Tiêu chảy cấp và những điều bạn chưa biết

Tiêu chảy cấp là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người ít nhất cũng bị đôi lần tiêu chảy tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhưng thật sự chúng ta đã hiểu hết về bệnh tiêu chảy cấp là gì và những bệnh lý tiềm ẩn đằng sau gây nên triệu chứng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin sau đây.


latest


Tiêu chảy cấp là gì?

Theo quan niệm của mỗi người triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp dễ nhận ra và phát hiện sau mỗi lần đi cầu nhưng thật ra định nghĩa rõ ràng về tiêu chảy cấp rất khác nhau giữa mọi người, các nền văn hóa hay kể cả các bác sĩ lâm sàng. Thông thường tiêu chảy cấp được hiểu rất đơn giản là tăng số lần đi cầu trong ngày hay thay đổi tính chất phân lỏng hơn, tuy nhiên số lần đi cầu tăng lên bao nhiêu, lỏng như thế nào phải có một cách đo lường xác định để đạt được sự thống nhất về định nghĩa tiêu chảy cấp.

Xem thêm: Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp

Vậy tiêu chảy cấp được định nghĩa như sau:

Tiêu phân nước (lỏng) không thành khuôn ≥ 3 lần trong 24 giờ
Có hình dạng của vật chứa
Với trẻ sơ sinh bú mẹ số lần đi tiêu bình thường đã hơn 3 lần nên “tiêu chảy cấp” sẽ dựa trên tính chất phân lỏng hơn bình thường, nhiều hơn bình thường
Tiêu đàm máu: chỉ cần 1 lần là được xếp vào nhóm “tiêu chảy cấp”!
Đây là “định nghĩa làm việc” của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nhằm giúp các báo cáo và đánh giá về tiêu chảy cấp có thể so sánh được với nhau.

Tiêu chảy cấp là tên gọi tiếp cận theo thời gian bệnh tiêu chảy như sau:

Tiêu chảy cấp: ít hơn hoặc bằng 14 ngày xuất hiện tiêu chảy.
Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy xuất hiện từ 14 ngày trở lên.
Tiêu chảy mạn: >30 ngày
Lưu ý: Tiêu chảy cấp không phải là một chẩn đoán bệnh chính thống, không có mã ICD cho bệnh tiêu chảy cấp.

Cơ chế gây bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp xảy ra là do lượng dịch ra khỏi ống tiêu hóa theo phân nhiều hơn bình thường với cơ chế như sau:

Lượng dịch đổ vào ống tiêu hóa mỗi ngày TRỪ ĐI
Lượng dịch được hấp thu vào cơ thể từ lòng ống tiêu hóa = Lượng dịch còn lại trong phân : khoảng 150g/ngày
Vì vậy khi lượng dịch trong phân nhiều hơn 200g/ngày (khoảng 200ml ở người lớn và 5ml ở trẻ em) sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

1, Tiêu chảy nhiễm trùng

Cơ chế gây bệnh tiêu chảy cấp
Nhiễm trùng tiêu hóa có triệu chứng tiêu chảy nổi bật, do các tác nhân vi sinh vật :

Siêu vi : Rotavirus , Norovirus,
Vi trùng: Shigella, Salmonella non-Typhi, E.coli (EPEC, ETEC, EAEC, EIEC, EHEC), Campylobacter
Ký sinh trùng: Amip, Cryptosporidia, Giardia … và vi nấm.

2, Tiêu Chảy không nhiễm trùng

Do các nguyên nhân khác : rối loạn nội tiết (cường giáp), dinh dưỡng (cho ăn dặm sớm), phản ứng tại chỗ (thai ngoài tử cung vỡ), …

Tiêu chảy cấp phản ứng do các nhiễm trùng ngoài ruột như: viêm phổi, viêm gan, viêm tai giữa,….

3, Phân biệt giữa tiêu chảy nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn

Nhiễm trùng-nhiễm độc thức ăn Tiêu chảy nhiễm trùng
Dịch tễ:
Ø Chung nguồn lây: Nhiều người cùng ăn một loại thức ăn cùng bị bệnh

• Cơ chế gây bệnh:

Ø Vi trùng phát triển trong thức ăn và sản xuất độc tố nằm sẵn trong thức ăn

• Lâm sàng:

Ø Thời gian ủ bệnh < 24 giờ

Ø Ói và đau bụng là triệu chứng nổi bật

Ø Đa số tự khỏi sau bù dịch

Ø Không cần kháng sinh

Dịch tễ:
Ø Không nhất thiết phải có chung nguồn lây

Cơ chế gây bệnh:
Ø Vi trùng phát triển trong hệ tiêu hóa người bệnh rồi gây bệnh

Lâm sàng:
Ø Thời gian ủ bệnh > 24 giờ

Ø Tiêu chảy là triệu chứng nổi bật

Ø Một số tự khỏi nếu bù dịch

Ø Một số trường hợp cần kháng sinh

Những biểu hiện lâm sàng của tiêu chảy cấp

Những biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp:

- Khát nước
- Uống nước háo hức
- Môi khô
- Mắt trũng
- Dấu véo da / CRT trở về chậm
- Mạch nhanh
- Hạ huyết áp
- Sốc
Liệt ruột cơ năng gây Bụng chướng và hạ Kali máu do tiêu chảy cấp quá nhiều .
Những biểu hiện của tiêu chảy cấp
Những biểu hiện theo tác nhân gây bệnh:

Sốt: do virus, do vi trùng
Ói: do virus gây ra, cũng có thể do vi trùng.
Viêm long hô hấp / hồng ban do rotavirus.
Mùi phân tanh thường gặp trong các trường hợp tiêu chảy cấp do vi trùng (như bệnh tả, bệnh do Shigella)
Đau bụng quặn từng cơn, ở trẻ em không thể nói được thì trẻ sẽ quấy khóc không yên, triệu chứng mót rặn thường gặp trong các trường hợp tiêu chảy cấp do vi trùng gây tổn thương niêm mạc ruột.
Bệnh cảnh mất nước nặng: thường do Rotavirus, dịch tả
 
Bên trên