7 chiêu martketing các hãng smartphone nên dừng ngay, phản cảm lắm

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Chắc hẳn chúng ta đã không quá xa lạ với những thủ thuật tiếp thị ma mãnh mà các nhà sản xuất smartphone hay dùng để thu hút người dùng và tăng doanh số bán.

hd.png


Trong số đó phải kể đến những lùm xùm “hình ông nọ cắm máy ảnh bà kia” khi các hãng vô tình mượn ảnh chụp từ máy cơ chuyên nghiệp để quảng bá cho chất lượng camera trên smartphone, hay cũng không ít lần bị phát hiện gian lận kết quả đo hiệu năng thiết bị.

Ngoài những phương thức kể trên, sau đây là 7 chiêu bài marketing được các hãng thường xuyên sử dụng.

Cố tình tập trung vào mức giá “lên đời”

Tại một số thị trường, các hãng như Apple hay Samsung thường áp dụng chính sách thu cũ đổi mới để có được mức giá ưu đãi hơn so với giá bán lẻ đề nghị. Khi tham gia chương trình, thiết bị cũ của người dùng sẽ được quy đổi và trừ vào giá bán gốc của thiết bị mới. Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi các công ty như Samsung cố tình đặt mức giá đã giảm từ chương trình này lên các cửa hàng trực tuyến và bỏ qua giá ban đầu.

720896_633799733956757_77446850281472

Giá hiển thị trên website Samsung Việt Nam đối với Galaxy Z Fold3 được áp dụng cho chương trình thu cũ đổi mới

Mục đích của họ là khiến cho giá bán điện thoại trở nên rẻ và hấp dẫn hơn, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Sẽ tốt hơn nhiều nếu các hãng có thể vừa hiển thị giá từ chương trình ưu đãi lên đời và giá bán lẻ đề nghị để người dùng không nhầm lẫn nếu không kiểm tra kỹ.

Chưa hết, không những hiển thị mức giá “mềm” trên website, một số nhà sản xuất còn đưa con số đó lên các tài liệu tiếp thị, hay trên báo chí. Tất nhiên là vẫn có chú thích nhưng là rất nhỏ và được đặt ở góc, nơi ít ai chú ý đến. Một lần nữa, chiến lược marketing này không sai, song các hãng cần minh bạch hơn về giá bán thực tế của thiết bị.

Đưa ra những tùy chọn cấu hình “ảo”

Thông thường, các mẫu smartphone được bán ra sẽ có những tùy chọn bộ nhớ với nhiều mức giá khác nhau. Người dùng nhờ đó cũng có thể chọn tùy theo nhu cầu và tiêu chí giá để mua. Tuy nhiên, một số hãng đã lợi dụng điều này để thu hút sự quan tâm và chú ý từ người dùng.

Đơn cử như OnePlus 9 Pro phiên bản 128 GB được quảng cáo tại Bắc Mỹ với giá 969 USD. Nhưng công ty đã trì hoãn bán ra và tuyên bố hủy bỏ biến thể này. Lý do được OnePlus đưa ra là thiếu hụt chipset. Điều này buộc người dùng phải chọn phiên bản 256 GB bộ nhớ trong với giá cao hơn 100 USD.

hd.png

Phiên bản OnePlus 9 Pro 128 GB sẽ không được lên kệ vì lý do thiếu hụt linh kiện

OnePlus cũng lặp lại điều tương tự ở thị trường Ấn Độ với chiếc Nord 2. Ban đầu hãng công bố phiên bản 6GB/128GB nhưng trên thực tế chỉ bán ra tùy chọn 8GB/128 GB hoặc cao cấp hơn.

Trên thực tế, lý do thiếu linh kiện sản xuất là có thể chấp nhận được, nhưng nó vẫn khiến một số ít người cảm thấy vọng vì mức giá khởi điểm được công bố lại không đúng khi bán ra.

Nhấn mạnh vào các thông số vô nghĩa
Một điều dễ nhận thấy là các hãng thường mang những tính năng khủng ra để tiếp thị, khiến nó trở nên nổi bật hơn hẳn so với phần còn lại trên thiết bị. Năm 2020, Samsung đã tập trung vào quảng bá cụm camera “Space Zoom” 100x trên Galaxy S20 Ultra.

Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng ảnh mà tính năng này mang lại rất tệ. Hình ảnh được phóng ở mức 100x cho chi tiết bệt, dễ bị nhòe vì không có chống rung. Một số bài đánh giá ở thời điểm đó cho thấy, kể từ mức zoom 30x trở đi, Galaxy S20 Ultra bắt đầu lộ rõ nhược điểm, không thực sự tốt như những gì Samsung đã quảng cáo.

Bên cạnh Samsung, Xiaomi cũng là cái tên từng thổi phồng khả năng zoom trên smartphone của mình. 120x là mức zoom mà Xiaomi trang bị cho Mi 10 Ultra và tất nhiên, hình ảnh cho ra ở cự ly này cũng tệ tương tự như Galaxy S20 Ultra.

917504_633799733956759_77455440216064

Chất lượng ảnh chụp của Galaxy S20 Ultra ở những mức zoom khác nhau

Dường như nhà sản xuất Trung Quốc muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng họ có thể đánh bại Samsung trong phân khúc smartphone cao cấp. Ngoài ra, Xiaomi còn đưa thông số màn hình tần số quét 120 Hz và sạc nhanh lên đến 120 W lên các chiến dịch quảng bá của mình.

Việc các nhà sản xuất tập trung vào công suất sạc nhanh không hẳn là vô nghĩa, nó giúp tăng tốc thời gian sạc mà không phải chờ đợi như cách sạc truyền thống. Với công nghệ sạc 120 W hay 100 W, thiết bị có thể đầy pin chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút. Nhưng bù lại, nó khiến cho pin mau chóng bị hao hụt, nhanh hơn so với sạc thường.

Ngay cả khi chỉ có mức sạc từ 50 – 65 W, thiết bị vẫn cho thời gian sạc đầy siêu nhanh mà không làm chai pin. Vì thế, các nhà sản xuất hãy thôi khoe mẽ công nghệ này và dành nguồn lực tập trung vào những thứ khác cần thiết hơn.

Luôn tự nhận mình là người tiên phong
Chiến thuật tiếp thị quá đỗi quen thuộc có thể kể đến là việc các hãng thường xuyên tuyên bố sản phẩm mình là smartphone đầu tiên có được công nghệ này, công nghệ kia. Mục tiêu của họ là để gây ấn tượng với người dùng và cho thấy sự vượt trội hơn về công nghệ so với các đối thủ khác.

Sony là một trong những hãng đi đầu về cách thức marketing này trong nhiều năm qua. Trên chiếc Xperia Z2, Sony tuyên bố đây là “chiếc smartphone chống nước có khả năng chụp ảnh và quay phim tốt nhất thế giới”. Song, ở thời điểm ra mắt, trên thị trường không có nhiều sản phẩm sở hữu chuẩn kháng bụi kháng nước như Xperia Z2 nên việc Sony tuyên bố mình là “tốt nhất thế giới” cũng khá dễ hiểu.

Lạm dụng AI
Vài năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo (AI) bắt đầu được chú ý, các nhà sản xuất đã thêm cụm từ “AI” để quảng bá các tính năng trên smartphone. Thậm chí một số hãng còn lạm dụng AI quá đà và gắn nó vào tất cả mọi thứ, từ phần cứng cho đến phần mềm.

Đa số chúng ta thường thấy cụm từ AI được gắn kèm với camera smartphone. Về cơ bản, đây là thuật toán nhận diện cảnh vật và đối tượng để cho ra màu sắc phù hợp. Tuy là có ứng dụng học máy nhưng tính năng nhận diện này đã có từ khá lâu. Nhưng điều đó cũng không thể ngăn các thương hiệu mang camera AI ra làm tính năng quảng bá chính.

851968_633799733956760_77459735183360


Năm 2018, Asus từng giới thiệu một loạt tính năng AI trên chiếc Zenfone 5Z, như sạc AI giúp điều chỉnh tốc độ sạc dựa theo thói quen sử dụng. Trong khi các thương hiệu khác chỉ gọi đây là sạc thông minh hay tối ưu thời gian sạc. Asus còn đạt đến “đỉnh cao” AI khi công bố một loạt tính năng như AI Boost giúp cải thiện hiệu năng, AI Scene nhận diện cảnh hay đến cả nhạc chuông AI Ringtone, điều chỉnh âm lượng nhạc chuông dựa trên tiếng ồn xung quanh.

Oppo, Vivo, Xiaomi hay LG cũng là những cái tên từng quảng cáo cho tính năng dựa trên AI. Trên thực tế, việc mang “AI” vào tên gọi sẽ người dùng quên rằng chúng không phải là các tính năng dựa trên phần cứng, đơn cử như mở khóa bằng gương mặt AI (thực chất là nhận diện hình ảnh 3D) và mở khóa bằng gương mặt 3D (như FaceID của Apple).

Giảm hiệu năng để cho thời lượng sử dụng pin tốt hơn
Khác với việc gian lận điểm chuẩn hiệu năng, một số nhà sản xuất chọn cách giảm khả năng xử lý để tiết kiệm pin hơn dù cho trang bị vi xử lý cao cấp. Ví dụ nổi bật nhất về điều này vào năm 2021 là dòng OnePlus 9, nhiều chuyên trang công nghệ đã phát hiện ra OnePlus cố tình giảm hiệu năng của chip Snapdragon 888 khi mở các ứng dụng phổ biến như Google Chrome, Twitter, WhatsApp...

Hay vụ việc gây tranh cãi nhất là Apple âm thầm giảm hiệu năng của các máy iPhone cũ có pin bị xuống cấp. Apple cho biết bằng cách này, họ có thể kéo dài độ bền và giúp thiết bị tránh gặp phải hiện tượng tắt nguồn đột ngột.

Một lần nữa, cách làm này không có gì là sai, đặc biệt là nó không đáng kể để và người dùng không nhận thấy bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hiệu suất. Nhưng đáng nói ở chỗ, các công ty không minh bạch và thông báo rõ, khiến người dùng chúng ta có cảm giác như không được làm chủ theo ý của mình.

Đưa ra những cam kết cập nhật bảo mật mà đáng lý ra nhà sản xuất phải thực hiện
Bên cạnh Google, Samsung hiện đang dẫn đầu về thời gian cập nhật phần mềm Android cho người dùng. Nhà sản xuất Hàn Quốc đã công bố chính sách hỗ trợ bản vá bảo mật trong bốn năm và ba năm cập nhật hệ điều hành. Cam kết áp dụng cho các mẫu flagship phát hành từ năm 2019 trở đi, các mẫu điện thoại gập, máy tính bảng và thậm chí cả hai thế hệ mới nhất của một số mẫu Galaxy A.

Nhờ đó, Samsung đã gặt được những lợi ích tiếp thị và khiến một số nhà sản xuất khác cũng nhanh chóng đưa ra tuyên bố về thời gian hỗ trợ. Song, những thương hiệu như Oppo, Vivo hay thậm chí OnePlus đều đang thua Samsung về mặt triển khai, đến mức có thể xem việc PR rầm rộ việc hỗ trợ phần mềm là một nước đi “rẻ tiền” trong khi đó là điều nên làm như Apple thực hiện nhiều năm qua.

917504_633799733956762_77468325117952


Riêng với Oppo, nhà sản xuất này cam kết hỗ trợ dòng Find X3 ba năm cập nhật hệ điều hành, trong khi Find X2 hay các thiết bị tầm trung khác thì không được hưởng chính sách này. Hay OnePlus, thương hiệu nổi tiếng là có thời gian hỗ trợ dài, gần đây đã tuyên bố kể từ OnePlus 8 series trở đi, hãng sẽ hỗ trợ ba năm cập nhật phiên bản Android lớn và bốn năm cập nhật bản vá bảo mật. Song điều tương tự lại không áp dụng cho dòng Nord cấp thấp, vốn có đông đảo nhiều người sử dụng.

Theo VN review​
 
Bên trên