e thắc mắc là tại sao những vị quan của chúng ta khi đã về hưu hoặc sắp về hưu mới dám chống lại cái sai, dám nói thẳng lên chính kiến của mình? Như vụ PMU18, ông Nguyễn Đình Lộc - nguyên bộ trưởng Tu Pháp, hay ông Nguyễn Văn An - nguyên chủ tịch Quốc Hội?

Và "tại sao họ lại tranh thủ được người dân?"

Mấy bác ấy vì núi tiền trước mặt cho chính mình và con cháu nên đang tại chức thì phải giả ngu hưởng thái bình
Nếu ko mún bị gọi là phản loạn thì cứ giả ngu hưởng thái bình
 

hahaharapid

Active Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

Thông cảm đi , mồm đã ngứa không nói chỗ kia nhưng nói chỗ này =))=))=))=))
Không nói chính trị thì nói trính chị =))=))=))=))

vốn thuộc thể lọai "huỵch toẹt" nhưng lâu lâu lại thích nói chữ nên mới có cái vụ "Vĩ Hòa Di Quý" đọc mà cười rũ rượi, thế mà còn bảo là "Tôi không thuộc cái tuýp người mà nói những thứ mình không hiểu" đếy ;))
 

ahatuananh

Well-Known Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

E đã cố gắng lược đi rất nhiều rồi mà vẫn thấy dài. Các bác cố gắng đọc hết nhé :D
Điều e thắc mắc là tại sao những vị quan của chúng ta khi đã về hưu hoặc sắp về hưu mới dám chống lại cái sai, dám nói thẳng lên chính kiến của mình? Như vụ PMU18, ông Nguyễn Đình Lộc - nguyên bộ trưởng Tu Pháp, hay ông Nguyễn Văn An - nguyên chủ tịch Quốc Hội?

Và "tại sao họ lại tranh thủ được người dân?"

Quả này bác phải " bắc thang lên hỏi Ông Trời " thôi....hic

Vui thế thôi, chứ nghĩ đơn giản như ở 1 công ty em chẳng hạn, bố thằng nào dám bảo Sếp sai?..ha ha ha mặc dù là thất thoát ko kể xiết...Khi bỏ công ty đi rồi mới dám chửi..=))

Kết luận: Con người là 1 "động vật" nhát cáy...ha ha ha (bác nào ko nhát thì thôi nha - đừng chém em), chỉ có 1 vài người đặc biệt mới có thể làm nên chuyện.

Vậy chúng ta hãy cứ mong chờ...............................
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vip_pro_1702

New Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

Chưa thấy bác nào giải đáp giùm e câu hỏi thứ 2 nhỉ?
"tại sao họ (các thế lực thù địch) lại tranh thủ được người dân?"
 

poly

Banned
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

Chưa thấy bác nào giải đáp giùm e câu hỏi thứ 2 nhỉ?
"tại sao họ (các thế lực thù địch) lại tranh thủ được người dân?"

vì tranh thủ được người dân thì không phải là thế lực thù địch
vì Bác Hồ cũng từng tranh thủ được người dân như thế
 

hdbladies

Banned
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

vì Bác Hồ cũng từng tranh thủ được người dân như thế

Thế theo bác thì 'bác' Hồ cũng thuộc các thế lực thù địch à ? :-t
 
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

vì tranh thủ được người dân thì không phải là thế lực thù địch
vì Bác Hồ cũng từng tranh thủ được người dân như thế

Bác này nói nghe ngứa lỗ tai nhỉ. Sao lại dùng từ "tranh thủ" để nói về Bác Hồ thế? Nói thế hóa ra coi thường nhân cách sống, cách đối nhân xử thế đầy nhân văn xưa nay hiếm của Bác Hồ. Đó gọi là tài kêu gọi lòng dân, thu phục lòng người. Sao bác lại có thể đem đi so sánh với bọn hèn thù dai, hám lợi kia đc. Bác Hồ ko "tranh thủ" đc lòng dân thì bác chắc gì có cửa ngồi ở đây thưởng thức HD, lên HDVN "tranh thủ" múa tay[-X
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

Chưa thấy bác nào giải đáp giùm e câu hỏi thứ 2 nhỉ?
"tại sao họ (các thế lực thù địch) lại tranh thủ được người dân?"

lấy ví dụ thế này nhé, bác xem có đc ko
bác làm trong công ty A, một công ty chân chính đang ăn lên làm ra và có vị thế trong xã hội, nhưng vẫn có những chuyện ko hay trong công ty, như kiểu sếp quan liêu, cặp bồ rồi ăn hối lộ, nhân viên thì chia bè phái và chỉ cách hại lẫn nhau để mình lên, rồi một thằng làm ở công ty B, đối thủ ko đội trời chung với công ty A, họ đến dụ đỗ bác, nói rằng với tài năng của bác thì lên có một môi trường tốt hơn và ko lên làm trong một môi trường có nhiều điều ko hay như thế, hứa sẽ đại ngộ tốt hơn
thế là bạn xuôi lòng nghe theo họ, sau khi phá công ty A bằng một loạt thủ đoạn mà công ty B xui khiến, bạn cập bến công ty B, được chào đón như một người hùng, nhưng cuối cùng nó cho bác làm một chân bảo vệ, lĩnh mức lương bèo bọt, bác ko phục đòi ra đi, nhưng nó đe dọa rằng nếu bỏ đi nó sẽ tố cáo bác chơi xấu công ty A, kết quả cuối cùng bác bị nó đè đầu cởi cổ nhưng ko dám phản bác ~:>, kết thúc khá bi thảm nhỉ
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

lấy ví dụ thế này nhé, bác xem có đc ko
bác làm trong công ty A, một công ty chân chính đang ăn lên làm ra và có vị thế trong xã hội, nhưng vẫn có những chuyện ko hay trong công ty, như kiểu sếp quan liêu, cặp bồ rồi ăn hối lộ, nhân viên thì chia bè phái và chỉ cách hại lẫn nhau để mình lên, rồi một thằng làm ở công ty B, đối thủ ko đội trời chung với công ty A, họ đến dụ đỗ bác, nói rằng với tài năng của bác thì lên có một môi trường tốt hơn và ko lên làm trong một môi trường có nhiều điều ko hay như thế, hứa sẽ đại ngộ tốt hơn
thế là bạn xuôi lòng nghe theo họ, sau khi phá công ty A bằng một loạt thủ đoạn mà công ty B xui khiến, bạn cập bến công ty B, được chào đón như một người hùng, nhưng cuối cùng nó cho bác làm một chân bảo vệ, lĩnh mức lương bèo bọt, bác ko phục đòi ra đi, nhưng nó đe dọa rằng nếu bỏ đi nó sẽ tố cáo bác chơi xấu công ty A, kết quả cuối cùng bác bị nó đè đầu cởi cổ nhưng ko dám phản bác ~:>, kết thúc khá bi thảm nhỉ
Nói chuyện trên mặt trăng
Trong chiến tranh ko ai ác hơn ai, mà chỉ có người thắng kẻ thua thôi
 
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

Nói chuyện trên mặt trăng
Trong chiến tranh ko ai ác hơn ai, mà chỉ có người thắng kẻ thua thôi

ở đây ai nói đến chiến tranh vậy, có hiểu gì ko mà phát biểu
kẻ thắng mà dùng thủ đoạn thì có đáng được tôn trọng ko
 

copboy76

New Member
Ðề: 12905 81 /2010-09-02-trang-page "Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được"

sãng có người pam bài tối ý kiến nhỏ :
" cảm thấy minh giỏi thì đừng nói nhiều....để người khác nhận xét việc mình làm là tương đối chính xác ""
theo tôi thì admin nên xem lại bai này !!! đừng để những người sử dụng room giải trí thành tranh luận chính trị
 
Bên trên