Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Mẹo Chụp Ảnh: Chụp Ảnh Bầu Trời Sao

Ba nhiếp ảnh gia hàng đầu chia sẻ kỹ thuật và mẹo chụp bầu trời sao.

Theo Dan Richards


Ảnh: Matt Walker. Pfeiffer Beach, Big Sur, CA. Walker. Thiết bị: Nikon D800, 14–24mm f/2.8G AF-S Nikkor. Tiền cảnh: 30 giây ở f/13, ISO 100; Bầu trời: 30 giây ở f/3.2, ISO 2500. Phần mềm: Adobe Photoshop CS6.

Matt Walker có lời chia sẻ đối với những ai muốn chụp trời sao, đó là hãy cứ xách máy lên và tự trải nghiệm bản thân với nhiều thông số ISO, khẩu độ khác nhau. Thứ cần thiết nhất đối với các bạn đó chính là một chiếc ống kính góc rộng lấy nét bằng tay, chế độ lấy nét tự động không thể làm việc được trong điều kiện thiếu ánh sáng vào ban đêm.”

Bên cạnh việc chắc chắn phải có những phụ kiện cơ bản (máy ảnh, ống kính, chân máy, dây bấm) Matt cũng khuyên bạn nên lên kế hoạch một cách chi tiết. Bạn cần phải tìm một địa điểm có thể làm tiền cảnh tốt – và đảm bảo rằng bạn có thể ở tại địa điểm đó một thời gian dài là rất quan trọng. Quan trọng hơn là phải mang theo đồ ăn, nước uống và ăn mặc đủ ấm.

Kinh nghiệm của Matt Walker:

•Luôn quan sát bầu trời. Độ che phủ của mây ảnh hưởng lớn đến chụp trời sao, và gió là cơn át mộng khi chụp phơi sáng dài.
•Ống kính có khẩu độ lớn. Một ống kính với khẩu độ f/2.8 hoặc hơn, ống kính f/2.8 là tốt nhất tuy nhiên không phải là nhất thiết, ống kính f/4 cũng có thể sử dụng được nhưng bạn sẽ phải tăng thời gian phơi sáng lên.
•Cẩn thận khi đi chụp, phải luôn mang theo đèn pin và cẩn thận tránh thú dữ và côn trùng khi đi chụp, tốt hơn hết là không nên đi một mình.


Ảnh: Darren White. Mount Hood, thiết bị: Canon EOS 5D Mark II và 17–40mm f/4L Canon EF chụp phơi một tấm duy nhất với thời gian 44 phút ở f/6.3.

Lời khuyên của White

• Hãy tham dự các buổi hội thảo; học hỏi kinh nghiệm của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về cách chụp ảnh ban đêm. Chúng tôi có được những kinh nghiệm quý báu nhờ vào thử nghiệm và thất bại.
• Hãy nhớ rõ rằng khu vực tốt nhất cho chụp ảnh bầu trời sao phải nằm ở xa khu dân cư. Tránh bị ô nhiễm ánh sáng.
• Đừng bao giờ đổ lỗi tất cả cho bản thân mình. Ảnh chụp đêm bị nhiễu? Có thể đó là lỗi của thiết bị. Cảm biến to hơn thì ít nhiễu hơn.


Ảnh: Masahiro Miyasaka. Nagano, Nhật Bản. Kính lọc Kenko Pro1D Pro Softon với ống kính 16–35mm f/2.8L Canon EF, máy Canon EOS 5D Mark II: 37 giây ở f/2.8, ISO 3200, ánh sáng được vẽ bằng đèn LED.

Kinh nghiệm của Miyasaka:

• Độ nét của ảnh không phải là tất cả, bằng việc sử dụng kính lọc làm mờ hình ảnh Kenko Softon Miyasaka đã tạo ra được một ánh sáng huyền ảo, như trong mơ.
• Sử dụng băng keo phát quang dán trên máy ảnh và ống kính để bạn có thể dễ dàng điều chỉnh thiết bị khi đang sử dụng trong bóng tối mà không cần đến đèn pin.
• Luôn luôn để ý đến một yếu tố khác bên cạnh các vì sao.

Nguồn Pop Photo
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Làm thế nào để chụp những sản phẩm cao cấp như một người chuyên nghiệp?!

Từ Rolex cho tới Louis,nhiếp ảnh gia tài năng Mitch Feinberg đều đem đến sự cuốn hút, bóng bẩy và cá tính trong mọi thứ ông chụp – và giờ bạn cũng có thể làm vậy.

PETER KOLONIA


Bức ảnh bìa cho 1 ấn bản tạp chí thời trang Absolute, bức ảnh này là 1 trng những sê ri sản phẩm điêu luyện mà trong đó Feinberg sắp xếp những chiếc giày phụ nữ theo những mảnh kính vạn hoa.
Ảnh: Mitch Feinberg

Khi Gucci muốn chuỗi sản phẩm xa xỉ mới nhất phải tạo ra ấn tượng “tôi không biết đây là cái gì”, Mitch Feinberg là người được chọn. Feinberg, nhiếp ảnh gia quảng cáo và biên tập người Mỹ, đi lại giữa các studio tại New York và Paris hàng tháng. Trong hơn 20 năm sự nghiệp, ông đã phát triển những sắp đặt gần như hoàn hảo về ánh sáng, kiểu dáng, bố cục và bấm máy để cho thấy điều gì làm những sản phẩm cao cấp có sức hấp dẫn như vậy. Feinberg đã chia sẻ một vài sắp xếp xuất sắc nhất, mà 1 hoặc 2 trong đó có thể giúp những người mới vào nghề có thể nâng tầm studio của họ lên 1 bậc.



Đem chúng vào cuộc sống
Lời khuyên đầu tiên của Feinberg: “Nhận thức rằng bạn không chỉ chụp đồ vật. Bạn muốn những bức hình đem lại cái gì đó không chỉ là bản thân đồ vật”. Tĩnh vật cũng giống như danh từ, chỉ diễn đạt đồ vật và một vài thứ ít ỏi về chúng. Hãy nghĩ đến những bức ảnh trong catalog. “Tĩnh vật cuốn hút chúng ta hơn bởi tạng từ, động từ, hoặc tính từ. Đó là điều giúp cho công việc chụp ảnh studio thú vị hơn và thách thức hơn: đó là về khả năng nghĩ ra ý tưởng hoặc biểu đạt cảm xúc thông qua những thứ không dịch chuyển.”
Một ví dụ tốt là bức hình chụp mở màn của chúng tôi về cái bánh. Nhiệm vụ mà GQ dành cho Feinberg là minh họa 1 câu chuyện các món tráng miệng được tác giả nhớ lại từ thời niên thiếu, trong đó có bánh chocolate. Sau cùng Feinberg thiết kế 1 chiếc bánh với tâm hình cơn lốc giúp hướng sự chú ý tới chiếc bánh, và, ngụ ý gợi lại quá khứ của tác giả. “Bức ảnh không phải là về cái bánh, nó là về sức mạnh của ký ức” – ông cho biết.



Feinberg cảm nhận rằng đồ vật cũng có cá tính, tính cách, và đời sống nội tâm, và công việc của nhiếp ảnh gia là phải hé mở tất cả chúng.
Trớ trêu thay, ông ấy lại là 1 người cầu toàn nhưng lại gợi ý rằng không nên bám chặt vào sự hoàn hảo. “Tôi không muốn chúng trông quá tốt. Khi tôi chụp những chiếc giầy buộc, tôi thường thử làm chúng trông tự nhiên, nới lỏng dây, không chặt và đều đặn. Tương tự, với những bức ảnh chụp đàn ghi ta về sau, ông nhặt rất nhiều dây đàn và tung chúng lên bàn sáng. “Khi chúng trông không ổn, tôi nhặt lên và tung lại cho đến khi tôi tìm được thứ gì đó mình thích”.



Ánh sáng và kiểu dáng 101

Trong studio thì ánh sáng là một trong những khâu quan trọng nhất. Feinberg cho biết “Thực tế thì mỗi bức ảnh tĩnh vật là 1 bài tập về ánh sáng”. Bắt đầu từ việc chọn những đặc tính quan trọng nhất hoặc đặc trưng của chủ thể mà bạn muốn chụp. Nó có thể là bố cục, màu sắc, dạng, đường hoặc hỗn hợp các yếu tố này. Sau đó bạn ứng dụng với ánh sáng cho đến khi nó thu hút được cái nhìn của người xem về những đặc tính quan trọng nhất đầu tiên.
Bạn không cần dùng ánh sáng đắt tiền để bắt đầu. “Chỉ cần đặt tất cả cạnh 1 chiếc cửa sổ với ánh sáng hướng bắc, hoặc bắt đầu với 1 ánh sáng và phản sáng trắng, tự làm một bộ hoặc phông màn. Lấy đồ vật và xoay đi xoay lại để xem ánh sáng phản ứng thế nào với nó. Bắt đầu đơn giản thôi. Bạn có thể sử dụng ánh sáng đèn flash – như cách tôi bắt đầu”.



Một số lỗi ánh sáng thường thấy ở những người mới bắt đầu chụp studio. Feinberg ghi chép lại “Họ đặt chủ thể trực tiếp lên bàn có ánh sáng rọi lại từ đằng sau, và tự hỏi tại sao các góc của chủ thể không nét, và sao chi tiết trên phần mờ biết mất và không rõ”.

Cần nhiều hơn là góc phải hoặc cường độ ánh sáng để đem lại lợi thế của chủ thể. Khoảng cách giữa ánh sáng và chủ thể là yếu tố cốt lõi.
Thiết lập ánh sáng chuẩn là đặt chủ thể lên bề mặt thủy tinh mà không dính nguồn sáng, và sau đó tinh chỉnh khoảng cách giữa nguồn sáng và chủ thể cho đến khi các góc đều nét và phông thì trắng.

Một lỗi ánh sáng khác là làm cho nền quá trắng. “Bạn muốn chúng trắng, nhưng không phải trắng hơn”. Ánh sáng lóe, làm dịu, và kết quả chi tiết được đẩy lên.

Tạo dáng cho chủ thể của bạn cũng quan trọng như việc chiếu sáng chúng. “Với tôi, đây là nguồn vui” – ông cho biết, và ông cũng là người làm hầu như toàn bộ khâu tạo dáng. Trong bức ảnh ví dụ chụp vỏ trứng, ông đập trứng ra, chỉnh lại góc cạnh, lồng chúng vào nhau và đặt chủ thể, một chiếc nhẫn Cartier, vào bên trong. “trong khi làm vậy tôi thấy vui”.



Ông thường làm mọi thứ gần như một mình, bao gồm sắp xếp và bố cục bức hình. “Trong studio, nó giúp bạn khéo tay. Nhiếp ảnh studio là về khắc lên nhận thức của người xem về hiện thực”. Bạn có thể làm được, theo Feinberg giải thích, bởi “vận dụng các nguyên liệu và đưa ra những mặt khác nhau của chủ thể thông qua các kỹ thuật chụp ảnh”. Ông ghi chú, nếu bạn không có điều kiện, “bạn có thể tạo kiểu với ánh sáng, như bạn làm với đôi tay. Bạn có thể sử dụng quan điểm, phông nền hoặc các yếu tố trang trí để đem lại cá tính cho chủ thể”.

Nguồn Pop Photo
Dịch All Image
 

v_anh

Well-Known Member
Hiểu về Histogram để tối ưu hóa ảnh số

Thấy Box mình phần hướng dẫn chỉ nói về máy ảnh và cách chụp ảnh chứ chưa có hướng dẫn về hậu kỳ. Mạn phép Post một bài hậu kỳ cơ bản nếu không hợp nội quy Mod xóa giùm vậy.

Histogram không hề xa lạ với những người chụp ảnh và xử lý ảnh số, ta có thể thấy Histogram trên máy ảnh, trong Photoshop (Ps), Camera RAW (ACR), Lightroom (Lr) hay bất kỳ phần mềm xư lý ảnh số nào. Trên mạng thì có rất nhiều bài viết về Histogram rồi, mình chỉ tổng hợp lại những kiến thức đã học được trên mạng và cố gắng truyền đạt lại cho các bạn sao cho dễ hiểu nhất, vì mình thấy trên diễn đàn hình như chưa có một bài viết riêng nào dành cho Histogram.

Một điều thường gặp với những bạn mới mày mò học chỉnh sửa ảnh là hầu hết các bạn sẽ nhìn vào màn hình và dùng mắt để ước lượng ánh sáng màu sắc cho bức ảnh, và điều này dẫn đến một hệ quả là nếu bạn dùng một cái màn hình của khựa giá 947.300VND để làm Ps và gửi ảnh cho một khách hàng đại gia với màn hình iMac nghìn đô thì bạn sẽ không bao giờ gặp lại họ lần thứ hai. Đấy là chưa kể có thể mắt bạn bị lé. Trong trường hợp này hạ sách là bán xe để mua một cái iMac, trung sách là sử dụng Histogram, thượng sách là vừa bán xe mua iMac mà lại vừa dùng Histogram.

Độ rộng Histogram và mức độ chi tiết của ảnh

Mình sẽ nói về trung sách, như các bạn đã biết, một bức ảnh được tạo thành nhờ những điểm ảnh có mức độ sáng tối khác nhau, và càng có nhiều mức độ sáng tối càng có nhiều chi tiết trong ảnh, nếu tất cả các điểm ảnh đều có cùng một độ sáng, ảnh sẽ không có một chi tiết nào hết.

zhtf.jpg


Và hãy nhìn Histogram của từng vùng

2tn5.jpg


Các bạn rất dễ dàng nhận thấy sự khác nhau về độ rộng của ba Histogram này. Histogram càng rộng (trải dài) ảnh càng chi tiết và ngược lại, càng hẹp thì càng ít chi tiết.

Vậy là các bạn đã có thể biết rằng để ảnh càng chi tiết cứ kéo dài Histogram ra, nhưng kéo dài đến đâu? Cái gì cũng có giới hạn của nó, kể cả Histogram.

To be continued…
Nguồn: Xversion1 (Xin ghi rõ nguồn khi Copy bài viết này, cảm ơn!)


---------- Post added 18-02-2014 at 13:22 ----------

Đọc hiểu Histogram

Nhìn vào một Histogram, các bạn sẽ thấy một phần giống như đồi núi nhấp nhô nằm trong một ô hình chữ nhật. Ta tạm gọi hình chữ nhật có chiều thẳng đứng là trục Y, chiều ngang là trục X. Chiều cao của phần đồi núi tương ứng với trục Y biểu thị số lượng điểm ảnh (Pixel), chiều dài của phần đồi núi tương ứng với trục X biểu thị dải sáng tối của bức ảnh (Tonal Range). Phần trục X biểu thị độ rộng của Histogram được chia thành 256 mức và được đánh số từ 0 đến 255 (0, 1, 2 …, 254, 255), điểm đầu 0 tương ứng với màu đen hoàn toàn, điểm cuối 255 tương ứng với trắng hoàn toàn, ở 2 đầu ảnh ảnh đều không có chi tiết mà chỉ là đen hoặc trắng.

xziv.jpg


Đến đây các bạn có thể nhìn vào Histogram để biết được rằng phần lớn chi tiết trong ảnh có độ sáng ra sao, từ đó có thể biết bức ảnh nghiêng về sáng hay tối.

nv07.jpg


Để ý Histogram của hai hình trên, các bạn có thể thấy có những vạch sọc thẳng đứng, đó là những đoạn Histogram bị khuyết đồng nghĩa với việc ở độ sáng tương tứng với đoạn khuyết đó không có 1 điểm ảnh nào, mình sẽ minh họa rõ hơn bằng hình dưới đây.

l6ts.jpg


Các bạn có thể thấy với hình càng ít mức độ sáng thì Histogram càng bị khuyết nhiều, ở hình dưới cùng mình đánh số của độ sáng tương ứng. Điểm 0 đen hoàn toàn nằm ở gốc bên trái Histogram, và có nhiều điểm ảnh có giá trị 0 (vùng đen rộng) nên điểm này cao nhất, các điểm còn lại tương tụ có chiều cao tương ứng với phần diện tích mà nó chiếm. Nhìn vào hình ở giữa với 50 mức độ sáng các bạn đã thấy có thể phân biệt được các vùng sáng khác nhau, hình dưới cùng có 10 mức thì phân biệt rõ ràng, hình trên cùng đủ dải từ 0 đến 255 nhìn mịn và mượt nhất. Như vậy nếu Histogram càng đều, liên tục thì độ chuyển sáng tối trong hình càng mượt đẹp.

Nhiều khi màn hình kém chất lượng luôn hiển thị rõ càng vùng chuyển sáng làm bạn nghĩ ảnh hỏng nhưng không phải, hoặc khi màn hình quá bé nên bạn không phát hiện ảnh đã hỏng, lúc đấy điều cần làm là nhìn vào Histogram. Hai hình dưới đây nếu để kích thước vừa màn hình (15”) sẽ không thấy sự khác biệt (trừ Histogram), nhưng phóng to lên sẽ thấy vùng chuyển sáng ở phần mũi không được mượt (banding)

95ga.jpg


Vậy là ngoài việc kéo dài Histogram, độ liền mạch của Histogram cũng ảnh hưởng đến chi tiết ảnh, khi chỉnh sửa ảnh số, các bạn cố gắng giữ cho Histogram được đều và liền mạch không ngắt quãng để giữ nhiều nhất chi tiết ảnh.
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Làm thế nào để chụp những sản phẩm cao cấp như một người chuyên nghiệp? (P2)

THEO PETER KOLONIA



Lắng nghe chủ thể

Bất cứ ai cảm thấy thú vị với thể loại ảnh tĩnh này nên bắt đầu với một chủ thể mà người đó cảm thấy mình bị cuốn hút, lời khuyên của Feinberg. “Đối với tôi, công việc khó nhất đó chính là phải làm việc với một chủ thể mà mình không thích. Ví dụ như những phụ kiện thời trang xấu xí. Lúc đó tôi nghĩ ‘Trời ơi. Mình sẽ phải làm gì với những phụ kiện này?’ và có thể nói rằng rất hiếm khi bạn có thể làm việc tốt được trong điều kiện như vậy.”

Feinberg nhấn mạnh rằng bạn phải chọn thiết bị thích hợp cho mỗi chủ thể khác nhau. “Mỗi thiết bị ghi nhận hình ảnh đều có công dụng riêng của nó,” Feinberg cho hay, “và bạn không thể tránh được dấu ấn riêng của mỗi thiết bị. Chúng quyết định chất lượng của hình ảnh mà bạn có thể tạo ra. Kết hợp một chiếc máy ảnh, ống kính đúng cùng với ánh sáng trên một chủ thể nhất định, bạn sẽ có cơ hội nâng cao và thành công hơn.”

Cuối cùng, đừng bao giờ có mặc định trong đầu mình một ý tưởng chụp với một sản phẩm. “Tôi không hình dung trước điều gì cả,”. “Tôi có ý tưởng thô trong đầu về những gì mình cần làm, tuy nhiên tôi luôn để mở đầu óc cho những ý tưởng mới. Thông thường, khi đi vào studio và làm việc với một sản phẩm ngay trước mặt, ý tưởng thường thay đổi và tôi luôn mong muốn có những ý tưởng đến một cách tình cờ.”

Chiến lược định hình phong cách

Dưới đây là một số điểm mà Feinberg đề ra trong quá trình định hình phong cách chụp sản phẩm:
• CHỤP NHIỀU SẢN PHẨM. Chụp nhiều mẫu của sản phẩm và sắp xếp chúng một cách đồng bộ. Nếu bạn phải làm việc với một mẫu sản phẩm duy nhất thì hãy sử dụng với số lượng nhiều như tấm ảnh ở đầu.
• CHỤP THEO NHÓM. Đặt chủ thể với một hoặc một nhóm đạo cụ, tạo thành hoa văn hoặc một cấu trúc thú vị nào đó.
• NỀN ĐƠN GIẢN. Sử dụng nền đen hoặc trắng là đơn giản nhất. Nếu cần sử dụng màu thì hãy sử dụng tông màu gần đồng bộ nhất hoặc tương phản mạnh nhất với chủ thể.
• CHỌN GÓC ẢNH MỚI LẠ. Sắp đặt chủ thể với những tư thế khác lạ so với thông thường, điều này làm người xem để ý hơn đến độ sắc nét và chi tiết của chủ thể, hơn là công dụng thực tế của nó.
• CHỤP THEO CHỦ ĐỀ. Đối với một loạt hình, hãy tạo và sắp xếp một chủ đề xuyên suốt và kết nối những tấm ảnh lại với nhau.

(Hết)
Nguồn Pop Photo
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

10 Mẹo Để Có Những Tấm Ảnh Tuyệt Vời Khi Đi Du Lịch

Theo Kathryn Weir

Sự khác biệt giữa những tấm ảnh lưu niệm và những tấm ảnh du lịch tuyệt vời chính là khả năng của bạn có thể nắm bắt được cảm giác và tinh thần của một khung cảnh hơn là chỉ chụp một tấm ảnh đơn giản.

Thông thường những người thích đi du lịch hay phàn nàn rằng ảnh của họ không diễn tả được hết chuyến đi tuyệt vời như thế nào. Mục đích của bài viết này là chỉ ra một số mẹo để có thể giúp bạn có được những tấm ảnh du lịch như những tay máy chuyên nghiệp. Bài viết sẽ được chia làm ba phần với 10 mẹo nhỏ, phần một là trước khi xuất phát, phần hai là trong chuyến đi và phần cuối trên đường về nhà.

Trước khi xuất phát

1.Sự chuẩn bị chính là chiếc chìa khóa



Hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã mang đủ pin cho máy ảnh và tẩy sạch thẻ nhớ, lắp thẻ vào máy và mang theo thẻ nhớ nếu cần thiết. Chuyến đi sẽ bị phá hỏng hoàn toàn nếu bạn đến một nơi tuyệt vời và phát hiện ra mình quên pin hoặc thẻ nhớ ở nhà.

2.Hiểu chiếc máy ảnh của mình



Nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn nhưng hãy bỏ ra một khoảng thời gian để làm quen với thiết bị mà bạn mang theo. Bạn không cần thiết phải sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp với cả tấn chức năng để có thể có được những tấm ảnh tuyệt vời. Các bạn cần chính là khả năng sử dụng triệt để thiết bị của mình.
Một điểm mấu chốt khác nữa là bạn cần phải nắm bắt được những khoảnh khắc tuyệt vời chỉ xảy ra trong nháy mắt. Nếu bạn càng quen với chiếc máy của mình, khả năng bắt được những khoảnh khắc ấy sẽ càng nhiều hơn.

3.Cân nhắc giữa các chủ thể

Hãy tìm hiểu trước những địa điểm mà bạn đã chọn để du lịch. Xem xét và lựa chọn cho mình một lịch trình cụ thể và hình dung ra mình sẽ muốn chụp những gì từ đầu đến cuối chuyến đi. Như tôi đã đề cập ở trên, chía khóa ở đây chính là khả năng nắm bắt, cảm nhận tinh thần của khung cảnh. Hãy bỏ ra thời gian tìm hiểu kỹ về nơi mà bạn định đến.

Trong chuyến đi

4.Tắt đèn flash cóc đi



Đèn flash cóc tích hợp sẵn trong máy chỉ có phạm vi ảnh hưởng trong vòng vài mét mà thôi. Tuy nhiên bạn sẽ thấy nhiều người vẫn chụp các tượng đài hoặc các kiến trúc khác với đèn flash cóc, và đều cho ra kết quả là một hình ảnh không đủ sáng cần thiết. Thay vì sử dụng đèn flash trong điều kiện thiếu sáng hãy tăng độ nhạy sáng ISO lên cao hơn. Bạn chỉ nên sử dụng đèn flash tích hợp sẵn khi chụp bức ảnh có người làm tiền cảnh, và người đó phải ở cách máy ảnh trong phạm vi vài mét mà thôi. Một điểm cuối khi chụp thiếu sáng đó là hãy sử dụng chân máy để tránh máy bị rung khi chụp tốc độ thấp, tốc độ chụp càng thấp càng dễ dàng ghi lại không khí của khung cảnh trên ảnh.

5.Giữ chắc khung hình



Như tôi đã nói ở trên, thời gian phơi sáng càng lâu thì càng có thêm nhiều chi tiết và không khí của khung cảnh được ghi lại, tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là ảnh của bạn dễ bị rung và nhòe. Bạn vừa phải có một chiếc chân máy và vừa phải chụp chắc tay để tránh máy bị di chuyển trong suốt quá trình phơi sáng. Khi chụp hãy luôn tìm cho mình một điểm tựa để giữ chắc tay máy và ổn định nhất có thể và tránh làm rung máy khi bấm phím chụp.

(Còn tiếp)
Nguồn All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

10 Mẹo Để Có Những Tấm Ảnh Tuyệt Vời Khi Đi Du Lịch

Theo Kathryn Weir

6.Thay đổi cách nhìn nhận của bạn về thế giới xung quanh



Trên thực tế có rất nhiều góc chụp khác nhau khi chụp. Một số chủ thể trông đẹp hơn khi chụp trực diện hoặc từ trên cao xuống. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị khi nhận ra sự khác biệt ở những góc chụp khác nhau, thậm chí là ở góc thấp sát mặt đất chụp lên. Vì vậy hãy thử hạ đầu gối xuống và chụp từ dưới lên, bằng cách chụp ở góc thấp bạn có thể lấy được toàn bộ mái vòm của một nhà thờ, hoặc chụp từ góc trên cao khi lên máy bay hoặc ở các tòa nhà cao tầng cũng sẽ cho bạn những góc nhìn thú vị và mới lạ hơn, cho bức ảnh sâu hơn và chi tiết hơn đối với người xem.

7. Hãy kiên nhẫn



a) Đợi những chủ thể không cần thiết đi ra khỏi khung hình của bạn



Trong một vài trường hợp thì sự kiên nhẫn rất quan trọng, hãy đợi cho các du khách khác đi ra khỏi khung hình của bạn và cảm nhận sự khác biệt hoàn toàn khi bạn xem lại ảnh. Hãy nhớ rằng không chỉ nhìn vào khung ngắm mà bạn còn phải quan sát không gian xung quanh mình.

b) Hãy đợi những chủ thể cần thiết lọt vào khung hình



Điều này có vẻ trái ngược với quan điểm ở trên là hãy đợi những du khách khác rời khỏi khung hình, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định, tấm ảnh sẽ trở nên tuyệt vời nếu có sự xuất hiện của con người. Cụ thể hơn ở đây là những người địa phương với những tranh phục đặc trưng. Hãy tìm một điểm yên tĩnh với nền ảnh đẹp và chờ đợi. Việc chụp một người địa phương trong ảnh sẽ làm tăng thêm tính thuyết phục và thông điệp của bức ảnh về địa điểm mà bạn đã đặt chân đến.

8.Lấy góc hẹp và góc rộng



Đôi mắt của con người cực kỳ tuyệt vời vì chúng ta có thể chuyển một cách nhanh chóng từ góc nhìn toàn cảnh đến nhìn tập trung vào một chi tiết nhất đinh. Khi chúng ta đã có sự so sánh giữa hai góc nhìn trong đầu, chúng ta tạo nên những ấn tượng về địa điểm, khung cảnh hoặc sự trải nghiệm. Một tấm ảnh duy nhất hiếm khi nào kể hết được toàn bộ câu chuyện. Hãy chụp một loạt ảnh từ toàn cảnh đến chi tiết. Ví dụ, nếu bạn đang thăm một khu chợ địa phương, hãy ghi lại những khung cảnh chung của khu chợ cho đến những đặc sản được bán trong khu chợ đó.

Khi đã kết thúc chuyến đi

9.Chỉnh sửa ảnh



Hãy khám phá tính năng cắt cúp hình ảnh, bạn có thể thay đổi hình ảnh trở nên hấp dẫn hơn nhờ việc cắt cúp đi bớt những vùng thừa, những chi tiết thừa trong ảnh. Có rất nhiều công cụ kỹ thuật số để chỉnh sửa ảnh từ những chương trình đơn giản cho đến những kiệt tác, nếu bạn chưa có hãy tải về ngay cho mình một chương trình.
Bạn cũng có thể đem lại cho tấm ảnh của mình một cái nhìn mới lạ bằng cách cắt cúp hình ảnh không theo định dạng tiêu chuẩn nữa, thay vào đó là định dạng vuông, panorama… rất nhiều website và nhà mua bán ảnh hiện đã cho phép in các định dạng này bên cạnh định dạng chuẩn.

Thay đổi độ phơi sáng của tấm ảnh, một số tấm ảnh có thể chưa có độ phơi sáng chuẩn. Có thể chỉ ở một vùng của tấm ảnh như cửa sổ quá sáng và làm cháy ảnh. Bạn có thể dễ dàng tăng hoặc giảm độ phơi sáng của tấm ảnh, thêm vài stop trong phần lớn các chương trình chỉnh sửa ảnh.

10. Cách giới thiệu tấm ảnh là một vấn đề then chốt



Sau khi bạn đã chọn ra những tấm ảnh chất lượng và ý nghĩa nhất từ hàng trăm tấm ảnh khác nhau, hãy nghĩ đến việc in chúng thành một quyển album. Hiện có rất nhiều trang web và nhà in cho phép in các loại sách ảnh khác nhau, những loại sách này có khả năng chứa được rất nhiều tấm ảnh và có thể kiểm soát được cách sắp đặt ảnh rất tốt, cho phép bạn có thể ghi vào sách những ý tưởng riêng của bạn, và đem khoe với bạn bè về chuyến đi của mình.

(Hết)
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Mẹo Chụp Ảnh Trẻ Con

Theo JPMorgan

[video=youtube;ua6uwN8mnFo]http://www.youtube.com/watch?v=ua6uwN8mnFo[/video]

Chúng tôi đã có một buổi chụp trẻ em tại Slanted Lens, tại đây chúng tôi thực hiện chụp các bức ảnh thương mại cho học viện Prestige Preschool. Sau buổi chụp tôi đã rút ra được vài mẹo, kinh nghiệm khi chụp trẻ em và trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn.



1. Đây là tấm ảnh chụp chỉ với ánh sáng trong phòng, rõ ràng tấm ảnh này rất nhàm chán và thiếu sống động. Chính vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng đèn flash để tăng cường ánh sáng trong phóng.



2. Đây là tấm ảnh được chụp khi có một đèn flash được đặt ở phía bên trái máy ảnh, và đằng sau chủ thể, góc đèn này làm thay đổi tất cả. Tôi thực hiện chụp với chế độ cân bằng trắng tự động vì trong môi trường này có rất nhiều màu sắc hòa trộn với nhau và nhiều nguồn sáng như đèn flash, đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt trong cùng một tấm ảnh.



3. Đây là hình chỉ được chụp với ánh sáng có sẵn trong phòng.



4. Với những tấm ảnh có hai người ở trong cùng khung hình, đơn giản chỉ cần chọn một người quay thẳng vào nguồn sáng (ở đây là đèn flash) và tạo ra hiệu ứng “bươm bướm” trên mặt chủ thể, và chủ thể đang đối diện máy ảnh phải đang có biểu cảm tốt. Nếu bạn đang tìm kiếm mảng tối trên mặt của chủ thể, thì ở đây vùng có ánh sáng yếu hơn, tối hơn sẽ đảm nhiệm vai trò đó.



5. Cuối cùng tôi sử dụng ánh sáng chiếu ra từ một chiếc bàn xem film x-ray để chụp một vài tấm ảnh của trẻ con. Tôi rất thích ánh sáng này. Ánh sáng luôn luôn rất thú vị nếu nó được phát ra từ một nguồn sáng như vậy, tương tự như của sổ hoặc cửa chính,v.v. Đây là một tấm ảnh rất đẹp, hãy luôn giữ máy trên tay và bấm máy liên tục bất cứ lúc nào.

Nguồn Pro Photo Coalition
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Hiệu Ứng Ánh Sáng Đặc Biệt Với Ba Đèn Chiếu Sáng Liên Tục

Theo JPMorgan

[video=youtube;XzsaOOWkZUY]http://www.youtube.com/watch?v=XzsaOOWkZUY[/video]

Hôm nay tại Slanted Lens chúng tôi sẽ thực hiện chụp hiệu ứng “siêu anh hùng” với một sự sắp đặt thiết bị đơn giản và khói.



1. Hãy xem cách chúng tôi sắp đặt khung hình hôm nay. Đầu tiên chúng tôi treo hai tấm phông 12’x12’ đặt cạnh nhau để tạo ra một phông nền đen lớn. Sau đó chúng tôi để một cái bệ toilet để nhân vật chính đứng ở trên, đó là toàn bộ sắp đặt của chúng tôi, rất đơn giản.



2. Chiếc đèn đầu tiên chúng tôi đặt ngay đằng sau lưng của nhân vật chính với ánh sáng nhiệt độ 1K. Đây là chiếc đèn quan trọng nhất của tấm ảnh và tất cả những cài đặt khác sẽ dựa trên nó. Sau đó chúng tôi đặt một miếng bìa đã cắt lỗ ngay giữa chiếc đèn và lưng nhân vật chính, mục đích của chiếc đèn này là tạo ra các ray sáng cho tấm ảnh.


3. Sau đó chúng tôi sử dụng thiết bị tạo khói của Rocco để có được lớp khói mỏng và vừa phải. Lớp khói này tồn tại trong khoảng thời gian dài và tạo ra hiệu ứng rất tuyệt vời.



4. Chúng tôi bắt đầu chụp thử chỉ với đèn nền 1K để tạo ra hiệu ứng khói, và kết quả rất tuyệt vời.



5. Tiếp theo chúng tôi đặt một đèn tản sáng kích thước trung bình ngay phía trước nhân vật chính. Đèn tản sáng này là sự kết hợp của hộp tản sáng Photoflex và một đèn sợi đốt. Sắp đặt hộp tản sáng này ở phía trên đầu của nhân vật chính sao cho ánh sáng hơi tản nhẹ xuống phần quần và tập trung vào mặt của nhân vật chính.



6. Tiếp theo chúng tôi đặt một miếng hắt sáng 39 x 72 inch như một nguồn bù sáng, miếng phản sáng này làm phần tối sáng hơn một chút và làm tấm ảnh dễ chịu hơn.



7. Đây là kết quả cuối cùng mà chúng tôi đạt được. 3 đèn và hiệu ứng khói tuyệt vời.

Nguồn Pop Photo
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Lựa Chọn Ống Kính Cho Các Nhiếp Ảnh Gia Ảnh Cưới

Theo Amanda Bellucco

Nhiều tay máy chụp theo sở thích đến một lúc nào đó sẽ quyết định theo đuổi loại ảnh cưới một cách nghiêm túc. Việc trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải nâng cấp hệ thống ống kính của mình, và phần lớn nhiếp ảnh gia đều đồng tình với quan điểm đầu tư vào ống kính có chất lượng tốt là vô cùng cần thiết. Không giống như sự phát triển như vũ bão của máy ảnh DSLR, các ống kính có tuổi thọ và khả năng sử dụng rất lâu và tạo ra những hình ảnh thực sự quyến rũ. Hiểu được những lựa chọn tốt nhất hiện có sẽ giúp bạn đầu tư vào ống kính một cách hiệu quả và có được những tấm ảnh tuyệt vời nhất.

Những điểm cần cân nhắc

Đám cưới là một sự kiện trọng đại, và thường diễn ra vào buổi tối. Ánh sáng tại các sự kiện thường hiếm khi đạt được điều kiện lý tưởng, chính vì vậy việc sở hữu một chiếc ống kính hoạt động tốt ở điều kiện thiếu sáng là việc rất cần thiết. Thông thường, khẩu độ f/4.0 vẫn chưa đủ nhanh. Hãy luôn giữ khẩu độ ít nhất ở f/2.8 để tránh việc các bức ảnh của bạn có phông nền bị xóa mờ quá mức.



Các khoảng tiêu cự khác nhau đem lại nhiều cái nhìn khác nhau về sự kiện mà bạn đang chụp. Với cùng một chủ đề được chụp với nhiều tiêu cự khác nhau sẽ cho ra nhiều góc nhìn khác nhau. Đây chính là một cách tuyệt vời để bạn kể câu chuyện với cảm xúc của chính những người trong câu chuyện đó. Một số chủ thể khác nhau cần được ghi lại với một số loại ống kính cụ thể, và bạn cần phải có sự chuẩn bị để chụp lại những khoảnh khắc đó. Ví dụ như bạn sẽ không thể có một tấm chân dung đẹp với một ống kính góc rộng chụp ở cự ly gần.
Một điểm quan trọng nữa cần phải cân nhắc đó chính là khả năng ổn định hình ảnh quang học. Mỗi nhà sản xuất khác nhau có công nghệ khác nhau, ví dụ như hệ thống ổn định hình ảnh quang học của Sigma (OS) hay hệ thống chống rung (VR) của Nikon. Tốc độ chụp chậm là một trong những nguyên nhân chính tạo ra những tấm ảnh bị rung, chính vì vậy hệ thống ổn định hình ảnh (OIS) làm một tính năng rất quan trọng trên bất cứ chiếc ống kính nào bạn định sử dụng trong điều kiện thiếu sáng. Thêm vào đó, tiêu cự dài cũng gây ra rung lắc lớn và làm mờ hình ảnh, và đây chính là lúc công nghệ ổn định hình ảnh trở thành một điểm mạnh.



Ống kính góc rộng và các ống kính tiêu cự không đổi tiêu chuẩn

Các ống kính tiêu cự không đổi được chế tạo với một tiêu cự mặc định. Trong khi các ống kính này không đem lại sự tiện lợi, thì mặt khác lại đem lại chất lượng ống kính hiệu năng hoạt động cao. Các ống kính này được chế tạo với một khoảng tiêu cự nhất định, điều này có nghĩa là cấu trúc và cấu tạo thấu kính sẽ trở nên đơn giản hơn, khiến chúng nhỏ và nhẹ hơn. Cấu tạo thấu kính đơn giản hơn cũng giúp ống kính có khẩu độ tối đa lớn hơn nhiều so với khẩu độ của các ống zoom. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ống kính này có khả năng hoạt động tốt hơn nhiều ở điều kiện ánh sáng yếu và ít bị hiện tượng quang sai hơn so với các ống kính có tiêu cự thay đổi được.
Các ống kính có tốc độ chụp nhanh hơn cũng giúp bạn chụp được những tấm ảnh nét hơn. Đây là một công cụ tuyệt vời đối với những ai muốn theo đuổi thể loại phóng sự cưới. Một ống kính góc rộng khoảng 24mm f/1.4 sẽ chụp được cả một nhóm người, góc hẹp hơn như 35mm sẽ giúp bạn kể được câu chuyện tốt hơn và ống 50mm sẽ tập trung vào khoảnh khắc nhiều hơn với góc hẹp hơn.



Ống kính chân dung tiêu cự không đổi

Một ống kính tele tiêu cự không đổi trung bình rất hữu dụng khi chụp chân dung của một cặp đôi và buổi tiệc cưới. Khẩu độ lớn hơn giúp bạn có được độ sâu trường ảnh nông hơn, tách biệt chân dung, khoảng phông nền sẽ khiến các bức ảnh chân dung tuyệt vời hơn. Một ống kính với tiêu cự 85mm có góc hẹp hơn mắt người bình thường và được xem là một ống chân dung tiêu chuẩn nhờ vào khả năng cô lập chủ thể, giảm bớt sự mất tập trung ở phông nền.



Ống kính phóng đại (Macro Lens)

Để chụp các tấm ảnh cận cảnh, các ống kính phóng đại là công cụ không thể thiếu. Một phần làm nên một bộ ảnh cưới đẹp đó chính là các tấm ảnh chi tiết: nhẫn, hoa, bánh, nội thất, những đôi giày xinh xắn. Khi bạn sử dụng các ống kính được thiết kế đặc biệt dành cho việc ghi lại hình ảnh của những vật có kích thước nhỏ, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn và sản phẩm trông sẽ chuyên nghiệp hơn.

Tỉ lệ phóng đại thật sự ít nhất phải đạt 1:1, nghĩa là đúng với kích thước của vật thể ngoài đời thực. Ở khoảng lấy nét gần nhất, hình ảnh của chủ thể được ghi lên cảm biến phải có kích thước đúng bằng kích thước thật của vật thể. Khoảng tiêu cự của các ống kính này kéo dài từ tiêu cự ngắn đến dài. Sử dụng trong ảnh cưới thì khoảng tiêu cự từ 90 – 105mm được khuyến nghị để đem lại sự thoải mái trong lúc chụp và có khả năng ghi lại mọi chi tiết của đám cưới.



(Còn tiếp)
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Lựa Chọn Ống Kính Cho Các Nhiếp Ảnh Gia Ảnh Cưới (P2)

Các ống kính Zoom tiêu chuẩn

Một ống kính 24-70mm f/2.8 là một ống kính có dải tiêu cự hoàn hảo. Dải tiêu cự này có khả năng phục vụ nhiều mục đích khác nhau từ chụp không gian rộng cho đến chụp ở góc hẹp hơn mà không cần dùng ống góc rộng hay ống tele. Sự linh hoạt này cũng giúp bạn giảm thiểu thiết bị phải mang theo khi đi chụp.



Ống kính zoom góc rộng

Bạn cần phải có một ống kính góc rộng để có thể ghi lại hình ảnh với góc nhìn rộng hơn. Ống góc rộng cần thiết khi chụp một nhóm người trong buổi tiệc cưới. Các ống kính này cũng trở thành công cụ vô giá để ghi lại không gian cưới, nội thất của sự kiện. Góc rộng hơn cũng tạo ra một hiệu ứng đặt biệt hút người xem vào giữa tấm ảnh, như thể họ đang hiện diện tại buổi lễ, đây cũng là yếu tố quan trọng nhất để kể lại câu chuyện một cách chân thật nhất.
Tiêu cự cho ống kính góc rộng bắt đầu từ 35mm trên máy ảnh có cảm biến fullframe và 10 -12mm trên máy ảnh sử dụng cảm biến APS-C. Để có hiệu suất làm việc tốt nhất, bạn có thể cân nhắc một chiếc ống kính 14 – 24mm f/2.8.



Ống kính zoom tele

Một ống kính zoom tele có tốc độ nhanh giúp cho nhiếp ảnh gia có thể bao quát được một số góc nhất định. Các ống kính loại này giúp nhiếp ảnh gia có thể chụp từ xa nhằm giữ không khí cho buổi lễ và không làm gián đoạn các khoảnh khắc.

Các ống kính zoom tele cũng được sử dụng để ghi lại các tấm ảnh chân dung có chất lượng cao. Tiêu cự dài hơn có góc chụp hẹp hơn, và khẩu độ lớn hơn đem lại độ sâu trường ảnh nông hơn. Điều này giúp các nhiếp ảnh gia có thể cô lập, tách biệt chủ thể tốt hơn. Ống kính 70 – 200 f/2.8 thường được các nhiếp ảnh gia chụp cưới sử dụng.



Ống kính mắt cá

Ống kính mắt cá có thể trở thành một công cụ giá trị để bạn thỏa sức sáng tạo với hình ảnh méo mó. Với khả năng ghi lại góc nhìn đến 180 độ, các ống kính mắt cá thường được xem là một loại ống kính vui nhộn.

Có hai loại ống kính mắt cá, đầu tiên là ống kính mắt cá ghi lại hình ảnh gói gọn thành một hình tròn trên cảm biến và được bao ngoài với một viền đen. Hiệu ứng này xuất hiện ở ống kính tiêu cự 8 – 10mm trên máy có cảm biến fullframe, và 4.5mm f/2.8 được thiết kế dành riêng cho máy có cảm biến APS-C.
Một loại ống kính mắt cá phổ biến hơn là loại ghi lại hình ảnh trên toàn bộ cảm biến, đem lại cảm giác một tấm hình có góc nhìn lớn, và chính vì thế thích hợp hơn cho đám cưới. Ống kính loại này có thể dùng được với tất cả các loại cảm biến, tuy nhiên góc nhìn sẽ bị hẹp hơn trên cảm biến APS-C.



Trừ khi bạn đã tiết kiệm đủ một khoản để bắt đầu khởi nghiệp, còn nếu không thì tốt hơn hết bạn không nên mua tất cả các thiết bị cùng một lúc. Điểm khởi đầu tốt nhất cho một nhiếp ảnh gia mới bước chân vào lĩnh vực này đó chính là chiếc ống kính đa dụng 24 – 70mm f/2.8.

(Hết)
Theo Amanda Bellucco
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Chụp Ảnh Với Dù Hắt Sáng

Theo JPMorgan

[video=youtube;AcFPdQWhU4o]http://www.youtube.com/watch?v=AcFPdQWhU4o[/video]

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách vận dụng dù hắt sáng vào nhiếp ảnh. Dù đã là một công cụ chính trong điều chỉnh ánh nhiếp ảnh từ thuở sơ khai. Chúng có trọng lượng nhẹ, giá thành thấp, và điều chỉnh ánh sáng rất linh hoạt. Trong bài viết này sẽ tập trung vào loại dù cỡ lớn 72” với nhiều cách sử dụng khác nhau.



1. Đầu tiên chúng tôi bắt đầu đặt chiếc dù 72” này bên cạnh một cửa sổ có ánh sáng mềm. Đặt chiếc dù này ở phía bên trái máy ảnh để làm giả một nguồn sáng như mặt trời đang chiếu xuyên qua cửa sổ. Sau đó đặt một tấm hắng sáng 72” Lite Panel màu trắng để bù sáng ở phía còn lại.



2. Đây là tấm ảnh được chụp với tốc độ 1/80s, f/7.1. Ống kính Tamron 24-70 tại tiêu cự 70mm. Tấm ảnh này chụp khi không có đèn flash và hắt bù sáng.



3. Sau đó chúng tôi cho đánh đèn flash để tạo ra cảm giác giống mặt trời. Tôi rất thích sử dụng đèn Flash để làm cho ánh sáng sẵn có trở nên tốt hơn. Ánh sáng trong tấm ảnh này đã khá đẹp rồi tuy nhiên vẫn cần phải bù thêm một ít sáng ở vùng tối. Sau đây là các tấm ảnh chụp thử trong buổi chụp.



4. Đây là một tấm ảnh khác chụp chỉ với ánh sáng có sẵn tại điểm chụp. Ý tưởng chụp vẫn giống nhau nhưng ở đây tôi sử dụng tiêu cự 38mm để lấy được nhiều không gian trong phòng hơn. Để ghi lại được chuyển động của các tấm rèm cửa, tôi quyết định chụp ở tốc độ 1/25s f/16, trường nét dày không làm tôi bận tâm bằng việc ghi lại chuyển động của tấm rèm khi chụp ở tốc độ thấp.



5. Tấm ảnh này được chụp với ánh đèn flash hắt lên mặt chủ thể. Tôi đặt đèn flash cao hơn và hắt xuống chủ thể, tạo ra ánh sáng xiên trên mặt của mẫu. Trong tấm ảnh này tôi vẫn sử dụng miếng hắt sáng với mục đích bù sáng lên mảng tối trên mặt chủ thể.

6. Tôi bắt đầu chụp với hiệu ứng phần nền bị nhòe đi, cầm máy ảnh trên tay và chụp ở tốc độ 1/25. Rõ ràng đây không phải là một ý hay, trừ khi bạn đã lên kế hoạch từ trước, sử dụng đèn flash để đóng băng chuyển động của người mẫu và sử dụng chuyển động của máy quay để làm nhòe nền, chỉ cần di chuyển máy ảnh ngay khi đèn flash vừa nháy xong.



7. Ở bước kế tiếp, tôi sẽ sử dụng một chiếc dù hắt sáng 72” với đèn flash đặt ở ngay chéo sau lưng người mẫu, chiếu sáng mẫu từ đằng sau và sử dụng tấm rèm trắng để hắt ánh sáng lên mặt của người mẫu.

8. Ở bước sắp đặt này chiếc ô hắt sáng hoạt động như một đèn đánh sáng ven và ánh sáng sẽ hắt từ tấm rèm lên mặt của người mẫu. Ở bước này tôi sử dụng thông số 200mm, f/11, tốc độ 1/60s, và chiếc dù hắt sát đã tạo ra ánh sáng ven rất đẹp.



9. Tiếp theo tôi sử dụng dù 72” như một nguồn sáng chính đơn nhất cung cấp ánh sáng lên mặt của người mẫu. Chiếc dù được đặt ở trên cao so với máy ảnh và hắt trực tiếp vào mặt chủ thể. Đây là một nguồn sáng có cường độ cao và được xem như là nguồn sáng chính trong các tấm ảnh kiểu tương tự. Tôi đặt một chiếc quạt ngay bên trái mái ảnh để thổi tóc người mẫu và bắt đầu chụp.



10. Tấm ảnh trên đây được chụp với ánh sáng tự nhiên trong phòng. Để công suất đèn có thể thắng được ánh mặt trời, tôi quyết định chụp với thông số 1/80s ở f/18.



11. Tiếp theo tôi bật đèn lên và bắt đầu chụp, đèn được đặt ở phía trên cao và hắt xuống mặt mẫu, tạo ra một ít vùng tối xuất hiện ngay dưới gò má, đây gọi là hiệu ứng “bươm bướm” và tạo ra một bức ảnh chân dung rất đẹp.



12. Có một điều rất thú vị trong cách sắp đặt ánh sáng này. Ở tốc độ chụp 1/80s, đèn flash tạo ra một vùng tối ở khoảng dưới cùng của tấm ảnh, tuy nhiên khi sử dụng chiếc dù hắt sáng 72” thì vùng tối này sẽ được loại bỏ.



13. Khi chụp ở tốc độ 1/60 tấm ảnh sẽ trở nên trong và không bị hiệu ứng viền đèn, tùy theo độ mạnh và thời gian nháy của mỗi đèn và tốc độ chụp sẽ xảy ra hiệu ứng đen viền ảnh. Với một số đèn có tốc độ 1/80 có thể hơi nhanh và tạo ra hiệu ứng trên.



14. Ở cách sắp đặt đèn và dù hắt sáng cuối cùng, tôi sử dụng dù xuyên 72” đặt trước một cửa sổ để làm ánh sáng đi từ cửa sổ vào trong hơn.



15. Tấm ảnh này được chụp với tốc độ 1/60s f14. Như các bạn có thể thấy là tấm ảnh này quá tối và chưa tạo cho người xem thấy được cảm giác ánh nắng đi xuyên từ cửa sổ vào.



16. Bằng cách thêm vào ánh sáng của đèn flash thông qua dù xuyên, tôi đã có được một tấm ảnh đủ sáng, tạo được cảm giác ánh nắng xuyên qua cửa sổ và lấy được chuyển động của những tấm rèm ở phía sau. Giảm tốc độ chụp xuống còn 1/30s và thêm vào một chiếc đèn flash kết hợp với dù xuyên 72”, chính cách sắp đặt này đã tạo ra một bức ảnh có ánh sáng mềm mại và trong trẻo.

Nguồn Pro Photo Coalition
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

6 lời khuyên cho việc tự dựng phòng chụp tại gia hoặc nơi làm việc
Theo JPMorgan

6 lời khuyên cho việc tự dựng phòng chụp tại gia hoặc nơi làm việc

Theo JPMorgan



#1: Hãy bắt đầu với một phòng ngủ trống như thế này – màu tường trung tính và nguồn sáng tự nhiên hắt từ cửa sổ một cách tuyệt vời. Lưu ý sơn lại tường nếu màu tường hiện tại không phải màu trung tính.



#2: Trải một tấm bạt hoặc bìa xuống để bảo vệ sàn, úp mặt màu nâu lên trên vì nâu cũng là một màu trung tính – sẽ hạn chế sự khuếch tán ánh sáng ra xung quanh.



#3: Sử dụng những đồ vật dễ kiếm và đơn giản này để làm giá treo phông chụp: Một ống mạ kẽm đường kính nửa inch với một tấm đĩa để có thể bắt vít vào tường hoặc lên trần nhà. Bắt tiếp một ống dài 3 feet và một thanh nối. Sau đó, thêm một ống dài tầm 6 feet đổ lại (hoặc dài hơn). Cuối cùng, bắt một thanh ngang như hình để treo phông chụp lên.



#4: Đây là một phông chụp làm bằng vải. Hãy ủi thẳng để hạn chế các vết nhăn nhúm trên phông.



#5: Ghế đẩu là thứ không thể thiếu đối với bất kì phòng chụp nào. Một cái ghế đẩu cao tầm 3 feet là vừa đẹp. Một lựa chọn khác thay thế phông chụp vải là dùng một tấm phông nền liền mạch rộng 9 feet như hình – rất dễ dùng, nhưng không bền bằng phông vải.



#6: Một tấm màn đen sẽ rất hữu ích để bạn có thể hoàn toàn điều khiển tùy ý ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hắt vào.



#7: Có một vài lựa chọn trong việc tự làm đèn chiếu sáng.Đây là một đèn softbox làm từ thùng bột giặt. Nó sẽ đảm nhiệm phần ánh sáng tổng thể trong phòng cũng như nguồn sáng chính trên khuôn mặt.



#8: Đây là một cái đèn softbox Styrofoam để làm dịu ánh sáng. Ánh sáng đi vào sẽ không bị khuếch tán nhiều như khi dùng đèn softbox làm từ thùng bột giặt. Sự khếch tán ánh sáng ở chính diện từ bóng đèn hạn chế hơn, từ đó chúng ta có thể làm chủ hướng ánh sáng đi vào hơn.



#9: Ánh sáng này có được nhờ đèn softbox Bankers Box. Ánh sáng rất dịu và hiện tượng khuếch tán còn ít hơn cả đèn softbox Styrofoam.



#10: Các loại đèn softbox tự làm rất thú vị, nhưng sẽ sớm bị hỏng. Nếu bạn muốn loại ánh sáng tốt, chuyên nghiệp, tôi khuyên bạn nên chọn các thiết bị như Photolex Starlite.

Nguồn Pro Photo Coalition
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Ðề: Kiến thức căn bản về nhiếp ảnh

Cân bằng giữa ánh sáng bóng đèn và đèn flash

[video=youtube;DmL2t9h64j8]https://www.youtube.com/watch?v=DmL2t9h64j8[/video]

Hôm nay The Lens Slanted sẽ dạy bạn cách cân bằng ánh sáng trong một căn phòng bằng phương pháp sử dụng đèn flash. Nguyên tắc này có thể hơi khó hiểu và khó áp dụng nhưng nó đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình chụp ảnh. Nếu bạn chụp với phương pháp này, bạn sẽ cần phải cân bằng chúng với một nguồn thứ hai một cách thường xuyên. Nguyên tắc được áp dụng như nhau dù là đèn phòng hay ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn. Bằng việc sử dụng mô hình “tam giác phơi sáng” chúng tôi sẽ dạy các bạn làm thế nào để cân bằng hai nguồn sáng khác nhau trong bài học dưới đây. Như tôi đã nói, phương pháp áp dụng với cả trường hợp giữa đèn flash với ánh sáng hoàng hôn hay giữa đèn flash với bóng đèn dây tóc. Nguồn ánh sáng chính thu từ đèn flash còn nguồn sáng phát liên tục trở thành nguồn thứ cấp. Một bức ảnh ở mức độ trung bình có thể trở nên thú vị và bắt mắt hơn nếu bạn biết cách phơi sáng riêng biệt với ánh sáng trong phòng. Giờ hãy xem phương pháp này như nào:



#1 Hãy nhìn vào tam giác phơi sáng để biết cách cân bằng hai nguồn sáng khác nhau. Nó gồm ba phần: ISO (độ nhạy sáng), tốc độ màn trập và khẩu độ ống kính. ISO chi phối hầu hết bối cảnh. Bằng việc tăng hay giảm nó, ta sẽ có bức ảnh sáng hay tối hơn. Nó tác động như nhau đến những chiếc bóng đèn trong ảnh cũng như đèn flash. Tốc độ màn trập đảm nhiệm chi phối các bóng đèn trong khi khẩu độ ống kính là với các đèn flash:



#2 Tốc độ màn trập nhanh hay chậm không ảnh hưởng đến các đèn flash trong điều kiện một căn phòng tối ít ánh sáng xung quanh. Ánh sáng phát ra từ các đèn flash quá nhanh để bị ảnh hưởng bởi tốc độ màn trập. Tuy nhiên, với tốc độ màn trập nhanh hơn 1/80 giây vẫn có thể bắt kịp các đèn flash và làm hình ảnh tối đi. Đây có lẽ không phải là một vấn đề vì hầu hết chúng ta thường muốn giảm hết mức có thể tốc độ màn trập để có được một quá trình phơi sáng đủ cho các bóng đèn.



#3 Vậy nếu tốc độ màn trập không kiểm soát các đèn flash thì khẩu độ sẽ đảm nhiệm trọng trách này. Giả sử nếu tôi bật đèn flash lên rồi thiết lập khẩu độ ở f8 và ảnh thu được cho thấy các bóng đèn trong bức ảnh quá tối => Tôi có thể tiếp tục giảm tốc độ màn trập cho đến khi tôi có được một bức ảnh với đúng sáng.



#4 Ví dụ: Để chụp các bóng đèn flash, tôi để khẩu độ ở f14, tốc độ màn trập ở 1/50 giây => phần mặt người mẫu đã đúng sáng nhưng các bóng đèn hơi bị tối. Tôi muốn các bóng đèn sáng hơn nhưng không ảnh hưởng đến phần mặt. Tôi sẽ giảm tốc độ màn trập để xem các bóng đèn như nào.



#5 Đây là bức ảnh thu được với tốc độ màn trập gấp đôi so với ảnh trước - ở 1/25 giây. Các bóng đèn đã sáng hơn một chút.



#6 Thử giảm xuống còn 1/13 giây, các bạn có thể thấy các bóng đèn đã sáng lên nhưng phần mặt mẫu vẫn không bị thay đổi => Để khẩu độ lớn khi cần phơi sáng được lâu hơn.



#7 Tốc độ màn trập 1/6 giây: Các bóng đèn bắt đầu rực lên.



#8. Mỗi người có cách nhìn nhận riêng, là tôi, tôi ưng nhất bức ảnh ở tốc độ 1/25 giây. Giờ hãy xem ví dụ kết hợp giữa cả bóng đèn thường và đèn flash:



#9 Để tạo hậu cảnh nhằm minh họa cho ví dụ, chúng tôi kéo dây treo 30 bóng đèn cũ lên như hình. Tôi muốn có đủ tất cả các yếu tố để có thể tạo ra một bức ảnh đen trắng (dây đen với đèn trắng và tóc đen với màu áo trắng). Trang phục có điểm nhấn màu đen.

Người mẫu đang đứng ở giữa những chiếc đèn, vì vậy tốc độ màn trập càng chậm thì phần mặt mẫu càng bị tối. Tôi chụp bằng ống 70-200mm Tamron, để tiêu cự ở 120mm. Tôi bắt đầu với khẩu F6.3 để làm mờ các bóng đèn nhờ độ sâu trường ảnh thấp, tốc màn trập ¼ giây và giảm dần cho đến khi có được kết quả tốt nhất. Dưới đây là kết quả với tốc 1/50 giây, ánh sáng từ các bóng đèn làm khuôn mặt mẫu nhìn quá sáng do tôi vẫn để tốc hơi chậm.



#10 Tôi bắt đầu cho thêm các bóng đèn flash vào hậu cảnh.



#11 Sau khi thêm các bóng đèn flash, tôi sử dụng 1 đèn softbox OctoDome cũng một thiết bị tản sáng hình lưới từ dưới lên để ánh sáng thu được trông giống như ánh sáng từ bóng đèn khi chiếu lên mặt mẫu.



#12. Sau đó tôi bố trí một nguồn ánh sáng ven trên tóc của người mẫu, đây cũng là nguồn sáng cuối cùng trong phần cài đặt ánh sáng. nguồn sáng này sử dụng một đèn tản sáng lưới chếch góc 40 độ và một tấm hắt sáng 7" đánh bù sáng.



#13 Tiếp theo, tôi tạo màu xanh cho ánh sáng nền. Tôi cho thêm một tấm hắt sáng để bù sáng.



#14 Ý tưởng này không khó để nắm bắt mà khó trong việc áp dụng nguyên tắc. Nguyên tắc áp dụng với mọi nguồn sáng từ hoàng hôn, ngoài trời, đèn hay các nguồn sáng phụ khác. Khẩu độ quyết định các bóng nháy còn tốc độ chịu trách nhiệm đối với nguồn sáng chính. Hãy thực hành thật nhiều và tiếp tục ủng hộ chúng tôi!

Nguồn Pop Photo
Dịch All Image
 

allimage

New Member
Phối hợp đèn HMI và đèn LED

Theo JPMorgan

Hôm nay trong chuyên mục The Slanted Lens, chúng tôi chụp ở Bảo tàng Đường sắt Orange Empire. Họ cho chúng tôi được thăm quan đoàn tàu chạy hơi nước và những cái xe chở khách từ thời Thế chiến thứ 2. Chúng tôi sẽ tận dụng bối cảnh này để nghiên cứu quá trình phối đèn HMI và đèn LED.
Chúng tôi thắp sáng một khu vực rất lớn, kéo dài đến tận 3 toa tàu, cần một nguồn điện rất lớn để có thể làm được việc này. Bởi để chụp cả ảnh tĩnh và cả quay video, cần thắp sáng tất cả mọi thứ với nguồn sáng ổn định.

Khu vực cần bao quát rất lớn, chúng tôi sẽ cần một thiết bị rất mạnh để làm đèn nền. Chúng tôi thuê một chiếc Arri M18 HMI, chạy công suất 1800 watt và có mạch điện 20 amli.
Chúng tôi sẽ lắp chiếc M18 rất sâu để làm nền và rải khói từ chiếc Rosco 1900 ngoài nền giữa đèn và cảnh cận. Tôi thấy ánh sáng ở đây tương đối ổn và tôi sẽ để nó như thế trong phần lớn các bức ảnh. Ở trên cái đèn này, chúng tôi cho thêm gel ½ Rosco màu xanh để làm dịu bớt. Tôi sẽ chụp ở tốc độ 1/50th giây và f5.0. Tôi sẽ để ISO ở mức 1250 để có thể lấy được toàn cảnh.



#1 Đây là tấm ảnh đầu chỉ chụp với đèn HMI. Bạn có thể thấy chúng tôi có chút vấn đề về góc chụp. Đèn nền bị đặt ở một góc mà phản chiếu vào bên trong của toa tàu. Nếu có thang để nâng cái đèn cao hơn, chúng tôi có thể che được hình ảnh phản chiếu, nhưng bởi không có thang nên chúng tôi đành phải ‘chỉnh sửa hậu kì’ ánh sáng của đèn, hoặc là che nó bằng khói. Khi những chi tiết chính đã được ghi lại với HMI, chúng tôi sẽ thêm đèn LED vào bức ảnh. Điều thú vị là những chiếc đèn LED có thể được dùng theo rất nhiều cách khác nhau.



#2 Với đèn thứ nhất, chúng tôi đặt một cái NorthStar Lite ở bên trong đoàn tàu thứ hai ở nền với một tấm phản chiếu chỉ rộng 7 inch. Nó được hướng ra ngoài cửa sổ về phía mặt đất để in hình những ô cửa sổ lên lối đi và tạo ra tia sáng trong một số ảnh. Chúng tôi sẽ thêm ½ CTO hoặc miếng lọc sắc độ ấm lên đèn này.



#3 Bây giờ chúng tôi sẽ thêm một chiếc NorthStar Lite với tấm phản chiếu 7 inch ở trên camera bên trái để lấy nét cặp đôi nam nữ này và bắt chước kiểu của HMI ở trên nền. Đèn HMI quá xa để có thể lấy được viền của cặp đôi. Chúng tôi sẽ thêm ½ sắc xanh vào đèn này. Đây là ảnh với ánh sáng viền.



#4 Bây giờ, chúng tôi sẽ thêm NorthStar Lite ở cái toa tàu phía trước cặp đôi này để làm đèn chính. Chúng tôi sẽ đặt đèn cách cửa sổ một chút để chúng có thể lấy nét hai người này nhưng bỏ qua những người ở nền. Cửa sổ ở đây rất bẩn nên sẽ làm dịu ánh sáng chiếu ra. Đây là ảnh với đèn chính.



#5 Đèn cuối là một chiếc OctoDome ở ngay bên tay phải máy ảnh. Tôi sẽ hướng nó thẳng vào vùng tối của ảnh. Đây là setup ánh sáng cuối cùng của tôi. Đây là một tấm ảnh rất tuyệt và tốn khá nhiều công sức. Sau tấm này, tôi cảm thấy thoải mái hơn khi phối đèn LED và HMI. Chúng khá ăn nhập với nhau và tạo nên một cảm giác đậm chất điện ảnh.
Cảm ơn Bảo tàng đường sắt Orange Empire đã cho chúng tôi làm việc ở bảo tàng của họ. Đây là một trải nghiệm rất tuyệt. Và hãy nhớ, tôi là một người nghiện tàu hỏa. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Hãy tiếp tục săn và chụp ảnh.

Nguồn Pro Photo Coalition
Dịch All Image
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Đây là một vấn đề thú vị, đã tốn nhiều giấy mực. Em mở thớt này để anh em bàn luận thêm cho vui

Full-cropped2.jpg
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

1. Sensor (bộ cảm biến ảnh)
Là một ma trận các điểm thu nhận tín hiệu ánh sáng đi qua ống kính, nó biến đổi tín hiệu tương tự (analog) của cuộc sống thực, thành các giá trị số (digital) để rồi được xử lý, lưu trữ, và tái tạo lại để chúng ta xem. Số lượng các điểm cảm biến trên một sensor thường được ghi bằng đơn vị Mega-Pixel (số triệu điểm thu nhận). Ví dụ 5.1 MP, 7.2 MB. 12.4MP.

1a. Cảm biến CCD (charge-coupled device) là loại cảm biến rất phổ biến, trước đây được coi là ưu việt nhất trong chế tạo máy ảnh số, thường được trang bị trong các máy du lịch, chuyên nghiệp, bán chuyên. Được phát minh năm 1969 tại phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs bởi Willard Boyle and George E. Smith.

1b. Cảm biến CMOS (complementary metal oxide semiconductor) là một loại cảm biến khác. Thế hệ đầu của nó rất thua kém so với CCD về nhiều mặt, nên nó được áp dụng vào các camera giá rẻ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, CMOS thế hệ kế tiếp đã có nhiều ưu điểm kỹ thuật, vì vậy nó đã được áp dụng cho các camera cao cấp. (hầu hết các camera bán chuyên và chuyên nghiệp của Canon và sau này là tất cả các hãng máy ảnh KTS đều dùng CMOS)

CCD và CMOS khác nhau cơ bản về cách truyền tín hiệu.

Mỗi tế bào CCD nhận tín hiệu ánh sáng, rồi vài hoặc nhiều tế bào CCD truyền tín hiệu đó về một node, từ đó các tín hiệu mới được số hoá (digitalized).

Ngược lại, mỗi tế bào CMOS tự nó chuyển tín hiệu từ analog sang digital, ngoài ra mỗi tế bào CMOS còn được trang bị thêm phần khuyếch đại tín hiệu, phần xử lý nhiễu (noise)...

CCD hay CMOS ưu việt hơn? Đó là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên gần đây hầu hết camera từ bán chuyên trở lên đã chuyển sang dùng CMOS thay vì CCD. Nhưng dòng PnS đỉnh cao của Canon như dòng G vẫn xài CCD.

Xin tham khảo thêm về so sánh CCD-CMOS từ các nguồn thông tin khác trên Internet.
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

2. Kích thước Sensor

Do nhiếp ảnh có một lịch sử lâu đời với nhiều kích cỡ film khác nhau, trong đó có lẽ phổ biến nhất là film 35mm (mỗi ô phim có kích thước xấp xỉ 35x24mm). Sau này, khi chế tạo cảm biến máy ảnh KTS, người ta cũng căn cứ vào kích thước đó.


1071635mm_film.jpg


2a. Cảm biến đúng kích thước (full-frame)
Sensor có kích thước xấp xỉ đúng 35x24mm (36x24mm)
Hình bên trái là cảm biến full frame, bên phải là cảm biến cỡ nhỏ (cropped)
sensorsize_new_photo.jpg

2b. Cảm biến cỡ nhỏ (cropped sensor)
Sensor có kích thước nhỏ hơn full-frame, theo một tỷ lệ nào đó, ví dụ 1/1.5, 1/1.6


428px-SensorSizes.png

Lợi ích của các kích thước cảm biến là khác nhau tuỳ thuộc mục đích chế tạo máy ảnh.
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Từ đây, phát sinh vấn đề FOV (field of view)crop factor (hệ số kích thước) hoặc còn được gọi là hệ số nhân tiêu cự - Focal Lenght Multiplier (FLM).

Một ống kính có tiêu cự 28-90mm lắp trên thân máy full-frame sẽ cho một trường nhìn đúng với tiêu cự mà nhà sản xuất ống kính nhắm tới, nhưng lắp trên một thân máy có sensor cỡ nhỏ hơn sẽ cho trường nhìn khác, nó bằng hệ số crop x tiêu cự ống kính
VD: OK 28-90mm lắp trên máy crop 1.5x sẽ cho trường nhìn là 42-135mm

Hình minh hoạ
Multiplier_Factor_DCS315.gif
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Minh hoạ tiếp về trường nhìn của các sensor kích thước khác nhau

Focal-length-equivalents-500x405.jpg
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Full Frame vs. Crop Factor và các cỡ sensor khác

Đầu tiên, em đi vào phân tích yếu tố phần cứng của kích thước sensor:

Như bảng trên, diện tích bề mặt của FF Sensor là xấp xỉ 864mm², còn của CF 1.6x chỉ là ~370mm²
Như vậy, FF to hơn gấp đôi so với APS-C.

Trên một diện tích lớn như vậy, nếu có cùng số Megapixel (triệu điểm thu nhận tín hiệu) thì mỗi một pixel của FF cũng to hơn gấp đôi so với mỗi px của CF. Mỗi px của FF sẽ thu nhận được nhiều tín hiệu ánh sáng hơn, cũng như về mặt chế tạo thì khi có không gian kích thước, người ta có thể tích hợp thêm các chi tiết phụ trợ như là mạch chuyển Analog-Digital, mạch khử noise... và kết quả là Sensor FF có chất lượng cao hơn nhiều so với CF.
 
Bên trên