[Thắc mắc] Một số từ địa phương của Hà Nội

NamBacvn

New Member
Ðề: [Thắc mắc ] Một số từ địa phương của Hà Nội

HN: Ngõ.
SG: hẻm (không chắc lắm).
Huế: kiệt.

đều có nghĩa như nhau. :D

Mình bổ sung thêm chút thông tin để anh, chị em HD dễ tìm nhà:
Trước đây HN thường đặt tên cho ngõ: ví dụ ngõ Thịnh Hào, ngõ Văn Chương.
Gần đây HN đã học theo SG: đặt tên ngõ là số theo số nhà bên cạnh ở đầu ngõ.
Ví dụ địa chỉ là số nhà 15 ngõ 30 nghách 45 đường TC thì ban đầu mình đi đến đường TC rồi đến số nhà 30 của đường này--> cạnh nhà này sẽ là "ngõ 30" --> ngõ này đánh số nhà lại từ đầu là 1,3,5,... 2,4,6,...., đi tiếp vào ngõ này đến số nhà 45 --> cạnh nhà này sẽ là "ngách 45"--> đi vào nghách 45 thì đến số nhà 15 là tới địa chỉ cần tìm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

TR0JAN

New Member
Ðề: [Thắc mắc ] Một số từ địa phương của Hà Nội

Nhân tiện nói về số nhà thì em cũng chia sẻ luôn với các bác kiểu quy ước về cách đánh số thứ tự nhà ở ( Số nhà ) trên 1 con phố hay con đường tại các quận trung tâm HN.

Số nhà của các con đường, con phố sẽ lấy Sông Hồng làm điểm mốc và tuân theo nguyên 2 nguyên tắc sau:
1 - Căn cứ theo dòng chảy của Sông Hồng thì đầu nguồn là đầu phố và suôi nguồn là cuối phố ( Áp dụng với tất cả những phố có trục song song với Sông Hồng)
2 - Tất cả những phố có trục đối xứng với Sông Hồng thì chỗ nào gần với Sông hồng hơn thì chỗ đó là đầu Phố.
* Nếu phố nào có trục thỏa mãn cả 2 yếu tố trên thì sẽ ưu tiên nguyên tắc 1. (Có nghĩa là nguyên tắc dòng chảy)

Khi các bác đã xác định đc đầu phố rồi thì việc tìm số nhà sẽ đơn giản hơn. Khi đó lại thêm vào một quy tắc nữa là "đánh sóc đĩa" :D Chẵn phải, lẻ trái :))

Cách làm này cũng là do các cụ xưa để lại và được dùng đến tận ngày nay vì nó rất đơn giản và dễ hiểu.

Em xin chia sẻ để các bác ở xa về thủ đô biết để xác định điểm đến cho thuận tiện. Tránh tối đa việc phải "mua đường" và quay đầu xe :D
 

conghieu1978

Moderator
Ðề: [Thắc mắc ] Một số từ địa phương của Hà Nội

hehehe! Câu hỏi này hay quá. Tui cũng xin được cm mấy dòng tham khảo: Đọc các cm của mọi người tui cũng thấy rất thú vị, Tình cờ cũng có sưu tầm được 1 cái quyết định này trên mạng nên cũng past vào đây để anh em tham khảo thêm.
QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG​
Điều 1. Quy chế này quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tại các đô thị ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác Quản lý đô thị, quản lý Hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động Giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết quốc tế.
Điều 3. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đại lộ là đường phố có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu Hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và Cảnh quan đô thị.
2. Đường là lối đi lại được xác định trong Quy hoạch đô thị có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến vành đai, liên tỉnh.
3. Phố là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu.
4. Ngõ (kiệt) là lối đi lại nhỏ từ đường, phố vào các cụm dân cư đô thị.
5. Ngách (hẻm) là lối đi lại hẹp từ ngõ (kiệt) vào sâu trong các cụm dân cư đô thị.
6. Công trình công cộng trong Quy chế này bao gồm quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, bến xe, công trình văn hoá - nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
7. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, Thị trấn được cơ quan Nhà nước có Thẩm quyền quyết định thành lập. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V.
 
Bên trên