Lý do Samsung và Apple gặp thất bại ở Trung Quốc?

pegasus3390

Well-Known Member
130401225213-apple-china-1024x576.jpg


Quay lại đầu năm 2014, Samsung lúc đó đang là kẻ dẫn đầu trên thị trường Trung Quốc và chiếm đến 20% thị trường điện thoại lớn nhất thế giới. Apple cũng đang bắt đầu mở rộng ở thị trường này với 9%, và nhảy vọt lên đến 14% vào dịp mua sắm 2015. Nhưng một năm sau thôi thì Samsung chẳng còn mạnh mẽ như xưa còn Apple thì tuột xuống 7%

Đối với Samsung thì việc bị mất thị phần ở Trung Quốc là điều đã tiềm tàng từ lâu bởi vì họ có nhiều sản phẩm ở dòng trung cấp và thấp cấp trong danh mục và dễ dàng bị đánh bại bởi các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên Apple chịu thiệt hại nhiều hơn khi việc giảm đến 50% thị phần sau một năm làm mất đến 4 tỷ USD lợi nhuận hoạt động.

phone-vendor-market-share-china.jpg


Vậy điều gì đã xảy ra? Đối với Apple, lý do có phần phức tạp hơn là vấn đề về cạnh tranh nội địa, tuy nhiên một trong những xu hướng dễ thấy khi chúng ta nhìn vào đồ thị bên trên thì những công ty ra mắt điện thoại chỉ mới có 5 năm đến nay lại chiếm thị phần lớn nhất sau nhiều năm. Thậm chí và nhiều người nước ngoài còn không biết đến cái tên Oppo hay Vivo, nhưng từ việc những công ty này chỉ xuất hiện rất nhỏ nhoi trong vài năm trước giờ đây đã chiếm đến 1/3 thị phần Trung Quốc. Hơn thế nữa, trong khi Apple đang chiếm hầu hết lợi nhuận của ngành thì chỉ vài công ty khác có lợi nhuận trong quý vừa rồi bao gồm Oppo, Vivo và Huawei.

Lý do theo như Bloomberg tìm hiểu được, không chỉ điện thoại của các công ty này mang lại nhiều giá trị so với giá tiền bỏ ra trong phân khúc $200-$500, và hầu hết các hãng Trung Quốc đều làm được thế. Nhưng việc họ đẩy mạnh việc marketing offline lại chính là cách để mang lại nhiều doanh thu đến vậy tại thị trường trong nước và họ không chỉ đánh bại được Apple hay Samsung mà cả công ty Xiaomi rất nổi trong thời gian gần đây cũng phải gặp khó khăn với các đối thủ này.

Xiaomi, ngược lại, tập trung vào các sản phẩm tương đối khoa trương, các đợt bán hàng chớp nhoáng online và tập trung nhiều vào các thị trường thành thị trong khi Oppo và Vivo tập trung nhiều vào các khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc nông thôn nơi mà có đến hàng tỷ người vẫn sinh sống và họ thì không mua hàng trực tuyến bao giờ. Ngày nay, điện thoại Oppo hiện đang được bán ở 240.000 cửa hàng điện thoại trên toàn Trung Quốc và Vivo cũng có đạt được khoảng một nửa số cửa hàng như vậy. Trong khi đó hiện nay chỉ có vài trăm cửa hàng Xiaomi và khoảng 10 cửa hàng Apple.

Sau tất cả không chỉ đơn thuần là vấn đề ảnh hưỡng giữa Mỹ và Trung Quốc hay việc bảo hộ khiến Apple bị thất bại ở thị trường này mà là các cách thức marketing offline và có phần cổ điển trong chiến lược của Oppo lẫn Vivo khiến các đối thủ khác khó có thể thực hiện được, ngay cả với các hãng địa phương.

 
Bên trên