Mới chơi Hi-Fi, cần biết những gì?

torune

Film critic
Quá trình xây dựng một dàn Hi-Fi có thể tốn nhiều công sức lẫn thời gian. Người mới chơi thường gặp những câu hỏi như: Nên mua mới hay lân la ở những cửa hiệu đồ cũ? Liệu có gần subwoofer cho dàn của mình không? Dây cáp 'xịn' có cải thiện chất âm?

hi-fi-begin-01.jpg

Nhưng, có một sự thật mà không ai có thể chối cãi là những chiếc loa thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến. Loa thông minh ghi điểm ở kích cỡ (đa dạng), linh hoạt kết nối với các dịch vụ streaming cùng kho nhạc khổng lồ từ khắp nơi trên toàn thế giới. Nhưng đổi lại, loa thông minh đành hy sinh chất âm khi đem so trước những bộ dàn cũ kỹ.

Khi mà Echo hay HomePod là những thiết bị tuyệt vời để phát nhạc mọi lúc mọi nơi miễn có Internet, chúng lại thua các dàn âm thanh nổi (stereo) ở tiêu chí công suất và độ chi tiết. Nếu muốn nâng cấp dàn âm than sẵn có, thay vì bỏ ra 500 USD để mua 1 chiếc Google Home Max, bạn co thể cân nhắc một lựa chọn hợp lý hơn: tập hợp một dàn Hi-Fi cho riêng bạn.

Mặc dù quá trình nghiên cứu và chọn lựa khá mất thời gian (hơn là việc bảo Alexa đi mua thêm mấy loa con Echo Dot), nhưng khi đã hoàn thành rồi, dàn âm thanh này được làm ra để dành riêng cho bạn, chỉ bạn mà thôi. Chưa kể là bạn có thể linh hoạt biến tấu nó trong tương lai khi có điều kiện.

Digital vs. Analog

Khoan nói về chất âm của 2 định dạng digital và analog. Trước tiên, hãy nói về sự khác biệt giữa chúng. Với những người cầu toàn đi theo stereo, không gì tốt hơn những sợi đồng vặn thừng và cổng RCA khi dùng để kết nối thiết bị của họ. Nhưng, nếu bạn muốn nghe âm hay, chất lượng của kết nối cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tiêu chí này bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nhiều biến số: chiều dài dây loa, độ nhiễu từ trường trong căn nhà...

Những dàn stereo còn cần thêm nguồn âm thanh 'xịn' nữa (kiểu như CD, LP...). Và đây tiếp tục là rào cản. Chưa hết, một vài thiết bị cần một khoảng thời gian để 'khởi động' hay 'làm nóng máy' trước đi 'lên đỉnh' cao trào để cho ra những âm thanh tuyệt vời nhất. Về phía digital, tính hiệu số lại không bị ảnh hưởng bởi những thứ như vầy. Chúng là những con số của hệ nhị phân. Do đó, chúng không phân biệt chất liệu hay độ dài của dây cáp hay thời gian mà thiết bị phát âm vận hành. Tín hiệu digital chỉ có tắt hoặc mở, chạy hoặc không.


Chọn ampli

Nếu chuẩn bị mua những chiếc loa 'thụ động', bạn cần sắm thêm ampli để tăng công suất cho chúng. Nhưng, nên chọn đầu receiver riêng hay chỉ mỗi ampli? Chuyện này phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn nghe radio AM/FM nhiều hay ít. Như tên gọi của nó, receiver nhận tín hiệu phát sóng. Nó vẫn có một ampli tích hợp nhưng có cả tuner (bộ chỉnh) cho radio nữa. Nếu bạn không muốn nghe radio, chuyện dễ hơn nhiều. Những ampli chuyên dụng giúp cho thiết bị phát thanh nhỏ gọn hơn nhiều. Không những thế, nó giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền cho những tính năng không cần thiết.​

Mới hay cũ?

Có rất nhiều bài viết ca ngợi ưu điểm của những dàn âm thanh cũ. Những thùng loa chắc chắn làm từ nhôm và gỗ dĩ nhiên là tốt hơn vỏ nhựa hay các lớp vẹc-ni. Ngoài ra, cần cân nhắc đến cảm giác khi được sờ, vặn núm trên những dàn âm thanh cũ. Tiếp đó, hãy nghĩ đến tỷ số giữa chất âm và giá tiền bỏ ra. Với chỉ khoảng 300-400 USD, bạn đã có thể mua một ampli hoặc receiver chất lượng cao được ráp trong những năm 70-80 mà khả năng không thua kém, thậm chí hơn những sản phẩm mới hiện giờ.

hi-fi-begin-02.jpg

Những thiết bị mới chú trọng vào tính năng hơn là chất âm. Lý do là vì ngày này, người ta không dành thời gian để nghe mà chủ yếu nhìn vào một món hàng nào đó trước khi chọn mua. Vì thế, thay vì lùng sục trên những chợ trực tuyến, hãy tự mình đi đến những cửa tiệm. Bạn có thể tự nghe và thưởng thức những món hàng 'hợp' với tai của mình, thay vì nghe lời quảng cáo của người bán. Và, chuyện sẽ thuận lợi hơn khi có một chủ shop tư vấn nhiệt tình dựa trên nhu cầu nghe của bạn.

Thường thường, những dàn âm thanh cũ gồm loa và amp/rec, thậm chí cả bàn xoay, có giá khởi điểm từ 500 USD. Những cửa hàng online cũng bán những bộ như vầy. Thử lục lọi trên eBay hoặc Craiglist. Nhưng, mua hàng trực tuyến không đảm bảo rằng món hàng sẽ trông như ý muốn của bạn khi nó tới nhà. Nhiều khi mua hàng trực tuyến xong, chi phí sửa chửa còn cao hơn cả việc đi ra shop gần nhà để mua đồ cũ.

Nói đi cũng phải nói lại, đồ cũ có nhược điểm riêng. Đáng kể nhất là kích thước và tính năng. Những dàn âm thanh cũ chiếm rất nhiều không gian và là một khó khăn cho những gian nhà chật. Chưa kể, khi tìm giá (rack) để treo, cũng khá chật vật. Ngoài ra, công tác chỉnh âm được tiến hành hoàn toàn bằng tay nên mỗi khi đổi bài, không chắc cấu hình cũ còn phù hợp để nâng cao tinh thần của bài hát mới. Còn với những dàn âm thanh đời mới, hỗ trợ remote không dây, việc chỉnh equalizer chỉ tốn có vài giây với vài nút bấm.

hi-fi-begin-03.jpg

Nếu bạn chọn tiêu chí thoải mái nhất có thể, hãy cân nhắc mua những dàn âm thanh mới. Nhưng, cũng nghĩ tới việc đánh đổi chất âm so với tính năng và kích cỡ. Chẳng hạn như, đầu amp nhỏ gọn Pioneer Elite A-20 (giá 300 USD, công suất 50 watt/kênh) có thể dễ dàng kết nối với bàn xoay, máy chơi CD, Chromecast Audio và thậm chí cả dongle Bluetooth. Nhưng, nếu bạn muốn tìm lỗ cắm để gắn thêm equalizer ngoài, đó là việc bất khả thi.

Nếu muốn sở hữu receiver thì hiện tại rất nhiều mẫu được tích hợp tuner AM/FM và hỗ trợ luôn AirPlay, Bluetooth, Chromecast, WiFi... Sony STR-DH190 là một ví dụ điển hình. Sản phẩm chí có giá 150 USD, dành những ai muốn kết nối giữa quá khứ và tương lai. Đầu receiver có công suất 100 watt/kênh, tùy chọn ghép với hệ thống loa đa phòng, cổng phono và Bluetooth tích hợp.​

Chọn loa

Tương tự ampli, loa cũng có nhiều lựa chọn khác nhau. Trong bài, chúng ta sẽ nói đến: loa kệ (bookshelf), loa đứng trên nền(floor-standing), chủ động và bị động.

Loa bookshelf từ lâu đã được khen ở tính tiện dụng của nó so với những thể loại khác. Với loa bookshelf, bạn có thể đặt nó ở bất cứ đâu trong gian phòng. Thường thì mỗi loa bookshelf có từ 2 đến 3 củ loa (driver) và thùng loa đủ nhỏ để ngồi lên bàn làm việc, hay kệ sách (đúng như tên gọi của chúng). Nhưng đổi lại, driver nhỏ thì đành đánh đổi chất âm. Thường những loa thông minh của Amazon, Apple hay Google đều là loa bookshelf và có số lượng driver khiêm tốn như vầy.

hi-fi-begin-04.jpg

Thêm nữa, loa bookshelf bị hạn chế ở âm bass (âm trầm). Vì thiết kế nhỏ nên có ít không gian trong thùng loa. Nên, đừng mong chờ gì vào bass ở những loa bookshelf mặc dù người bán hàng quảng cáo nó ngang ngửa những loa woofer (loa trầm) đi chăng nữa. Chưa kể, công suất của loa bookshelf cũng khó mà bì được với loa đứng cỡ bự. Đó là lý do mà woofer, loa đứng, sub-woofer và các biến tấu khác tồn tại.

Về phía loa đứng, loa này khắc phục được điểm yếu của loa kệ nhưng lại bị chính ưu điểm của loa kệ làm khó. Loa đứng bị khó ở kích cỡ to và giá thành cao. Với loa bookshelf, khi không thích, bạn dễ tìm chỗ dấu chúng đi; nhưng rất cực để dời một loa đứng một khi nó đã an vị. Vì lẽ đó, loa đứng hiện diện hùng dũng trong gian phòng, giành lấy một không gian nhất định để đánh lên những âm vang riêng biệt nhất. Vì thùng loa lớn nên có không khí vào được nhiều hơn, âm thanh linh hoạt hơn, nhiều màu sắc hơn các kiểu loa khác.

Nếu chọn đúng loa đứng và cấu hình phòng ốc hợp lý, bạn có thể bỏ qua bước lắp thêm sub-woofer, làm cho dàn âm thêm gọn. Hiện, phần lớn loa đứng được tích hợp woofer (loa trầm) và các củ loa cho 2 dải âm: mid-range (âm trung) và treble (âm cao).

Bạn có thể dễ dàng tìm được một bộ loa kệ ngon lành với giá tầm 300 USD nhưng những loa đứng (mới) có giá giao động trong khoảng từ vài trăm đến với nghìn Mỹ kim. Một lần nữa, nhắc lại, nếu muốn mua loa, hãy trực tiếp đến cửa hàng (cũ lẫn mới) để chọn ra thiết bị vừa vặn với tai của bạn. Chưa hết, nhớ mang theo nguồn nhạc, CD hay file nhạc trên di động và chọn những bản bạn thích nhất. Khả năng cao là những bộ loa tốt sẽ giúp bạn khám phá những âm thanh tiềm ẩn trong bài nhạc mà bấy lâu những dàn chất lượng kém hơn không thể hiện ra hết. Sau đó, hãy cân nhắc giữa chất âm và túi tiền.​

Chủ động hay bị động

Những loa chúng ta nói trên đây mặc định là loa bị động, tức cần thêm nguồn lên ngoài để khuếch trương âm thanh lên. Tuy nhiên, với những loa chủ động (chẳng hạn như AudioEngine HD6), chúng được tích hợp sẵn ampli, do đó, người dùng tiết kiệm được kha khá thời gian và không gian (nhưng phải nghĩ lại túi tiền. Khà khà!).

hi-fi-begin-05.jpeg

Cần lưu ý, âm thanh phát trực tiếp từ những đầu đĩa than, đầu chơi CD, Spotify trên di động... có thể hay hơn nhiều khi chúng được phát qua một dàn loa bị động. Trong trường hợp này, lý do là vì những thiết bị (khác loa ngoài) đã có tích hợp loa trong lẫn ampli và được nhà sản xuất cấu hình sao cho phù hợp nhất. Một khi những thiết bị này bị ngắn vào các loa bị động, nhiều khả năng, âm thanh 'bị cưỡng ép' để phát ra cho to nhất có thể, đánh đổi rất nhiều 'màu sắc' trong chất âm của nguồn.

Về phía các loa chủ động, chúng ít linh hoạt hơn và tốn nhiều tiền hơn. Vì loa chủ động có sẵn ampli nên bạn mặc định gắn bó với cấu hình này suốt đời. Nhưng với phối ghép loa bị động và ampli ngoài, người dùng được nhiều biến tấu hơn bởi họ có thể phối loa và ampli với bất kỳ sản phẩm nào khác.​

Dây cáp

Đầu tư vào loa bị động, đồng nghĩa phải đầu tư dây cáp. Hiện có rất nhiều tranh cãi giữa dây cáp dễ dàng ngoài chợ với những dây cáp đến từ các thương hiệu đắt tiền bởi nhiều người tin rằng chúng không ảnh hưởng nhiều đến chất âm.​

Phụ tùng hiện đại

Chỉ vì bạn mua đồ cũ, không có nghĩa rằng bạn không thể làm chúng thông minh lên. Chẳng hạn như thêm một cái Chromecast Audio (35 USD) hay một cái dongle hỗ trợ Bluetooth là dàn máy cũ đã chơi được âm thanh số, qua giao thức không dây. Với fan của Apple thì quả táo đã có sẵn phụ kiện AirPort Express Base Station (99 USD) để hút máu. Điểm cộng giữa những phụ tùng bắt đầu analog và digital này là thiết lập chúng rất dễ, chỉ cần plug and play (gắn vào và chạy).

hi-fi-begin-06.jpg

Còn, nếu muốn chơi đến cùng với giao thức phát nhạc không dây, hãy sẵn sàng bỏ tiền túi cho một bộ Sonos Connect (giá 349 USD). Với Sonos, một thương hiệu đã có tiếng là người tiên phong phát triển công nghệ âm đa phòng, thì người dùng ngay lập tức được đảm bảo ở chất lượng. Chưa kể, Sonos Connect còn làm cầu nối cho những dàn audio cũ với bộ sản phẩm hiện đại của hãng.​

Kết luận

Với những chia sẻ trên đây, mặc dù vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng rất mong giúp được độc giả phần nào trong công tác bắt đầu xây dựng một dàn hi-fi phù hợp nhất cho nhu cầu giải trí tại gia. Vẫn còn đó rất nhiều khâu bị bỏ trống, chẳng hạn như chọn lựa linh kiện (jack nối, ổ cắm, giá treo...). Hy vọng sẽ nhận được phản hồi và góp ý từ những người đã và đang đi tìm dàn âm thanh hoàn hảo của riêng mình.

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chưa hiểu bộ sonos connect làm việc như thế nào.Bạn nào am hiểu có thể bổ xung không?.
 

Nguyen Robin

Active Member
Tuỳ vào thẫm mỹ, cách nghe, gu và cảm nhận của từng người. Đặc biệt là túi tiền :D
 

Connardo

Active Member
Bài viết chỉ có giá trị tham khảo ccho những bác mớ tập tễnh vào nghề...
 

quocnguyen

Active Member
Thêm nữa, loa bookshelf bị hạn chế ở âm bass (âm trầm). Vì thiết kế nhỏ nên có ít không gian trong thùng loa. Nên, đừng mong chờ gì vào bass ở những loa bookshelf mặc dù người bán hàng quảng cáo nó ngang ngửa những loa woofer (loa trầm) đi chăng nữa. Chưa kể, công suất của loa bookshelf cũng khó mà bì được với loa đứng cỡ bự.
cái này phải xem lại nhe, chọn loa to hay nhỏ thì tùy diện tích phòng thôi chứ bookself đời mới nếu setup đúng thì tiếng bass cũng kinh khủng lắm nhe. Loa em bookself cỏ (kef r300) mà bass không thua mấy ông loa bass to nhé.
 

Frey

Active Member
Cá nhân mình nghĩ chơi audio đầu tiên phải biết trình nghe mình đang ở đâu và trong túi có mấy xèng? Nếu chưa tự đánh giá đc mình hãy tìm HLV có tâm để k bị lạc vào ma trận.
 

muadongsaptoi

Well-Known Member
Quá trình xây dựng một dàn Hi-Fi có thể tốn nhiều công sức lẫn thời gian. Người mới chơi thường gặp những câu hỏi như: Nên mua mới hay lân la ở những cửa hiệu đồ cũ? Liệu có gần subwoofer cho dàn của mình không? Dây cáp 'xịn' có cải thiện chất âm?


Nhưng, có một sự thật mà không ai có thể chối cãi là những chiếc loa thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến. Loa thông minh ghi điểm ở kích cỡ (đa dạng), linh hoạt kết nối với các dịch vụ streaming cùng kho nhạc khổng lồ từ khắp nơi trên toàn thế giới. Nhưng đổi lại, loa thông minh đành hy sinh chất âm khi đem so trước những bộ dàn cũ kỹ.

Khi mà Echo hay HomePod là những thiết bị tuyệt vời để phát nhạc mọi lúc mọi nơi miễn có Internet, chúng lại thua các dàn âm thanh nổi (stereo) ở tiêu chí công suất và độ chi tiết. Nếu muốn nâng cấp dàn âm than sẵn có, thay vì bỏ ra 500 USD để mua 1 chiếc Google Home Max, bạn co thể cân nhắc một lựa chọn hợp lý hơn: tập hợp một dàn Hi-Fi cho riêng bạn.

Mặc dù quá trình nghiên cứu và chọn lựa khá mất thời gian (hơn là việc bảo Alexa đi mua thêm mấy loa con Echo Dot), nhưng khi đã hoàn thành rồi, dàn âm thanh này được làm ra để dành riêng cho bạn, chỉ bạn mà thôi. Chưa kể là bạn có thể linh hoạt biến tấu nó trong tương lai khi có điều kiện.

Digital vs. Analog

Khoan nói về chất âm của 2 định dạng digital và analog. Trước tiên, hãy nói về sự khác biệt giữa chúng. Với những người cầu toàn đi theo stereo, không gì tốt hơn những sợi đồng vặn thừng và cổng RCA khi dùng để kết nối thiết bị của họ. Nhưng, nếu bạn muốn nghe âm hay, chất lượng của kết nối cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tiêu chí này bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nhiều biến số: chiều dài dây loa, độ nhiễu từ trường trong căn nhà...

Những dàn stereo còn cần thêm nguồn âm thanh 'xịn' nữa (kiểu như CD, LP...). Và đây tiếp tục là rào cản. Chưa hết, một vài thiết bị cần một khoảng thời gian để 'khởi động' hay 'làm nóng máy' trước đi 'lên đỉnh' cao trào để cho ra những âm thanh tuyệt vời nhất. Về phía digital, tính hiệu số lại không bị ảnh hưởng bởi những thứ như vầy. Chúng là những con số của hệ nhị phân. Do đó, chúng không phân biệt chất liệu hay độ dài của dây cáp hay thời gian mà thiết bị phát âm vận hành. Tín hiệu digital chỉ có tắt hoặc mở, chạy hoặc không.


Chọn ampli

Nếu chuẩn bị mua những chiếc loa 'thụ động', bạn cần sắm thêm ampli để tăng công suất cho chúng. Nhưng, nên chọn đầu receiver riêng hay chỉ mỗi ampli? Chuyện này phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn nghe radio AM/FM nhiều hay ít. Như tên gọi của nó, receiver nhận tín hiệu phát sóng. Nó vẫn có một ampli tích hợp nhưng có cả tuner (bộ chỉnh) cho radio nữa. Nếu bạn không muốn nghe radio, chuyện dễ hơn nhiều. Những ampli chuyên dụng giúp cho thiết bị phát thanh nhỏ gọn hơn nhiều. Không những thế, nó giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền cho những tính năng không cần thiết.​

Mới hay cũ?

Có rất nhiều bài viết ca ngợi ưu điểm của những dàn âm thanh cũ. Những thùng loa chắc chắn làm từ nhôm và gỗ dĩ nhiên là tốt hơn vỏ nhựa hay các lớp vẹc-ni. Ngoài ra, cần cân nhắc đến cảm giác khi được sờ, vặn núm trên những dàn âm thanh cũ. Tiếp đó, hãy nghĩ đến tỷ số giữa chất âm và giá tiền bỏ ra. Với chỉ khoảng 300-400 USD, bạn đã có thể mua một ampli hoặc receiver chất lượng cao được ráp trong những năm 70-80 mà khả năng không thua kém, thậm chí hơn những sản phẩm mới hiện giờ.


Những thiết bị mới chú trọng vào tính năng hơn là chất âm. Lý do là vì ngày này, người ta không dành thời gian để nghe mà chủ yếu nhìn vào một món hàng nào đó trước khi chọn mua. Vì thế, thay vì lùng sục trên những chợ trực tuyến, hãy tự mình đi đến những cửa tiệm. Bạn có thể tự nghe và thưởng thức những món hàng 'hợp' với tai của mình, thay vì nghe lời quảng cáo của người bán. Và, chuyện sẽ thuận lợi hơn khi có một chủ shop tư vấn nhiệt tình dựa trên nhu cầu nghe của bạn.

Thường thường, những dàn âm thanh cũ gồm loa và amp/rec, thậm chí cả bàn xoay, có giá khởi điểm từ 500 USD. Những cửa hàng online cũng bán những bộ như vầy. Thử lục lọi trên eBay hoặc Craiglist. Nhưng, mua hàng trực tuyến không đảm bảo rằng món hàng sẽ trông như ý muốn của bạn khi nó tới nhà. Nhiều khi mua hàng trực tuyến xong, chi phí sửa chửa còn cao hơn cả việc đi ra shop gần nhà để mua đồ cũ.

Nói đi cũng phải nói lại, đồ cũ có nhược điểm riêng. Đáng kể nhất là kích thước và tính năng. Những dàn âm thanh cũ chiếm rất nhiều không gian và là một khó khăn cho những gian nhà chật. Chưa kể, khi tìm giá (rack) để treo, cũng khá chật vật. Ngoài ra, công tác chỉnh âm được tiến hành hoàn toàn bằng tay nên mỗi khi đổi bài, không chắc cấu hình cũ còn phù hợp để nâng cao tinh thần của bài hát mới. Còn với những dàn âm thanh đời mới, hỗ trợ remote không dây, việc chỉnh equalizer chỉ tốn có vài giây với vài nút bấm.


Nếu bạn chọn tiêu chí thoải mái nhất có thể, hãy cân nhắc mua những dàn âm thanh mới. Nhưng, cũng nghĩ tới việc đánh đổi chất âm so với tính năng và kích cỡ. Chẳng hạn như, đầu amp nhỏ gọn Pioneer Elite A-20 (giá 300 USD, công suất 50 watt/kênh) có thể dễ dàng kết nối với bàn xoay, máy chơi CD, Chromecast Audio và thậm chí cả dongle Bluetooth. Nhưng, nếu bạn muốn tìm lỗ cắm để gắn thêm equalizer ngoài, đó là việc bất khả thi.

Nếu muốn sở hữu receiver thì hiện tại rất nhiều mẫu được tích hợp tuner AM/FM và hỗ trợ luôn AirPlay, Bluetooth, Chromecast, WiFi... Sony STR-DH190 là một ví dụ điển hình. Sản phẩm chí có giá 150 USD, dành những ai muốn kết nối giữa quá khứ và tương lai. Đầu receiver có công suất 100 watt/kênh, tùy chọn ghép với hệ thống loa đa phòng, cổng phono và Bluetooth tích hợp.​

Chọn loa

Tương tự ampli, loa cũng có nhiều lựa chọn khác nhau. Trong bài, chúng ta sẽ nói đến: loa kệ (bookshelf), loa đứng trên nền(floor-standing), chủ động và bị động.

Loa bookshelf từ lâu đã được khen ở tính tiện dụng của nó so với những thể loại khác. Với loa bookshelf, bạn có thể đặt nó ở bất cứ đâu trong gian phòng. Thường thì mỗi loa bookshelf có từ 2 đến 3 củ loa (driver) và thùng loa đủ nhỏ để ngồi lên bàn làm việc, hay kệ sách (đúng như tên gọi của chúng). Nhưng đổi lại, driver nhỏ thì đành đánh đổi chất âm. Thường những loa thông minh của Amazon, Apple hay Google đều là loa bookshelf và có số lượng driver khiêm tốn như vầy.


Thêm nữa, loa bookshelf bị hạn chế ở âm bass (âm trầm). Vì thiết kế nhỏ nên có ít không gian trong thùng loa. Nên, đừng mong chờ gì vào bass ở những loa bookshelf mặc dù người bán hàng quảng cáo nó ngang ngửa những loa woofer (loa trầm) đi chăng nữa. Chưa kể, công suất của loa bookshelf cũng khó mà bì được với loa đứng cỡ bự. Đó là lý do mà woofer, loa đứng, sub-woofer và các biến tấu khác tồn tại.

Về phía loa đứng, loa này khắc phục được điểm yếu của loa kệ nhưng lại bị chính ưu điểm của loa kệ làm khó. Loa đứng bị khó ở kích cỡ to và giá thành cao. Với loa bookshelf, khi không thích, bạn dễ tìm chỗ dấu chúng đi; nhưng rất cực để dời một loa đứng một khi nó đã an vị. Vì lẽ đó, loa đứng hiện diện hùng dũng trong gian phòng, giành lấy một không gian nhất định để đánh lên những âm vang riêng biệt nhất. Vì thùng loa lớn nên có không khí vào được nhiều hơn, âm thanh linh hoạt hơn, nhiều màu sắc hơn các kiểu loa khác.

Nếu chọn đúng loa đứng và cấu hình phòng ốc hợp lý, bạn có thể bỏ qua bước lắp thêm sub-woofer, làm cho dàn âm thêm gọn. Hiện, phần lớn loa đứng được tích hợp woofer (loa trầm) và các củ loa cho 2 dải âm: mid-range (âm trung) và treble (âm cao).

Bạn có thể dễ dàng tìm được một bộ loa kệ ngon lành với giá tầm 300 USD nhưng những loa đứng (mới) có giá giao động trong khoảng từ vài trăm đến với nghìn Mỹ kim. Một lần nữa, nhắc lại, nếu muốn mua loa, hãy trực tiếp đến cửa hàng (cũ lẫn mới) để chọn ra thiết bị vừa vặn với tai của bạn. Chưa hết, nhớ mang theo nguồn nhạc, CD hay file nhạc trên di động và chọn những bản bạn thích nhất. Khả năng cao là những bộ loa tốt sẽ giúp bạn khám phá những âm thanh tiềm ẩn trong bài nhạc mà bấy lâu những dàn chất lượng kém hơn không thể hiện ra hết. Sau đó, hãy cân nhắc giữa chất âm và túi tiền.​

Chủ động hay bị động

Những loa chúng ta nói trên đây mặc định là loa bị động, tức cần thêm nguồn lên ngoài để khuếch trương âm thanh lên. Tuy nhiên, với những loa chủ động (chẳng hạn như AudioEngine HD6), chúng được tích hợp sẵn ampli, do đó, người dùng tiết kiệm được kha khá thời gian và không gian (nhưng phải nghĩ lại túi tiền. Khà khà!).


Cần lưu ý, âm thanh phát trực tiếp từ những đầu đĩa than, đầu chơi CD, Spotify trên di động... có thể hay hơn nhiều khi chúng được phát qua một dàn loa bị động. Trong trường hợp này, lý do là vì những thiết bị (khác loa ngoài) đã có tích hợp loa trong lẫn ampli và được nhà sản xuất cấu hình sao cho phù hợp nhất. Một khi những thiết bị này bị ngắn vào các loa bị động, nhiều khả năng, âm thanh 'bị cưỡng ép' để phát ra cho to nhất có thể, đánh đổi rất nhiều 'màu sắc' trong chất âm của nguồn.

Về phía các loa chủ động, chúng ít linh hoạt hơn và tốn nhiều tiền hơn. Vì loa chủ động có sẵn ampli nên bạn mặc định gắn bó với cấu hình này suốt đời. Nhưng với phối ghép loa bị động và ampli ngoài, người dùng được nhiều biến tấu hơn bởi họ có thể phối loa và ampli với bất kỳ sản phẩm nào khác.​

Dây cáp

Đầu tư vào loa bị động, đồng nghĩa phải đầu tư dây cáp. Hiện có rất nhiều tranh cãi giữa dây cáp dễ dàng ngoài chợ với những dây cáp đến từ các thương hiệu đắt tiền bởi nhiều người tin rằng chúng không ảnh hưởng nhiều đến chất âm.​

Phụ tùng hiện đại

Chỉ vì bạn mua đồ cũ, không có nghĩa rằng bạn không thể làm chúng thông minh lên. Chẳng hạn như thêm một cái Chromecast Audio (35 USD) hay một cái dongle hỗ trợ Bluetooth là dàn máy cũ đã chơi được âm thanh số, qua giao thức không dây. Với fan của Apple thì quả táo đã có sẵn phụ kiện AirPort Express Base Station (99 USD) để hút máu. Điểm cộng giữa những phụ tùng bắt đầu analog và digital này là thiết lập chúng rất dễ, chỉ cần plug and play (gắn vào và chạy).


Còn, nếu muốn chơi đến cùng với giao thức phát nhạc không dây, hãy sẵn sàng bỏ tiền túi cho một bộ Sonos Connect (giá 349 USD). Với Sonos, một thương hiệu đã có tiếng là người tiên phong phát triển công nghệ âm đa phòng, thì người dùng ngay lập tức được đảm bảo ở chất lượng. Chưa kể, Sonos Connect còn làm cầu nối cho những dàn audio cũ với bộ sản phẩm hiện đại của hãng.​

Kết luận

Với những chia sẻ trên đây, mặc dù vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng rất mong giúp được độc giả phần nào trong công tác bắt đầu xây dựng một dàn hi-fi phù hợp nhất cho nhu cầu giải trí tại gia. Vẫn còn đó rất nhiều khâu bị bỏ trống, chẳng hạn như chọn lựa linh kiện (jack nối, ổ cắm, giá treo...). Hy vọng sẽ nhận được phản hồi và góp ý từ những người đã và đang đi tìm dàn âm thanh hoàn hảo của riêng mình.

tiêu chuẩn hi-fi luôn cao hơn ,chỉ sau hi-end.nên khuyên các bạn mới nên mua dàn có logo hi fi ghi đằng sau máy,nếu ghi là stereo thì vẫn ko hay bằng hi fi nhé cho dù dàn có hiện đại đên đâu,vì linh kiện,chuẩn hi-fi luôn cao hơn,mua luon dàn hi-fi componion,cả loa và dàn họ set up luôn có như vậy mới hay .cái này có kinh nghiệm mới set up chuẩn,mà người mơi thì ko thể set up dc,giờ dàn nội địa giá cũng vừa phải,mà dàn hi-fi mua phải đồng bộ có vậy mới chuẩn,mà chuẩn hi-fi đa phần là 24bit 96khz chuẩn đĩa than đấy,cho nên dù mở bé hay mở vừa đều hay,mà đa phần các bạn chả để ý thông số nó ghi ,còn chuẩn stereo thì nhiều lắm.nhiều khi mua loa mới đắt mà ko hay cũng vì lý do đó,thuế chiếm 1 nửa ,
 

tml3nr

Moderator
Cứ thấy bài viết của anh muadongsaptoi là em sướng. Đọc rất rõ ràng dể hỉu. Đầy ắp thông tin. Đáng quí là có rất nhìu chia sẻ chưa từng nghe ai nói đến bao giờ :D
 

tml3nr

Moderator
Mạng lag em post trùng. Nhờ mod xóa dùm ạ. Em cảm ơn nhiều!
 

muadongsaptoi

Well-Known Member
Cứ thấy bài viết của anh muadongsaptoi là em sướng. Đọc rất rõ ràng dể hỉu. Đầy ắp thông tin. Đáng quí là có rất nhìu chia sẻ chưa từng nghe ai nói đến bao giờ :D
:D ai cũng có cái riêng,đam mê thôi,giờ dàn nhiều lắm,nhưng chuẩn của nó thì luôn có cấp độ,cao ,thấp,muốn bền lại phải theo tiêu chuẩn quân đội,độ ẩm cao,thế mới khuyên các bạn nên đọc thông số,chứ họ bán họ chỉ nói là bass mạnh,nghe rung nhà,đẹp….nếu đã hiểu thông số ghi trên máy thì mua ko phải đổi về sau,ví dụ như có chữ pro đằng sau seri máy,hàng này là hàng cao hơn,có nghĩa chất lượng cao hơn,sẽ bền hơn,TIVI.dàn…..đều bền hơn loại thường,chất lượng linh kiện sẽ đẩy giá lên ,nhưng đổi lại nó hay hơn,bền hơn,phần mềm,key cũng thế đấy,..giờ thời đại 4.0 ,thông tin có hết,khi hiểu chơi nhạc số rất dễ,cái chính là phần cứng phải mua loại tốt đã,như HI-FI STEREO.luôn hay hơn STEREO.loại nào có chữ PRO đi theo càng hay hơn,
 

muadongsaptoi

Well-Known Member
Cứ thấy bài viết của anh muadongsaptoi là em sướng. Đọc rất rõ ràng dể hỉu. Đầy ắp thông tin. Đáng quí là có rất nhìu chia sẻ chưa từng nghe ai nói đến bao giờ :D
nói thật đôi khi lại là lạc lõng đấy ,nhưng khi hiểu đúng thì đúng là digital hay,nếu có dolby đi kèm phải nói âm thanh rất tuyệt,nhạc cụ,giọng hát rất ngọt mà ko lấn nhau,tách bạch,dù nhạc pop ,rock,dance,,chả phải chỉnh chọt gì,nhất là xem phim,cảm giác rất thật với đời thuờng ,mở rất bé mà nghe rất đã rồi,âm thanh lan tỏa sâu lắng,
 

quocnguyen

Active Member
đồ của em toàn đồ cùi nên chả có chữ hifi nào cả. Loa không có, pre đèn không có cả dac và cdp cũng không có chữ hifi lẫn stereo luôn. hic.....
 
Bên trên