Cựu giám đốc IBM: 'Dùng AI như trẻ em chơi với bom'

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Một cựu lãnh đạo mảng Trí tuệ nhân tạo (AI) của IBM nói AI sẽ phổ biến trong tương lai, nhưng có thể gây nguy hiểm nếu dùng sai cách.

Trong buổi phỏng vấn với Business Insider về tiềm năng thay đổi xã hội của AI, Manoj Saxena - cựu Giám đốc mảng IBM Watson chuyên về thương mại hóa các sản phẩm AI và hiện là chủ tịch AI Global, tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích phát triển mảng AI - cho rằng công nghệ này có "sức mạnh ngầm" lớn hơn rất nhiều so với con người đang thấy.

5d25f89ea17d6c194346be93-1536-2291-9203-1562908224.jpg

Manoj Saxena. Ảnh: Business Insider.

"AI giống sức mạnh của bom hạt nhân trong chiến tranh", Saxena nhận định. "Ngay giờ đây, con người chúng ta giống như những đứa trẻ đang chơi với bom".

Theo Saxena, các thuật toán AI đang được định hình và kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống. Thế giới từng bước sử dụng để đưa ra quyết định tự động, chẳng hạn xác định đại học nào có thể học, khoản vay hợp lý để mua nhà, loại thị thực và cơ hội du lịch, loại phương pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu...

"Lớp trí thông minh vô hình mà con người đang xây dựng sẽ sớm tác động đến đời sống, tương tự như thời mới phát minh ra điện. Ban đầu, chúng chỉ áp dụng cho một số lĩnh vực, nhưng tương lai sẽ có mặt mọi nơi và bao vây chúng ta", Saxena nói tiếp.

Cựu chuyên gia IBM đánh giá bản thân AI không có gì tốt hay xấu, điều quan trọng là việc con người áp dụng và điều chỉnh nó thế nào sẽ quyết định kết quả cuối cùng. Ông cũng dự đoán quy mô rộng lớn của công nghệ thông minh này trong tương lai sẽ khiến mọi thứ trở nên công bằng hơn, những ai làm chủ công nghệ AI sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, thậm chí quyết định vận mệnh của một tổ chức hay cả một quốc gia.

Cựu chuyên gia IBM thậm chí tin rằng nhân loại đang hợp nhất với AI để tạo nên một loài mới. "Trí thông minh sinh học của con người đang kết hợp với trí thông minh phi sinh học như smartphone, máy tạo nhịp tim và các thiết bị có cảm biến khác. Trước đây, những máy móc mà nhân loại đã phát triển chỉ tăng cường hoặc hỗ trợ tay, chân. Nhưng với AI, lần đầu tiên bộ não được khuếch đại", Saxena nhấn mạnh. "Vì vậy, chúng ta đang trở nên 'kỹ thuật số' hơn. Nói cách khác, loài người đã bắt đầu mang trong mình cả trí thông minh sinh học và phi sinh học. Đó có thể xem là một cấp độ mới, một chủng loài mới".

Vấn đề ứng dụng trí thông minh nhân tạo đang nhận những ý kiến trái chiều. Không ít các chuyên gia lo ngại một ngày nào đó AI sẽ "thống trị" loài người. Thiên tài vật lý Stephen Hawking nói công nghệ này có thể sẽ sớm hủy hoại nhân loại, chuyên gia robot Noel Sharkey cảnh báo người máy có AI tấn công con người hay Elon Musk đã kêu gọi chính phủ Mỹ cần có quy định nghiêm ngặt hơn trong việc phát triển AI. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến phản bác, chẳng hạn Tomas Mikolov, chuyên gia đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu AI của Facebook (Facebook AI Research), cho rằng tương lai sẽ có những "sự kiện thảm khốc" và chính AI là nhân tố giúp nhân loại vượt qua sự khó khăn đó.

Theo Số Hóa​
 

Shangri-La

Well-Known Member
Sai nhé, trẻ em mà chơi với quả bom thì khác nào chơi với tảng đá, ví von tầm bậy rồi. Nói túm lại, AI là xu thế tất yếu mà các nước phải chạy đua từ nay thôi, nước nào không đua hoặc đua không lại thì thành nô lệ cho nước khác. Còn cá nhân nào không muốn hoặc không thích AI thì có thể về quê đào ao nuôi cá, trồng rau chăn gà vậy thôi.
 

fallheart82

Well-Known Member
Sai nhé, trẻ em mà chơi với quả bom thì khác nào chơi với tảng đá, ví von tầm bậy rồi. Nói túm lại, AI là xu thế tất yếu mà các nước phải chạy đua từ nay thôi, nước nào không đua hoặc đua không lại thì thành nô lệ cho nước khác. Còn cá nhân nào không muốn hoặc không thích AI thì có thể về quê đào ao nuôi cá, trồng rau chăn gà vậy thôi.
Bác nói đúng, so sánh trẻ em chơi với lửa thì phù hợp hơn là dùng từ "bom".
 
Bên trên