Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

longnd_hd

New Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Ha Ha Bác cường nghi ra nhiều món vậy ta. phát huy hơn nhé bác cường.
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Cách sắp xếp dàn HT và 10 lời khuyên để hệ thống âm thanh được hay hơn.

Bố trí dàn Home Theatre
Sắp đặt đúng quy cách hệ thống âm thanh trong một dàn home theatre (rạp hát gia đình) là bí quyết giúp bạn cảm thấy như đang tham gia thực sự vào các sự kiện khi xem phim.
Hệ thống nghe nhìn ngày nay đều có bộ loa từ hai chiếc trở lên. Một dàn HT thường gồm nhiều loa để tạo ra âm thanh vòng (surround sound). Âm thanh này được tái tạo từ nguồn âm như đầu đọc DVD, HD Player.... Âm thanh surround của DVD, HD... có nhiều kênh (multichannel), mỗi kênh điều khiển một loa hoàn toàn độc lập với nhau.

BoTriHeThongLoa.gif

Dàn âm thanh bố trí đúng cách sẽ tạo cảm giác sống động như thật.

Hệ thống 5.1, 6.1, 7.1 là gì?
Hệ thống 5.1 là hệ thống căn bản của "rạp hát gia đình" hiện đại. Hệ thống 5.1 bao gồm: loa trung tâm (center), thường được đặt trên hoặc dưới màn hình, chủ yếu để phát ra lời thoại của nhân vật trong phim; hai loa chính (front hoặc main) đặt hai bên màn hình để tái tạo hầu hết các âm thanh trong phim; và hai loa surround bố trí hai bên, phía sau người xem, để phát ra tiếng nhạc nền và tiếng vọng.
Ngoài 5 loa trên còn có một loa subwoofer chuyên tạo ra các âm thanh siêu trầm. Kết quả là các hiệu ứng âm thanh sẽ làm cho chúng ta cảm thấy như đang nhập cuộc trong những cảnh phim cực kỳ hấp dẫn diễn ra trên màn hình. Hệ thống Dolby Digital và DTS thông thường được thiết kế trên cơ sở 5.1 này.
Hệ thống 6.1 và 7.1 được phát triển trên cơ sở 5.1 bằng cách thêm một hoặc hai loa surround đặt ngay phía sau người nghe, nhờ đó hiệu quả âm thanh vòng được cải thiện tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, muốn nghe được âm thanh 6.1 hoặc 7.1 bạn cần phải có ampli hỗ trợ các chuẩn này. Hệ thống 6.1 hoặc 7.1 còn được gọi là hệ thống Surround EX hoặc DTS-ES, DTS-HD chúng hoàn toàn tương thích với tiêu chuẩn Dolby Digital 5.1 (nếu bạn không có loa đặt phía sau thì bỏ trống kênh này).
Nên mua loa rời hay loa bộ?
Đa số các nhà sản xuất loa đều bán sản phẩm của họ theo từng bộ, thường theo cấu hình một loa subwoofer và một số loa vệ tinh (satellite) kích thước nhỏ. Điều đó làm cho việc chọn mua và lắp đặt bộ loa trở nên đơn giản hơn rất nhiều, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền so với việc mua lẻ từng loa.
Do hệ thống "rạp hát gia đình" cần những tiếng trầm rất mạnh nên các bộ loa thường có riêng một bộ subwoofer để chuyên tái tạo lại phần âm trầm. Thùng loa subwoofer thường có kích thước lớn và có lắp sẵn bộ khuyếch đại công suất ở bên trong. Mặt khác, do âm trầm không định hướng một cách rõ ràng nên chiếc loa subwoofer thô kệch thường được đặt ở chỗ khuất trong phòng (ví dụ sau rèm, dưới ghế sofa hoặc góc nhà) để không ảnh hưởng đến mỹ quan chung. Các loa vệ tinh thường có cấu tạo nhỏ gọn do không phải đảm nhận phần âm trầm, do vậy cũng dễ lắp đặt hơn.
Nhiều nhà sản xuất sử dụng cùng một kiểu loa giống nhau cho tất cả các loa vệ tinh, do đó chúng có cùng âm sắc, cùng đặc tính âm học. Một số hệ thống khác sử dụng loa giống nhau cho các vị trí phải, trái và giữa nhưng các loa surround hai bên và phía sau có khác chút ít để phù hợp với đặc tính truyền âm ở những vị trí này. Tuy vậy, đối với những không gian nhỏ hoặc vừa, bạn nên sử dụng các loa vệ tinh giống nhau.
Tất nhiên, để đạt được chất lượng âm thanh hay nhất, bạn hoàn toàn có thể dùng những thùng loa to, mua rời, có khả năng tái tạo lại toàn bộ phổ âm để lắp vào vị trí loa trái và loa phải. Các nhà sản xuất các loại loa này thường cũng cung cấp luôn cả loa center và loa surround hai bên để bạn lựa chọn. Một số loa đứng dạng cột cũng bao gồm cả loa subwoofer, rất thích hợp cho các hệ thống home theatre.
Nếu bạn quyết định chọn phương án mua các loa đơn lẻ chất lượng cao thì nên chọn loa của cùng một nhà sản xuất và tốt nhất là cùng một dòng công nghệ để đảm bảo tính đồng nhất về âm sắc và đặc tính âm học của bộ loa, đồng thời nên tuân theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất về việc lắp ghép, phối hợp giữa các loa. Bạn cũng nên chú ý mua các loa có bọc bảo vệ từ trường (magnetic shielding) để tránh ảnh hưởng tới các thiết bị khác.
Bố trí các loa phía trước
Ba loa ở phía trước (center và hai loa chính) phải được đặt thẳng thành hàng ngang. Nếu bạn dự định xem phim hoặc nghe nhạc một mình là chính thì có thể bố trí các loa trên một cung tròn có tâm là vị trí ngồi xem. Ngược lại, nếu hệ thống của bạn dành cho cả gia đình nhiều người cùng thưởng thức thì nên bố trí các loa thẳng hàng theo mặt phẳng tivi. Chú ý đừng bao giờ bố trí các loa theo hàng không đều.
Nên sử dụng góc hẹp nếu xem phim, góc rộng dành cho nghe nhạc. Loa bên phải và bên trái nên đặt khép góc 45 đến 60 độ so với vị trí trung tâm. Một góc 45 độ là thích hợp nhất cho việc xem phim bởi vì khi lồng tiếng cho phim, người ta cũng sử dụng một góc như vậy. Ngược lại, nếu bạn sử dụng hệ thống để nghe nhạc là chính thì nên chọn một góc rộng hơn, khoảng 60 độ.
Cuối cùng, cả ba loa phía trước cần phải đặt ở độ cao càng giống nhau càng tốt, và tốt nhất là ở cùng độ cao với tai người nghe. Loa chính giữa thường được đặt trực tiếp lên đỉnh tivi, vì thế bạn nên sử dụng giá đỡ có độ cao điều chỉnh được để đỡ hai loa phải và trái.
Bố trí các loa surround
Trong hệ thống 5.1, các loa surround nên đặt đối xứng ở hai bên người nghe, hơi lùi về phía sau một chút (nhưng không phải là ở sau lưng) và đặt cao hơn vị trí tai người nghe, và hướng thẳng đứng chứ không nên chếch xuống vị trí ngồi nghe để tránh hiệu ứng tái định vị.
Nói chung, không nên gắn các loa surround lên bức tường phía sau. Tuy nhiên không phải căn phòng nào cũng cho phép bố trí loa surround ở hai tường bên. Khi đó, bạn cũng có thể sử dụng kệ hoặc giá đỡ bằng gỗ hoặc sắt cho các loa surround. Với độ cao thích hợp, giá đỡ cũng có tác dụng tốt không kém gì trường hợp gắn loa lên tường bên của căn phòng. Một điều các bạn cần lưu ý là chọn dây nối loa trong hệ thống âm thanh surround rất quan trọng. Nên chọn dây loa loại tốt, nhất là đường dây nối với loa surround có khoảng cách khá lớn, nếu dây nhỏ hoặc chất lượng kém sẽ làm suy giảm tín hiệu và gây ra hiện tượng méo tiếng và sai tiếng.
Bố trí loa Sub
Loa Sub có thể đặt cạnh tủ, trên sàn nhà nhưng cần cách tường khoảng 0.5-1m
Dần dần, từng bước một, vừa sắp xếp, vừa nghe thử sau vài lần điều chỉnh vị trí các loa bạn sẽ tìm được giải pháp tốt nhất cho hệ thống âm thanh Home Theatre. Nhờ hệ thống âm thanh được chọn lựa và sắp xếp hoàn hảo, hình ảnh càng trở nên hấp dẫn hơn và gia đình bạn sẽ có những phút quây quần thưởng thức phim ảnh đầy thú vị ngay tại ngôi nhà thân yêu.
10 lời khuyên để hệ thống âm thanh được hay hơn (sưu tầm theo Cnet)
1.Tự tay sắp xếp hệ thống

RapHatTaiNha.jpg

Hệ thống rạp hát tại nhà không chỉ cần đẹp mắt mà còn cần chất lượng âm anh

Mỗi AV receiver 5.1 hay 7.1 đều có một hướng dẫn thiết lập, nhưng nếu như chưa bao giờ thử khám phá các tùy chọn khác, thì chắc hẳn âm thanh mang lại cũng chỉ ở mức "tàm tạm". Bởi vậy tự tay thiết lập hệ thống cũng là một cách hay để tìm ra một cách sắp xếp ưng ý dành cho bản thân.
Bước đầu tiên khá dễ dàng, người nghe cần chọn ra được đâu là loa lớn, loa nhỏ hoặc không thì là những loa trước bên trái, phải, trung tâm và loa surround. Một quy tắc dễ nhận thấy là những loa có loa trầm 6 inch hay lớn hơn thì đều có thể coi là loa lớn.
Tiếp theo, tìm một cái thước dây và đo các khoảng cách từ loa tới người nghe để đảm bảo sao cho tất cả âm thanh từ loa phát tới tai đều ở thời điểm chính xác như nhau.
Sau đó, cần chắc chắn rằng tất cả loa trong hệ thống đều ở cùng ở một mức âm lượng tương xứng với nhau. Phát một đoạn nhạc tới từng loa để có thể điều chỉnh mức âm lượng tương xứng.

2. Mua một máy đo âm thanh (cái này không cần thiết lắm)
MayDoAmThanh.jpg


Có những máy đo rất tuyệt vời nhưng đắt tiền, cũng có một số mẫu giá không hề đắt mà vẫn cho kết quả khá chính xác. Máy đo áp suất âm thanh analog của hãng RadioShack không phải là đắt khi có giá 50 USD, mà lại dễ sử dụng. Máy sẽ đưa ra mức âm lượng lớn nhất và thích hợp cho nhu cầu xem phim của bạn với một vài điều chỉnh trên máy đo.
Một lưu ý khác là trên gian ứng dụng trực tuyến Apple apps store hiện tại cũng đang bán một số ứng dụng để đo decibel (đơn vị đo âm thanh). Những ứng dụng đó cho phép bạn sử dụng microphone của iPhone để đo ra được một số loại âm như giọng nói của con người nhưng lại không thể dùng chúng để thiết lập hệ thống âm thanh rạp hát. Đó chỉ là một thử nghiệm vui bởi chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề khi sử dụng để đo những tần số cực thấp ở loa siêu trầm trong hệ thống âm thanh.
3. Đảm bảo rằng các dây nối loa đều được cắm chính xác
Với một mớ lộn xộn các dây dẫn nằm ở phía sau receiver, sẽ có người nhầm lẫn giữa các dây nối "+" và "-", và chẳng biết dây nào nối tới đâu. Các receiver hiện nay đều có hướng dẫn cái đặt tự động, làm giảm bớt rắc rối trong việc thiết lập hệ thống. Ngoài ra, một số đĩa hướng dẫn như Sound & Vision: Home Theater Tune-Up, The Avia Guide to Home Theater, Digital Video Essentials... sẽ giúp người nghe quen dần và tự mình có thể thiết lập được các kết nối ở nhiều hệ thống âm thanh rạp hát khác nhau.
4. Kiểm soát loa siêu trầm
Thử âm thanh hay đo đạc đều không thể quyết định được đến phần bass. Nếu tiếng bass từ loa sub của bạn không gãy gọn, dày hoặc không bằng phẳng thì đầu tiên hãy thử giảm âm lượng.
Sau đó, di chuyển loa siêu trầm ra khỏi góc, đặt chúng tới gần hơn những loa phía trước và việc đó sẽ giúp cho tiếng bass trở nên phẳng, dễ chịu hơn.
5. Mua thêm chân đế hay giá treo cho loa
Nên kéo loa ra khỏi tủ sách hoặc lôi xuống từ trên tủ cao và đặt lên sàn, giá treo tường để có thể cải thiện chất lượng âm thanh. Và nhớ là bạn cũng cần tìm những miếng đệm lót để đặt giữa loa và chân đế, giúp giảm bớt sự rung lắc của loa khi phát âm thanh.
6. Xem xét các vị trí đặt loa
Nếu người nghe không để loa đứng hay treo trên tường thì cũng nên để ý, điều quan trọng nhất của một hệ thống rạp hát là đặt loa trước với tweeter ở nơi gần nhất có thể, sao cho hợp với tai nghe. Tiếp theo, tiếp tục thay đổi loa trái/phải từ vị trí ban đầu cho tới vị trí "điểm ngọt" cho chất lượng âm thanh tốt nhất.
Nếu một loa được đặt bên trong khoảng 45 cm cách góc phòng, bạn cần di chuyển nó khỏi góc đó và hướng về phía nghe trung tâm. Quả thực, nếu điều chỉnh cả hai loa hướng về trung tâm sẽ giúp tạo ra những hiệu ứng nổi hoặc làm cho âm thanh trung tâm tốt hơn, tạo nên những hiệu ứng sân khấu không tưởng.
7. Xem lại cấu tạo phòng nghe
Phòng nghe làm từ gỗ hay sàn gạch và nhiều cửa sổ hay có nhiều gương luôn làm cho âm thanh của hệ thống quá chói. Bởi vậy, một tấm thảm dày hay rèm che cửa sổ lại sẽ làm giảm bớt sự chói gắt khó chịu đó.
8. Nâng cấp dây cáp loa

DayLoa.jpg


Nếu vẫn đang dùng những dây nối được bán kèm theo có chất lượng mỏng manh. Tốt hơn là nên đầu tư vào những mẫu dây nối cao cấp hơn, nó chắc chắn sẽ cải thiện chất lượng âm thanh cho hệ thống của bạn. Tất nhiên là bạn cũng không nên tiêu tốn hơn mức 10 USD cho một mét dây.
9. Thêm một ampli để tăng thêm sức mạnh
Nếu phòng nghe quá lớn và người nghe chưa thấy vừa ý với âm lượng của hệ thống thì nên tăng công suất. Lấy hướng dẫn của receiver ra hoặc có thể ngó ở phía sau để về các kết nối preamp, các giắc dành cho kênh trái, phải, trung tâm, kênh âm thanh vòm trái và phải. Nếu receiver được trang bị những thứ đó, bạn có thể bổ sung thêm ampli với công suất riêng 100, 150 hay 200 Watt mỗi kênh để tăng sức mạnh.
10. Mua thêm loa phù hợp
Loa trong cùng một bộ luôn tỏ ra "dễ chịu" với nhau, chất lượng âm thanh của cả hệ thống nhờ đó mà cũng tương đồng, hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn không thể trang trải một bộ đầy đủ đắt tiền. Và biết được rằng ba loa trước (trái, phải và trung tâm) luôn là quan trọng nhất và cần phải ở cùng một series. Sẽ thật kinh tế nếu người nghe sử dụng cách thay thế những mẫu loa cũ tạo hiệu ứng phía sau bằng việc nâng cấp chúng bằng những model tốt hơn.
Nên biết, một trong những điều hay của "thú chơi" hệ thống rạp hát tại nhà chính là việc được nâng cấp từng phần của hệ thống (như loa, receiver, đầu Blu-ray).
Bài viết của bác Hungtn – thành viên HDVietnam trích từ Cnet, sohoa, vnexpress, hdvnbits
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Tìm hiểu các bộ phận của loa
Các bộ phận cấu thành nên một hệ thống loa đều phải được lựa chọn cẩn thận sao cho đạt được chất âm hiệu quả nhất.
Có 6 thành phần chính tạo nên một chiếc loa.
1.Driver
Đây là trái tim và cũng là linh hồn của bất kỳ hệ thống loa nào. Về cơ bản, driver của loa chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh, thông qua chuyển động màng loa. Driver có thể sắp xếp thành 4 dạng khác nhau dựa trên vai trò nó đảm nhiệm trong toàn dải âm thanh.

LoaTanCao.jpg

Loa tần số cao (HF) hay còn gọi là loa tweeter

LoaTrung.jpg

Loa trung

LoaTanThap.jpg

Loa tần số thấp (LF) hay còn gọi là loa trầm (woofer)

Loa tần số cao:
còn gọi là tweeter hay loa HF (High-frequency). Chúng biểu thị những âm cao, sắc của nhạc cụ và những hiệu ứng kiểu như kính vỡ. Loa thường có kích cỡ khoảng 1 inch và làm bằng các vật liệu như lụa, titanium hay các dạng sợi tổng hợp khác nhau.

Loa trung:
phụ trách dải âm thoại và các âm tai nghe dễ thấy nhất. Kích cỡ nằm trong khoảng giữa loa tweeter và woofer, tất nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Vật liệu làm màng loa tùy thuộc vào sở thích của nhà sản xuất và thường rất đa dạng, từ dạng giấy rẻ tiền cho đến dạng gỗ bu-lô đắt tiền.

Loa tần số thấp
Còn gọi là các loa siêu trầm (woofer) phụ trách tần số thấp hơn tần số trên loa trung, tạo những tiếng trống rền trong album nhạc rock hay các âm trầm hùng trong các phim hành động. Khả năng tái hiện độ sâu của loa đôi khi phụ thuộc vào kích cỡ nón loa và lượng không khí mà nó tác động.

Loa toàn dải:
Chủ yếu phụ trách phần âm cao và âm trung. Chúng thường thấy trong các loa con của những bộ rạp tại gia gọn nhẹ và đi kèm một loa siêu trầm để tái hiện dải âm thanh đầy đủ.
Sự kết hợp các driver khác nhau quyết định thiết kế của loa. Loa hai đường tiếng thường gồm một driver tweeter và một mid-range có chức năng kích bass, trong khi các loa ba đường tiếng thường có đủ cả 3 driver. Thiết kế này áp dụng cho tất cả các loa, dù là một hay một nhóm các loa cùng dải kết hợp.

2.Lỗ dội âm (Bass reflex)

BassReflex.jpg

Lỗ dội âm. Ảnh: Cnet.

Nhằm giải quyết vấn đề "thắt cổ chai" của các thùng loa và màng loa nhỏ, các nhà sản xuất thường cho thêm một lỗ dội âm để làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Lỗ này có thể được bố trí ở phía trước hoặc sau và được thiết kế dưới dạng lỗ đơn hay đôi.

3.Thùng loa

ThungLoa.jpg

Thùng loa. Ảnh: Cnet.

Thùng loa hay hộp loa là nơi chứa toàn bộ các thành phần của một hệ thống loa. Cấu trúc của nó, mà cụ thể là khoảng không gian bên trong, có tầm quan trọng không nhỏ tới hoạt động của loa. Các loa đứng và book-shelf loại to, thường tái hiện chất âm tốt hơn với âm trầm sâu hơn nhờ vào khoảng không gian bên trong đủ lớn. Bên cạnh yếu tố kích thước, vật liệu chế tạo cũng như độ dày của thùng cũng tác động không nhỏ tới chất lượng âm thanh.
Hầu hết các mẫu cao cấp đều làm bằng gỗ với thành rất dày và đặc, sao cho giảm thiểu rung tốt nhất. Các loại gỗ ép MDF cũng hay lựa chọn cho loa tầm trung, trong khi gỗ ép thường hay được dùng cho các loa rẻ tiền hơn.
4.Giắc nối dây

JacNoiLoa.jpg

Giắc nối dây. Ảnh: Home-theater.

Thông thường giắc này không hiện diện trên các loa rẻ tiền vốn đã được gắn sẵn cáp ở bên trong. Tuy nhiên, để kết nối có chất lượng hơn, loa phải có giắc nối dây riêng rẽ để có thể nâng cấp lên dây loa đẳng cấp hơn.
Một trong các bước cải tiến của loa là các vị trí kết nối có khả năng nối dây thường hay dây có đầu riêng. Cầu kỳ hơn nữa là các kiểu đầu bi-wire hay thậm chí mà tri-wire. Các kiểu kết nối này vốn được dùng cho những ampli được thiết kế riêng biệt.

5.Mạch phân tần

MachPhanTanLoa.jpg

Mạch phân tần. Ảnh: Physics.

Về cơ bản, đây là một bộ phận tách các kênh thành các dải âm thanh khác nhau cho từng loa tương ứng, ví dụ, tần số thấp cho loa bass và cao cho tweeter.
Lý tưởng mà nói, các tín hiệu phải được chia tách sao cho dải âm không bị trống hay chồng lên nhau. Tuy nhiên, trong thực tế điều này khó xảy ra nên mới dẫn tới những trường hợp nhiều bass hoặc đột nhiên hổng một dải âm nào đó.

6.Phụ kiện

ChanDeLoa.jpg

Chân đế loa. Ảnh: Cnet.

Có rất nhiều phụ kiện phụ trợ cho hệ thống loa, từ cổ điển là các đinh hay chân đế, tới các thiết bị giá đỡ treo tường. Các phụ kiện phụ trợ này cũng cần phải được lựa chọn thận trọng, bởi lẽ, nếu không chọn đúng chất lượng toàn bộ hệ thống, âm thanh sẽ bị hỏng chỉ vì chân đế không đủ vững khiến cho loa bị rung trong khi đang hoạt động.
Bài viết của Nguyễn Hà theo sohoa.vnexpress.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:

longnd_hd

New Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Tìm hiểu các bộ phận của loa​
Các bộ phận cấu thành nên một hệ thống loa đều phải được lựa chọn cẩn thận sao cho đạt được chất âm hiệu quả nhất.
Có 6 thành phần chính tạo nên một chiếc loa.
1.Driver
Đây là trái tim và cũng là linh hồn của bất kỳ hệ thống loa nào. Về cơ bản, driver của loa chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh, thông qua chuyển động màng loa. Driver có thể sắp xếp thành 4 dạng khác nhau dựa trên vai trò nó đảm nhiệm trong toàn dải âm thanh.

LoaTanCao.jpg

Loa tần số cao (HF) hay còn gọi là loa tweeter

LoaTrung.jpg

Loa trung

LoaTanThap.jpg

Loa tần số thấp (LF) hay còn gọi là loa trầm (woofer)

Loa tần số cao:
còn gọi là tweeter hay loa HF (High-frequency). Chúng biểu thị những âm cao, sắc của nhạc cụ và những hiệu ứng kiểu như kính vỡ. Loa thường có kích cỡ khoảng 1 inch và làm bằng các vật liệu như lụa, titanium hay các dạng sợi tổng hợp khác nhau.

Loa trung:
phụ trách dải âm thoại và các âm tai nghe dễ thấy nhất. Kích cỡ nằm trong khoảng giữa loa tweeter và woofer, tất nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Vật liệu làm màng loa tùy thuộc vào sở thích của nhà sản xuất và thường rất đa dạng, từ dạng giấy rẻ tiền cho đến dạng gỗ bu-lô đắt tiền.

Loa tần số thấp
Còn gọi là các loa siêu trầm (woofer) phụ trách tần số thấp hơn tần số trên loa trung, tạo những tiếng trống rền trong album nhạc rock hay các âm trầm hùng trong các phim hành động. Khả năng tái hiện độ sâu của loa đôi khi phụ thuộc vào kích cỡ nón loa và lượng không khí mà nó tác động.

Loa toàn dải:
Chủ yếu phụ trách phần âm cao và âm trung. Chúng thường thấy trong các loa con của những bộ rạp tại gia gọn nhẹ và đi kèm một loa siêu trầm để tái hiện dải âm thanh đầy đủ.
Sự kết hợp các driver khác nhau quyết định thiết kế của loa. Loa hai đường tiếng thường gồm một driver tweeter và một mid-range có chức năng kích bass, trong khi các loa ba đường tiếng thường có đủ cả 3 driver. Thiết kế này áp dụng cho tất cả các loa, dù là một hay một nhóm các loa cùng dải kết hợp.

2.Lỗ dội âm (Bass reflex)

BassReflex.jpg

Lỗ dội âm. Ảnh: Cnet.

Nhằm giải quyết vấn đề "thắt cổ chai" của các thùng loa và màng loa nhỏ, các nhà sản xuất thường cho thêm một lỗ dội âm để làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp. Lỗ này có thể được bố trí ở phía trước hoặc sau và được thiết kế dưới dạng lỗ đơn hay đôi.

3.Thùng loa

ThungLoa.jpg

Thùng loa. Ảnh: Cnet.

Thùng loa hay hộp loa là nơi chứa toàn bộ các thành phần của một hệ thống loa. Cấu trúc của nó, mà cụ thể là khoảng không gian bên trong, có tầm quan trọng không nhỏ tới hoạt động của loa. Các loa đứng và book-shelf loại to, thường tái hiện chất âm tốt hơn với âm trầm sâu hơn nhờ vào khoảng không gian bên trong đủ lớn. Bên cạnh yếu tố kích thước, vật liệu chế tạo cũng như độ dày của thùng cũng tác động không nhỏ tới chất lượng âm thanh.
Hầu hết các mẫu cao cấp đều làm bằng gỗ với thành rất dày và đặc, sao cho giảm thiểu rung tốt nhất. Các loại gỗ ép MDF cũng hay lựa chọn cho loa tầm trung, trong khi gỗ ép thường hay được dùng cho các loa rẻ tiền hơn.
4.Giắc nối dây

JacNoiLoa.jpg

Giắc nối dây. Ảnh: Home-theater.

Thông thường giắc này không hiện diện trên các loa rẻ tiền vốn đã được gắn sẵn cáp ở bên trong. Tuy nhiên, để kết nối có chất lượng hơn, loa phải có giắc nối dây riêng rẽ để có thể nâng cấp lên dây loa đẳng cấp hơn.
Một trong các bước cải tiến của loa là các vị trí kết nối có khả năng nối dây thường hay dây có đầu riêng. Cầu kỳ hơn nữa là các kiểu đầu bi-wire hay thậm chí mà tri-wire. Các kiểu kết nối này vốn được dùng cho những ampli được thiết kế riêng biệt.

5.Mạch phân tần

MachPhanTanLoa.jpg

Mạch phân tần. Ảnh: Physics.

Về cơ bản, đây là một bộ phận tách các kênh thành các dải âm thanh khác nhau cho từng loa tương ứng, ví dụ, tần số thấp cho loa bass và cao cho tweeter.
Lý tưởng mà nói, các tín hiệu phải được chia tách sao cho dải âm không bị trống hay chồng lên nhau. Tuy nhiên, trong thực tế điều này khó xảy ra nên mới dẫn tới những trường hợp nhiều bass hoặc đột nhiên hổng một dải âm nào đó.

6.Phụ kiện

ChanDeLoa.jpg

Chân đế loa. Ảnh: Cnet.

Có rất nhiều phụ kiện phụ trợ cho hệ thống loa, từ cổ điển là các đinh hay chân đế, tới các thiết bị giá đỡ treo tường. Các phụ kiện phụ trợ này cũng cần phải được lựa chọn thận trọng, bởi lẽ, nếu không chọn đúng chất lượng toàn bộ hệ thống, âm thanh sẽ bị hỏng chỉ vì chân đế không đủ vững khiến cho loa bị rung trong khi đang hoạt động.
Bài viết của Nguyễn Hà theo sohoa.vnexpress.net

Cảm ơn bác trưởng bản, bài này thất hữu ích kinh nghiệm cần thiết haha:)):)):))
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Tìm hiểu về HDMI

HDMI mới nhưng đơn giản ở chỗ: truyền tải cả âm thanh, hình ảnh chất lượng cao và chất lượng này không phụ thuộc vào giá tiền mua cáp.

Chỉ trong vòng vài năm, HDMI đã trở thành chuẩn kết nối audio và video chất lượng cao thông dụng. Giờ đây thế hệ HDTV mới nào cũng đều có ít nhất hai cổng HDMI, còn các thiết bị đọc như đầu DVD, đầu ghi DVD, đầu Blu-ray hay các máy chơi game, thậm chí cả máy tính đều tích hợp cổng xuất HDMI cho đường hình và tiếng. Với chỉ một sợi cáp truyền tải cả âm thanh và hình ảnh, HDMI đã làm cho thao tác kết nối trong hệ thống rạp hát tại gia trở nên đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, các chuẩn HDMI 1.2, HDMI 1.3, hay tính năng hỗ trợ Deep Color cũng như sự chênh lệch giá giữa các loại cáp không khỏi gây mơ hồ cho đại bộ phận người dùng, đẩy họ quay về với những dạng cáp kết nối analog đơn giản hơn hoặc ít ra họ biết hơn.

DauJacHDMI.jpg

Cáp HDMI là một chuẩn kết nối kỹ thuật số có khả năng truyền tải video HD cũng như âm thanh chất lượng cao trên cùng một sợi cáp. Ảnh: Upandruningdenver.

HDMI là gì?
HDMI là các chữ cái viết tắt của Giao diện đa phương tiện phân giải cao (High-Definition Multimedia Interface). Về cơ bản, HDMI là một chuẩn kết nối kỹ thuật số có khả năng truyền tải video HD cũng như âm thanh chất lượng cao trên cùng một sợi cáp. Trước đây, để có thể truyền tải các nội dung tương tự trên cáp analog, người ta phải dùng đến 3 cáp kết nối video (cổng component) cộng thêm với 6 cáp âm thanh analog nữa.
HDMI được dùng chủ yếu cho những kết nối tới các thiết bị cần độ phân giải cao như đầu ghi DVD HD hay HDTV. Thao tác kết nối rất đơn giản, bạn cắm một đầu cáp vào cổng HDMI Input ở HDTV, còn đầu kia cắm vào cổng HDMI trên đầu ghi/đầu đọc. Còn nếu như bạn lại có thêm một bộ AV Receiver, thì bạn chỉ việc đặt bộ Reveeiver này vào giữa hệ thống kết nối. Nghĩa là đầu HDMI ra của Receiver sẽ cắm tới HDTV, còn đầu vào HDMI của Receiver sẽ cắm tới các thiết bị HD khác.

HDMI ưu thế hơn so với các cáp khác như thế nào?
Chuẩn HDMI cho phép truyền tải với chất lượng hình ảnh tốt hơn bất cứ chuẩn cáp thông dụng nào hiện nay. HDMI cho phép băng thông đủ cho video HD với độ phân giải 1080p và tốc độ 60 khung hình/giây, băng thông cao nhất cho định dạng video hiện nay.
Mặc dù tính về hình ảnh, chuẩn DVI trên máy tính thực ra cũng có khả năng truyền tải với chất lượng tương đương, nhưng vấn đề là chuẩn này lại không thông dụng trên HDTV cũng như các thiết bị phát HD hiện nay.
Còn chuẩn Component thì mặc dù rất thông dụng trên các TV cũng như đầu phát HD và các thiết bị khác, nhưng chất lượng hình ảnh lại không bằng được HDMI, dù rằng việc tìm ra sự khác biệt này cũng không phải dễ dàng gì.
So với các cổng video quen thuộc đời trước như S-video, cổng composit (giắc video màu vàng) hay cổng RF thì HDMI là một bước cải thiện vượt bậc. Tuy nhiên, chất lượng video thực chất lại nằm ở nguồn phát. Vì thế mà nếu nguồn phát chất lượng thấp thì có truyền bằng cổng HDMI cũng sẽ cho ra hình ảnh tệ hơn là một nguồn phát video chất lượng cao truyền qua cổng S-video.
Đối với âm thanh, chuẩn HDMI cũng thuộc hàng top khi nó hỗ trợ tới 8 kênh tiếng 24-bit ở 192 Hz, thừa đủ cho những hệ thống âm thanh chất lượng cao nhất như Dolby TrueHD và DTS-HD Master Audio. Để có thể có được một chất lượng âm thanh tương tự như vậy, bạn cần chạy tới 8 cáp âm thanh analog đa kênh. Còn các cổng âm thanh số như cổng quang hay đồng trục, số kênh có thể tương đương, nhưng độ phân giải tín hiệu sẽ bị giới hạn ở mức thấp hơn.

HDMItrnHDTV.jpg

Cổng HDMI trên HDTV. Ảnh: HDTVtest.

Cổng HDMI được dùng trên các thiết bị nào?
Cũng tương tự như cổng USB, cổng HDMI cũng có dạng miniHDMI bé hơn thường thấy trên các máy quay phim HD. Chất lượng trên cổng này hoàn toàn tương đương như với cổng HDMI thông thường, dù kích thước có bé hơn. Để kết nối, bạn phải dùng tới cáp mà một đầu là cổng thường, mọt đầu là cổng mini, hoặc dùng một cáp thường và thêm một adapter chuyển đổi từ HDMI sang miniHDMI.
Mặc dù chuẩn DVI đã tạo dựng được chỗ đứng trên các dòng máy tính để bàn, nhưng hiện giờ các thế hệ máy để bàn mới cũng như card màn hình mới đang dần chuyển sang xu hướng tích hợp thêm cổng HDMI. Nhưng dù có như vậy, chuẩn này quả thật vẫn còn phải đi một quãng đường dài vì không như tình trạng không đối thủ ở hệ thống rạp hát tại gia. Trong trường giải trí máy tính, chuẩn HDMI phải đối mặt với những đối thủ không kém phần ưu việt, như DisplayPort có thể ra mắt trong năm nay và UDI sẽ sớm có mặt trên thị trường.

Cáp đắt tiền không xứng với giá của nó
Bạn có thể vào bất cứ cửa hàng điện tử nào và mua một sợi cáp HDMI. Đừng bị người bán hàng phỉnh nịnh để bỏ thêm tiền để mua những cáp HDMI được quảng cáo là chất lượng cao hơn, tốc độ nhanh hơn đi kèm với giá tiền cắt cổ. Nói chung, chỉ cần một sợi với giá dưới 35 USD với độ dài 1 mét là đủ. Sự khác nhau giữa một sợi cáp HDMI giá 35 USD với một sợi giá tới 140 USD không mang lại ý nghĩa gì cả, bởi thông tin số được truyền tải trên chúng hoàn toàn như nhau, không sợi nào có thể khiến cho hình ảnh trở nên đẹp hơn cả.
Rất nhiều loại cáp của đủ các hãng nổi tiếng đều đã được các chuyên gia âm thanh sử dụng, như Belkin, Accell, Monoprice, Monster hay SimplayHD nhưng không thấy được sự khác biệt đáng kể nào về chất lượng. Chỉ với một sợi cáp bình thường và một kết nối chắc chắn, thử nghiệm cho thấy không hề có hiện tượng mất hình hay nháy hình. Chỉ đơn giản là hình ảnh và âm thanh vẫn giữ chất lượng cao, chắc và đáng tin cậy.
Biên tập viên trên trang công nghệ Cnet đảm bảo rằng các cáp HDMI rẻ tiền vẫn đem lại chất lượng hình ảnh xuất sắc. Phòng lab chuyên đánh giá các bộ rạp hát tại gia của họ chỉ sử dụng những sợi cáp bình thường, như cáp Monoprice hay thậm chí là những hãng bình dân khác với tần suất rút ra cắm vào liên tục mỗi khi thử nghiệm bộ mới và với chiều dài đa dạng, từ 1 tới 5 mét hay thậm chí tới 7 mét mà âm thanh hình ảnh đều không có vấn đề gì về suy hao chất lượng. Với những sợi cáp bình dân mà chất lượng của nó còn được các chuyên gia đánh giá âm thanh hình ảnh chấp nhận được thì không có lý gì lại không đủ phục vụ cho nhu cầu nghe nhìn đơn giản tại gia.

HDMI13.jpg

HDMI chuẩn 1.3. Ảnh: Silversonic.

Các phiên bản HDMI
Một trong những thông số gây hoang mang nhất của chuẩn HDMI chính là các phiên bản khác nhau của nó. Trong khi phần lớn các thiết bị đời mới hỗ trợ chuẩn 1.3 thì ở một số thiết bị đời cũ chỉ hỗ trợ chuẩn 1.2 cũ hơn. Đã có quá nhiều thông tin về chuẩn HDMI 1.3 và những lợi thế băng thông mà nó mang lại, và thực tế quả cũng vậy. Chuẩn mới hỗ trợ "Deep Color", một tính năng cho phép hỗ trợ một gam màu rộng lớn hơn. Tuy nhiên, tính năng này mới chỉ dừng ở một số máy quay HD chứ chưa được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị HD khác, ngay cả đầu Blu-ray. Chuẩn HDMI 1.3 cũng cho phép tính năng tự động chỉnh khớp lời thoại dù rằng các tính năng khớp lời thoại vốn có trên chuẩn cũ cũng không có vấn đề gì.
Nâng cấp quan trọng của chuẩn 1.3 là nó cho phép truyền thẳng âm thanh chất lượng cao như Dolby TrueHD và DTS-HD Master Audio dưới dạng bitstream. Cũng với soundtrack chất lượng cao này, các phiên bản HDMI chỉ có thể truyền tải nếu như nó được chuyển sang định dạng PCM trước. Tuy nhiên, tính năng nay có vẻ như sẽ ít vai trò dần bởi lẽ đầu Blu-ray thế hệ mới tích hợp giải mã cho tất cả sountrack chất lượng cao sẽ sớm có mặt trên thị trường.
Một điểm đáng lưu ý đối với chuẩn HDMI 1.3 là không đảm bảo hỗ trợ bất kỳ tính năng nào nói trên, từ Deep Color, tự động khớp lời thoại tới hỗ trợ truyền âm thanh bitstream. Tất cả đều là những tính năng mà nhà sản xuất có thể lựa chọn để tích hợp. Nói cách khác, người mua nên tập trung vào việc thiết bị HD có những tính năng nào thay vì chú trọng việc nó hỗ trợ phiên bản HDMI nào. Thêm vào đó, theo lời người phát ngôn của chuẩn HDMI, 98% cáp HDMI tương thích tốt với chuẩn HDMI 1.3. Vì thế, không lý do gì lại phải bỏ thêm tiền mua một sợi cáp chuyên dụng hỗ trợ phiên bản 1.3.
Tháng 5 vừa rồi chuẩn HDMI 1.4 đã được công bố. Chuẩn này thêm vào nhiều tính năng mới hữu ích như HDMI Ethernet cho phép kết nối mạng và Audio Return Channels cho phép truyền âm thanh hai chiều. Về mặt chất lượng hình ảnh, HDMI 1.4 đã sẵn sàng cho 3-D và có thể hỗ trợ tới độ phân giải 4.096 x 2.160 pixel với độ sâu màu cải thiện hơn. Cuối cùng là một cổng kết nối microHDMI hỗ trợ cho kết nối tới điện thoại di động hay máy ảnh... Các thiết bị hỗ trợ chuẩn này dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào năm tới.

Cáp HDMI chạy được bao xa?
Cũng như các loại cáp khác, tín hiệu trên cáp HDMI cũng sẽ bị suy hao theo chiều dài chạy cáp. Mặc dù nhóm phát triển HDMI không công bố con số chính thức về độ dài tối đa cho phép của cáp này, nhưng họ gián tiếp đề cập đến việc ngoài 10 mét chất lượng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, qua thực tế sử dụng, những sợi cáp HDMI Accell dài tới 21 mét tại Phòng thử nghiệm của Cnet hay những sợi cáp HDMI Monoprice dài tới 25 mét cũng được người tiêu dùng đánh giá cao. Thực chất, chất lượng cáp không phải là yếu tố duy nhất. Bản thân cổng xuất HDMI trên thiết bị và cổng HDMI input trên HDTV cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng tín hiệu truyền trên đường dây. Vì thế tốt nhất người dùng tự đánh giá về tương quan chất lượng/độ dài của cáp trong hệ thống của mình.

HDMIswitch.jpg

HDMI switch. Ảnh: Futurelooks.

HDMI switch
Với ngày càng nhiều thiết bị hỗ trợ cổng HDMI trong khi số lượng cổng HDMI Input của HDTV thì có hạn, người dùng có thể tính đến việc dùng HDMI Switch mà không phải mua thêm màn HDTV. Với cấu hình đơn giản, tất cả việc cần làm chỉ là kết nối cáp từ thiết bị tới switch và kết nối đầu ra của switch tới HDTV. Hầu hết các bộ HDMI Switch đều đi kèm với một điều khiển từ xa hồng ngoại, vì thế người dùng có thể chuyển đổi qua lại giữa các cổng một cách dễ dàng.

HDCP là gì
HDCP là viết tắt của công nghệ bảo mật nội dung số băng thông cao (High-bandwidth Digital Content Protection), cho phép cơ chế bảo vệ bản quyền trên các thiết bị sử dụng HDMI. Khi hai thiết bị được kết nối qua cổng HDMI, HDCP yêu cầu các thết bị này phải "bắt tay" nhau liên tục hay phải xác nhận rằng đây là hai thiết bị hợp pháp. Bảo vệ bản quyền vốn rất được các công ty đa phương tiện như các phòng chiếu phim chú trọng, nhằm tránh việc sao chép trái phép phim ảnh và các chương trình TV.
Nếu đọc xong mà bạn vẫn còn mơ hồ về chuẩn này, thì ít nhất cũng chỉ cần nhớ thông tin vô dùng đơn giản. Đó là: "Không có lý do gì để cố bỏ tiền ra mua những sợi cáp HDMI đắt đỏ nếu như bạn có thể mua được loại rẻ hơn".
Nguyễn Hà (theo Cnet)trên sohoa.vnexpress.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:

longnd_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Dạo này trưởng bản có nhiều bài vậy? đáng phục nha.
MỘT RẠP CHIẾU GIA ĐÌNH ĐỈNH CAO CHO CHẤT LƯỢNG
hinh1.jpg

Rạp chiếu gia đình của bác Đỗ Hồng Phúc, nhà ở quận Tân Binh, đã làm cho mình hẳn 1 phòng chiếu phim ngay tại gia với diện tích 42 m2.
hinh5.jpg

Hệ thống âm thanh với loa Tannoy system 1200, subwoofer Velodyne HGS-15, ampli pioneer SC-09.
hinh4.jpg

dàn ampli đèn mono block 211, loa tannoy Memories, loa JBL L220. Hệ thống dây phối ghép giữa các thiết bị cũng khiến những dân "nghiệp dư" chóng mặt.
hinh2.jpg

Hai máy chiếu sử dụng hệ thống 3D phân cực...
Một góc giải trí riêng của gia đình lý tưởng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Dạo này trưởng bản có nhiều bài vậy? đáng phục nha.
MỘT RẠP CHIẾU GIA ĐÌNH ĐỈNH CAO CHO CHẤT LƯỢNG
hinh1.jpg

Rạp chiếu gia đình của bác Đỗ Hồng Phúc, nhà ở quận Tân Binh, đã làm cho mình hẳn 1 phòng chiếu phim ngay tại gia với diện tích 42 m2.
hinh5.jpg

Hệ thống âm thanh với loa Tannoy system 1200, subwoofer Velodyne HGS-15, ampli pioneer SC-09.
hinh4.jpg

dàn ampli đèn mono block 211, loa tannoy Memories, loa JBL L220. Hệ thống dây phối ghép giữa các thiết bị cũng khiến những dân "nghiệp dư" chóng mặt.
hinh2.jpg

Hai máy chiếu sử dụng hệ thống 3D phân cực...
Một góc giải trí riêng của gia đình lý tưởng.
Nhà bác Phúc "ngandao" có khác thật là pro........
 

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Tìm hiểu về HDMI

HDMI mới nhưng đơn giản ở chỗ: truyền tải cả âm thanh, hình ảnh chất lượng cao và chất lượng này không phụ thuộc vào giá tiền mua cáp.

Chỉ trong vòng vài năm, HDMI đã trở thành chuẩn kết nối audio và video chất lượng cao thông dụng. Giờ đây thế hệ HDTV mới nào cũng đều có ít nhất hai cổng HDMI, còn các thiết bị đọc như đầu DVD, đầu ghi DVD, đầu Blu-ray hay các máy chơi game, thậm chí cả máy tính đều tích hợp cổng xuất HDMI cho đường hình và tiếng. Với chỉ một sợi cáp truyền tải cả âm thanh và hình ảnh, HDMI đã làm cho thao tác kết nối trong hệ thống rạp hát tại gia trở nên đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, các chuẩn HDMI 1.2, HDMI 1.3, hay tính năng hỗ trợ Deep Color cũng như sự chênh lệch giá giữa các loại cáp không khỏi gây mơ hồ cho đại bộ phận người dùng, đẩy họ quay về với những dạng cáp kết nối analog đơn giản hơn hoặc ít ra họ biết hơn.

DauJacHDMI.jpg

Cáp HDMI là một chuẩn kết nối kỹ thuật số có khả năng truyền tải video HD cũng như âm thanh chất lượng cao trên cùng một sợi cáp. Ảnh: Upandruningdenver.

HDMI là gì?
HDMI là các chữ cái viết tắt của Giao diện đa phương tiện phân giải cao (High-Definition Multimedia Interface). Về cơ bản, HDMI là một chuẩn kết nối kỹ thuật số có khả năng truyền tải video HD cũng như âm thanh chất lượng cao trên cùng một sợi cáp. Trước đây, để có thể truyền tải các nội dung tương tự trên cáp analog, người ta phải dùng đến 3 cáp kết nối video (cổng component) cộng thêm với 6 cáp âm thanh analog nữa.
HDMI được dùng chủ yếu cho những kết nối tới các thiết bị cần độ phân giải cao như đầu ghi DVD HD hay HDTV. Thao tác kết nối rất đơn giản, bạn cắm một đầu cáp vào cổng HDMI Input ở HDTV, còn đầu kia cắm vào cổng HDMI trên đầu ghi/đầu đọc. Còn nếu như bạn lại có thêm một bộ AV Receiver, thì bạn chỉ việc đặt bộ Reveeiver này vào giữa hệ thống kết nối. Nghĩa là đầu HDMI ra của Receiver sẽ cắm tới HDTV, còn đầu vào HDMI của Receiver sẽ cắm tới các thiết bị HD khác.

HDMI ưu thế hơn so với các cáp khác như thế nào?
Chuẩn HDMI cho phép truyền tải với chất lượng hình ảnh tốt hơn bất cứ chuẩn cáp thông dụng nào hiện nay. HDMI cho phép băng thông đủ cho video HD với độ phân giải 1080p và tốc độ 60 khung hình/giây, băng thông cao nhất cho định dạng video hiện nay.
Mặc dù tính về hình ảnh, chuẩn DVI trên máy tính thực ra cũng có khả năng truyền tải với chất lượng tương đương, nhưng vấn đề là chuẩn này lại không thông dụng trên HDTV cũng như các thiết bị phát HD hiện nay.
Còn chuẩn Component thì mặc dù rất thông dụng trên các TV cũng như đầu phát HD và các thiết bị khác, nhưng chất lượng hình ảnh lại không bằng được HDMI, dù rằng việc tìm ra sự khác biệt này cũng không phải dễ dàng gì.
So với các cổng video quen thuộc đời trước như S-video, cổng composit (giắc video màu vàng) hay cổng RF thì HDMI là một bước cải thiện vượt bậc. Tuy nhiên, chất lượng video thực chất lại nằm ở nguồn phát. Vì thế mà nếu nguồn phát chất lượng thấp thì có truyền bằng cổng HDMI cũng sẽ cho ra hình ảnh tệ hơn là một nguồn phát video chất lượng cao truyền qua cổng S-video.
Đối với âm thanh, chuẩn HDMI cũng thuộc hàng top khi nó hỗ trợ tới 8 kênh tiếng 24-bit ở 192 Hz, thừa đủ cho những hệ thống âm thanh chất lượng cao nhất như Dolby TrueHD và DTS-HD Master Audio. Để có thể có được một chất lượng âm thanh tương tự như vậy, bạn cần chạy tới 8 cáp âm thanh analog đa kênh. Còn các cổng âm thanh số như cổng quang hay đồng trục, số kênh có thể tương đương, nhưng độ phân giải tín hiệu sẽ bị giới hạn ở mức thấp hơn.

HDMItrnHDTV.jpg

Cổng HDMI trên HDTV. Ảnh: HDTVtest.

Cổng HDMI được dùng trên các thiết bị nào?
Cũng tương tự như cổng USB, cổng HDMI cũng có dạng miniHDMI bé hơn thường thấy trên các máy quay phim HD. Chất lượng trên cổng này hoàn toàn tương đương như với cổng HDMI thông thường, dù kích thước có bé hơn. Để kết nối, bạn phải dùng tới cáp mà một đầu là cổng thường, mọt đầu là cổng mini, hoặc dùng một cáp thường và thêm một adapter chuyển đổi từ HDMI sang miniHDMI.
Mặc dù chuẩn DVI đã tạo dựng được chỗ đứng trên các dòng máy tính để bàn, nhưng hiện giờ các thế hệ máy để bàn mới cũng như card màn hình mới đang dần chuyển sang xu hướng tích hợp thêm cổng HDMI. Nhưng dù có như vậy, chuẩn này quả thật vẫn còn phải đi một quãng đường dài vì không như tình trạng không đối thủ ở hệ thống rạp hát tại gia. Trong trường giải trí máy tính, chuẩn HDMI phải đối mặt với những đối thủ không kém phần ưu việt, như DisplayPort có thể ra mắt trong năm nay và UDI sẽ sớm có mặt trên thị trường.

Cáp đắt tiền không xứng với giá của nó
Bạn có thể vào bất cứ cửa hàng điện tử nào và mua một sợi cáp HDMI. Đừng bị người bán hàng phỉnh nịnh để bỏ thêm tiền để mua những cáp HDMI được quảng cáo là chất lượng cao hơn, tốc độ nhanh hơn đi kèm với giá tiền cắt cổ. Nói chung, chỉ cần một sợi với giá dưới 35 USD với độ dài 1 mét là đủ. Sự khác nhau giữa một sợi cáp HDMI giá 35 USD với một sợi giá tới 140 USD không mang lại ý nghĩa gì cả, bởi thông tin số được truyền tải trên chúng hoàn toàn như nhau, không sợi nào có thể khiến cho hình ảnh trở nên đẹp hơn cả.
Rất nhiều loại cáp của đủ các hãng nổi tiếng đều đã được các chuyên gia âm thanh sử dụng, như Belkin, Accell, Monoprice, Monster hay SimplayHD nhưng không thấy được sự khác biệt đáng kể nào về chất lượng. Chỉ với một sợi cáp bình thường và một kết nối chắc chắn, thử nghiệm cho thấy không hề có hiện tượng mất hình hay nháy hình. Chỉ đơn giản là hình ảnh và âm thanh vẫn giữ chất lượng cao, chắc và đáng tin cậy.
Biên tập viên trên trang công nghệ Cnet đảm bảo rằng các cáp HDMI rẻ tiền vẫn đem lại chất lượng hình ảnh xuất sắc. Phòng lab chuyên đánh giá các bộ rạp hát tại gia của họ chỉ sử dụng những sợi cáp bình thường, như cáp Monoprice hay thậm chí là những hãng bình dân khác với tần suất rút ra cắm vào liên tục mỗi khi thử nghiệm bộ mới và với chiều dài đa dạng, từ 1 tới 5 mét hay thậm chí tới 7 mét mà âm thanh hình ảnh đều không có vấn đề gì về suy hao chất lượng. Với những sợi cáp bình dân mà chất lượng của nó còn được các chuyên gia đánh giá âm thanh hình ảnh chấp nhận được thì không có lý gì lại không đủ phục vụ cho nhu cầu nghe nhìn đơn giản tại gia.

HDMI13.jpg

HDMI chuẩn 1.3. Ảnh: Silversonic.

Các phiên bản HDMI
Một trong những thông số gây hoang mang nhất của chuẩn HDMI chính là các phiên bản khác nhau của nó. Trong khi phần lớn các thiết bị đời mới hỗ trợ chuẩn 1.3 thì ở một số thiết bị đời cũ chỉ hỗ trợ chuẩn 1.2 cũ hơn. Đã có quá nhiều thông tin về chuẩn HDMI 1.3 và những lợi thế băng thông mà nó mang lại, và thực tế quả cũng vậy. Chuẩn mới hỗ trợ "Deep Color", một tính năng cho phép hỗ trợ một gam màu rộng lớn hơn. Tuy nhiên, tính năng này mới chỉ dừng ở một số máy quay HD chứ chưa được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị HD khác, ngay cả đầu Blu-ray. Chuẩn HDMI 1.3 cũng cho phép tính năng tự động chỉnh khớp lời thoại dù rằng các tính năng khớp lời thoại vốn có trên chuẩn cũ cũng không có vấn đề gì.
Nâng cấp quan trọng của chuẩn 1.3 là nó cho phép truyền thẳng âm thanh chất lượng cao như Dolby TrueHD và DTS-HD Master Audio dưới dạng bitstream. Cũng với soundtrack chất lượng cao này, các phiên bản HDMI chỉ có thể truyền tải nếu như nó được chuyển sang định dạng PCM trước. Tuy nhiên, tính năng nay có vẻ như sẽ ít vai trò dần bởi lẽ đầu Blu-ray thế hệ mới tích hợp giải mã cho tất cả sountrack chất lượng cao sẽ sớm có mặt trên thị trường.
Một điểm đáng lưu ý đối với chuẩn HDMI 1.3 là không đảm bảo hỗ trợ bất kỳ tính năng nào nói trên, từ Deep Color, tự động khớp lời thoại tới hỗ trợ truyền âm thanh bitstream. Tất cả đều là những tính năng mà nhà sản xuất có thể lựa chọn để tích hợp. Nói cách khác, người mua nên tập trung vào việc thiết bị HD có những tính năng nào thay vì chú trọng việc nó hỗ trợ phiên bản HDMI nào. Thêm vào đó, theo lời người phát ngôn của chuẩn HDMI, 98% cáp HDMI tương thích tốt với chuẩn HDMI 1.3. Vì thế, không lý do gì lại phải bỏ thêm tiền mua một sợi cáp chuyên dụng hỗ trợ phiên bản 1.3.
Tháng 5 vừa rồi chuẩn HDMI 1.4 đã được công bố. Chuẩn này thêm vào nhiều tính năng mới hữu ích như HDMI Ethernet cho phép kết nối mạng và Audio Return Channels cho phép truyền âm thanh hai chiều. Về mặt chất lượng hình ảnh, HDMI 1.4 đã sẵn sàng cho 3-D và có thể hỗ trợ tới độ phân giải 4.096 x 2.160 pixel với độ sâu màu cải thiện hơn. Cuối cùng là một cổng kết nối microHDMI hỗ trợ cho kết nối tới điện thoại di động hay máy ảnh... Các thiết bị hỗ trợ chuẩn này dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào năm tới.

Cáp HDMI chạy được bao xa?
Cũng như các loại cáp khác, tín hiệu trên cáp HDMI cũng sẽ bị suy hao theo chiều dài chạy cáp. Mặc dù nhóm phát triển HDMI không công bố con số chính thức về độ dài tối đa cho phép của cáp này, nhưng họ gián tiếp đề cập đến việc ngoài 10 mét chất lượng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, qua thực tế sử dụng, những sợi cáp HDMI Accell dài tới 21 mét tại Phòng thử nghiệm của Cnet hay những sợi cáp HDMI Monoprice dài tới 25 mét cũng được người tiêu dùng đánh giá cao. Thực chất, chất lượng cáp không phải là yếu tố duy nhất. Bản thân cổng xuất HDMI trên thiết bị và cổng HDMI input trên HDTV cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng tín hiệu truyền trên đường dây. Vì thế tốt nhất người dùng tự đánh giá về tương quan chất lượng/độ dài của cáp trong hệ thống của mình.

HDMIswitch.jpg

HDMI switch. Ảnh: Futurelooks.

HDMI switch
Với ngày càng nhiều thiết bị hỗ trợ cổng HDMI trong khi số lượng cổng HDMI Input của HDTV thì có hạn, người dùng có thể tính đến việc dùng HDMI Switch mà không phải mua thêm màn HDTV. Với cấu hình đơn giản, tất cả việc cần làm chỉ là kết nối cáp từ thiết bị tới switch và kết nối đầu ra của switch tới HDTV. Hầu hết các bộ HDMI Switch đều đi kèm với một điều khiển từ xa hồng ngoại, vì thế người dùng có thể chuyển đổi qua lại giữa các cổng một cách dễ dàng.

HDCP là gì
HDCP là viết tắt của công nghệ bảo mật nội dung số băng thông cao (High-bandwidth Digital Content Protection), cho phép cơ chế bảo vệ bản quyền trên các thiết bị sử dụng HDMI. Khi hai thiết bị được kết nối qua cổng HDMI, HDCP yêu cầu các thết bị này phải "bắt tay" nhau liên tục hay phải xác nhận rằng đây là hai thiết bị hợp pháp. Bảo vệ bản quyền vốn rất được các công ty đa phương tiện như các phòng chiếu phim chú trọng, nhằm tránh việc sao chép trái phép phim ảnh và các chương trình TV.
Nếu đọc xong mà bạn vẫn còn mơ hồ về chuẩn này, thì ít nhất cũng chỉ cần nhớ thông tin vô dùng đơn giản. Đó là: "Không có lý do gì để cố bỏ tiền ra mua những sợi cáp HDMI đắt đỏ nếu như bạn có thể mua được loại rẻ hơn".
Nguyễn Hà (theo Cnet)trên sohoa.vnexpress.net

Đọc bài này của trưởng bản thì nghĩ bác MTV08 cẩn thận gửi tận Sài Gòn mua cáp HDMI "xịn" thì có quá lãng phí không..........?
 

phamkhacha_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Dạo này trưởng bản có nhiều bài vậy? đáng phục nha.
MỘT RẠP CHIẾU GIA ĐÌNH ĐỈNH CAO CHO CHẤT LƯỢNG
hinh1.jpg

Rạp chiếu gia đình của bác Đỗ Hồng Phúc, nhà ở quận Tân Binh, đã làm cho mình hẳn 1 phòng chiếu phim ngay tại gia với diện tích 42 m2.
hinh5.jpg

Hệ thống âm thanh với loa Tannoy system 1200, subwoofer Velodyne HGS-15, ampli pioneer SC-09.
hinh4.jpg

dàn ampli đèn mono block 211, loa tannoy Memories, loa JBL L220. Hệ thống dây phối ghép giữa các thiết bị cũng khiến những dân "nghiệp dư" chóng mặt.
hinh2.jpg

Hai máy chiếu sử dụng hệ thống 3D phân cực...
Một góc giải trí riêng của gia đình lý tưởng.

Ơ chú Long này vi phạm bản quyền rồi ! Bài này thấy trên báo vnxpress.net mà không ghi nguồn à ! :)]:)]:)]:)]:)]:)]:)]:)]:)]:)]:)]:)]:)]:)]
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

Dạo này trưởng bản có nhiều bài vậy? đáng phục nha.
MỘT RẠP CHIẾU GIA ĐÌNH ĐỈNH CAO CHO CHẤT LƯỢNG
hinh1.jpg

Rạp chiếu gia đình của bác Đỗ Hồng Phúc, nhà ở quận Tân Binh, đã làm cho mình hẳn 1 phòng chiếu phim ngay tại gia với diện tích 42 m2.
hinh5.jpg

Hệ thống âm thanh với loa Tannoy system 1200, subwoofer Velodyne HGS-15, ampli pioneer SC-09.
hinh4.jpg

dàn ampli đèn mono block 211, loa tannoy Memories, loa JBL L220. Hệ thống dây phối ghép giữa các thiết bị cũng khiến những dân "nghiệp dư" chóng mặt.
hinh2.jpg

Hai máy chiếu sử dụng hệ thống 3D phân cực...
Một góc giải trí riêng của gia đình lý tưởng.
Sai rồi: ĐỖ HOÀNG PHÚC cơ.
 

longnd_hd

New Member
Ðề: Một số bài viết hay mình đã từng đọc

I'm Sorry my family, em mới thử post hình ảnh vì vậy quên ghi chú chân thành xin lỗi cả nhà em không cố ý. em tiếp thu rút kinh nghiệm ngay. :">:">:">:">:">:">:">:">:">:"> haha:)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
 

mauyeu

New Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Phân biệt loa siêu trầm chủ động và thụ động
Loa siêu trầm thụ động cần nguồn nuôi từ một ampli rời, còn loại chủ động có sẵn ampli trong một thùng loa.
> Lắp đặt loa siêu trầm
Ảnh:
loa_sieu_tram_1.jpg

Kiểu kết nối ở loa siêu trầm thụ động. Ảnh: About.

Các loa siêu trầm bị coi là "thụ động" bởi nó cần nguồn nuôi từ một ampli rời, tương tự như các loa truyền thống khác. Khi loa siêu trầm dạng này cần thêm công suất để tái tạo âm thanh tần số thấp thì ampli hay receiver phải đủ sức đáp ứng được nhu cầu của loa siêu trầm mà không làm ảnh hưởng tới công suất chung của ampli hay receiver.

Đối với những trường hợp mà ampli hay receiver không đủ để đáp ứng, người ta sẽ dùng loa siêu trầm chủ động (thường gọi là Powered subwoofer hay Active Subwoofer). Các loa siêu trầm này thường có sẵn ampli được thiết kế riêng cho mình và được tích hợp chung trong cùng một thùng loa.

Một lợi thế khác của loa siêu trầm chủ động là loa này chỉ cần nối một đường cáp tín hiệu duy nhất tới đường xuất pre-amp lấy tín hiệu, giải phóng cho ampli hay receiver khỏi phải kéo thêm dải siêu trầm, chỉ tập trung cho các loa trung và loa cao để hiệu quả hơn.
Các cổng phía sau lưng một loa siêu trầm. Ảnh:
loa_sieu_tram_2.jpg

Các cổng phía sau lưng một loa siêu trầm.

Công bằng mà nói, khó có thể đánh giá loa siêu trầm loại nào tốt hơn nếu chỉ dựa vào việc loa đó là công nghệ thụ động hay chủ động. Tuy nhiên, cho đến nay các loa siêu trầm chủ động vẫn là công nghệ thông dụng nhất bởi chúng có sẵn các mạch khuếch đại riêng, không bị hạn chế bởi năng lực của ampli hoặc receiver, hay phải cần thêm một ampli rời chuyên dụng. Đặc điểm này giúp loa siêu trầm chủ động dễ dàng phối ghép với các hệ thống âm thanh rạp tại gia hiện nay, bởi lẽ hầu hết các bộ dàn này thường luôn có sẵn một hoặc 2 đường xuất pre-amp chuyên để nối với các loa siêu trầm chủ động.

Đối với loa siêu trầm thụ động lại khác. Để phát huy tối đa năng lực của loa siêu trầm, bạn cần phải mua thêm một ampli chuyên cho loa siêu trầm để kéo mà đôi khi các ampli mua thêm này còn đắt hơn cả loa siêu trầm mà đang có. Công việc thiết lập giờ chỉ còn là việc nối đường xuất pre-amp trên bộ dàn tới đường nhập (Line-IN) của ampli rời này và nối các giắc loa cổng ra (OUT) từ ampli rời tới giắc loa cổng vào (IN) trên loa siêu trầm thụ động.

Nếu loa siêu trầm thụ động có kết nối cổng vào ra speaker tiêu chuẩn, bạn có thể không cần dùng ampli rời chuyên dụng. Lúc này, bạn nối giắc loa cổng ra trái và phải trên receiver/ampli tới cổng vào trên loa siêu trầm rồi nối giắc loa cổng ra trái phải trên loa siêu trầm tới các loa trái phải chính (xem hình dưới).

Ở kiểu kết nối này, loa siêu trầm sẽ tự lấy dải tần số thấp nhờ bộ phân tần tích hợp, còn các tần số trung và cao được giữ nguyên và chuyển tới các loa phụ trách các dải này. Mặc dù không cần dùng tới ampli chuyên dụng rời, nhưng kiểu kết nối này cũng đòi hỏi receiver/ampli phải đủ khỏe để kéo được loa trầm.

Tuy nhiên, cũng có một số kiểu kết nối ngoại lệ. Chẳng hạn, nhiều loa siêu trầm chủ động có thể có cả đường Line-IN và giắc nối loa. Trong trường hợp này, loa siêu trầm có thể nhận tín hiệu hoặc từ giắc nối loa của receiver/ampli, hoặc từ cổng ra pre-amp của dàn rạp tại gia. Điều này có nghĩa là, kể cả bạn có bộ receiver đời trước mà không có cổng ra pre-amp ra, bạn vẫn có thể dùng loa trầm chủ động này thông qua cách kết nối giắc nối loa thông thường.

Khi định mua thêm loa siêu trầm để dùng với dàn rạp tại gia của mình, hãy kiểm tra xem bộ dàn của mình có đường ra pre-amp hay không (thường được ký hiệu là Sub Pre-Out hoặc Sub Out). Nếu có, tốt nhất bạn nên mua loa siêu trầm chủ động.

Nếu bạn mua một bộ dàn dạng tất cả trong hộp (HTIB) đã có sẵn loa siêu trầm đi kèm, kiểm tra xem loa siêu trầm này là loại gì. Nếu loa siêu trầm này không có Line-IN chuyên dụng mà chỉ có các giắc nối loa thông thường, bạn nên đầu tư mua thêm một ampli rời cho loa siêu trầm này. Nếu loa siêu trầm có cả giắc nối loa vào/ra, bạn có thể kết nối theo cách đề cập ở trên, theo đó cổng ra loa trái/phải trên receiver/ampli nối với cổng vào loa trái/phải trên loa siêu trầm, và cổng ra loa trái/phải loa siêu trầm nối với loa trái/phải chính.
Tài liệu tham khảo trên SốHóa
 

longnd_hd

New Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chơi phim HD:
34b0a90c16aaa3.jpg

1 - Màn hình:

Ta có thể dùng ngay những chiếc TV có sẵn ở nhà hoặc màn hình vi tính để thưởng thức những bộ phim, đoạn phim HD. Tuy nhiên ở mức độ thoả mãn cao hơn thì một chiếc TV màn hình phẳng với độ phân giải cao (HD Ready hay Full HD) là cần thiết. Những chiếc TV 32", 37" và 40" đang là lựa chọn tốt về giá cả cho những người bắt đầu tham gia chơi. Cao cấp nhất trong màn hình trình diễn Phim HD đó là chơi máy chiếu HD, máy chiếu HD có thể chiếu phim HD lên màn hình kích thước cực lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh, bạn cần phải có phòng rộng và tối nếu muốn dùng máy chiếu.


Kích thước màn hình và kích thước phòng:

Một câu hỏi hay được đặt ra là: "Phòng tôi kích thước 4x4 (m), chỗ tôi ngồi cách TV khoảng 3m thì kích thước TV nào là vừa với tôi?". TVHD thể hiện hình ảnh chi tiết và rõ ràng hơn nhiều so với các TV thế hệ cũ do đó khái niệm về khoảng cách ngồi xem giữa TV HD và TV cũ (TV đèn hình) khác nhau nhiều. Bạn cần phải ngồi đủ gần để có thể xem được các chi tiết thể hiện trên TV. Theo tài liệu của Sony (giống như các tài liệu khác) thì ta có thể chọn kích thước TV tương ứng với khoảng cách xem theo bảng sau. Với kích thước nhà trung bình ở Việt Nam thì kích thước màn hình 40" có thể được cân nhắc chọn làm kích thước tốt nhất.
34b0a90c1435be.jpg

Nếu bạn chọn máy chiếu HD thì kích thước phòng là điều rất đáng quan tâm, nó ảnh hưởng đến giá trị mà máy chiếu mang lại. Khoảng cách từ máy đến màn chiếu xa (phòng rộng) thì màn hình sẽ to hơn. Với khoảng cách khoảng 3m thì bạn có thể chiếu được màn chiếu 100". Phòng dùng máy chiếu HD cũng cần phải hạn chế hầu hết các nguồn ánh sáng khác để đảm bảo chất lượng của phim.


2 - Đầu phát HD:

Đầu phát HD là công cụ phát nội dung HD. Ta có thể dùng ngay máy tính bình thường, máy tính chuyên giải trí (HTPC) hoặc các đầu phát HD chuyên dụng để phát nội dung HD. Dùng máy tính có sẵn để chiếu HD giúp ta tiết kiệm chi phí tối đa. Đầu chiếu chuyên dụng và HTPC giúp ta thỏa mãn nhiều hơn nhưng lại tốn tiền hơn. Đầu phát HD có thế mạnh là giúp ta có cảm giác thân thiện và dễ dùng như một đầu DVD hay đầu Video truyền thống.


Máy tính

: Việc chơi ở mức độ cơ bản không đòi hỏi máy có cấu hình quá cao do đó bạn có thể dùng ngay chiếc máy tính đang dùng của mình để thưởng thức. Bạn cần phải có một phần mềm giải mã phim HD tốt để làm việc này. Trên máy Windows bạn có thể chọn phần mềm K-lite (còn gọi là 123player) trên máy tính MAC bạn có thể dùng phần mềm VLC.


HTPC:

là máy tính giải trí chuyên dụng. Không chỉ phục vụ việc xem phim HTPC còn có thể phục vụ bạn chơi game và các tác vụ phức tạp khác.


Đầu phát HD:

là thiết bị phát film HD chuyên dụng giống như một đầu phát video truyền thống như đầu DVD... nhưng phim được chứa trong các ổ cứng gắn trong hoặc ngoài. Người dùng điều khiển đầu HD thông qua một điều khiển không dây, chính việc này giúp ta có cảm giác thân thiện với nguồn phim hơn nhiều so với trên máy tính. Trên thị trường Việt Nam hiện có khoảng 10 thương hiệu đầu phát HD với nhiều giá khác nhau, chủ yếu từ Hàn Quốc, Trung Quốc và một số doanh nghiệp Việt Nam đặt hàng và chọn thương hiêu riêng. Đầu phát HD đang là lựa chọn cho người đầu tư HD hạng trung.


3 - Âm Thanh:

Một hệ thống âm thanh đúng sẽ giúp ta thưởng thức phim HD hay hơn nhiều. Việc lựa chọn một giàn âm thanh đúng, đạt là rất khó vì nếu chi tối đa thì có lẽ chi phí cho âm thanh sẽ vượt mức các thiết bị còn lại rất nhiều. Loa tất cả trong một với giá cả dễ chịu, dễ thiết lập trong khi dàn âm thanh rời đòi hỏi người dùng phải có am hiểu nhất định về loa, Amply, cách bố trí loa...
34b0a458cf2aed.jpg

34b0a90c17c7ca.jpg

Dây HDMI không chỉ tuyền tải hình ảnh mà còn truyển cả âm thanh. Dây HDMI có thể dài đến 18m mà vẫn đảm bảo tín hiệu
34b0a90c186fc5.jpg

Nguồn điện là cần thiết khi bạn có nhiều thiết bị. Hãy mua cho mình một ổ điện tốt, đừng tiếc tiền cho ổ điện.
Bài này em đọc ở http://hdphim1080.com (hỗ trợ kỹ thuật)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phamkhacha_hd

New Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chơi phim HD:
34b0a90c16aaa3.jpg

1 - Màn hình:

Ta có thể dùng ngay những chiếc TV có sẵn ở nhà hoặc màn hình vi tính để thưởng thức những bộ phim, đoạn phim HD. Tuy nhiên ở mức độ thoả mãn cao hơn thì một chiếc TV màn hình phẳng với độ phân giải cao (HD Ready hay Full HD) là cần thiết. Những chiếc TV 32", 37" và 40" đang là lựa chọn tốt về giá cả cho những người bắt đầu tham gia chơi. Cao cấp nhất trong màn hình trình diễn Phim HD đó là chơi máy chiếu HD, máy chiếu HD có thể chiếu phim HD lên màn hình kích thước cực lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh, bạn cần phải có phòng rộng và tối nếu muốn dùng máy chiếu.


Kích thước màn hình và kích thước phòng:

Một câu hỏi hay được đặt ra là: "Phòng tôi kích thước 4x4 (m), chỗ tôi ngồi cách TV khoảng 3m thì kích thước TV nào là vừa với tôi?". TVHD thể hiện hình ảnh chi tiết và rõ ràng hơn nhiều so với các TV thế hệ cũ do đó khái niệm về khoảng cách ngồi xem giữa TV HD và TV cũ (TV đèn hình) khác nhau nhiều. Bạn cần phải ngồi đủ gần để có thể xem được các chi tiết thể hiện trên TV. Theo tài liệu của Sony (giống như các tài liệu khác) thì ta có thể chọn kích thước TV tương ứng với khoảng cách xem theo bảng sau. Với kích thước nhà trung bình ở Việt Nam thì kích thước màn hình 40" có thể được cân nhắc chọn làm kích thước tốt nhất.
34b0a90c1435be.jpg

Nếu bạn chọn máy chiếu HD thì kích thước phòng là điều rất đáng quan tâm, nó ảnh hưởng đến giá trị mà máy chiếu mang lại. Khoảng cách từ máy đến màn chiếu xa (phòng rộng) thì màn hình sẽ to hơn. Với khoảng cách khoảng 3m thì bạn có thể chiếu được màn chiếu 100". Phòng dùng máy chiếu HD cũng cần phải hạn chế hầu hết các nguồn ánh sáng khác để đảm bảo chất lượng của phim.


2 - Đầu phát HD:

Đầu phát HD là công cụ phát nội dung HD. Ta có thể dùng ngay máy tính bình thường, máy tính chuyên giải trí (HTPC) hoặc các đầu phát HD chuyên dụng để phát nội dung HD. Dùng máy tính có sẵn để chiếu HD giúp ta tiết kiệm chi phí tối đa. Đầu chiếu chuyên dụng và HTPC giúp ta thỏa mãn nhiều hơn nhưng lại tốn tiền hơn. Đầu phát HD có thế mạnh là giúp ta có cảm giác thân thiện và dễ dùng như một đầu DVD hay đầu Video truyền thống.


Máy tính

: Việc chơi ở mức độ cơ bản không đòi hỏi máy có cấu hình quá cao do đó bạn có thể dùng ngay chiếc máy tính đang dùng của mình để thưởng thức. Bạn cần phải có một phần mềm giải mã phim HD tốt để làm việc này. Trên máy Windows bạn có thể chọn phần mềm K-lite (còn gọi là 123player) trên máy tính MAC bạn có thể dùng phần mềm VLC.


HTPC:

là máy tính giải trí chuyên dụng. Không chỉ phục vụ việc xem phim HTPC còn có thể phục vụ bạn chơi game và các tác vụ phức tạp khác.


Đầu phát HD:

là thiết bị phát film HD chuyên dụng giống như một đầu phát video truyền thống như đầu DVD... nhưng phim được chứa trong các ổ cứng gắn trong hoặc ngoài. Người dùng điều khiển đầu HD thông qua một điều khiển không dây, chính việc này giúp ta có cảm giác thân thiện với nguồn phim hơn nhiều so với trên máy tính. Trên thị trường Việt Nam hiện có khoảng 10 thương hiệu đầu phát HD với nhiều giá khác nhau, chủ yếu từ Hàn Quốc, Trung Quốc và một số doanh nghiệp Việt Nam đặt hàng và chọn thương hiêu riêng. Đầu phát HD đang là lựa chọn cho người đầu tư HD hạng trung.


3 - Âm Thanh:

Một hệ thống âm thanh đúng sẽ giúp ta thưởng thức phim HD hay hơn nhiều. Việc lựa chọn một giàn âm thanh đúng, đạt là rất khó vì nếu chi tối đa thì có lẽ chi phí cho âm thanh sẽ vượt mức các thiết bị còn lại rất nhiều. Loa tất cả trong một với giá cả dễ chịu, dễ thiết lập trong khi dàn âm thanh rời đòi hỏi người dùng phải có am hiểu nhất định về loa, Amply, cách bố trí loa...
34b0a458cf2aed.jpg

34b0a90c17c7ca.jpg

Dây HDMI không chỉ tuyền tải hình ảnh mà còn truyển cả âm thanh. Dây HDMI có thể dài đến 18m mà vẫn đảm bảo tín hiệu
34b0a90c186fc5.jpg

Nguồn điện là cần thiết khi bạn có nhiều thiết bị. Hãy mua cho mình một ổ điện tốt, đừng tiếc tiền cho ổ điện.
Bài này em đọc ở Siêu thị HD giá rẻ nhất Hà Nội (hỗ trợ kỹ thuật)

Hay đấy ! Giờ mình mới biết !
 

mauyeu

New Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Các bác cho em ý kiến cái loại này có dùng được ko ;):
Daykhng.jpg

Platinum Starlight của Wireworld có chức năng như mọi cáp HDMI khác, trừ việc nó được làm từ bạc, sợi carbon, vàng và có giá 3.000 USD.
AE mình bao giờ cần dùng đến loại
 

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Mai mua 1 con này về test thử thế nào........:-j:-j:-j
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: Góc học tập - Bài viết - Tài liệu sưu tầm về công nghệ HD và nghe nhìn

Các bác cho em ý kiến cái loại này có dùng được ko ;):
Daykhng.jpg

Platinum Starlight của Wireworld có chức năng như mọi cáp HDMI khác, trừ việc nó được làm từ bạc, sợi carbon, vàng và có giá 3.000 USD.
AE mình bao giờ cần dùng đến loại
Chết chết, không dùng được, bữa nào vứt chỗ anh xem thế nào nhé. Nhà anh toàn xài đồ này trở lên thôi.
http://www.hdvietnam.com/diendan/60-thiet-bi-hinh-anh/166917-giai-thich-cac-phien-ban-cua-hdmi.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên