TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

terabyte

Banned
Quantum dot – chấm lượng tử là công nghệ được các nhà sản xuất TV nhắc đến nhiều nhất tại CES 2015 vừa qua. Câu hỏi được đặt ra là liệu nó chỉ đơn thuần là một chiêu tiếp thị hay là công nghệ thật sự cải thiện chất lượng hiển thị của TV. Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời:

Tại sao đến giờ các nhà sản xuất TV mới chịu tích hợp công nghệ chấm lượng tử?

Chấm lượng tử (quantum dot) không phải là phát minh mới. Trên thực tế, nó được phát hiện từ đầu thập kỷ 80. Và như cái tên gợi ý, chấm lượng tử là những hạt nano siêu nhỏ với đường kính bé hơn 10nm.

b773KdK.jpg

Kể từ lúc phát hiện ra các hạt siêu nhỏ này, nhiều hãng đã thử sử dụng chúng để cải thiện các solar cell (thiết bị hấp thụ năng lượng trên các tấm pin năng lượng mặt trời) và nhiều thứ khác. Tuy vậy, ý tưởng sử dụng chấm lượng tử để cải thiện chất lượng hình ảnh TV mãi đến sau này mới xuất hiện. Thật ra ngành công nghiệp TV đã bàn luận về nó vài năm trước khi Sony chính thức giới thiệu dòng TV Triluminous được tích hợp công nghệ chấm lượng tử vào năm 2013 với mẫu W90. Những hạt siêu nhỏ này kể từ đó được tích hợp vào trong thiết bị Kindle Fire của Amazon, tuy nhiên không đạt được thành công như mong đợi.

Tại CES 2015, chúng ta lại chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt các TV sử dụng công nghệ chấm lượng tử từ Samsung, LG, Sony, Panasonic, Sharp, TCL và nhiều thương hiệu khác. Hay nói chính xác hơn là TV LCD với công nghệ chấm lượng tử. Thời điểm xuất hiện có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng trên thực tế thì nó cũng chẳng bất ngờ gì hơn lần đầu tiên vào tháng 1/2013. Tại thời điểm đó, Samsung và LG đã trình diễn công nghệ OLED cực kỳ ấn tượng. Và đối với nhiều người, tương lai của OLED là rất tươi sáng, đồng thời không ít nhận định cho rằng không sớm thì muộn OLED soán ngôi LCD. Đây cũng chính là lý do mà Sony ra mắt mẫu W90 như là một nước cờ phòng thủ trước hai thương hiệu đến từ Hàn Quốc.

Tuy nhiên, LG là hãng duy nhất tính đến thời điểm này thành công trong việc sản xuất hàng loạt tấm nền OLED. Samsung buộc phải chuyển sang kế hoạch B. Các nhà sản xuất khác cũng nhận thấy được sự đe dọa từ công nghệ OLED và bắt đầu ra mắt các dòng TV sử dụng công nghệ chấm lượng tử.

Cách mà công nghệ chấm lượng tử được tích hợp lên TV

Vậy bằng cách nào mà chấm lượng tử giúp cải thiện chất lượng hình ảnh của TV? Đầu tiên chúng ta cần phải nhắc lại rằng dù được tích hợp công nghệ chấm lượng tử, TV LCD vẫn là TV LCD. Đằng sau tấm nền LCD là các đèn LED, được đặt ngay bên dưới (LED nền full-array) hoặc dọc theo cạnh (LED viền). Phía trước đèn LED và sau tấm nền, các nhà sản xuất có thể thêm vào một lớp màng siêu mỏng được cấu tạo từ các hạt nano nhỏ bé. Khi các hạt lượng tử tiếp xúc với năng lượng dưới dạng ánh sáng thì nó sẽ bị kích thích, đem lại khả năng chuyển đổi ánh sáng đó thành màu sắc cơ bản (xanh dương, xanh lá, đỏ). Màu sắc được chuyển đổi sẽ tùy thuộc vào kích thước của chấm lượng tử.

kyrDwXH.jpg

Mục đích của việc chuyển đổi ánh sáng xanh của đèn LED là nhằm làm tăng độ bão hòa của 3 màu cơ bản. Ánh sáng được phát ra từ các chấm lượng tử là ánh sáng tinh khiết (theo tiêu chuẩn của TV) và thích hợp hơn cho việc tái tạo lại hình ảnh. Về cơ bản, điều này đồng nghĩa với khả năng cải thiện độ tương phản lẫn sự bão hòa của màu sắc. Bên cạnh đó, nó còn giúp tiết kiệm năng lượng vì hạn chế được sự hao phí ánh sáng, dù điều này không có ý nghĩa nhiều trong TV như trên các thiết bị di động.

Điều mà các nhà sản xuất “quên” nói cho chúng ta biết đó chính là chấm lượng tử có khả năng tiết kiệm năng lượng tốt nhất khi sử dụng cadmium. Tuy nhiên, cadmium là một chất rất độc hại đối với cơ thể người và có thể gây những hậu quả nguy hiểm đến hệ hô hấp và thận. Đây là lý do mà cadmium sẽ bị cấm ở hầu hết các thị trường trong thời gian tới. Giải pháp thay thế với chấm lượng tử không chứa cadmium thực tế không đem lại hiệu quả về tiết kiệm năng lượng như mong đợi và đèn nền buộc phải phát ánh sáng nhiều hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi tích hợp công nghệ chấm lượng tử là các màn hình LCD trong năm 2015 sẽ có thể tăng khả năng thể hiện dải màu.
[float=right]
3ojH83y.jpg
[/float]
Chấm lượng tử có thể tăng dải màu của các tấm nền LCD so với tiêu chuẩn Rec.709, vốn chỉ thể hiện được dải màu khá hẹp từ 90 đến 98% dải màu DCI được sử dụng trong các rạp chiếu phim. Không có nhà sản xuất nào đạt được khả năng thể hiện 100% dải màu DCI vào thời điểm CES 2015, tuy nhiên họ đã đến rất gần.

Một dải màu rộng về cơ bản là điều tốt, tuy nhiên cũng có mặt trái của nó. Thông qua việc sử dụng dải màu rộng hơn là DCI thay cho Rec.709, các nội dung được tái tạo với dải màu rộng hơn mặc định ban đầu, dẫn đến sự sai lệch. Chẳng hạn như một màu đỏ tiêu chuẩn sẽ trở nên đậm hơn so với ý định ban đầu của nhà sản xuất phim. Các hãng TV cho biết các thuật toán xử lý của họ có thể nhận biết chính xác màu sắc nào cần được cải thiện hoặc không, nhưng liệu chúng ta có biết chính xác những gì mà nhà sản xuất phim thực hiện tại studio? Họ muốn màu sắc ra sao? Cách phối hợp các sắc độ màu sẽ ảnh hưởng gì đến trạng thái của hình ảnh?

Dĩ nhiên chúng ta cũng có cách để làm giảm đi dải màu của một màn hình, nhưng bởi vì các chấm lượng tử được đặt ở phía trước đèn nền nên tất cả ánh sáng đều đi qua nó. Trong buổi trình diễn công nghệ này, Samsung cho biết JS9500 (mẫu TV cao cấp sử dụng công nghệ làm mờ cục bộ để cải thiện độ tương phản vốn không liên quan gì đến chấm lượng tử), một phần trong dòng TV UHD của hãng điện tử Hàn Quốc, sẽ mở rộng dải màu của tất cả các nội dung, ngay cả đối với video được quay bằng camera nghiệp dư của bạn. Điều quan trọng nhất là bạn sẽ không thể tắt được nó. Trừ khi Samsung đổi ý, chúng ta có thể đứng trước viễn cảnh hình ảnh thể hiện trên TV sẽ có độ bão hòa màu sắc quá cao và trở nên mất tự nhiên.

Nhìn ở góc độ tích cực, khả năng thể hiện dải màu rộng sẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh của các nội dung, điển hình như phim ảnh, show truyền hình, game,… Các studio trên thực tế đã sử dụng chuẩn màu DCI từ lâu khi trình chiếu các bộ phim điện ảnh tại rạp. Vấn đề ở chỗ màu sắc cân chỉnh dành cho môi trường thưởng thức tối ưu ở rạp phim sẽ khác biệt với màu sắc được cân chỉnh cho môi trường thiếu tối ưu của phòng khách, vị trí mà chúng ta thường đặt TV. Do đó, để có thể đạt được chất lượng hình ảnh tốt nhất thì các nội dung này cần phải qua một giai đoạn cân chỉnh lại, hay thường được gọi là remaster. Vào thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy bất cứ động thái nào cho quá trình này đối với các đĩa Blu-ray hay dịch vụ stream trực tuyến, và càng không đối với các kênh truyền hình. Sony đã từng cố gắng quảng bá cho chuẩn màu x.v.Color của mình thông qua vài đĩa Blu-ra với nhãn “Mastered in 4K”, tuy nhiên không có hãng nào khác ủng hộ bước đi này.

t6nLNMu.jpg

Dải màu DCI cũng không phải là một phần của chuẩn Utra HD, tuy nhiên trang flatpanelshd cho biết chuẩn Blu-ray mới sẽ hỗ trợ nó. Mặc dù vậy, nếu ngành công nghiệp TV lựa chọn DCI với mục tiêu làm nền để hướng đến việc tái tạo hình ảnh theo chuẩn Rec.2020, vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhằm tiêu chuẩn hóa nó.

Nói một cách đơn giản, hiện tại không còn cách nào khác. Chỉ có những bộ phim điện ảnh được ra mắt với dải màu DCI sẽ được hưởng lợi từ những cải thiện hình ảnh mà công nghệ chấm lượng tử trên TV LCD đem lại. Điện năng tiêu thụ thấp sẽ giúp việc tích hợp công nghệ HDR (High Dynamic Range) trên màn hình LCD, tuy nhiên bạn vẫn cần phải có TV sở hữu đèn LED nền full-array, vốn cực kỳ đắt tiền. Chấm lượng tử có thể xem là một viên gạch mới lên bức tường của công nghệ LCD đã quá cũ kỹ. Tuy nhiên ngoài việc cải thiện dải màu, nó không thể thay đổi được những nhược điểm cố hữu của tấm nền LCD.

Liệu LCD với chấm lượng tử có thể là giải pháp thay thế cho OLED?

Đây chính là câu hỏi mà tất cả chúng ta đều đặt ra khi các nhà sản xuất TV ra mắt các mẫu LCD tích hợp chấm lượng tử. Nhiều hãng đã nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Điển hình là sự khẳng định của Samsung về TV chấm lượng tử có “màu sắc sống động và tốt hơn OLED” đang khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Mặc dù vậy, những chiêu bài tiếp thị cũng như việc so sánh trực tiếp trên sàn CES 2015 đã bỏ qua các yếu tố quyết định, vốn tạo ra sự đặc biệt cho công nghệ OLED. Ngay cả khi thêm vào chấm lượng tử thì chúng ta cũng không thể nào tái hiện lại màu đen tuyệt đối như OLED. Điều tương tự cũng áp dụng với tốc độ đáp ứng cực nhanh, cũng như góc nhìn đạt mức gần như là hoàn hảo của TV OLED. Bên cạnh đó, công nghệ OLED cũng đang dần đạt đến khả năng tái hiện đầy đủ dải màu DCI, mặc dù chúng ta hiện vẫn chưa biết đến lúc nào thì LCD và OLED sẽ đạt đến chuẩn Rec.2020, ít nhất là trong tương lai gần.

0Xa2bgX.jpg

TV LCD chấm lượng tử được quảng bá là đem lại “chất lượng hình ảnh của OLED với mức giá thấp hơn.” TV có thể sẽ rẻ hơn, tuy nhiên tại CES 2015 thì những phóng viên của trang flatpanelsHD nhận thấy rằng công nghệ chấm lượng tử chỉ xuất hiện trên các dòng TV đắt tiền nhất. Như chúng ta đã nói ở trên, cách để tích hợp chấm lượng tử vào TV chính là thêm vào một lớp film mỏng phía trước của đèn LED. Tấm film này có thể có giá đến 100 USD trong quá trình sản xuất các TV kích thước lớn, theo như ước lượng của IHS. Và như các bạn cũng đã biết, kết hợp với rất nhiều yếu tố khác sẽ khiến cho giá thành phẩm cuối cùng bị đẩy lên rất cao.

Các hãng sản xuất vẫn chưa tiết lộ giá của TV chấm lượng tử tại CES 2015 nên chúng ta vẫn chưa thể đi đến kết luận nào về việc nó sẽ rẻ hơn bao nhiêu so với TV OLED. Tuy nhiên, khả năng công nghệ chấm lượng tử có thể giúp TV LCD cạnh tranh được với công nghệ OLED là rất thấp. Vào thời điểm hiện tại, công nghệ OLED vượt trội về mọi mặt, trừ giá cả. Và điều quan trọng nhất là trừ khi Hollywood bắt đầu tung ra các bộ phim của mình ở dải màu DCI thì bạn sẽ không thể hưởng lợi từ yếu tố quan trọng nhất mà công nghệ chấm lượng tử đem lại.

Theo flatpanelshd​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

fbbk

Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Mình thì ước có một chiếc OLED 4K. Không biết vài năm nữa có mua được không.
 

rua bo

Well-Known Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Như vậy, công nghệ OLED vẫn là vô địch ở thời điểm này, và đó là niềm ước mơ của em.
 

Hieu Buzi

New Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Chưa biết khi nào mới có $ mua 1 cái TV!
 

kant1522b

Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Như vậy, công nghệ OLED vẫn là vô địch ở thời điểm này, và đó là niềm ước mơ của em.

chính xác. nhưng chỉ cần giá của tivi chấm lượng tử thấp hơn thì xác định luôn.
 

hailong88

Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Quả thật hình ảnh của OLED vẫn quá vượt trội, tiếc là giá vẫn quá cao so với hiệu năng đem lại. Hy vọng trong vài năm tới sẽ có giá tốt hơn
 
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Vậy là cuối cùng cũng chỉ là kéo dài chuỗi Product life cycle để tận thu con bò sữa thôi à. Chả được cái móng gì cả. CẢm ơn tác giả nhiều lắm!
 

tuyen_kientruc2010

Well-Known Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

55EA970T.jpg


55EA970Td.jpg


55EA970Te.jpg

Em thấy điện tử Trần Anh bán có 49.900K cho mẫu Oled 55EA970T, rẻ như tivi 4K.
 

lequynhan

Well-Known Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Cảm ơn bác chủ!

Một cái tivi to inch đúng là vẫn chưa thể thỏa chí đam mê mới anh em HD
Đi kèm với nó là các loại công nghệ........xyz
:D
 

caothudeche

Moderator
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Năm nay không thấy có sự đột phá của OLED. Nhưng giá OLED hiện tại không phải là quá đắt so với vị trí độc tôn của LG bây giờ.
 

chanhny

Active Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Năm nay không thấy có sự đột phá của OLED. Nhưng giá OLED hiện tại không phải là quá đắt so với vị trí độc tôn của LG bây giờ.

Giá thành cao nên nhiều oem chưa hứng thú khai thác và người dùng cuối khó phân biệt dù tv mỏng nhất hay dày hơn tí cũng trưng 1 chỗ. mặc dù oled ss đang làm mưa gió ở đt nhưng có vẻ ss chưa mặn mà khai thác trên tv lớn vì ít lãi và khó bán. Chắc còn chờ vài năm nữa thì may ra.

Thích QLED chứ không phải quantum dot làm đền nền như hiện nay.
 

honolulu13

Well-Known Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Giá thành cao nên nhiều oem chưa hứng thú khai thác và người dùng cuối khó phân biệt dù tv mỏng nhất hay dày hơn tí cũng trưng 1 chỗ. mặc dù oled ss đang làm mưa gió ở đt nhưng có vẻ ss chưa mặn mà khai thác trên tv lớn vì ít lãi và khó bán. Chắc còn chờ vài năm nữa thì may ra.

Thích QLED chứ không phải quantum dot làm đền nền như hiện nay.

Oled thì xác định là sam sung thua hẳn LG rồi. Ko làm đc rẻ như lg chứ ko phải thị trường ko quan tâm đâu bác
 

charliepham

New Member
Ðề: TV chấm lượng tử: Sự thật và ảo tưởng

Công nghệ tivi Oled của LG đỉnh thật, ước gì ước gì ước gì....giờ có đủ tiền là e rinh 1 em về nhà ngay!
 
Bên trên