Công nghệ bộ nhớ của Gen-Z sẽ là kẻ thách thức đối với 3D Xpoint của Intel

pegasus3390

Well-Known Member
e72a8c76f5.jpg


Sau nhiều năng sử dụng những công nghệ tách biệt nhau, bộ nhớ lưu trữ và bộ nhớ RAM đang bắt đầu gần lại với nhau. Việc này thực ra là đã diễn ra, điển hình là bộ nhớ 3D Xpoint, công nghệ mà Intel và Micron giới thiệu có thể làm việc như bộ nhớ lưu trữ, RAM hoặc cả hai cùng lúc.

Và đến nay thì một thế lực mới với tên gọi Gen-Z vừa xuất hiện tạo ra một dòng bộ nhớ lưu trữ và bộ nhớ RAM mới. Nó cũng có các thông số và kiến trúc mới cho phép dễ dàng đưa thêm bộ nhớ non-volatile lên máy tính.

Gen-Z sẽ có một kết nối mới, với giao thức truyền dữ liệu mới. Một trong những mục tiêu của nó là tạo ra chuẩn mở để những bộ nhớ mới có thể giao tiếp với vi xử lý và các thành phần khác một cách chặt chẽ hơn. Gen-Z vẫn có thể hoạt động với các SSD tương tự như QuanX của Micron.

Tốc độ truyền dẫn dữ liệu có thể đạt được 10 đến hàng trăm GB mỗi giây, nhanh hơn cả tốc độ của chuẩn PCI-Express 4.0 sắp được ra mắt với giới hạn chỉ là 32GBps. Tốc độ của Gen-Z sẽ được thấy rõ hơn khi ra mắt vào cuối năm nay.

Kiến trúc mới sẽ được sử dụng trên các server và trung tâm dữ liệu trước và không chắc nó sẽ được đưa xuống PC, dù vấn đề chỉ là thời gian và giá thôi bởi hầu hết các công nghệ trên server cuối cùng đều sẽ đưa lên PC.

Những công ty hỗ trợ cho Gen-Z sẽ bao gồm những công ty chuyên về server như IBM, Hewlett Packard Enterprise, Dell và Lenovo song song với các nhà sản xuất bộ nhớ lưu trữ và RAM như Samsung, Seagate, Micron, Western Digital và SK Hynix. Công ty đứng ngoài công nghệ mới này là Intel, mặc dù công ty này chẳng mất gì khi tham gia vào một chuẩn mở, nhưng có vẻ như hãng muốn bảo vệ công nghệ server riêng mình.

Kiến trúc Gen-Z có thể sử dụng song song trên server và các thiết bị ngoài. Và khi đạt tốc độ cao nhất, Gen-Z có thể là điểm bus point to point trong một. Nó cũng có thể được sử dụng để kết nối mạng lưới các server, bộ nhớ lưu trữ cũng như RAM trên cùng 1 rack.

Tương tự như vậy, Gen-Z được thiết kế cho các trung tâm dữ liệu tương lai, nơi mà các thành phần như RAM, bộ nhớ lưu trữ và vi xử lý được đặt trong các vị trí khác nhau. Hiện nay các thành phần này đều được đặt trong một rack chung và điều này khiến nó bị giới hạn. Với việc sử dụng bộ nhớ Gen-Z như một cổng kết nối thì chúng ta có thể tăng/giảm các thành phần riêng biệt mà không phụ thuộc vào việc hệ thống hỗ trợ bao nhiêu khe RAM hay cổng SATA, PCI-Ex. Điều này rất phù hợp với các ứng dụng như SAP HANA, đòi hỏi rất nhiều xử lý trên RAM.

Những dạng bộ nhứ thay thế cho DRAM và bộ nhớ flash tương tự như MRAM (RAM từ điện), RRAM (RAM điện trở) và PCM (bộ nhớ thay đổi theo pha) vẫn đang trong quá trình phát triển và công nghệ Gen-Z sẽ là giải pháp dễ dàng hơn để đưa vào server. Tuy nhiên các chuyên gia về bộ nhớ tin rằng bộ nhớ DRAM sẽ vẫn còn tồn tại thêm một thập kỷ nữa và bộ nhớ DDR5 hiện vẫn đang được phát triển.

Tuy vậy công nghệ Gen-Z vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức bởi Intel hiện tại đang nắm giữ đến 90% thị phần chip cho server và hãng này dễ dàng chặn công nghệ Gen-Z trên con chip của họ. Các thành viên khác như ARM và IBM đang cố gắng loại bỏ sự thống trị này tuy nhiên gần như chẳng có mấy thành công. Nếu những tính năng của công nghệ này không được hỗ trợ bởi Intel thì coi như mọi chuyện sẽ không đến đâu cả.

Theo Gen-Z thì tất cả nhà sản xuất phần cứng đều hoan nghênh công nghệ này tuy thiên Intel vẫn đáp lại theo kiểu sẽ mang lại những công nghệ kết hợp tốt nhất cho người dùng (tất nhiên là có phần lợi ích của chính Intel nữa)

Gen-Z là chuẩn mở và nó có khả năng tương thích với công nghệ 3D Xpoint của Intel và là nền tảng cơ bản cho những bộ nhớ lưu trữ/RAM Optane. Tuy vậy, Intel vẫn đang cố bảo vệ công nghệ OmniPath, với kiến trúc ưu tiên và đa kết nối, đang cạnh tranh với Gen-Z.

Dù có được sự chống lưng bởi các nhà sản xuất server lớn lẫn công ty sản xuất bộ nhớ/RAM nhưng sự thiếu hợp tác giữa Intel và các nhà sản xuất server như Dell hay HP với công nghệ Gen-Z có thể tạo ra sự bế tắc trong việc ứng dụng công nghệ mới trên máy chủ và cả nền công nghiệp máy tính nói chung.

 
Bên trên