Từng là "lá cờ đầu" trong kinh doanh, mảng điện tử của Sony sẽ ra sao hậu tái cấu trúc?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Khi nhắc đến Sony, chắc chắn, tất cả chúng ta đều nghĩ đến các thiết bị điện tử. Giờ đây, Sony đang "đại tu" lại toàn bộ mảng kinh doanh của mình.

2110832.jpg


Danh tiếng của Sony bắt nguồn từ nhiều sản phẩm điện tử sáng tạo, bao gồm thương hiệu máy nghe nhạc stereo cá nhân Walkman từng gây bão trên toàn cầu từ cuối những năm 1970. Tuy nhiên, gần đây, sự hiện diện của bộ phận này trong một tập đoàn rộng lớn hơn đã giảm đi, nhường chỗ cho những bộ phận khác phát triển, chẳng hạn như video game.

Hiện tại, các sản phẩm điện tử chính của Sony bao gồm TV, máy ảnh số, thiết bị âm thanh và smartphone. Hầu hết chúng được phát triển dựa trên nhiều công nghệ độc quyền cũng như những ý tưởng sáng tạo của công ty.

Tuy nhiên, theo dự báo, lợi nhuận hoạt động của mảng thiết bị điện tử này trong năm nay sẽ giảm 30% so với năm trước, xuống còn 60 tỉ Yên (564,65 triệu USD), tức chưa đến 10% tổng lợi nhuận hoạt động. Con số này trái ngược rõ rệt so với mức 60% được tạo ra cách đây khoảng 20 năm trước.

"Khó khăn chồng chất khó khăn" khi đại dịch COVID-19 đè nặng lên mức thu nhập của tập đoàn Sony, nhưng họ vẫn đang duy trì được hiệu suất tổng thể của mình nhờ vào video game cùng các mảng kinh doanh thu phí định kỳ khác. Lợi nhuận thu về từ mảng kinh doanh smartphone của họ dự kiến cũng sẽ tăng khi năm tài chính kết thúc, tức ngày 31/03/2021.

"Chúng tôi đã dành nguồn lực phát triển của mình cho công nghệ điện tử một cách không cân xứng", một giám đốc điều hành của Sony cho hay, chỉ ra rằng, mảng kinh doanh này có thể sớm loại bỏ vai trò hỗ trợ phim, âm nhạc cùng các hoạt động khác.

2110823.jpg


Dẫu vậy, mảng kinh doanh này không phải là không có những sản phẩm ăn khách.

Một YouTuber có tên là Hikakin đã thốt lên ngạc nhiên khi sử dụng chiếc máy quay Vlog ZV-1 mà Sony vừa mới phát hành để quay cận cảnh con mèo của mình.

"Vlog" là một từ được đặt ra để đại diện cho một dạng blog thể hiện ở phương thức video. Trong khi các máy ảnh số thuông thường được thiết kế để lấy nét theo khuôn mặt người, chiếc máy quay mới này của Sony cũng có thể lấy nét vật nuôi hay những vật thể khác.

Theo SMBC Nikko Securities, trong quý hai, 7 nhà sản xuất máy ảnh số lớn ở Nhật Bản đã rất cận kề bờ vực thẳm bởi sự phổ biến của smartphone cũng như việc hạn chế đi lại do đại dịch. Thế nhưng, một quan chức tại Sony tiết lộ, chiếc máy quay Vlog ZV-1 của Sony vẫn nhận được số lượng đơn đặt hàng trước tại Nhật Bản nhiều gấp đôi so với dự kiến.

Nhưng một sản phẩm đình đám chẳng thể đủ để kéo theo sự tăng trưởng tổng thể cho Sony. Chúng ta không thể phủ nhận một thực tế rằng, Sony đang thiếu đi một sản phẩm có tác động lớn như Walkman đã từng làm.

Trong một nỗ lực nhằm vượt qua đại dịch, Sony đã thay đổi từ khóa cho chương trình nghiên cứu và phát triển của mình, từ "Two Rs" sang "Three Rs".

Tại một cuộc họp trực tuyến về chính sách quản lý hồi tháng 5, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Sony, Kenichiro Yoshida, cho biết: "Chúng tôi muốn tổ chức các sự kiện trực tiếp, vốn buộc bị ngừng do coronavirus, trên một nền tảng từ xa."

Thế nên, chữ "từ xa" (remote) đã được bổ sung vào các chủ đề R&D của Sony, tượng trưng cho các từ "thực tế" (reality) và "thời gian thực" (real time). Điều này có nghĩa là mảng kinh doanh điện tử của Sony sắp có một sự thay đổi đáng kể.

2110826.jpg


"Chúng tôi từng là một công ty lưu trữ", một giám đốc điều hành của Sony cho biết, đồng thời cũng lưu ý công ty đã từng hướng đến việc phát triển các thiết bị di động như máy ghi âm hay những chiếc máy lưu trữ nhạc Walkman.

Nhưng giờ đây, giữa đại dịch toàn cầu, người dùng sẽ có những nhu cầu khác. Các xu hướng hướng đến việc kết nối nhà với văn phòng cùng những nơi làm việc từ xa khác dựa trên cơ sở thời gian thực cũng như tái tạo nội dung gần với thực tế nhất đang thu hút sự chú ý trên khắp thế giới.

Sony đang thực hiện các bước để bắt kịp đà thay đổi này. Vào đầu tháng 8, họ đã sử dụng hàng chục máy quay video trong một studio để phát trực tiếp buổi hòa nhạc của Ikimonogakari – một ban nhạc pop rock Nhật Bản nổi tiếng. Số lượng máy quay được triển khai nhiều hơn đáng kể so với con số có trong một buổi hòa nhạc thông thường.

Các hình ảnh chụp lại được chuyển đổi thành dữ liệu 3 chiều và kết nối với nhau để phát trực tuyến dưới dạng một chương trình 360 độ, cho phép người tham gia xem từ mọi góc. Bằng cách cung cấp góc nhìn từ những nơi không thể lắp đặt camera về mặt vật lý, chương trình dựa trên "Three Rs" này của Sony đã đạt được mức "thực hơn cả thực".

Dẫu đó là sự hợp tác với mảng âm nhạc của công ty, thế nhưng, các công nghệ được hỗ trợ trong bộ phận điện tử đã làm cho chương trình này đạt mức hình ảnh hiện đại nhất.

Sony cũng đang đưa công nghệ điện tử của mình vào mảng kinh doanh thu phí định kỳ bằng sự hợp tác với những bộ phận khác.

Tại Mỹ, họ có một studio ảo với nhiều chiếc máy tính, đảm nhiệm nhiệm vụ tạo ra từng phân cảnh để các diễn viên thực hiện. Điều này khiến cho việc dựng bối cảnh thực, vốn rất mất thời gian, trở nên không còn cần thiết nữa.

Sony cũng đã thiết lập một studio tương tự cho đơn vị sản xuất video của mình, Sony PCL, tại Tokyo vào hồi tháng 8 để các nhà sản xuất video hay những bộ phận tiếp thị của nhiều công ty lớn có thể thuê sử dụng.

2110829.jpg


Dịch vụ này là "một cách tiếp cận độc đáo, có thể thực hiện được là bởi Sony có cả công nghệ điện tử lẫn năng lực sản xuất video", Shigeki Ishizuka, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Sony Electronics. Sony Electronics là một bộ phận vừa được thành lập vào hồi tháng 4 với mục đích gộp chung các hoạt động liên quan đến thiết bị điện tử gia dụng của Sony thành 1 khối duy nhất, giúp tăng tính cạnh tranh cho chúng.

Đến tháng 10, Sony sẽ gộp mảng hiển thị dành cho tiêu dùng cũng như doanh nghiệp vào thành một, chấm dứt việc tách riêng sản xuất và tiếp thị TV cho người tiêu dùng, máy chiếu hay màn hình lớn cho người dùng doanh nghiệp như hiện nay.

Sony đã mở rộng thị phần của mình trên thị trường TV, nhưng điều đó lại không xảy ra với lĩnh vực doanh nghiệp vốn lớn hơn nhiều. Sự hợp nhất của 2 bộ phận này sẽ giúp công ty có thể phát triển các sản phẩm mới bằng cách chia sẻ những engine xử lý hình ảnh cũng như sử dụng các phương pháp tiếp thị của nhau.

Động thái này diễn ra ngay sau khi giá cổ phiếu của Sony đang trên đà tăng, giúp giá trị vốn hóa của công ty vượt lên vị trí thứ 4 ở Nhật Bản, chỉ xếp sau Toyota Motor, SoftBank Group và công ty cảm biến Keyence (tính theo các con số trong phiên giao dịch ngày 28/08). Dẫu vậy, nguyên nhân của điều này đến từ nhu cầu chơi game cùng những sản phẩm khác của họ ngày càng tăng do nhiều người buộc phải ở nhà vì đại dịch.

Tuy vậy, Sony vẫn nhận thấy tiềm năng cho mảng kinh doanh thiết bị điện tử của mình.

Ishizuka tuyên bố: "Mảng kinh doanh thiết bị điện tử vẫn là cốt lõi cho thương hiệu và công nghệ của chúng tôi."

Theo Vn review​
 

Shangri-La

Well-Known Member
Thời nay, ngoài sản xuất phần cứng ra thì điều sống còn là phải tạo ra hệ sinh thái riêng cho thương hiệu, Sony nên đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái của riêng mình.
 

tuantu76

Member
Cha mẹ và bản thân luôn xem tivi Sony là chất lượng đỉnh cao (sắc nét, kiểu dáng cực đẹp, hiện đại và bền bỉ) của những năm 80-90 và cho đến năm 2000. Và từ khi thị trường chỉ còn bán tivi LCD, không còn tivi CRT nũa, em ám ảnh về tivi Sony (về độ bền). Bây giờ mua tivi là loại trừ Sony và TCL. Cho thì xài chứ không bao giờ mua.
 
Bên trên