Hội đồng Hồi giáo Indonesia cấm tín đồ sử dụng crypto làm tiền tệ thanh toán

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Hội đồng Học giả Indonesia (MUI) mới đây đã tuyên bố rằng sử dụng tiền mã hoá (viết tắt là crypto) làm phương thức thanh toán sẽ bị xem là phạm pháp theo luật Hồi giáo, nhưng hoạt động giao dịch các loại tài sản số vẫn được cho phép diễn ra như bình thường.

Indonesia, quốc gia có số người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, cấm sử dụng crypto như một loại tiền tệ, nhưng đầu tư và giao dịch token số là hoạt động hoàn toàn hợp pháp trong các thị trường hàng hoá và hợp đồng tương lai.

Theo Bộ Thương mại nước này, trong năm 2021, tổng giá trị giao dịch crypto trong thị trường hàng hoá đã đạt 370 nghìn tỷ rupiah (tương đương 25,96 tỷ USD) tính đến tháng 5.

Tổng giá trị giao dịch vào cuối năm 2020 là 65 nghìn tỷ rupiah. Số lượng các trader cũng tăng từ 4 triệu lên 6,5 triệu người.

hd.jpg

Crypto bị cấm sử dụng như một phương thức thanh toán theo luật Shariah bởi chúng không ổn định và gây nguy hại cho nền kinh tế nói chung, đồng thời cũng vi phạm luật pháp Indonesia.

Giao dịch crypto như một loại hàng hoá cũng bị xem là trái pháp luật, khi mà MUI so sánh hoạt động này như một loại hình cờ bạc, bởi nó không đáp ứng được các quy định của đạo Hồi, ví dụ như hàng hoá phải có hình dạng cụ thể, giá trị rõ ràng, khối lượng/số lượng chính xác, và nhiều lý do khác.

Tuy nhiên, MUI lại cho phép giao dịch những loại crypto đáp ứng được luật Hồi giáo, có tài sản chống lưng và mang lại những lợi ích rõ rệt. Các sàn giao dịch hàng hoá tại Indonesia được phép giao dịch hàng trăm loại crypto đáp ứng những tiêu chí về an toàn và có cơ chế quản lý tốt hệ thống blockchain.

Sắc lệnh của MUI không có giá trị về mặt pháp lý, bởi hội đồng này không phải là một phần của chính phủ, nhưng đối với một số tín đồ Hồi giáo, điều này có thể ảnh hưởng khá lớn đến những quyết định đầu tư của họ.

Theo VN review​
 
Bên trên