NEWS - SONY A7R II Mẫu Máy Quay 4K Đáng Kinh Ngạc (tt)

allimage

New Member
Theo Dan Chung:

Điều đáng ngạc nhiên thứ tư đó là khi thử nghiệm lia máy, chế độ quay S35 4K A7R II vẫn tồn tại hiện tượng trôi hình rolling shutter tương tự như trên A7S. Hiện tượng này có thể giảm bớt khi sử dụng các công cụ chỉnh sửa ở khâu hậu kỳ. Tuy nhiên khi sử dụng chế độ 4K fullframe thì lại hoàn toàn khác. Tôi chỉ kỳ vọng rằng hiện tượng này sẽ không tệ như ở chế độ S35. Nhưng ngược lại, ở chế độ quay này hiện tượng trôi hình xuất hiện ít hơn hẳn, chính vì vậy bạn nên sử dụng chế độ fullframe 4K để ghi lại các vật thể có chuyển động nhanh.

[video=vimeo;133085678]https://vimeo.com/133085678[/video]

[video=vimeo;133083372]https://vimeo.com/133083372[/video]​

Tổng thể thiết kế của A7R II tương tự như bất cứ chiếc máy nào trong dòng A7, nhưng được bổ xung khả năng khoá phím điều khiển chính. Khung ngắm điện tử EVF đã được nâng cấp và hiển thị rõ nét hơn so với A7S. Hệ thấu kính mới trong khung ngắm đem lại cho người sử dụng góc nhìn rộng hơn, khả năng lấy nét tay tốt hơn.

1%201(6).jpg

Phím video có thể được tuỳ chỉnh theo ý người sử dụng

Phần thân máy được chế tạo rất sắc sảo, phần menu được trang bị rất nhiều phím điều hướng và phím chức năng, giúp người dùng có thể truy cập các tính năng một cách nhanh chóng. Phím video cũng được Sony cho phép tuỳ chỉnh theo ý người dùng.

Miếng bảo vệ cổng HDMI được thiết kế lại an toàn hơn so với A7S. Trong hộp bao gồm sạc và hai pin.

[video=vimeo;133072245]https://vimeo.com/133072245[/video]​

Vậy còn đâu là những điểm yếu của Sony A7R? Điểm yếu rõ rệt nhất mà tôi phát hiện ra khi sử dụng mẫu máy này đó là A7R II tiêu thụ năng lượng rất nhanh khi quay phim 4K. Một trong những tính năng cải thiện được tình trạng này đó là bạn có thể cấp nguồn cho máy thông qua cổng USB từ các loại pin điện thoại thông thường hoặc tương tự (tuy nhiên nguồn này sẽ không sạc vào pin trong máy).

Một trong những điểm mạnh nhất được Sony nhấn mạnh đó là khả năng lấy nét tự động theo pha cực nhanh (PDAF) không chỉ hoạt động tương thích với ngàm E-mount sẵn có mà cả với các bộ chuyển đổi ngàm Canon EOS như Metabones hoặc tương tự. Hơn nữa, tính năng này cũng cho phép sử dụng với các bộ chuyển đổi LA-EA3

1%202(4).jpg

Tính năng lấy nét tự động sẽ chỉ hoạt động với các bộ chuyển ngàm EOS ở chế độ chụp mà không hoạt động ở chế độ quay phim.

Hệ thống gương lấy nét tự động ngàm E của máy đã được nâng cấp tuy nhiên vẫn không đảm bảo độ tin cậy giống như trên các mẫu Canon C100 hoặc C300 với công nghệ cảm biến điểm ảnh kép Dual Pixel CMOS AF. Nhìn chung hệ thống lấy nét trên A7R II có thể đối phó được với các khung cảnh tương đối đơn giản như các cảnh quay phỏng vấn nửa người, và càng có nhiều chi tiết trong khung hình thì hệ thống này hoạt động càng kém.

Hệ thống lấy nét phát hiện khuôn mặt sẽ luôn tìm và lấy nét vào gương mặt chủ thể ở vị trí gần nhất. Người dùng không thể tuỳ chọn sẽ lấy nét vào gương mặt cụ thể theo ý muốn giống như trên Canon C300 Mk II. Tuy nhiên có một điểm thú vị đó là bạn có thể cài đặt máy ảnh nhớ một số gương mặt nhất định và ưu tiên lấy nét vào những gương mặt này. Bạn có thể sử dụng chung điểm lấy nét tự động đơn lẫn lấy nét theo gương mặt cùng một lúc, hệ thống sẽ ưu tiên điểm lấy nét đơn hơn.

[video=vimeo;133081375]https://vimeo.com/133081375[/video]​

Sony A7R II không được trang bị kính lọc ND tích hợp, chính vì vậy người dùng cần trang bị kính lọc ND gắn ngoài trong các trường hợp quá thừa sáng.

Một trong những ưu điểm chính khiến chiếc máy này chiếm lợi thế cả về mặt chụp ảnh lẫn quay video đó là hệ thống ổn định hình ảnh IBIS tích hợp trong thân máy. Hệ thống này làm việc rất tốt trong chế độ quay phim và với toàn bộ các tính năng khác, kể cả khi sử dụng với các ống kính thông qua các bộ chuyển đổi.

Hệ thống này ổn định hình ảnh theo năm trục khi nhận được các tính hiệu điện tử của ống kính, tương thích với hệ thống ngàm E, và ổn định hình ảnh theo ba trục khi sử dụng với các ống kính điều khiển bằng tay hoặc không có giao tiếp điện tử.

1%203(4).jpg

Ống kính Sony 18-105mm F4 G Power Zoom là một lựa chọn khá thú vị dành cho A7R II

Chế độ 4K S35 của máy hoạt động rất tốt, cho phép có nhiều tuỳ chọn ống kính khác vốn không mấy khả dụng trên chiếc A7S. Một số mẫu ống kính ngàm E vốn được thiết kế cho cảm biến APS-C cũng hoạt động khác tốt với chế độ quay này, với ưu điểm giá thành thấp hơn so với ống kính fullframe tương đương. Một trong những chiếc ống kính đó là mẫu 18-105mm f4 G power zoom, đáp ứng được dải tiêu cự cơ bản cho thể loại quay phóng sự nhanh. Cũng giống như các mẫu ống kính ngàm E khác, chiếc ống kính này sử dụng hệ thống điều khiển điện tử kể cả khi trong chế độ lấy nét tay, vốn không có độ phản hồi tốt như ống kính sử dụng cơ chế lấy nét tay thông thường. Mặc dù có dải tiêu cự rộng như vậy, tuy nhiên khi lắp trên A7R II, hình ảnh không hề có sự sai lệch rõ rệch nhờ vào chế độ tự động chỉnh sửa quang sai có sẵn khi quay 4K S35, đây rõ ràng là một tính năng mà các mẫu máy tiền nhiệm của A7R II chưa thể làm được.

1%204(4).jpg

Bộ chuyển ngàm Metabones Speedbooster hoạt động tốt ở chế độ S35 4K crop

Tôi đã thử nghiệm mẫu chuyển ngàm Metabones Speedbooster trên A7R II ở chế độ S35, kết quả cho ra rất ấn tượng. Hình ảnh có độ nét cao và dễ sử dụng.

1%205(2).jpg

Sony A7R II là một cỗ máy nhỏ gọn với tiềm năng đầy hứa hẹn đối với cả các nhiếp ảnh gia lẫn các nhà làm phim. Sony đã cải thiện rất nhiều nhược điểm vốn tồn tại trên các mẫu máy CSC cũng như DSLR trước đó và tạo ra một thiết bị đa phương tiện mạnh mẽ với khả năng làm việc chuyên nghiệp.

(Hết)

Nguồn News Shooter
Dịch bởi: All Image
 

chenzenvl

Well-Known Member
Ðề: NEWS - SONY A7R II Mẫu Máy Quay 4K Đáng Kinh Ngạc (tt)

bài dịch thiếu chất văn quá :)
 

allimage

New Member
Ðề: NEWS - SONY A7R II Mẫu Máy Quay 4K Đáng Kinh Ngạc (tt)

Cảm ơn anh đã góp ý ^^!
 
Bên trên