Haruki Murakami và những thông điệp của Jazz

muitendenvn

LeechPro
Rõ ràng là 4rum mình chưa có box nào kiểu như bình luận về âm nhạc, vnav thì em sang đấy hoi bị "ngớp", nếu muốn nói gì thì cũng chỉ có cách lâu lâu chèn chèn vào giữa mấy album mà mình up, thế thôi, cái này mong các mod để ý giùm, còn em xin quote một bài luận lấy từ tapchiamnhac, Haruki Murakami là tác giả của "Rừng Nauy", và "Phía Nam Biên Giới, Phía Tây Mặt Trời" ( trong box văn học mình có bài nói về tiểu thuyết này của bác Gambit ^ ^). Đối với các bác yêu văn học - hay âm nhạc - hay là cả hai - em tin rằng những lời bộc bạch của ông sẽ rất thú vị ^ ^

Tôi chưa bao giờ có ý định trở thành một tiểu thuyết gia - ít ra là cho đến năm 29 tuổi. Thật sự là như thế.

Từ khi còn bé tôi đã đọc rất nhiều và chìm sâu vào thế giới của tiểu thuyết. Sẽ là giả dối nếu nói rằng tôi chưa từng mong viết ra một điều gì đó nhưng chẳng bao giờ tôi tin mình đủ tài năng để viết hư cấu. Thời niên thiếu, tôi yêu mến các nhà văn như Dostoyevsky, Kafka và Balzac song chưa bao giờ hình dung mình có thể viết ra điều gì so được với các tác phẩm mà họ để lại. Vì thế, ban đầu tôi từ bỏ mọi hy vọng viết tiểu thuyết. Tôi tiếp tục đọc sách như một thói quen và quyết định tìm cách khác để kiếm sống.

Tôi chọn âm nhạc làm nghề của mình. Tôi chăm chỉ làm việc, tiết kiệm, vay mượn rất nhiều từ bạn bè, họ hàng và ngay sau khi rời đại học tôi mở một câu lạc bộ jazz nhỏ tại Tokyo. Ban ngày chúng tôi bán cà phê còn tối là rượu. Chúng tôi cũng phục vụ một vài món ăn nhẹ. Quán mở nhạc liên tục và vào cuối tuần có các nghệ sĩ trẻ chơi nhạc sống. Tôi duy trì nơi này bảy năm. Tại sao? Chỉ vì một lý do đơn giản: Nó giúp tôi có thể nghe jazz từ sáng đến tối.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với jazz là vào năm 1964 khi tôi 15 tuổi. Nghệ sĩ Art Blakey và nhóm Jazz Messengers có buổi biểu diễn tại Kobe vào tháng một năm đó và chiếc vé của tôi là một món quà sinh nhật. Đây là lần đầu tiên tôi thực sự nghe jazz và nó khiến tôi sửng sốt. Tôi bị sét đánh. Ban nhạc quả là tuyệt vời. Wayne Shorter chơi saxo tenor, Freddie Hubbard chơi trumpet, Curtis Fuller chơi trombone và trưởng nhóm Art Blakey với tiếng trống vỗ chắc nịch, đầy hình ảnh. Tôi nghĩ đây là một trong những ban nhạc hay nhất trong lịch sử nhạc jazz. Chưa bao giờ tôi được nghe một thứ âm nhạc diệu kỳ đến thế và tôi nghiện.

mura600.jpg


Một năm trước tại Boston, tôi có ngồi ăn tối với nghệ sĩ dương cầm nhạc jazz người Panama Danilo Pérez và kể lại câu chuyện trên, Pérez rút điện thoại ra rồi hỏi: “Haruki, anh có muốn nói chuyện với Wayne không?” “Tất nhiên,” tôi lúng búng. Pérez gọi cho Wayne Shorter ( - người chơi sax của nhóm Messengers ^ ^ ) lúc đó đang ở Florida và đưa điện thoại cho tôi. Tôi nói với ông đại loại rằng, trước đó, và kể từ đó đến nay, tôi chưa bao giờ được nghe thứ âm nhạc nào diệu kỳ đến thế. Cuộc sống thật lạ lùng và bạn chẳng bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra. Sau 42 năm, giờ thì tôi viết tiểu thuyết, sống ở Boston và trò chuyện qua điện thoại với Wayne Shorter. Tôi chẳng bao giờ có thể hình dung nổi điều này.

Khi bước sang tuổi 29, không biết từ đâu bỗng nhiên tôi có cảm giác muốn viết một cuốn tiểu thuyết và rằng tôi có thể làm được điều đó. Tất nhiên tôi không thể viết ra những gì có thể so với Balzac hay Dostoyevsky nhưng tôi tự nói với bản thân điều đó không quan trọng bởi tôi đâu phải trở thành một người khổng lồ trong văn học.

Tuy nhiên, tôi chẳng có ý tưởng nào về việc sẽ viết cái gì và viết như thế nào. Tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm và cuối cùng, chẳng có lấy một văn phong định sẵn. Tôi không quen biết ai có thể dạy tôi những điều trên bởi đến bạn bè có thể bàn luận về văn chương tôi cũng chẳng có. Bấy giờ, suy nghĩ duy nhất của tôi là sẽ thật tuyệt vời nếu tôi có thể viết như chơi một thứ nhạc cụ.

Khi còn bé tôi từng tập piano và có thể đọc bản nhạc để chơi một giai điệu đơn giản. Tuy nhiên, tôi không có đủ kỹ năng cần thiết để trở thành một nhạc công chuyên nghiệp. Dù thế, trong đầu, tôi luôn cảm thấy dường như âm nhạc đang cuộn lên thành một con sóng mạnh mẽ. Tôi băn khoăn liệu mình có thể chuyển thứ âm nhạc đó vào việc viết lách. Đây chính là điểm khởi đầu phong cách của tôi.

Cho dù âm nhạc hay văn chương, điều cơ bản nhất là nhịp điệu (rhythm). Nhịp điệu của bạn cần phải hay, tự nhiên và liên tục nếu không mọi người sẽ chẳng đọc tiếp. Tôi học được tầm quan trọng của nhịp điệu chính từ âm nhạc và chủ yếu là jazz.

Tiếp theo là giai điệu (melody), có nghĩa là sự sắp xếp từ ngữ một cách phù hợp để làm sao có thể ăn khớp với nhịp điệu. Nếu sự sắp xếp này diễn ra một cách nhịp nhàng và uyển chuyển, bạn không thể đòi hỏi gì hơn.

Tiếp theo là sự hòa trộn - những âm thanh tinh thần bên trong sẽ hỗ trợ cho từ ngữ. Rồi đến phần tôi thích nhất: ngẫu hứng tự do. Bằng một số cách đặc biệt, câu chuyện tự khắc tuôn trào từ bên trong và tất cả những điều cần làm là thả mình vào mạch luồng đó.

Cuối cùng và có thể là phần quan trọng nhất: khi hoàn thành một tác phẩm, kinh nghiệm của bạn đã được nâng cao - kết thúc một “màn trình diễn” sẽ đem lại cho bạn cảm giác thành công vì đã đạt tới một vị trí mới mẻ, đầy ý nghĩa. Và nếu tất cả những điều trên diễn ra tốt đẹp, bạn sẽ nhận được sự chia sẻ đồng điệu từ độc giả (hoặc thính giả) của mình. Đó là một cảm giác vô cùng kỳ diệu mà không cách nào khác có thể đạt được.

91180-004-D837390E.jpg


Trên thực tế, ngày ấy, tất cả những gì tôi biết về viết văn đều học từ âm nhạc. Có vẻ nghịch lý khi nói thế nhưng nếu không bị âm nhạc ám ảnh như vậy, có lẽ tôi đã không trở thành một tiểu thuyết gia. Thậm chí đến hôm nay, sau gần 30 năm, tôi vẫn tiếp tục học hỏi được rất nhiều điều cho viết lách từ âm nhạc.

Phong cách của tôi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các điệp khúc tự do của Charlie Parker cũng giống như từ các câu văn nhịp nhàng thanh nhã của F. Scott Fitzgerald. Và tôi vẫn coi đặc tính tự tái sinh liên tục trong âm nhạc của Miles David là một mô hình văn chương.

Một trong các nhạc sĩ dương cầm jazz ưa thích nhất của tôi là Thelonious Monk. Một lần khi được hỏi làm thế nào mà ông lại có thể khiến chiếc piano thoát ra những âm thanh đặc biệt đến thế, Monk chỉ vào các phím và nói: “Chẳng thể có thêm bất cứ phím mới nào. Khi bạn nhìn vào bàn phím này, tất cả các nốt nhạc đã ở đó từ lâu. Nhưng nếu bạn truyền cho nó một ý nghĩa, nó sẽ ngân lên khác nhau. Bạn sẽ có được âm thanh mà mình thực sự muốn nói!”

Khi viết văn tôi thường nhớ lại những lời này và tự nhủ, “Quả thật, chẳng có từ nào mới. Nhiệm vụ của chúng ta là đem lại cho nó những ý nghĩa mới và âm bội (overtone) cho các từ hoàn toàn bình thường.” Tôi thấy yên lòng với suy nghĩ này. Nó cho thấy những ý nghĩa rộng mở, chưa được biết tới của ngôn từ vẫn nằm ngay trước chúng ta, những mảnh đất phì nhiêu đang chờ được canh tác.

Nonstophit - tapchiamnhac forum​
 

Mac18

Active Member
Ðề: Haruki Murakami và những thông điệp của Jazz

Rừng Nauy là hay nhất, cả truyện lẫn music, so great
 

symphony

Well-Known Member
Ðề: Haruki Murakami và những thông điệp của Jazz

Tôi nghe Jazz trước khi đọc Haruki Murakami, Tôi nghe Nat King Cole cả trước khi đọc Phía Nam Biên Giới, Phía Tây Mặt Trời, và tôi biết nếu thiếu Jazz thì cuộc đời tôi sẽ bớt đi phần ý nghĩa.

Thanhks!
 

muitendenvn

LeechPro
Ðề: Haruki Murakami và những thông điệp của Jazz

Ai cũng có một tác phẩm mà lần đầu tiên nghe dc là bị sét đánh ngay. Bác symphony có thể tiết lộ "mối tình đầu" của bác dc hok ;)). Với em đó là 'Round Midnight trong album "Jazz for a rainy afternoon" .
 
Bên trên