Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

co1972nguyen

Well-Known Member
Những ca sỹ có trong bài viết:
Giao Linh
Thanh Tuyền
Khánh Ly
Elvis Phương
MC Kỳ Duyên
Tuấn Ngọc
Tuấn Vũ
Khánh Hà
Ý Lan
LÊ UYÊN PHƯƠNG - LÊ UYÊN
Quang Lê
Chế Linh
Chuyện Tình T.T.Kh
Randy
Huy MC
Thái Thanh

###########

Giao Linh

Nghệ sĩ Giao Linh phía sau ánh đèn sân khấu

(Nguoiduatin.vn) - Giao Linh được biết đến với biệt danh “nữ hoàng sầu muộn” vì chị thường hát các bản nhạc buồn, da diết và khi biểu diễn hiếm khi nào thấy chị cười. Thế nhưng, bên ngoài sân khấu, Giao Linh lại rất hay cười, vì quan điểm sống của chị là đã sống phải vui vẻ, thoải mái.

Ca sĩ Kasim Hoàng Vũ thích "bám váy mẹ"
“Nhiều người đi hát không đáng được gọi là ca sĩ”
Có lẽ cũng nhờ nụ cười ấy mà giờ đã hơn 60 rồi nhưng chị vẫn giữ được làn da căng, sự tươi trẻ trong nụ cười, ánh mắt.

nguoiduatin-giaolinh2.jpg

Giao Linh được biết đến với biệt danh “nữ hoàng sầu muộn”. Ảnh: Internet

Mối kỳ duyên của “nữ hoàng sầu muộn”

Giao Linh là một trong số những nghệ sĩ được cấp phép về Việt Nam biểu diễn sớm nhất. Chị đã có chục năm đứng trên sân khấu quê nhà, cái tên đã quen thuộc với mọi khán giả xa gần. Trước đây, Giao Linh còn từng mở một quán phở tại Sài Gòn, nhưng vì điều kiện khó khăn để quản lý nên chị đành thôi kinh doanh và chuyên tâm đi hát. Mấy chục năm trường đi hát, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của Giao Linh là giờ này chị vẫn còn được đứng trên sân khấu, được yêu mến.

Giao Linh bắt đầu học nhạc từ năm lên 9 tuổi và năm 16 tuổi, tài năng của chị được phát hiện trong một cuộc thi hát ở Sài Gòn tại một trung tâm nhạc nổi tiếng - nơi đã phát hiện và phát triển nhiều tài năng nhạc Việt. Chị đã vinh dự đoạt Huy chương vàng trong cuộc thi đó. Từ khi được phát hiện đến khi tỏa sáng là quãng thời gian rất ngắn, Giao Linh gây ấn tượng trên sân khấu không chỉ bởi giọng hát trầm buồn, day dứt mà còn bởi vẻ mặt lạnh buồn.

Thực tình, ngày đó, cô bé Giao Linh không cười khi bước lên sân khấu chỉ vì một nỗi là cô nghĩ mình hát nhạc buồn mà lại cười thì thành… buồn cười, nên cô luôn giữ nét mặt nghiêm nghị cho phù hợp với nhạc phẩm mình trình bày. Biệt danh “Nữ hoàng sầu muộn” có từ khi đó. Nhưng sau những giây phút trên sân khấu, trở lại cuộc sống bình thường thì Giao Linh lại rất vui vẻ. Trong suốt một thời gian dài khi ở Việt Nam, Giao Linh có mặt ở hầu khắp các sân khấu kể cả phòng trà hay vũ trường… Sau này, khi ra hải ngoại, tài năng của Giao Linh vẫn được khẳng định và chị thuộc thế hệ những ca sĩ gạo cội được yêu mến.

Nổi tiếng và đẹp nhưng Giao Linh lại … muộn chồng. Tới năm 37 tuổi chị mới chính thức kết hôn. Trước đó, chị chỉ có những tình yêu đi qua trong đời chứ chưa chính thức lấy chồng. Nhưng khi kết hôn, Giao Linh lại sống trọn vẹn với người chồng của mình mấy chục năm rất hạnh phúc, vui vẻ. Mối tình đặc biệt này Giao Linh gọi là một “kỳ duyên”.

Chị từng gặp chồng chị từ khi 17 tuổi, nhưng vì không có duyên, có phận nên hai người không đến với nhau, phận ai nấy sống. Nhưng, bất ngờ, hơn hai mươi năm sau gặp lại, giống như ông trời sắp đặt, cả hai lại có cảm tình và dành cho nhau rất nhiều tình cảm. Khi gặp lại, chồng Giao Linh đã qua mấy lần tan vỡ, bất hạnh trong hôn nhân, một mình nuôi 6 người con, con trai lớn nhất lúc ấy cũng đã 30 tuổi, nhỏ nhất 14 tuổi. Cũng vì sự tế nhị đó nên anh đã đề nghị với chị, thôi thì cứ thử sống với nhau trước 6 tháng, nếu cảm thấy cả hai bên vẫn ở được với nhau thì sẽ chung sống, còn nếu không thì chia tay.

Các con đã lớn, nếu ai không ưng thuận thì có thể chuyển ra ngoài sinh sống, bao giờ thuận thì về. Không ngờ, sau 6 tháng, cả nhà chẳng ai chịu… chuyển đi. Các con của chồng chị ban đầu thì đến ở 1 tuần rồi đi, sau đó thành ở 2 tuần và cuối cùng cũng chẳng chịu rời. Họ sống hạnh phúc với nhau tới tận bây giờ. Có nhiều lần, Giao Linh đi biểu diễn ở những bang gần nhà bên Mỹ, các con chị còn theo đến tận nơi để cổ vũ cho mẹ rồi sáng sớm hôm sau lại về đi làm. Giao Linh rất hạnh phúc với điều đó.

Chị cũng nói thật thà rằng, chiếm được cảm tình của con chồng như chị không phải dễ mà có được, thậm chí, các con còn chịu tâm sự, chia sẻ với chị nhiều hơn bố của chúng. Tấm lòng chị cởi mở, luôn biết quan tâm, hỏi han và lo lắng cho các con nên ai cũng líu ríu với chị. Nhiều chuyện của con cái, chỉ có chị nói ra thì bố của chúng mới biết. Ra ngoài thì thôi, nhưng cứ về nhà với mẹ Giao Linh là các con chị vẫn cứ nhõng nhẽo như trẻ nhỏ…

Hạnh phúc tràn ngập tiếng cười

Chồng Giao Linh không là dân văn nghệ nhưng anh lại yêu văn nghệ vô cùng. Anh yêu tiếng hát Giao Linh. Giọng ca trầm buồn, ngọt đến tận tâm can của chị chính là sợi dây dẫn dắt anh tới với chị. Giao Linh nói, cũng vì anh yêu sân khấu chẳng thua gì chị nên đi đâu hai vợ chồng cũng đi cùng nhau, anh vừa làm chồng và vừa làm… trợ lý đặc biệt cho chị luôn. Hai vợ chồng xuất hiện ở sân khấu nào là gây chú ý ở nơi đó vì nụ cười không mấy khi tắt trên môi họ. Mấy lần đi biểu diễn, anh thường nhìn quanh và nói đùa: “Hình như ở đây anh là trợ lý già nhất thì phải”. Dẫu già nhất nhưng anh lại… năng động chẳng kém cánh trẻ, giúp vợ những việc phụ, lo nước uống rồi chụp hình. Anh tự hào là anh luôn chụp vợ rất đẹp.

nguoiduatin-giaolinh1.jpg

Bên ngoài sân khấu, Giao Linh lại rất hay cười, vì quan điểm sống của chị là đã sống phải vui vẻ, thoải mái. Ảnh: internet

Giao Linh không có con. Con của anh cũng chính là con của chị, chị đến với anh cũng một phần là lý do anh có đông con. Chị quan niệm, đã thương nhau thì sẽ thương cả các con nữa, chị dành rất nhiều tình cảm cho các con của chồng. Giao Linh luôn cho rằng, anh thương chị, yêu chị không chỉ bởi tình yêu mà quan trọng hơn là thấy cách cư xử của chị với con cái của mình.

Giao Linh bao giờ cũng khen chồng là người tốt tính và có phước vì các con anh là 3 dòng con của 3 người vợ khác nhau, nhưng cả 6 anh em yêu thương nhau như một, không bao giờ có tâm lý mẹ này, mẹ kia cả. Anh có cách dạy con rất hay, tuần nào cũng họp đủ các con lại để nói chuyện, bàn cái đúng cái sai và chỉnh sửa. Khi chị mới đến, thấy mỗi cuộc họp các anh chị lớn đều nói dồn lên cậu em út tên Bảo, chuyện gì cũng nói Bảo không làm đúng.

Giao Linh mới nói: “Các con chuyện gì cũng Bảo, làm sai la em thì đúng nhưng em làm đúng cũng nói sai, tối ngày cứ nói Bảo không à. Thôi, giờ mẹ mua cho Bảo cái vé máy bay, Bảo về với mẹ của Bảo đi con!” Chị vừa nói đến thế là Bảo đứng dậy ngay: “Bảo có ý kiến, Bảo có ý kiến… Cho Bảo một cơ hội đi rồi Bảo thay đổi”. Thế là cả nhà lại cười rần rần, Bảo đã bị cuộc sống ấm cúng của gia đình “mê hoặc” rồi, đâu có muốn đi đâu nữa.

Không chỉ cùng chồng nuôi dạy các con trưởng thành, Giao Linh còn chăm lo cho các cháu. Khi các con bận học hành, sự nghiệp là chị thay con chăm cháu. Có đứa chị nuôi từ 2 tuổi rưỡi tới 9 tuổi mới chịu trả về cho bố mẹ chúng. Giao Linh bảo, cứ đứa nhỏ nào giao tới tay chị là bố mẹ chúng yên tâm vì ở với Giao Linh chỉ có… vui vẻ mà thôi.

Một trong những bí quyết để Giao Linh giữ được hòa khí trong gia đình chính là “cơm sôi thì bớt lửa”, phải sống vị tha với nhau, đừng làm khó nhau. Còn nếu cứ khó khăn trong cuộc sống thì chỉ làm cho cái Tâm mình phiền muộn, già đi, còn khi mình thoải mái thì chuyện gì cũng giải quyết được. Giao Linh cho rằng, cứ tha thứ hết, tha thứ rất dễ, nếu cho rằng dễ tha thứ thì sẽ là dễ. Cuộc sống này ai chẳng có lầm lỗi, nếu chứ chăm chú để bắt lỗi thì sống cả đời với nhau sẽ mệt lắm. Các con của chị đâu phải lúc nào cũng làm chị thoải mái, những khi con mắc lỗi chị nói: “Ồ không sao đâu con, mẹ nghĩ các con không có ý làm như vậy”.

Cũng nhờ chị thoải mái thế nên các con chồng tâm sự với chị rất nhiều, kể cả chuyện vui hay buồn. Từ trước tới giờ, các con đều sợ cha nên không dám nói, chị là người ở giữa khuyên nhủ chồng phải dễ tính hơn, cởi mở hơn. Trẻ con, ai chẳng thích tâm sự, thấy con về nhà vui vẻ thì chị hỏi liền hôm nay có chuyện gì vui thế con, hôm nào buồn thì lại nói sao mọi hôm con về nhà vui lắm hôm nay lại rầu rĩ thế… là chị đã khơi được nguồn tâm sự của con rồi.

Ngay cả trong cuộc sống vợ chồng của chị đâu phải mọi chuyện đều đồng quan điểm được, có hợp cũng chỉ trong giới hạn nào đó thôi. Dần dần phải tự điều chỉnh. Chị nhớ hồi mới lấy nhau, hai vợ chồng cũng hay cãi cọ vì những thứ bất đồng quan điểm như thế, sau đó, hai người mới ngồi lại với nhau nói rằng, tại sao khi mình gặp nhau và lấy nhau khó khăn đến thế thì bây giờ phải ghen nhau, làm khổ nhau. Cũng từ đó, vợ chồng chị biết sống tốt với nhau mỗi ngày, cười mỗi ngày.

Đi diễn cùng chị, anh hay cười và nói chuyện rất vui, hóm hỉnh, nhưng Giao Linh “bật mí” rằng, anh cũng khó tính lắm, cũng hay cáu chứ không dễ tính mấy đâu. Nhưng, mỗi lần anh cáu là chị lại “bớt lửa” bằng cách nói đùa: “Ồ, sao hôm nay anh đóng kịch vậy, anh làm diễn viên giỏi đấy”. Làm gì có ông chồng nào còn cáu kỉnh được khi bà vợ bông đùa nhẹ nhàng, vui vẻ được đến thế. Thế là anh cũng lại cười hòa. Cuộc sống muốn vui thì phải biết gạt những câu nói không hay ra ngoài, dành cho nhau những lời dịu dàng và đừng chấp nhặt nhau.

Khối cặp vợ chồng trẻ gặp vợ chồng Giao Linh cảm thấy ngưỡng mộ với tình cảm anh chị dành cho nhau, vẻ ngoài thì già nhưng mà tấm tình còn son trẻ vô cùng. Giao Linh quan niệm, đời sống này giản dị vô cùng, hạnh phúc của chị cũng đơn giản như thế, chỉ cần biết mở lòng ra và yêu thương.

Miên Thảo
 
Chỉnh sửa lần cuối:

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Giao Linh: Vừa đi hát vừa... bán phở

(Nguoiduatin.vn) -Nổi tiếng với những nhạc phẩm buồn, Giao Linh đã gieo vào lòng khán giả bao sầu nhớ. Người mê đắm các ca khúc Màu tím păng-xê, Phượng buồn, Thầm kín, Mười năm tái ngộ... đã gọi chị mỹ danh "Nữ hoàng sầu muộn".

Nghệ sĩ Giao Linh phía sau ánh đèn sân khấu
Chị tự nhận mình may mắn trong con đường nghệ thuật và sau hơn 35 đi hát vẫn còn được khán giả thương nhiều. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến, phần thưởng vô giá với người nghệ sỹ.

nguoiduatin-GiaoLinh21.jpg

Ca sĩ Giao Linh thời còn trẻ

Ngã rẽ cuộc đời may mắn

Tôi đã nghe Giao Linh hát những bản tình ca buồn từ thuở còn dùng băng cat-set rồi sau này là đĩa hình. Tiếng hát của chị nhẹ nhàng, sầu buồn ru tâm hồn người nghe vào mộng ảo. Tiếng hát ấy, 35 năm về trước và bây giờ vẫn vậy, buồn da diết. Bao năm qua rồi, nhưng với khán giả yêu thích nhạc xưa, khi nghe “Màu tím păng-xê”, “Mười năm tái ngộ”... vẫn muốn nghe chính giọng Giao Linh. Những ca khúc này hợp với chị như thể nhạc sỹ "đóng giày" cho Giao Linh.

Nhiều năm rồi, tình cảm khán giả dành cho Giao Linh vẫn nồng nàn như thuở Sài Gòn xưa nơi chị hát trong các quán bar, phòng trà. Thời ấy, Giao Linh mới vào nghề, hát bằng cả tâm hồn thiếu nữ, gieo nỗi buồn vào những con người mang tâm hồn nhạy cảm, nay vẫn nỗi buồn ấy lại được trải qua những thăng trầm, trải nghiệm cuộc sống đưa người nghe hoài vọng một thời xa vắng. Chị hạnh phúc khi được trở về nước hát cho những khán giả đã cổ vũ một ca sỹ Giao Linh từ khi mới chập chững vào nghề.

Ngược lại thời gian, Giao Linh nhớ về ngày còn là cô gái tên thật là Nguyễn Thị Sinh mới bước vào nghề ca hát. Chị sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn trong một gia đình có 7 anh chị em, nhưng không có ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cả. Từ nhỏ, Giao Linh rất đam mê ca hát. Năm 1966, trong một buổi giao lưu văn nghệ, tình cờ chị gặp nhạc sĩ Thu Hồ. Khi nghe giọng hát của Giao Linh, nhạc sỹ này nói: "Ngày mai lên hãng Continental thử giọng". Cũng thật may mắn, và đầy bất ngờ, chị được ký hợp đồng thâu đĩa độc quyền 3 năm với hãng này.

Giao Linh kể lại, ngày xưa khi còn chưa đi hát trên sân khấu lớn, có người bạn thân đã khuyên chị: "Nếu có đi hát hãy lấy tên Giao Linh, nghệ danh này sẽ gặp nhiều may mắn đấy. Thế là tôi đã lấy nghệ danh ấy cho đến nay". Từ khi đi hát, đôi mắt mênh mông buồn ấy đã gắn với những tình khúc buồn khiến người nghe phải bâng khuâng, xao xuyến. Chính vì lẽ đó, trong nỗi nhớ tình buồn, khắc khoải gọi tên người xưa, ai đó trong số khán giả ruột của Giao Linh đã dành cho chị cái "danh hiệu" thật buồn: "Nữ hoàng sầu muộn".

Sài Gòn trước năm 1975 được ví là hòn ngọc Viễn Đông, các phòng trà ca nhạc, tụ điểm giải trí lấp lánh ánh đèn màu. Giao Linh tâm sự: "Hồi trước, tôi đi hát cũng chạy hết phòng trà này đến phòng trà khác, một tối hát ở 3-4 phòng trà khác nhau. Với các ca sỹ mới bây giờ cũng chạy như vậy thôi, nhưng ngày ấy chạy show bằng xe gắn máy và đường không tắc như bây giờ. Ngày xưa, Sài Gòn đâu có đông dữ như bây giờ, chạy loáng cái là đến tụ điểm khác, giờ thì không chạy nổi vì tắc đường".

Ngày xưa ấy, một đêm Giao Linh đã chạy 6 tụ điểm ca nhạc, chạy đến Chợ Lớn luôn, mỗi nơi hát 3 bài rồi lại chạy. Một thời gian dài, Giao Linh ở bên Mỹ không có chuyện chạy show như vậy, nhưng trở về Việt Nam bây giờ thấy không khí cũng như xưa. "Nếu đi cùng các đoàn hát ra tỉnh, một đêm tôi cũng chạy show 3 nơi, từ điểm này qua điểm kia cách nhau nửa tiếng. Chẳng hạn tôi đi Đà Lạt, hát ở Đà Lạt xong chạy xuống Di Linh, rồi về qua Bảo Lộc. Đời sống âm nhạc rất vui. Đi tới các nơi, tôi thấy khán giả còn thương nghệ sỹ nên thấy vui lắm. Mới đây, trong chương trình "Trở lại chốn xưa" Giao Linh thấy mình còn may mắn bởi khán giả còn thương mình, thấy vui lắm", chị nói.

Vừa hát vừa bán phở

Nhớ lại những năm trước đây, khi còn sống tại Sài Gòn, Giao Linh thường xuyên phụ giúp mẹ bán phở. Nhưng cô con gái người bán phở lại yêu đắm đuối ánh đèn sân khấu, những tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả, những bó hoa tặng cho ca sỹ. ánh đèn sân khấu như có một sức hút vô hình nào đó quyến rũ cô bé Sinh thuở ấy.

nguoiduatin-GiaoLinh2.jpg

Ca sĩ Giao Linh hiện nay

Giao Linh nhớ lại: "Nhiều khi dậy sớm phụ mẹ bán phở mà tôi cứ ngân nga hát. Tôi hát một cách say mê như mình đang ở những cuộc sinh hoạt văn nghệ, hay những cuộc biểu diễn văn nghệ của trường lớp". Ngày ấy, trong số những khách đến ăn phở quán nhà Giao Linh cũng có những người để ý, yêu mến giọng hát của cô bé Sinh hồn nhiên, nhí nhảnh để rồi mong một ngày được nghe giọng ca ấy trên những sân khấu chuyên nghiệp của Sài Gòn.

Hoàn cảnh của những ca sỹ trước những năm 1975 đa phần là khó khăn, vì chẳng ai muốn theo kiếp cầm ca, "xướng ca vô loài" mà xã hội khi ấy không mấy coi trọng. Như Thanh Thuý vì nghèo khổ, mẹ đau ốm nặng, em còn nhỏ mà phải dấn thân vào chốn phòng trà ca nhạc, còn Giao Linh hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn là điểm chung của thời ấy. "Ba má Giao Linh là người nhập cư, ba chị người Phủ Lý (Hà Nam), má người Quảng Bình dắt díu nhau nhập cư tại Sài Gòn. Chị lớn lên trong một gia đình không khá giả gì nhưng ba má cũng cố gắng làm để con có một đời sống thoải mái".

Trước đây, khi ở Canada gia đình Giao Linh cũng có tiệm phở. Mở tiệm bán phở là nghề gia truyền của gia đình nghệ sỹ Giao Linh. Từ hồi tôi lớn lên, má đã có tiệm phở, các anh chị em tôi đã gắn bó với tiệm phở mấy chục năm rồi. Tiệm phở của gia đình Giao Linh ở phố Nguyễn Kim cũng khá nổi tiếng, sau này bà để lại tiệm phở cho con dâu và cùng gia đình sang định cư tại Canada.

Ba má Giao Linh đều mất ở nước ngoài hết. Mấy cô em gái lại tiếp tục nghề của má, mở tiệm phở tại Canada. Quán phở của chị em Giao Linh khá nổi tiếng tại Toroto. Cứ đến thành phố này, gặp người Việt Nam nào hỏi tiệm phở của chị em Giao Linh ai cũng biết. Có khách ở NewYork sang, không biết đường gặp người Việt hỏi thăm cũng đến được tiệm phở. Đây là nghề chính để nuôi sống gia đình Giao Linh.

Khi sang định cư ở nước ngoài, cuộc sống của Giao Linh cũng gặp khó khăn nhiều. Đầu tiên, chị cũng phải tìm việc làm. "Tôi may mắn có nghề hát nên tiếp tục đi hát, nhưng mấy người em phải đi làm ở xưởng với mức lương ba cọc ba đồng. Mấy chị em bàn với nhau, tiếp tục nghề của má kinh doanh hàng ăn và cũng nổi tiếng". Về Việt Nam, Giao Linh cũng đã mở quán phở... nhưng rồi vì nhiều người còn yêu mến giọng hát của "Nữ hoàng sầu muộn" nên chị đã không kham nổi việc kinh doanh, Giao Linh dẹp quán phở để tập trung cho âm nhạc.

May mắn đến với cô con gái của người bán phở, một gia đình chẳng có chút gì liên quan đến nghệ thuật, ấy là khi cô bé Sinh đi hát và được "chấm điểm". Trong sâu thẳm tâm hồn của Giao Linh, chị vẫn thầm nhắc và biết ơn đến hai người cho chị cuộc sống ngày hôm nay. Một là người mẹ chắt chiu từng đồng tiền lẻ, thức khuya, dậy sớm đong những vất vả bằng những bát phở để nuôi lớn và cho chị đi học. Thứ hai là những người thầy, nhạc sỹ Thu Hồ, nhạc sỹ Nguyễn Văn Long đã làm nhịp cầu nối đưa chị đến với khán giả để được yêu mến cho đến bây giờ.

Chị tâm sự: "Tôi lớn lên trong tình thương của gia đình dù không giàu có nhưng nghĩ mình lớn rồi phải một tay phụ giúp gia đình. Tôi có năng khiếu ca hát, nhạc sỹ Nguyễn Văn Long cho đi hát, lăng- xê để nổi danh. Ngày ấy, tôi chỉ nghĩ đơn giản đi hát để có tiền đưa phụ thêm cho gia đình. Nhưng năm tháng trôi đi, giờ đây được khán giả đón nhận nhất là khi đã có tuổi thì tôi càng biết ơn các thầy nhiều lắm".

Vương Hà
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nguyentrungthanh

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Nhạc Giao Linh cũng hay nhưng bác co1972nguyen ơi, lộn topic rồi.:))
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Thanh Tuyền

Ca sỹ Thanh Tuyền kể chuyện "tình sầu"

(Nguoiduatin.vn) - Ca sỹ Thanh Tuyền với những bài hát tình buồn, nỗi buồn người lính chiến đã làm say đắm, nghiêng ngả trái tim của hàng triệu khán giả Sài Gòn trước năm 1975. Sự yêu mến ấy đã nâng bước cho những thành công của Thanh Tuyền, khiến những năm tháng ở hải ngoại trong chị luôn khắc khoải nỗi niềm muốn được trở về hát trên chính quê hương mình.

Sau bao năm nghe Thanh Tuyền hát trong băng, đĩa khán giả cũng được gặp chị giữa Thủ đô vào tháng 12 năm nay. Thanh Tuyền xúc động: "Thanh Tuyền thực sự hạnh phúc khi được hát ở Nhà hát Lớn giữa Thủ đô, trái tim của cả nước. Đây là niềm mơ ước của Thanh Tuyền từ những năm còn trẻ, nay đã thoả ước nguyện". Thời gian của ca sỹ Thanh Tuyền thật gấp gáp, chị sẽ trở lại Mỹ trước Giáng sinh, nên một cuộc hẹn để trò chuyện lâu là rất khó.

Ngược thời gian, Thanh Tuyền nhớ lại thời kỳ còn là cô bé Như Mai sinh sống và học tập ở xứ Đà Lạt sương mù. Cô bé được trời phú cho một giọng hát trong veo, tiếng hát ngân nga như giọng hoạ mi của miền cao nguyên Langbiang. Mẹ chị người Đà Nẵng, bố người Quảng Ngãi nhưng Như Mai được sinh ra ở Đà Lạt. Như Mai yêu ca hát, có khiếu về ca nhạc từ khi còn nhỏ.

Những buổi văn nghệ do trường tổ chức, gần như không bao giờ Như Mai vắng mặt. Cũng chính vì vậy mà khi mới được hơn 10 tuổi, dự thi giải "Thần Đồng" của Đà Lạt vào năm 1959 Như Mai đã đoạt giải nhất với nhạc phẩm "Nắng đẹp miền Nam". Từ đó giấc mộng trở thành ca sỹ nơi Như Mai càng lớn hơn.

nguoiduatin-1901922126-anhtit.JPG

Ca sĩ Thanh Tuyền

Ngày ấy, tại Sài Gòn có hãng đĩa nhạc Continental của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông nổi tiếng. Một lần tình cờ nghe tiếng hát của Thanh Tuyền trên radio, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã cho Mạnh Phát lên Đà Lạt tìm cô bé Như Mai. Mùa hè năm 1964, Như Mai về đến Sài Gòn và nhạc sỹ Mạnh Phát có dịp được nghe chị hát trong một buổi lễ phát phần thưởng do Trường Bùi Thị Xuân tổ chức ở hội trường Hòa Bình. Tại đây ông đã chú ý ngay đến giọng ca này, và đó cũng là người có công khám phá ra giọng hát trong số những giọng hát tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam sau này để giới thiệu với nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông. May mắn đến với Như Mai, hãng đĩa nhạc Continental của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông đã mời chị ký giao kèo độc quyền ngay sau khi chân ướt chân ráo từ Đà Lạt về.

Như Mai thật hạnh phúc trước lời đề nghị ấy. Và cô bé Như Mai còn may mắn hơn nữa khi được gia đình cô chấp thuận cho đi theo con đường ca hát, đúng như ước nguyện của cô. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại duy nhất là tuổi Như Mai khi đó còn quá nhỏ, nếu phải sống xa gia đình thật là một điều khó khăn. Cuối cùng vấn đề cũng được giải quyết ổn thỏa bằng cách nhạc sỹ Mạnh Phát đề nghị với bố mẹ chị để nhận chị làm con nuôi, và đề nghị trên đã được bố mẹ cô bé chấp thuận.

"Cặp" với Chế Linh ru "tình sầu"

Một phần do giọng hát thiên phú, một phần do nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông đã dồn mọi nỗ lực trong việc "lăng xê" "dòng suối trong của Đà Lạt" trên báo chí cũng như trên đài phát thanh, chỉ trong một thời gian ngắn từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu người ta cũng nhắc nhở tới một giọng ca mới Thanh Tuyền.

Từ một "cô bé lọ lem", giọng hát còn non nớt, Thanh Tuyền được hai người thầy rèn giũa, được vợ của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông chỉ cho nhiều bí quyết khiến giọng hát đạt những đỉnh cao với các nhạc phẩm làm nên tên tuổi chị như "Dấu xưa kỷ niệm", "Nỗi buồn hoa phượng"... Thanh Tuyền gắn mình với những câu chuyện tình buồn dang dở.

Có người nói, “Nỗi buồn hoa phượng” là bài hát ruột của Thanh Tuyền vì nó gắn với tình đầu của chị. Giờ đây, chị chia sẻ rất thật: "Thời gian đó, khoảng 1963-1964, lúc đó tôi là một ca sỹ áo trắng, không phấn son, tôi thường mặc áo dài như học sinh để lên sân khấu, bài hát của nhạc sỹ Thanh Sơn phù hợp với lứa tuổi và cả với hình ảnh của tôi, lời ca dễ thương, âm điệu da diết. Có lẽ bài hát cũng vì vậy mà đi vào ký ức nhiều người và gắn liền với tên tuổi của tôi, thật ra tôi có nhiều bài ruột chứ không phải chỉ bài "Nỗi buồn hoa phượng".

Nhắc đến Thanh Tuyền, nhiều người nhớ đến thời kỳ chị hát cặp với Chế Linh làm nghiêng ngả các vũ trường, quán bar Sài Gòn. Thanh Tuyền nhớ lại, đó là những năm 1967- 1968 thời kỳ Chế Linh đang cộng tác với hãng đĩa Continental. Vì muốn có sự thay đổi và nhất là tránh cho thính giả nhàm chán với những nhạc phẩm đơn ca nên ông đã đưa ra sáng kiến là để Thanh Tuyền song ca với Chế Linh. Đĩa nhạc đầu tiên trong đó có nhạc phẩm "Hái trộm hoa rừng" của Trương Hoàng Xuân được tung ra thị trường và "ăn khách" một cách không ngờ. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác để mời Thanh Tuyền - Chế Linh hát cặp.

Sự thành công của cặp song ca Chế Linh - Thanh Tuyền một phần nhờ ở hình thức mới lạ, một phần nhờ những nhạc phẩm soạn riêng cho song ca, thích hợp với tâm trạng của những người yêu nhau. Về sau này, Thanh Tuyền tâm sự: "Tôi không biết khi hát với Chế Linh hay như thế nào... có người nói là giọng của chúng tôi phù hợp với nhau... Sau đó tôi mới tìm hiểu ra vì giọng tôi là giọng cao, có thể hát 'note' của giọng nam được, chính vì đó những bài người nam hát với tôi họ rất vui vì họ không phải hạ giọng xuống"... Và vì lẽ đó, cặp song ca này với những tình khúc buồn đã làm mê đắm người nghe nhạc từ trước 1975 cho đến bây giờ.

Mới đây khi Chế Linh về nước làm đêm nhạc, anh đã dí dỏm cho biết, những bài hát song ca với Thanh Tuyền đã làm nổi danh hai người. Nhưng Thanh Tuyền không về hát cặp với Chế Linh nên "không cặp được với cô chị thì bắt cóc cô em". Chế Linh cách đây không lâu đã hát "Mai lỡ mình xa nhau" với Sơn Tuyền (em gái Thanh Tuyền) nhạc phẩm quen thuộc của hai người xưa kia đã từng nổi danh.

Nghệ danh của ca sỹ thường gắn với những câu chuyện riêng của mỗi người và Thanh Tuyền - dòng suối trong - cũng không ngoại lệ. Chị nhớ lại: "Khi về ký độc quyền với hãng đĩa Continental tôi được nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông và nhạc sỹ Mạnh Phát chọn cho tên này để thay thế tên thật. Cái tên Thanh Tuyền mang nhiều ý nghĩa. Tôi đến từ Đà Lạt là nơi có nhiều thác, nhiều suối nên được hai nhạc sỹ trên đặt cho tên là Thanh Tuyền nghĩa là suối nước trong... Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông và nhạc sỹ Mạnh Phát, thường khoe với mọi người là họ đã khám phá được một dòng suối trong ở Đà Lạt".

Vương Hà - Hương Lan
 
Chỉnh sửa lần cuối:

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Bí mật giọng ca làm nghiêng ngả Sài Gòn một thuở

(Nguoiduatin.vn) - Sau 47 năm theo kiếp cầm ca, giọng hát Thanh Tuyền như thôi miên vẫn đắm say nhiều thế hệ nghe nhạc trữ tình. Tiếng hát ấy cất lên từ bản năng được trau chuốt theo năm tháng đi hát.

Thanh Tuyền hát bằng cả trái tim yêu thương dành cho khán giả và "khi tiếng nói cất lên từ sự chân tình tận sâu thẳm tâm hồn, dù không chuẩn bị kỹ nhưng chắc không có gì sai sót để bị trách cứ", chị đã tâm sự như vậy.

nguoiduatin-17.jpg

Ca sỹ Thanh Tuyền với “Bản tình ca mùa đông”

Thanh sắc vẹn toàn nghiêng ngả Sài thành

Trước năm 1975, trên khắp miền Nam người ta nhắc nhiều đến Thanh Tuyền, cô ca sỹ hát hay như hoạ mi nhưng lại chẳng mấy ai biết mặt. Thanh Tuyền như người yêu trong mộng của bao tâm hồn lãng du. Thời gian, tuổi tác có lưu lại dấu ấn trên khuôn mặt chị nhưng không thể xoá nhoà đi sự thanh tú thuở nào. Thanh Tuyền nói chuyện từ tốn, mạch lạc, giọng chị trầm ấm chứ không như tiếng ca lúc chị cất lên thật nhẹ nhàng cao vút, trong veo như dòng suối bất ngờ gặp thác Cam Ly.

Những người yêu giọng hát của chị, nghe chị hát từ khi mái tóc còn xanh nay đã ngả màu hoa râm, còn với chúng tôi, những người trẻ hôm nay mê hoặc bởi giọng ca mà thời rực rỡ đã xa quá rồi cũng là... ngoại lệ của đêm nhạc. Chính vì vậy, khi chúng tôi nán lại quá nửa đêm để trò chuyện cùng chị, Thanh Tuyền thật sự xúc động, chị nắm chặt tay chúng tôi mà mắt ngấn lệ: "Tôi thật sự hạnh phúc. Đời đi hát chẳng mấy khi vui như vậy, nhất là khi người ca sỹ đã có tuổi".

Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, Thanh Tuyền nhớ về những năm tháng tuổi trẻ rực rỡ, khi mà thanh-sắc của người ca sỹ đạt đến độ chín. Chị kể lại: "Thời kỳ Thanh Tuyền được nhiều người biết đến, dù cộng tác với những hãng đĩa khác, trong số có hãng đĩa Việt Nam, nhưng Thanh Tuyền đã thỏa thuận với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là vẫn tiếp tục thu thanh một số nhạc phẩm cho hãng đĩa của ông".

Ngày ấy, phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển, ti-vi cũng hiếm hoi nên người nghe nhạc chỉ biết đến giọng hát Thanh Tuyền và hình ảnh chị trên mặt băng đĩa hát. Thanh Tuyền vẫn đi học và vui đùa cùng các bạn mà không bị...xin chữ ký. Một thời gian sau, chị góp mặt lần đầu tiên trong một chương trình nhạc của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương trên đài truyền hình và liên tục trong nhiều chương trình khác. Lúc đó khán thính giả mới biết đến hình ảnh của Thanh Tuyền.

Chị chỉ thu đĩa và hát cho đài phát thanh vì chưa đủ 18 tuổi để hát ở vũ trường. Mãi đến năm 19 tuổi, Thanh Tuyền mới bắt đầu đặt chân vào hát tại các vũ trường. Đầu tiên là vũ trường Tự Do của ông Ngô Văn Cường. Sau đó một thời gian, chị sang cộng tác với chương trình Hoàng Thi Thơ tại vũ trường Maxim's. Đối với những sinh hoạt về đêm của Sài Gòn, Thanh Tuyền đã có một dạo trở thành một tiếng hát rất ăn khách. Như trong năm 1967, có những đêm chị phải hát tới 6 nơi và mỗi nơi chỉ có mặt tối đa chừng nửa tiếng để chạy qua nơi khác cho kịp giờ.

Trong giới văn nghệ sỹ Sài Gòn xưa còn truyền tụng, lúc ở đỉnh cao quyền lực Nguyễn Văn Thiệu cũng rất mê cặp song ca Chế Linh- Thanh Tuyền. Và ông ta ưu ái giọng hát ca sỹ Thanh Tuyền lắm, trên bàn làm việc của Nguyễn Văn Thiệu luôn có băng đĩa hát và hình ảnh của chị. Một con người được yêu mến như vậy chắc chắn sẽ có nhiều người mơ ước được trải nhung gấm dìu nàng bước trên con đường tình ái. Nhưng Thanh Tuyền đến bây giờ vẫn giữ chuyện xưa cho riêng mình.

Chị nói: "Chuyện tình yêu xưa giờ đã thành quá khứ. Tôi vẫn hát, tình chỉ đẹp khi còn dang dở và điều này cũng vận vào tôi như bao người khác. Với tôi tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Tôi bây giờ đã có gia đình hạnh phúc, hãy để quá khứ qua đi và ngủ yên".

Nếu ra đi xin được ru bằng tiếng hát

Thanh Tuyền đã về nước từ năm 2005, đã tổ chức đi hát từ thiện với nghệ sỹ Kim Cương nhiều lần. Chị về âm thầm nên nhiều người không hay biết. Khán giả trong nước đã trót yêu giọng hát Thanh Tuyền và vẫn mong ngóng một ngày được gặp chị trên sân khấu lớn. Còn với Thanh Tuyền, khi còn ở hải ngoại, tâm hồn luôn hướng về quê hương. "Mơ ước của tôi được đi khắp ba miền Nam-Trung- Bắc để hát cho khán giả đã yêu mến giọng hát Thanh Tuyền; được hát từ thiện tại mảnh đất tôi sinh ra- Đà Lạt mộng mơ thì dù có "đi xa" cũng không nuối tiếc", chị tâm sự.

nguoiduatin-171.JPG

Ca sỹ Thanh Tuyền một thuở

Thanh Tuyền trở về trong "Bản tình ca mùa đông" hát bằng tất cả trái tim, như ngày mai không còn tồn tại. Mỗi khi chị cất giọng hát, khán giả vỗ tay như....cải lương. Mặc dù giọng hát đã ngả sang Thu lâu rồi, nhưng khán giả vẫn yêu bởi Thanh Tuyền đã gợi lại kỷ niệm thời trẻ của bao người qua “Nỗi buồn hoa phượng”, “Đà Lạt hoàng hôn”, “Tình đầu tình cuối”... Chị chia sẻ với khán giả trong hơi thở gấp nhưng lòng người càng yêu hơn, tiếng vỗ tay nhiều hơn nữa nên Thanh Tuyền chỉ biết đáp lại tình yêu lớn ấy bằng giọng hát.

Chị bộc bạch: "Có người hỏi tôi bí quyết để hát hay và được khán giả yêu mến, tôi nói hai chữ bí quyết thì hơi quá mà chẳng có bí quyết đâu! Người nghệ sĩ có nỗi đam mê tha thiết cuồng nhiệt trong khi cất tiếng ca, đó là chìa khóa bí quyết, Thanh Tuyền thường dùng lời hát để diễn tả một trạng thái của tâm hồn nói lên được nỗi đau đớn, vui buồn hay hạnh phúc. Giọng ca Thanh Tuyền giữ được ngày hôm nay là nhờ sự yêu mến dài lâu của khán giả đó thôi".

Trong vòng quay của con tạo sinh-lão-bệnh tử, Thanh Tuyền ngẫm nhiều về ngày mai, chị chia sẻ: "Ngay từ nhỏ bước đầu đi hát, bản tính bình dị, chất phát là bản tính của Thanh Tuyền. Thành danh về nghề ca vì mình đam mê nghệ thuật, khán giả yêu thích nghệ thuật mới đi tìm, Thanh Tuyền và khán giả gặp nhau dưới ánh đèn sân khấu. Sau ánh đèn sân khấu, Thanh Tuyền là người mẹ, người vợ trong gia đình như những người đàn bà bình thường khác.

Thanh Tuyền ước mơ cũng rất bình thường thôi, muốn có những kỷ niệm về đời ca hát, để sau này các con thấy kỷ vật mà nhớ về một thời của mẹ. Thanh Tuyền cũng đã nói với các con rồi, mai kia mẹ ra đi, nhớ mẹ thì đem băng nhạc ra để nghe mẹ hát, như thế đủ rồi. Cát bụi trở về với cát bụi, nắm tro tàn chỉ muốn hướng về nơi dòng sông biển cả quê xưa...".

Thanh Tuyền đã không tránh khỏi xúc động khi biết rằng đến một lúc nào đó chị sẽ không còn được đứng trên sân khấu, dưới ánh đèn màu là những gì gần gũi nhất đối với đời một người ca sỹ. Chị tâm sự: "Khi tuổi còn trẻ, Thanh Tuyền đi hát vì niềm đam mê. Bây giờ, tôi vẫn đi hát show. Tuy nhiên, với tôi không quan trọng hát nhiều hay ít, không phải vì danh lợi nữa mà chủ yếu là vì niềm đam mê và vì sự yêu mến của khán giả. Tôi hát không những để giải tỏa tâm sự của mình mà còn giúp cho người thưởng thức cảm nhận được những rung động để thấy cuộc đời có nhiều ý nghĩa hơn".

Vì lẽ đó, Thanh Tuyền vẫn tiếp tục dấn thân trên con đường nghệ thuật, khán giả vẫn thương yêu, Thanh Tuyền còn sức khoẻ còn mong được cống hiến. Tôi chợt nhớ nhạc phẩm "Phút cuối" chị chia tay khán giả, có khởi đầu sẽ có kết thúc, có gặp gỡ sẽ có chia xa nhưng tiếng hát Thanh Tuyền sẽ còn mãi trong miền nhớ, yêu, say đắm của người nghe nhạc trữ tình xưa...

Vương Hà - Hương Lan
 
Chỉnh sửa lần cuối:

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Khánh Ly

Khánh Ly công bố sự thật về “mối tình” với Trịnh Công Sơn

(nguoiduatin.vn) - Trong số những bóng hồng đi vào nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn không có Khánh Ly - người phụ nữ thân thiết, "một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau". Nhưng Khánh Ly lại thấy trong tất cả các ca khúc của Trịnh đều có bóng dáng của mình.

Có một thời, Trịnh sáng tác chỉ để Khánh Ly ca. Mười năm gắn bó "duyên tình âm nhạc" để làm nên một "nữ hoàng chân đất", một Khánh Ly hát nhạc Trịnh mãi về sau khó có giọng ca nào vượt qua...

nguoiduatin-khanhly.jpg

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời trẻ.

Giọng ca Đà Lạt thành... "nữ hoàng chân đất"

Nhớ về Trịnh, Khánh Ly tiết lộ, Trịnh Công Sơn gặp chị trong hộp đêm Tulipe Rouge tại Đà Lạt. Thời gian ấy, nhiều người nói, Trịnh Công Sơn đang đắm say với giọng hát Thanh Thuý "liêu trai" nhưng khi nghe giọng hát Khánh Ly, ông đã bị hút hồn và tìm cách gặp chị. Những bạn bè của Trịnh cũng từng xác nhận chuyện này, vào năm 1965 tại Đà Lạt mộng mơ, Trịnh Công Sơn tình cờ nghe được giọng hát Khánh Ly. Ông biết ngay giọng hát của cô ca sỹ này hợp với những bản nhạc của mình nên mời chị tham gia. Thời gian sau, Khánh Ly rời Đà Lạt xuống Sài Gòn và trở thành giọng ca chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn.

Khi Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly, chị chưa nổi tiếng, đến cuối năm 1965, họ có buổi ra mắt đầu tiên tại trường Đại học Văn khoa với hàng ngàn sinh viên và trí thức. Bằng chiếc đàn thùng đơn giản, Khánh Ly hát say xưa những bài tự tình quê hương và thân phận con người đã làm đắm say hàng ngàn khán giả cuồng nhiệt đêm đó. Cứ thế, những buổi biểu diễn liên tiếp tại các trường đại học, các tụ điểm ca nhạc công cộng khiến Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành hiện tượng âm nhạc, và trở thành thần tượng của giới trẻ khi ấy.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát không công, không thù lao chủ yếu cho khán giả trẻ nơi giảng đường của các trường đại học. Trịnh Công Sơn dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng, giọng nói nhỏ nhẹ xứ Huế với cuộc sống của một lãng tử. Khánh Ly khi hát đi chân đất, khiến khán giả quen, yêu quý mà gọi chị là "nữ hoàng chân đất". Chị hát bằng cả tấm lòng người nghệ sỹ yêu hết mình những giai điệu của nhạc Trịnh. Nhiều văn nghệ sỹ khi ấy, coi họ là một hình ảnh lý tưởng cho nghệ thuật, nhất là nghệ thuật ca hát - mang lý tưởng nhân đạo và tình yêu thể hiện sự dấn thân.

Kể lại thời kỳ những năm 60 cơ cực, đói khổ nhưng đầy hạnh phúc ấy, Khánh Ly nói: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào. Thời ấy, tôi phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết đến ai cả, mà vẫn cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn".

Hai người đi với nhau tạo thành hình ảnh "lứa đôi", một đôi trai gái trong tình bạn trong sáng, hồn nhiên. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn tạo thành một đôi bạn trẻ muốn phá vỡ quan niệm xưa cũ. Trong dư luận khi ấy, không ít người tò mò, định kiến, nhưng Trịnh là người tiếng tăm mà không tai tiếng, ngay từ thời đó, Trịnh khẳng định: "Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn".

Bóng dáng ngập tràn nhưng không có... cuộc tình

Trong những tuyệt phẩm của Trịnh luôn có những bóng hồng, khi sâu sắc, lúc thoáng qua như hư ảo. Nhưng những bóng hồng ấy vẫn gọi được thành tên, gọi chung cho những cuộc tình đôi khi chỉ là chút tình nghệ sỹ đơn phương hay nhè nhẹ như chút nắng cuối thu. Riêng Khánh Ly không có cuộc tình với Trịnh Công Sơn, song định mệnh đã gắn kết hai người bằng tình yêu ca hát. Khánh Ly giã từ Đà Lạt theo Trịnh Công Sơn về Sài Gòn khi mới hơn 20 tuổi.

nguoiduatin-khanhly2.jpg

Ca sĩ Khánh Ly.

Nhiều người đã cho rằng trời sinh ra Khánh Ly để hát nhạc Trịnh Công Sơn. Chị yêu thương Trịnh như một người bạn, một người anh, một người thầy.... Đôi khi trước mặt những người khác, Trịnh vẫn la rầy Khánh Ly như một cô học trò nhỏ. Khánh Ly cũng chỉ biết cười buồn.

Không duyên tình lứa đôi, nhưng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn gắn bó với nhau bằng định mệnh. Hơn 17 năm, sau ngày Khánh Ly rời Việt Nam, họ gặp lại nhau tại Canada. Đối diện với Trịnh, chị vẫn nhỏ bé như ngày xưa, luôn yêu thương và kính trọng...

Mong ngày trở về

Mấy năm gần đây, những danh ca hải ngoại về nước biểu diễn ngày càng nhiều, khán giả trong nước đã chờ sự trở về của Khánh Ly. Khi tôi có cuộc trò chuyện với danh ca Thanh Tuyền và hỏi về đời sống của các ca sỹ hải ngoại trước năm 1975, (nhất là Khánh Ly sao chưa về nước) chị nói: "Khánh Ly đã 67 tuổi rồi, cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn". Trong cuộc trò chuyện với tôi qua điện thoại, Khánh Ly cũng cho biết cuộc sống gia đình giờ đã quá ổn định, các con đã trưởng thành và cũng mong ngày trở về.
Khánh Ly nhớ lại: "Chúng tôi ôm choàng lấy nhau, lúc này tôi mới cảm nhận chúng tôi thật sự có nhau, không phải trong một giấc mơ kéo dài 17 năm. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi mới hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng... Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói bằng lời".

Họ đi dạo, im lặng bên trời Tây xa lạ mà cảm thấy gần gũi nhau như thuở người từ Sài Gòn ra Huế thăm nhau. Khánh Ly đã chia sẻ về buổi gặp nhau ấy: "Bao nhiêu ngày tháng đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi, tôi cũng thế. Cả hai không thắc mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ, anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có".

Với Trịnh Công Sơn, một điều chắc chắn bất cứ một người con gái nào đến với ông, đem đến cho ông dù một chút tình vẫn được ông nâng niu đón nhận. Còn riêng với Khánh Ly, ông coi đó là cuộc gặp gỡ của định mệnh vĩnh viễn yêu thương nhau. Một người hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh - hay nhất. Cảm nhận điều ấy, Khánh Ly luôn khẳng định ở họ là "mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường".

Mười năm bên cạnh Trịnh Công Sơn, Khánh Ly đã gắn với tên tuổi của Trịnh đến nỗi không thể tách rời. Khánh Ly vẫn nói: "Tuy không có một ca khúc nào của Trịnh Công Sơn viết riêng cho tôi, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn đều được viết cho Khánh Ly". Cũng có lẽ vì thế, Khánh Ly là một trong số những người hiểu rất rõ ca từ, cũng như tâm ý phần lớn ca khúc của Trịnh.

Sau năm 1975, Khánh Ly ra hải ngoại, đi khắp thế giới với nghiệp cầm ca nhưng không bao giờ chị rời bỏ tên Trịnh Công Sơn bên cạnh cuộc đời của mình. Ngày 1/4/2001, khi Trịnh Công Sơn nằm xuống, Khánh Ly đã từng nói rằng: “Tôi đã chết nửa cuộc đời theo Trịnh Công Sơn!”.

Cuộc điện thoại nửa vòng trái đất nghe Khánh Ly mở lòng về sự "thành nhân" và "thành danh"

Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai sinh năm 1945 tại Hà Nội. Từ nhỏ chị theo gia đình vào sinh sống tại Đà Lạt và hiện đang sống tại Mỹ. Cách nhau nửa vòng trái đất, tôi gọi điện cho Khánh Ly khi ấy ở Việt Nam đã gần trưa cũng là lúc gần khuya của giờ Mỹ ngày hôm trước. Giọng nói truyền cảm của Khánh Ly, qua điện thoại rõ ràng, không khác là bao khi chị cất giọng hát trên sân khấu. Tôi hỏi thăm sức khoẻ, Khánh Ly cho biết, chị vẫn tham gia những chương trình ca nhạc ở hải ngoại. "Dù đã có tuổi, nhưng khán giả vẫn thương, mỗi tuần Khánh Ly vẫn nhận show và đi diễn khắp nơi như ở Mỹ, châu úc, châu Âu. Chương trình gần nhất, Khánh Ly sẽ đi hát cho kiều bào ở Thái Lan", Khánh Ly cho biết. Khánh Ly cũng chia sẻ, trong những chương trình chị biểu diễn khán giả vẫn muốn được nghe những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Mỗi lần cất lên lời ca của nhạc Trịnh, cho dù ông đã đi xa, Khánh Ly thể hiện như một tấm lòng tri ân với người mà "từ ông tôi thành danh và quan trọng hơn cả là tôi được thành nhân", chị nói.


Vương Hà
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

MC Kỳ Duyên

Bí mật cuộc đời của MC Kỳ Duyên

(Nguoiduatin.vn) - Là người dẫn chương trình nổi tiếng của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, hai lần đổ vỡ trong hôn nhân, cuộc đời của Nguyễn Cao Kỳ Duyên sắc tài đi liền lận đận.

Nghe chuyện về Kỳ Duyên người ta lại phải ngỡ ngàng hơn khi người phụ nữ này ngoài những thành công trong con đường sự nghiệp còn những bí mật về tuổi thơ và cuộc sống gia đình mà ít ai biết đến.

nguoiduatin-kyduyen.jpg

MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên

Trang trải cuộc sống bằng đủ mọi nghề

Tốt nghiệp xuất sắc ngành luật tại một trường ĐH ở Mỹ, Nguyễn Cao Kỳ Duyên theo nghề luật sư, nghề danh giá số một tại Mỹ. Hồi sinh viên, để có tiền đóng tiền học, tiền nhà, mua sắm... chị đã từng làm đủ mọi nghề từ chạy bàn trong các nhà hàng đến phụ tá cho các văn phòng luật sư. Chị cũng đã có nhiều năm làm photographer, chuyên chụp cho các model để họ tự giới thiệu họ cho giới quảng cáo.

Từ nghề chụp hình, chị có mối quan hệ tốt với các người mẫu, rồi dẫn dắt đến nghề đọc tên người mẫu, ca sĩ trong các show biểu diễn thời trang. Rồi đến một ngày người ta phát hiện chị có khiếu ăn nói trên sân khấu, và chị đã dần dần trở thành MC ca nhạc chuyên nghiệp.

Bà Đặng Tuyết Mai nhớ lại thời kỳ khó khăn của con gái: "Nhớ hồi mới rời Việt Nam sang Mỹ, Duyên còn bé lắm, vừa lên ba... Khi cuộc hôn nhân đổ vỡ, hai mẹ con đã sống nương tựa vào nhau. Duyên là người khá tự lập nên ngay từ hồi còn là sinh viên đã đi làm thêm để tự trang trải sinh hoạt của mình".

Sinh ra trong một gia đình danh giá, bố là Phó tổng thống của chính thể Sài Gòn trước năm 1975, Nguyễn Cao Kỳ nhưng Kỳ Duyên chưa bao giờ xem mình là một công chúa. Tuổi thơ của chị cũng như bao người bình thường khác. Ngay từ nhỏ, bà Tuyết Mai đã dạy con gái phải biết quý trọng nghề nghiệp, làm người thì nghề gì cũng quý miễn là sống lương thiện. Biết Kỳ Duyên có cá tính khá mạnh mẽ nên bà Tuyết Mai nhất định khuyên con gái học luật để ít nhất để tự bảo vệ mình.

"Duyên là một cô bé thông minh, thích văn chương, thơ phú từ nhỏ. Năm tuổi, con bé đã thuộc lòng những bài thơ dài như Nhớ rừng của Thế Lữ. Tôi cho Duyên học tiếng Anh, nhưng tiếng Pháp và tiếng Việt thì đích thân mẹ dạy. Duyên được trời phú cho trí nhớ rất tuyệt vời, học giỏi xuất sắc. Đó là điều tự hào nhất của tôi về con gái. Rất nhiều sinh viên ngành Luật ở Mỹ, thậm chí cả con trai tổng thống Kennedy phải thi đến 3 lần mới đậu và có bằng hành nghề. Kỳ Duyên có thể vượt qua thử thách này ngay từ lần đầu tiên. Chúng tôi đã thỏa thuận, sau khi có bằng Luật sư, Duyên được tự do lựa chọn công việc yêu thích", bà Tuyết Mai tự hào nói về con gái.

Cũng chính vì cá tính mạnh mẽ của Kỳ Duyên mà bà Tuyết Mai và con gái đã có thời gian "chiến tranh lạnh" với nhau. Đó là một kỷ niệm nhớ đời năm Kỳ Duyên 20 tuổi, chị đã cãi mẹ và dọn ra ở riêng. Chị thích một anh bạn thuộc giới văn nghệ, còn bà Mai thì muốn con tập trung học đại học và không cho phép con đi chơi riêng với anh này. Chị bướng, cứ nghĩ là ừ mình cứ đi chơi cũng đâu có hại gì? Bà Mai bảo với con rằng trong nhà này mẹ có quyền có ý kiến, ai cãi lại thì đi ra khỏi nhà.

Thế mà chị dám dọn đi thật . Chị dọn ra ở chung với vài người bạn học, cùng chia nhau tiền thuê nhà. Quen sống với mẹ từ nhỏ được cơm nóng canh sốt, giờ sống riêng, chị chẳng biết nấu nướng gì. Bà Mai đến thấy xót con gái, thế là cứ chạy lui chạy tới nấu món này món kia để tủ lạnh cho con gái ăn. Cứ thế rồi mẹ con vui vẻ với nhau như cũ. Nhưng chị vẫn ở riêng, và càng ở xa mẹ, chị càng thấy cái nếp mẹ dạy càng ăn sâu vào mình, và mình không thể “hư hỏng” được. Chị tập sống tự lập, làm đủ nghề để có tiền đóng tiền học cho đến lúc tốt nghiệp.

Nghề luật ở nước Mỹ muốn thành công, một tuần phải bỏ ra ít nhất 70-80 tiếng. Ông chủ Kỳ Duyên lúc đó đã hơn 70 tuổi, ba lần ly dị, sáng tới sớm nhất, tối về trễ nhất, làm việc tới nỗi sinh ra nghiện rượu vì stress nhiều quá. Đó không phải là cuộc sống mà chị muốn, chị muốn mình đi làm về chơi với con và cảm thấy vui vẻ. Chính vì vậy sau khi sinh đứa con đầu lòng, do áp lực về công việc, lúc nào cũng phải nghĩ tới việc phải làm sao thắng kiện khiến chị quyết định bỏ nghề để ở nhà chăm con, giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Tấm bằng Luật bị Kỳ Duyên bỏ quên, và như bà Đặng Thị Tuyết Mai nói - thì nó được “treo trong gara để xe của gia đình”. Là người mẹ, bà Đặng Thị Tuyết Mai vẫn đồng ý đề cô con gái cưng của mình lựa chọn những điều mà mình muốn, miễn là điều đó khiến con gái bà cảm thấy hạnh phúc.

Nói về thành công trong nghề MC của con, bà cũng không khỏi tự hào: "Người mẹ nào cũng vui khi nghe con mình được khen. Và chắc chắn đứa con nào cũng sẽ tự hào khi nghe người ta ca ngợi mẹ. Ngày xưa tôi đã dạy Kỳ Duyên nói tiếngViệt, dạy Kỳ Duyên hát… Nhưng khi "đệ tử" xuống núi 15 năm rồi mà "sư phụ" thì vẫn còn trên núi, vì vậy trong nghề nghiệp có khi sư phụ chỉ đáng làm "sư muội". Hai mẹ con có khi xem như hai người bạn, hai chị em".

Nhan sắc Việt lận đận tình duyên

Nguyễn Cao Kỳ Duyên nổi tiếng không chỉ bởi nhan sắc trời phú mà còn là một người phụ nữ đa năng. Thế nhưng thành công trong sự nghiệp bao nhiêu thì đường tình duyên của chị lại lận đận bấy nhiêu. Hai lần kết hôn và hai lần ra tòa, giờ đây Kỳ Duyên là bà mẹ đơn thân nuôi hai con gái dễ thương của người chồng cũ.

nguoiduatin-kyduyen1.jpg

Bà Tuyết Mai

Lần đổ vỡ hôn nhân đầu tiên của Kỳ Duyên với bác sĩ người Việt ở Mỹ - Nguyễn Quang Li, bà Tuyết Mai, người không chịu được thói đa tình của ông Nguyễn Cao Kỳ, đã mừng vì con ly dị. Bà là người sống bên cạnh Kỳ Duyên, chứng kiến sự bất hòa trong mối quan hệ giữa con và người chồng đầu. Có lần bà kể: “Mỗi lần con đi biểu diễn, mẹ đều đi đón thay vì chồng con. Lúc con đang có bầu đứa thứ hai lại đi nguyên một tour về, mẹ vừa lái xe vừa khóc nhưng không nói với con”.

Cuộc hôn nhân thứ hai của Kỳ Duyên với luật sư, người dẫn chương trình Trịnh Hội đẹp như trong mơ nhưng cuối cùng vẫn không tránh khỏi cuộc chia ly. Bà Tuyết Mai dù tiếc nuối nhưng vẫn tôn trọng quyết định của con gái bởi khi xưa con gái cũng đã từng tôn trọng mẹ như thế.

Bà nhớ lại: "Đối diện với cuộc ly hôn của bố mẹ, con gái tôi đã tìm nhiều cách để bố mẹ làm hòa với nhau, thậm chí bày ra chuyến du lịch vòng quanh một số nước chấu Á, dĩ nhiên là có con gái đi cùng. Kỳ Duyên nói: "Bố mẹ cố gắng sống cùng nhau thêm chút nữa, nếu sau chuyến đi này, bố mẹ vẫn quyết định chia tay, con sẽ tôn trọng quyết định này". Nhưng việc gì đến đã đến. Sau "biến cố" đó, Duyên không chỉ là một đứa con mà còn như người bạn thân thiết để tôi chia sẻ những tâm tình, ước muốn. Mẹ con tôi luôn có mặt bên nhau, chăm sóc lẫn nhau, bất cứ lúc nào."

Cuộc chia tay với người chồng thứ hai, Trịnh Hội đã khiến Kỳ Duyên sợ hôn nhân. Tiếc nuối duy nhất từ cuộc hôn nhân này là không được cùng nhau chăm sóc con cái (hai đứa con riêng của Kỳ Duyên và hai con do cô và Trịnh Hội nhận nuôi từ các chuyến đi từ thiện). Chị cho rằng, sự đổ vỡ của hôn nhân không khiến chị đau khổ nếu nỗi đau khổ đó không dính đến con cái.

Theo Kỳ Duyên: "Ai mà có con rồi sẽ hiểu, không bao giờ dám tự tử vì tình nữa. Và cũng không bao giờ có một cuộc tình nào đó đánh ngã mình được. Bây giờ tôi là single mum (bà mẹ đơn thân), tôi phải là người mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho các con. Tôi không biết thứ tình cảm đặc biệt dành cho các con trong tôi sẽ giữ được bao lâu nhưng nó rất thiêng liêng. Bây giờ, mỗi lần buồn vì người yêu có thể khóc một chút rồi thôi nhưng buồn vì con thì thật khủng khiếp".

Kim Kim
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Elvis Phương
Dòng đời của Elvis Phương

TT - Ít ai ngờ giọng ca lẫy lừng suốt nửa thế kỷ đã bị bố "mời" ra khỏi nhà từ năm 16 tuổi vì chọn con đường ca hát. Ðó chỉ là một trong vô số "bí mật" mà Elvis Phương sẽ kể trong My way - Dòng đời vào tối 21-12 tại White Palace (TP.HCM).

Dòng đời - kỷ niệm 50 năm ca hát - không chỉ được Elvis Phương kể bằng âm nhạc mà còn bằng rất nhiều hình ảnh tư liệu, những đoạn băng hay kỷ vật cũ và cả những tâm tình ngay trong đêm nhạc mà bất cứ ca sĩ nào cũng mơ ước.


Người chỉ biết hát!

Sắp bước qua tuổi 67 nhưng sức làm việc cùng sự tận tụy trong công việc của ông khiến bất cứ ai cũng phải kính nể. Chuyện ông vẫn còn đứng vững và hát tốt sau đợt phẫu thuật tim thập tử nhất sinh vào tháng 5-1998 lâu nay vẫn được coi là một "huyền thoại" của làng văn nghệ. Nhiều người nghĩ dẫu có qua khỏi ông cũng không thể hát lại. Riêng ông có một niềm tin ngược lại, rằng còn sống là còn hát.

"Tôi tin vì tôi chưa từng sống thiếu hát. Tôi vẫn sẽ hát dù chỉ còn một khán giả cuối cùng. Khi không còn ai nghe tôi hát, tôi sẽ về nhà hát cho vợ con mình nghe" - ông cười hiền hòa. Bởi vậy mẹ hay vợ ông lúc nào cũng "rên" là Elvis Phương chỉ biết hát.

Người cha kiến trúc sư và giáo viên dạy tiếng Pháp luôn kỳ vọng ở con trai cả Phạm Ngọc Phương trong gia đình có 10 anh em, được cho học trường Tây từ năm 5 tuổi, sẽ là bác sĩ hay ít nhất phải là kỹ sư. Vậy mà đến năm 16 tuổi, khi được bố chuẩn bị gửi sang Pháp học, Phương lại cả gan từ chối với lý do "con muốn theo nghề hát".

Chấp nhận hình phạt của bố, chàng trai ra khỏi nhà, từng bước khởi nghiệp ca hát với lời hứa sẽ thật nghiêm túc với nghề nghiệp, không phụ công giáo dưỡng của cha mẹ. Lời tự hứa này ông đã giữ nó cho đến tận hôm nay. Mà cũng nhờ đó sau hai năm, người mẹ đã gọi điện giọng run run: "Con về đi, bố đã hết giận rồi!".

Lúc bố hết giận cũng là lúc ông được biết đến như một ca sĩ pop rock chuyên trị những ca khúc Anh, Pháp. Ông tham gia nhiều ban nhạc như Rockin’ Stars, Les Vampires... và là một trong những người của những năm 1960-1970 khuấy động phong trào nhạc trẻ đầu tiên của Sài Gòn trong ban Phượng Hoàng lúc ấy với Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... Yêu mến vua nhạc rock’n’ roll Mỹ Elvis Presley, ông chọn cho mình nghệ danh Elvis Phương.

Ai cũng nói ông có chất giọng đặc biệt, không khó để thành danh. Nhưng ông lại luôn ý thức giọng hát là trời cho nhưng thành công là nhờ khổ luyện. Mấy mươi năm qua, không ngày nào ông không luyện giọng.

Ông kể trong ngập ngừng: "Lúc phẫu thuật tim xong, câu đầu tiên tôi hỏi là liệu tôi có thể hát nữa không? May quá, bác sĩ trả lời vết thương lành rồi thì hát không sao". Không đợi đến khi vết thương lành hẳn, Elvis Phương đã ôm cái gối hình trái tim mà các bác sĩ tặng để tập hát trở lại ngay khi vết thương chưa kín miệng. Lúc đầu là những động tác thở. Sau là những câu hát ngăn ngắn. Mỗi lần như thế là mỗi lần ứa nước mắt vì đau. Và đó là lúc ông bỗng nhớ quê da diết.

Gần cuối năm 1998, khi vết thương tương đối lành, ông quyết định trở về Việt Nam, mua nhà ở Nha Trang quê vợ để ngày ngày luyện thể lực và giọng hát cùng biển cả.


Khi "thuyền" về với "biển"

Ðó cũng là lúc ông bắt đầu hát Thuyền và biển và những ca khúc mà người ta hay gọi là "nhạc cách mạng". Ông bộc bạch: "Thuyền và biển lúc đó cứ như tâm tình của tôi với quê hương..."

Bây giờ thì vợ chồng ông chọn Q.2 (TP.HCM) làm nơi cư trú chính. Mỗi sáng ông vẫn dành một tiếng chạy bộ quanh nhà, vừa chạy vừa đeo tai phone nghe nhạc và hát. Thường là nghe và nhẩm theo những ca khúc ông vẫn hay hát như một hình thức ôn luyện. Thói quen uống nhiều nước, thở sâu bằng bụng và hát như một hình thức "vỡ giọng" trước mỗi đêm diễn là bí quyết "50 năm vẫn hát tốt" của Elvis Phương - một bí quyết mà ông cho là bình thường, ai cũng biết nhưng ít ai chịu thực hành một cách nghiêm túc và đều đặn.

Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt "bí quyết" này mà ở tuổi gần "thất thập cổ lai hi" ông vẫn càng hát càng có lực. Các nhạc công nổi danh như Lý Ðược, Vĩnh Tâm... vẫn hay "than" cứ đàn cho Elvis Phương hát là nhừ hết tay. Bởi trong các đêm nhạc ở phòng trà, chuyện Elvis Phương hát không ngừng là chuyện thường tình. Khán giả còn yêu cầu là còn hát. Hết giờ làm việc của ban nhạc mà vẫn còn yêu cầu thì ông lại bật nhạc đĩa lên để hát tiếp.

"Tôi không thể phụ lòng khán giả. Họ không chỉ bỏ tiền bạc mà còn thời gian để cùng tôi sống những khoảnh khắc đẹp đẽ của cuộc đời. Không có họ, tôi không có 50 năm quý giá vừa qua" - Elvis Phương trải lòng.

Nhưng 50 năm, tất nhiên không chỉ có ánh hào quang. Elvis Phương thổ lộ khoảng đời khó khăn nhất là sau khi mổ tim. Vừa đối diện với vấn đề sức khỏe, vừa chịu sức ép từ những kẻ cực đoan khi ông quyết định trở về. Bầu sô Mỹ tẩy chay ông suốt một năm sau đó, còn bầu sô ở Úc thì không ngó ngàng đến hai năm sau. Bạn bè trong nước lẫn hải ngoại không ít người cũng cho rằng ông đã có một quyết định sai lầm. Nhưng ông vẫn cảm thấy vô cùng thoải mái với chọn lựa của mình vì "hát ở Việt Nam là sướng nhất".

"Người ta cứ nói ở Việt Nam khó lắm nhưng tôi chưa bị làm khó bao giờ" - Elvis Phương nói. Ngay cả với việc rất nhiều ca khúc gắn liền với tên tuổi Elvis Phương như Vết thù trên lưng ngựa hoang chưa được cấp phép cho trình diễn trong sô lần này vẫn không bị ông liệt vào chỗ làm khó.

"Bây giờ chưa cấp phép thì mai mốt cấp. Tôi sẽ để dành những ca khúc đó cho đêm kỷ niệm 60 năm ca hát của mình" - lại là một tâm sự của danh ca hiền lành nhưng không dễ chao đảo hay nản chí Elvis Phương.

ImageView.aspx

Một trong số ảnh tư liệu của Elvis Phương sẽ được trưng bày tại sảnh White Palace trong đêm 21-12


Trong đêm kỷ niệm My way - Dòng đời, Elvis Phương sẽ hát khoảng 25 ca khúc Việt Nam lẫn ngoại quốc mà ông yêu thích: O’ Cangaceiro (ca khúc đầu tiên trên sân khấu của Elvis Phương), Blue Suede shoes, Nửa đêm ngoài phố, Không, Bài thánh ca buồn, Mùa thu Paris, Mười năm yêu em, Về đây nghe em, Thuyền và biển, 60 năm cuộc đời, Khoảnh khắc, Xin làm người hát rong... Khách mời trong chương trình là ca sĩ Lệ Thu, Thanh Hà, em gái Kiều Nga cùng Mỹ Tâm và Phương Vy.

QUỲNH NGUYỄN
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Elvis Phương nguyện trọn đời bên vợ

Nam ca sĩ hải ngoại luôn nhắc đến người vợ với tình cảm trìu mến. Theo Elvis Phương, tình yêu của vợ chắp cánh cho tiếng hát anh bay xa bay cao suốt 50 năm theo nghề.

- Nhìn lại chặng đường 50 năm ca hát, anh có cảm xúc gì?
- 50 năm ca hát tưởng như rất dài nhưng thật ra cũng rất ngắn vì có quá nhiều bài hát đi theo tôi suốt thời gian dài ấy. Có bài gắn liền hơn 40 năm nay, có những bài tôi là người hát đầu tiên mà đến giờ vẫn được yêu cầu hát lại mỗi lần xuất hiện trên sân khấu. 50 năm đã trôi qua mà cứ ngỡ như hôm nào...

elvis-phuong-10.jpg

Elvis Phương đã đi hát 50 năm. Ảnh: E.L.

- Cột mốc nào đánh dấu cái tên Elvis Phương trong làng ca nhạc?

- Tôi nghĩ cái duyên cũng có thể xem là định mệnh là từ giai điệu bài hát của một cuốn phim được xem từ nhỏ. Nó đã ám ảnh tôi. Từ đó, lúc nào tôi cũng thấy trong trí óc non nớt thời ấu thơ đã bắt đầu thích những giai điệu và thích hát.

Tôi sinh ra và lớn lên tại Bình Dương, vùng đất của những vườn điều, vườn măng cụt rộng mênh mông. Cha tôi luôn muốn con chỉ chú tâm vào việc học, và định sẵn con đường tương lai cho tôi. Nhưng dường như cái nghiệp hát đã theo tôi từ nhỏ, không lúc nào ngưng chảy trong tôi. Năm lên sáu, với cây guitar chỉ còn một dây, tôi tập đàn và hát những bài nhạc Pháp qua chiếc radio cũ kỹ. Rồi định mệnh theo nghiệp ca hát xuất hiện trong một lần tham dự hội chợ từ thiện do các ma-sơ tổ chức. Tôi được đám bạn ghi tên lên sân khấu biểu diễn. Lần đầu với bao bỡ ngỡ... Đó là cái duyên với âm nhạc để khán giả có được cái tên Elvis Phương của ngày hôm nay.

- Người xưa dùng từ "kiếp cầm ca" để chỉ cuộc đời ca sĩ. Còn anh muốn được gọi thế nào?

- Tôi nghĩ bây giờ, họ vẫn dùng từ "kiếp cầm ca" đấy. Nhưng cuộc đời ca hát của tôi thì nên dùng "nghiệp". Tôi ước mơ được ca hát từ lúc còn rất trẻ và đến bây giờ vẫn còn đam mê. Tôi nghĩ đến bây giờ tên mình vẫn được nhiều người nhớ đến chính là nhờ sự đam mê, luyện tập và hát hết mình. Đến bây giờ dù đã 50 năm đứng trên sân khấu, nhưng mỗi lần bước lên tôi vẫn còn có cảm giác hồi hộp như lần đầu tiên vậy.

- Đến giờ, người ta nhớ Elvis Phương với chất giọng trầm ấm trong các ca khúc trữ tình. Vậy mà có thời anh tham gia ban nhạc rock, vì sao vậy?

- Thật ra tôi bắt đầu sự nghiệp bằng ca khúc rock, với những ban nhạc rock thời đó và đến giờ tôi vẫn thích nhạc rock. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn hát thể loại này. Có lẽ chất rock trong tôi vẫn còn chăng?

el-1.jpg

Nam ca sĩ cách đây 50 năm. Ảnh: E.P.

- Là ca sĩ hải ngoại về Việt Nam hát đã nhiều năm, cảm giác của anh giờ thế nào?

- Nhiều người xa quê hương lâu trở về thấy có nhiều điều mới. Còn đối với tôi, càng đi xa, khi trở về tôi lại thấy gần gũi hơn.

- Sài Gòn trong ký ức của anh là gì?

- May mắn giúp tôi trở thành một ngôi sao của làng âm nhạc Sài Gòn. Tình thương của khán giả, của các anh em đồng nghiệp đã trở thành hành trang trong những chuyến lưu diễn. Tôi nhận được bao nhiêu thành công từ tình thương yêu đó. Tôi xa quê hương và giữ trong mình nỗi nhớ nhung da diết: nhớ Phố Catinat về đêm nhộn nhịp người qua lại, nhớ những cơn mưa mùa hạ và nhớ đến nao lòng Sài Gòn đêm Noel buồn...

- Vợ anh luôn sát cánh bên chồng trong mọi show hát, anh chia sẻ gì về chuyện này?

- "Quyết chí không buông tha nhau", đó là câu nói của tôi thường dành cho vợ mình. Bạn có tin không, vợ chồng tôi suốt mấy chục năm nay chưa từng rời xa nhau. Chúng tôi nguyện được có nhau trọn đời.

Vợ tôi không quản ngại khó khăn cùng chồng đi lưu diễn khắp nơi. Ngày trước Lệ Hoa là một doanh nhân nổi tiếng, chấp nhận gác bỏ công việc vì không muốn hai vợ chồng cách xa nhau quá lâu. Nhờ vậy mà gia đình hạnh phúc, cuộc sống bình yên và tinh thần yên ổn. Đó là những xúc cảm để tôi có thể hát mãi cho người và cho đời.


Elvis Phương dành tâm huyết cho liveshow 50 năm 'Dòng đời'. Ảnh: E.P.

- Lần trở về này, anh sẽ mang cho khán giả quê hương điều gì?

- Sự trở về lần này của tôi có một chút khác hơn so với mọi lần. Tôi chia sẻ với những người còn yêu tiếng hát của Elvis Phương qua năm tháng trong đêm nhạc kỷ niệm 50 năm cuộc đời ca hát.
Tôi lại được đứng hát giữa nơi chôn nhau cắt rốn, giữa những khán giả đã theo sát con đường ca hát của mình. Thèm sao được thốt lên rằng: tôi yêu lắm mảnh đất này, những con người này....
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Tuấn Ngọc

Tuấn Ngọc tiết lộ cái lợi khi lấy con Phạm Duy

Ca sĩ của những bản tình ca lãng mạn như Riêng một góc trời, Khúc thụy du, Phôi pha… đã có những câu trả lời rất hóm hỉnh về mối quan hệ với nhạc sĩ Phạm Duy trong buổi phỏng vấn.

Sẽ rất khó khăn nếu sinh ra ở thời này

- Anh cảm thấy hát tại sân khấu ở hải ngoại so với sân khấu trong nước khác nhau những gì? Anh thấy khán giả ở hai nơi này có gì khác nhau?

Tôi thấy căn bản không có khác nhau gì mấy. Chỉ có cảm xúc của khán giả ở hai nơi này thì khác nhau. Bên kia người ta nghe tôi nhiều rồi còn trong nước thì ít hơn. Nhưng với tôi, ở đâu thì đó cũng là những khán giả yêu quý của mình. Tôi thấy khán giả của tôi ở đâu cũng dễ thương hết, chỉ có khán giả không phải của tôi mới không dễ thương thôi. (Cười).

20111218092829_ngoc1.jpg


- "Riêng một góc trời" gần như là một bài hát mà cái tên Tuấn Ngọc “đóng dấu” trong lòng khán giả. Nhưng với riêng anh, ngoài ca khúc này ra thì ca khúc nào anh đặc biệt tâm đắc, có cảm xúc đặc biệt khi thể hiện?

Ca khúc nó cũng giống như một bông hoa, mỗi bông có một cái đẹp riêng, không thể nói bông nào là đẹp nhất. Các ca khúc cũng vậy, khó có thể nói rằng ca khúc nào là hay nhất.

- Anh đánh giá như thế nào về phong cách âm nhạc Việt hiện nay so với âm nhạc của các nhạc sĩ như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng… thời trước?

Tôi may mắn sinh ra trong một giai đoạn mà âm nhạc Việt có nhiều tác phẩm, tác giả rất hay, hay nhất. Đây cũng có thể nói là thời kỳ vàng son của âm nhạc Việt Nam. Xưa, âm nhạc mà các nhạc sĩ viết ra chú trọng đến phần nội dung, tình cảm nhiều. Còn bây giờ, âm nhạc nghiêng về hình thức hơn nội dung, nhấn mạnh phần nhịp điệu, nhịp điệu nhiều hơn giai điệu. Tôi thấy không hay như ngày xưa. Bây giờ làm sao mà có được những nhạc sĩ như: Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên… Thời đó tôi lớn lên trong không gian âm nhạc ấy, cảm nhận được những cảm xúc ấy, hát không hết được số lượng những ca khúc rất hay ấy nên tôi không hát nhạc mới cũng là vì lý do này. Và có lẽ, nếu tôi sinh ra thời này thì sẽ rất khó khăn cho tôi.

- Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay, các ca sĩ trẻ cũng rất nhiều người tìm về với nhạc xưa, chọn dòng nhạc xưa để biểu diễn. Anh có đánh giá như thế nào về cách hát, cách cảm thụ những ca khúc nhạc xưa ấy của họ?

Đúng vậy! Cũng giống như ngoại quốc, ca sĩ trẻ của Việt Nam giờ cũng hát lại nhạc xưa. Phải thừa nhận, kỹ thuật hát của các ca sĩ trẻ giờ rất tốt, giỏi hơn xưa. Ngay cả những ca sĩ không nổi tiếng nhưng tôi cũng thấy họ hát rất hay. Nhưng cách nhìn về âm nhạc đối với tôi thì tình cảm vẫn là trên hết rồi sau đó mới tới kỹ thuật. Theo tôi một người dù không phải là ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng trong một cuộc vui, anh ta cầm cây đàn và hát một bài hát làm mình cảm động, điều đó quan trọng hơn là người có giọng hát hay, kỹ thuật tốt nhưng khi hát xong một bài mà tôi không có cảm xúc gì hết.

- Đến giờ thì anh đã rất thành công trong sự nghiệp, có rất nhiều khán giả yêu mến nhưng chắc hẳn anh cũng đã phải trải qua những khó khăn ở thời điểm ban đầu đi hát?

Bước đầu bao giờ cũng khó khăn. Lúc 5 tuổi tôi đã đi hát trong những chương trình thiếu nhi trên đài phát thanh nhưng đến năm 17 tuổi thì mới bắt đầu trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Năm đó là năm khó khăn nhất mà tôi nhớ mãi trong cuộc đời ca hát của mình. Lúc ấy tôi không phải thần đồng mà cũng chưa phải là người đàn ông. 17 tuổi hát ở vũ trường thì nhỏ quá còn hát trong chương trình… thiếu nhi thì già quá nên rất khó kiếm được việc làm, không biết hát ở chỗ nào thì phù hợp. Hồi đó đi hát không dễ như bây giờ chỉ cần lên tivi, lên mạng là được mọi người biết đến. Còn xưa đi hát có khi 5, 10 năm mà vẫn chưa có nhiều người biết.

- Bây giờ, nhiều khán giả yêu mến đã gọi anh là danh ca Tuấn Ngọc. Nhưng giữa hai cách gọi “ca sĩ” và “danh ca”, anh thích cách gọi nào hơn?

Tôi thích được gọi là ca sĩ hơn là danh ca. Gọi danh ca tôi thấy ngượng. Gọi bằng ca sĩ tôi thấy thoải mái hơn.

Vợ đẹp thì thương nhiều hơn nhưng xấu cũng phải chịu

- Mọi người vẫn “ghen tỵ” với ca sĩ Tuấn Ngọc vì có một người vợ rất trẻ trung xinh đẹp. Hẳn anh cũng tự hào về điều này chứ?

Với tôi khi đã lấy vợ rồi thì vợ mình có đẹp hay xấu, ốm hay mập thì cũng đều thương hết. Tất nhiên, nếu đẹp thì thương nhiều hơn. Nhưng mà lỡ có xấu đi thì cũng phải chịu chứ làm sao?

- Nhưng một ca sĩ được mến mộ như anh mà nói là “cũng phải chịu” như thế thì hơi khó tin. Anh có khẳng định mình là một người chung thủy?

Tôi đã trả lời với nhiều người về vấn đề này rồi. Đối với một người nghệ sĩ, tôi là người đàng hoàng nhất trong đám người bê bối.

- Còn về nhạc sĩ Phạm Duy, anh có thể nói gì về người nhạc sĩ có những sáng tác rất hay cho mình biểu diễn và đồng thời cũng “cho” anh cả… một cô con gái?

Tôi với nhạc sĩ Phạm Duy nếu nói về nghệ thuật và âm nhạc thì rất hợp nhau. Còn về quan hệ gia đình, cũng đã có người hỏi tôi “làm con rể của Phạm Duy có áp lực nhiều không?” và tôi thấy, nhạc sĩ Phạm Duy là một người khá phóng khoáng, dễ chịu nên tôi không bị áp lực gì cả. Áp lực làm con rể phạm Duy hình như nhẹ hơn là việc làm chồng con gái ông ấy. Có điều khi lấy con gái Phạm Duy thì tôi được cái lợi lớn nhất là hát ca khúc của ông ấy mà… không phải trả tiền bản quyền.

- Và lý do anh mời nhạc sĩ Phạm Duy làm người dẫn chuyện cho mình trong liveshow lần này cũng là để… không phải trả công?

Thực ra chương trình nào cũng phải có người dẫn dắt. Tôi không nghĩ có người nào khác có thể dẫn dắt những tiết mục biểu diễn của tôi mà sâu sắc được như phạm Duy. Ông chính là nhân chứng cho các thời kỳ âm nhạc của tôi từ đầu tới giờ. Thêm vào đó một lý do nữa là với Phạm Duy, chương trình nào của tôi ông cũng muốn tham gia. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ có rất nhiều câu chuyện để kể, giao lưu với khán giả. Vì thế, chương trình này sẽ có hai MC là Phạm Duy và Tuấn Ngọc.
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Ca sĩ Tuấn Ngọc: Khó khăn với mình để cầu tiến

Hơn 50 năm đứng trên sân khấu, giọng ca Tuấn Ngọc vẫn luôn giữ được sự ấm áp, mượt mà, tình cảm, lôi cuốn. Anh nhận rằng, nếu không ca hát, anh chẳng biết làm gì để sống.

images311928_5c.jpg

Ca sĩ Tuấn Ngọc

Sẽ ngừng hát nếu...

Về nước lần này chỉ để diễn 3 đêm tại phòng trà Đồng Dao, vợ chồng anh có rất ít thời gian. Vốn là người kỹ tính, Tuấn Ngọc rất chăm tập với ban nhạc, dù rằng những nhạc phẩm mà anh trình diễn lần này đa phần là những ca khúc quen thuộc, ban nhạc đều là những người anh thường biểu diễn chung mỗi khi về Việt Nam.

Anh nói: “Tôi phải tập kỹ vì muốn quen với âm thanh, địa điểm trình diễn mới”. Ca sĩ Thái Thảo, vợ anh, cũng công nhận Tuấn Ngọc là người khó tính, nhưng là khó tính với nghề nghiệp thôi. “Thật ra, tôi khó với tôi thì đúng hơn – Tuấn Ngọc thanh minh. Nghề đòi hỏi mình phải tập luyện mỗi ngày. Tôi vốn là người cầu toàn, nên lúc nào cũng mong đã ra sân khấu biểu diễn thì mọi việc phải tốt đẹp, chu đáo nhất. Phải tự khó khăn với mình để cầu tiến”.

Chính vì tính cầu toàn này, mà anh không bao giờ ngại tập luyện, trái lại thường “xin” được tập thêm với ban nhạc. Chị Thái Thảo luôn là người được anh tin cậy “nhờ” xem xét, kiểm tra chất lượng âm thanh. Trong lúc Tuấn Ngọc tập hát với ban nhạc, Thái Thảo đi vòng quanh khắp khán phòng để báo lại cho anh biết, khán giả dù ngồi ở bất cứ vị trí nào cũng có thể nghe tốt và chị cũng xác nhận xem anh đã hát tốt bài hát nào đó hay chưa.

Hầu hết những lần Tuấn Ngọc về nước biểu diễn đều có Thái Thảo đi cùng. Nhìn cách chị chăm sóc, hỗ trợ anh trong những đêm diễn từ việc chọn trang phục, trang điểm, chọn tư thế xuất hiện, lo từng ly nước… mới thấy họ thật sự là đôi nghệ sĩ cần cho nhau.

Với hơn 50 năm theo nghề ca hát, khi hỏi anh có tính chừng nào nghỉ không đi hát nữa, Tuấn Ngọc từ tốn: “Tôi bắt đầu đi hát từ lúc 4 tuổi với lớp cha, chú, tiếp đó hát với thế hệ của mình, sau đó hát với con của họ và đến khi nào tôi hát với lớp cháu của họ, lúc đó tôi sẽ nghỉ hát”.

Không có gì để phàn nàn

Tuấn Ngọc ngoài đời dễ gần và vui hơn khi anh ở trên sân khấu rất nhiều. Anh bảo mỗi khi hát một ca khúc nào, anh thường thả hết hồn mình vào đó, mà những bài hát anh thể hiện thường có giai điệu, ca từ sâu lắng, trữ tình nên đòi hỏi sự thể hiện nội tâm nhiều hơn, làm sao cười được. Ai đã từng tiếp xúc với Tuấn Ngọc, đều dễ dàng nhận ra, anh là người hài hước, thích bông đùa.

Chị Thái Thảo tiết lộ: “Ra ngoài Tuấn Ngọc ít nói, chứ về nhà anh ấy ham nói lắm và cũng rất hay vui đùa. Có dạo anh còn bị mang tiếng là người lạnh lùng; mỗi lần hát, chẳng nhìn ai, chỉ nhắm mắt. Thật ra, anh Tuấn Ngọc là người nhút nhát và hay mắc cỡ. Bây giờ, anh đã nói chuyện với khán giả rất nhiều”.

Tuấn Ngọc không ngại hát cho nhiều hay ít người xem. Với anh: “Hồi mới đi hát, tôi chỉ mong có một người chịu nghe mình hát đã là hạnh phúc rồi. Bây giờ, có được cả trăm người nghe là quá hạnh phúc”. Theo thời gian, Tuấn Ngọc vẫn giữ được phong độ, không có chiều hướng phát tướng theo tuổi tác. Nhìn anh khó biết anh đã qua tuổi 60. Hỏi anh có “bí quyết” gì không? Anh bảo, vì anh là người mê thể thao. “Mỗi ngày, tôi đều có 3 tiếng đánh tennis”.

Vợ anh còn cho biết thêm, Tuấn Ngọc không ăn thịt, anh chỉ thích ăn cá và rất nhiều rau trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Anh chia sẻ chân tình: “Thời gian qua, tôi có bị bệnh, phải mổ, nhưng bây giờ sức khỏe đã tốt rồi. Tôi đã đi hát lại bình thường”. Ngay cả chuyện bệnh tình cũng được anh nói bằng ngôn ngữ bông đùa, như thể đang nói về một chuyện gì đó rất vui vẻ, thú vị.

Tuấn Ngọc có 3 người con gái, cô con gái út đang ở tuổi 15. “Các con tôi chẳng đứa nào chịu theo nghề ca hát. Cũng hơi buồn, vì trong thâm tâm tôi vẫn muốn có 1 đứa theo nghề của mình”. Nhưng trên hết, anh vẫn nhận mình là người quá may mắn, quá hạnh phúc. “Được đi hát và sống được với nghề cho đến tận hôm nay, tôi còn mong muốn gì hơn nữa. Tôi không có gì phải phàn nàn”.

Mối bận tâm nhiều của Tuấn Ngọc và Thái Thảo bây giờ là cô con gái út đang ở tuổi trưởng thành. Thời gian này, Tuấn Ngọc không dám nhận đi diễn với thời gian dài, vì muốn dành thời gian gần gũi, chỉ bảo cho con gái. Riêng Thái Thảo đã nghỉ hát 2 năm nay để toàn tâm lo cho gia đình.

Cuộc sống của anh ở Mỹ cũng chỉ bận đi diễn vào những ngày cuối tuần, thời gian còn lại anh vào phòng thu. Gia đình anh có phòng thu riêng nên Tuấn Ngọc thu và ra album là do gia đình tự làm. Vốn kỹ và khó tính, chuyện thu và làm album với Tuấn Ngọc cũng là một… kỳ công.

Như Hoa
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Tuấn Vũ

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời trước và sau khi nổi tiếng

(PL&XH) - Tiếng hát của Tuấn Vũ một thời là giọng ca "thần tượng" của thính giả Việt Nam cũng như ở Hải ngoại. Từ Sài Gòn ra Hà Nội, đâu đâu cũng nghe văng vẳng giọng ca của anh.

Nào "Nỗi Buồn Sa Mạc, nào Người Yêu Cô Đơn, Khi Đã Yêu, Tương Tư 4, Mimosa, Phượng Buồn... và biết bao nhiêu là nhạc phẩm khác đã được trình bày bởi Tuấn Vũ được thính giả ưa thích.


10081106142853694.jpg

Ca sĩ Tuấn Vũ:


Nghiệp ca hát hay là định mệnh

Tuấn Vũ tên thật là Nguyễn Văn Tài (SN 16-12-1959) tại TP Phan Thiết, Việt Nam, nhưng quê gốc của anh là ở xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ, Tuấn Vũ không được theo học bất kì một trường lớp thanh nhạc nào. Anh cùng gia đình sống ở một xóm nghèo.

Do có chất giọng khá ấm và ngọt ngào nên anh vào đội hát thánh ca của nhà thờ. Năm 15 tuổi, Tuấn Vũ "mạnh dạn" xin được lên hát trên sân khấu khi đoàn hát Mỹ Dung đến Bình Thuận lưu diễn. Trong những bước đầu chập chững trên con đường nghệ thuật, Tuấn Vũ hát bài "Đom Đóm" được bà con trong thôn ngợi khen rất nhiều.

Anh còn đạt được giải thưởng ca sĩ của tỉnh Bình Thuận, nghệ danh thời đó của anh là Huy Vũ. Nhưng đến năm 1979, Tuấn Vũ theo một người dì sang Mỹ. Qua Mỹ, anh phải làm nghề đánh cá để kiếm sống, cuộc sống rất khổ cực.

Tuấn Vũ có giọng hát hay, yêu nhạc trữ tình, tính cách cũng rất lãng mạn, phiêu du, anh có thể hát khi đang làm bất cứ điều gì và ở đâu, kể cả khi đang đi đánh cá ngoài khơi, hoặc khi ở nhà một mình hay khi dạo trên bãi biển những hôm nước lớn không ra khơi được.

Tuấn Vũ tiết lộ thần tượng ca nhạc của anh lúc đó là nữ ca sỹ Giao Linh và ca - nhạc sỹ Nhật Trường. Cũng vì đam mê ca hát nhưng không có điều kiện theo học nhạc nên anh tự học, tự tập luyến láy, tự tập gõ nhịp và điều đáng nói nhất về giọng ca của anh là do thiên bẩm.

Cho đến một ngày (năm 1980) duyên phận cho anh gặp được nữ ca sỹ Trúc Mai thì cuộc đời anh đã bước sang trang mới và vinh quang cũng đến với anh từ lần gặp gỡ ấy. Tình cờ đi dạo trên bãi biển và nghe được giọng hát của anh chàng đánh cá, ca sỹ này đã tìm thăm và hỏi anh có muốn hát trên sân khấu hay không? Tất nhiên Tuấn Vũ đã chớp lấy cơ hội và từ đó anh được Trúc Mai cùng nhiều người khác dìu dắt thêm trên con đường âm nhạc như ca sỹ Giao Linh, Nhật Trường, Phượng Mai…

Nghệ danh Tuấn Vũ chính là tên ghép của 2 người cháu của anh (Tuấn và Vũ). Tuy hát rất nhiều nhưng mãi đến năm 1985 anh mới thu đĩa CD đầu tiên của mình, đó là CD "Đôi Mắt Người Xưa" ca cùng với "Nữ Hoàng Sầu Muộn" đồng thời là thần tượng của anh là ca sỹ Giao Linh. CD riêng của Tuấn Vũ chính là CD "Gửi Về Em" do trung tâm Thanh Lan thực hiện.

Những CD của anh được khán giả đón nhận vì chất kỹ thuật và rất truyền cảm. Bài hát đã đưa anh đến với khán giả chính là bài "Phượng Buồn". Anh chinh phục được khán thính giả mọi nơi, trong và ngoài nước. Ngày anh còn hát độc quyền cho "Thuý Nga" là những ngày tháng cho ra đời rất nhiều tác phẩm tuyệt vời như: Cô Bé Ngày Xưa, Bài Tình Ca Cho Em, Về Dưới Mái Nhà… Nhưng do "Thuý Nga" có chính sách "độc quyền", không cho các ca sỹ của mình hát cho các trung tâm khác nên thật đáng tiếc là thời kỳ ấy Tuấn Vũ không ra được nhiều CD. Đây có lẽ là một trong những điều thiệt thòi nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của anh.

Muốn về quê hương...

Nhiều phóng viên không chỉ trong nước mà còn ở hải ngoại đều muốn tìm bằng được dù chỉ một dòng giải mã về cuộc đời Tuấn Vũ nhưng Tuấn Vũ là người vốn kiệm lời, không quen tiếp xúc với giới truyền thông, đôi khi là "sợ" cánh báo chí. Cho nên để có được những thông tin về đời tư của ông hoàng "nhạc vàng" một thời này không phải là đơn giản. Thậm chí có vẻ còn nhiều bí ẩn về Tuấn Vũ mà chính mẹ anh cùng cả đại gia đình của anh cũng không tỏ…

Đã có lúc Tuấn Vũ mưu sinh như một cửu vạn, làm hộ lý dọn dẹp trong bệnh viện. Có lúc anh vừa đi làm, vừa đi học thêm trên đất người, làm đủ thứ từ: Thợ hàn, tiện, điện lạnh, tráng men. Say những bài hát và phát hiện phòng trà, quán cà phê đêm ở San Jose có sân khấu nhỏ cho nhiều ca sỹ, anh tìm đến, rồi cùng vài người đồng hương hát cho nhau nghe. Được ca sỹ Trúc Mai phát hiện, tên Tuấn Vũ có từ đó trong một album thu chung với nữ danh ca này.

Ngày ấy, được đón tiếp nồng nhiệt, bầu trời âm nhạc hải ngoại bắt đầu toả sáng thêm một ngôi sao trẻ. Album riêng của anh, "Gửi Về Em" được phát hành đến từng góc phố Cali và nước Mỹ, sang Âu châu, về Việt Nam... Quãng năm 1985-1989, một thời đỉnh cao, Tuấn Vũ đã có thể kiếm được cả nghìn đô la cho mỗi bài thu âm.

Vài chục bài một tháng, anh kiếm tiền nhiều như lá. Các trung tâm lớn, trong đó có Thúy Nga, mời mọc anh với cái giá sô của một ông hoàng âm nhạc. Hàng loạt những ca sỹ như Giao Linh, Hương Lan, Thanh Tuyền, Chế Linh... đã cùng Tuấn Vũ cho ra album chung. Tuấn Vũ đổi đời và mua nhà ở Cali với cái giá "nửa triệu đô" thời đó. Nhưng cái giá của "nghệ sỹ hàm siêu sao" đã vướng vào anh trên một vết xe đổ của không ít người nổi tiếng khác. Được đón tiếp nồng nhiệt bằng hoa và đô la, Tuấn Vũ đã chao đảo vì nổi tiếng và... quá cô đơn. Ai đó đã "loang" ra tin đồn nhanh chóng, rằng anh đã đam mê ma túy. Nghe nói có vài trung tâm băng nhạc "quỵt" của anh số tiền lên đến triệu đô, còn anh thì không đủ kiên trì và sức lực đòi lại nữa. Nhưng chưa hết, ngôi nhà anh nhờ bạn đứng tên cũng bị bạn lừa nốt. Tuấn Vũ lại sống trong cay đắng muôn phần…
Tiền còn đủ cho một ngôi nhà nhỏ, năm 30 tuổi, anh lấy vợ.

Cuộc sống hạnh phúc với người vợ gốc Hoa "ngắn tày gang" nhưng họ cũng có với nhau một đứa con trai tên là Đức. Nay Đức đã 21 tuổi và đang đi học. Ba mươi năm tình vàng gửi vào những ca khúc vàng. Tuấn Vũ từng tâm sự rằng, vợ chồng chia tay vì phía gia đình nhà vợ muốn Tuấn Vũ làm quản lý siêu thị cho họ nên anh phản đối. Anh nói là mình sinh ra để hát. Anh lại cô độc để rồi chìm trong rượu, cứ uống như thể một người bị trừng phạt.

Tuấn Vũ hiện đang độc thân. Ở Mỹ, nhiều danh ca hải ngoại không rõ lý do gì đã bớt những cuộc chơi bên anh. Có người còn nói anh không cùng đẳng cấp với họ. Tuấn Vũ bỏ mái tóc xoăn bồng dài đã thành nhãn hiệu nổi tiếng, làm nhiều khán giả Việt thoáng chút lạ lẫm, bàn tán, vẻ ngoài của anh đã quá khác với những tấm hình và những đoạn clip cũ. Em trai của người ca sỹ cũng nói thêm: "Tuấn Vũ bây giờ khác rồi, anh muốn về quê hương để sống và lấy vợ...". Hy vọng rằng một danh ca tài năng như Tuấn Vũ sẽ sớm đạt được ước nguyện của mình, cuộc đời anh vốn là những tháng ngày có "vinh" có "nhục" nhưng cuộc đời không "đóng cửa" với ai bao giờ, hạnh phúc rồi cuối cùng sẽ đến với người biết "kiếm tìm" nó bằng cái tâm trong sáng…

Bản Sa
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Tuấn Vũ chia tay vợ để… được hát

t384011.jpg


Được mệnh danh là “phượng hoàng của dòng nhạc sến”, tung cánh đầy mãnh lực trên sân khấu ca nhạc hải ngoại thập niên 80 – 90, nhưng đã hai lần Tuấn Vũ phải ngừng bay...

Sau bao năm không gặp, khán giả vẫn đòi hỏi Tuấn Vũ phải trôi chảy, phải mượt mà như hồi Hoa sứ nhà nàng, Sầu tím thiệp hồng… hoặc thời của những tiết tấu đều đặn, bằng phẳng trong liên khúc Tuấn Vũ . Có thể nói một điều, giọng hát của anh vẫn chưa sợ thời gian, nhưng nếu để đáp ứng những đòi hỏi trên thì hoàn toàn không trọn vẹn. Bởi Tuấn Vũ của hôm nay đã hát khác, bằng tâm trạng của một người đàn ông vốn tôn thờ tình cảm nhưng lại chịu nhiều đau đớn trong tình cảm. Khi chính người hát phải nhỏ lệ với số phận của mình, chỉ còn một cách là nuốt nó. Để làm gì? Để hát. Vì niềm đam mê trong con người nghệ sĩ của Tuấn Vũ chỉ là hát.

Bị lừa tiền và đẩy ra đường

- Danh ca Lệ Thu có nói từng gặp anh trên một hòn đảo ở Malaysia vào năm 1979, nhưng khi đó Tuấn Vũ… chưa là gì cả. Anh còn nhớ cuộc gặp đó không?

- Tôi nhớ chứ, đó là đảo Pulau Bidong ở Malaysia. Không chỉ có chị Lệ Thu, mà còn có anh Hùng Cường, chị Băng Châu, nghe nói là có cả chị Thanh Tuyền nữa. Năm ấy tôi tròn 20 tuổi, chuyến tàu chúng tôi đi bị dạt vào hòn đảo này. Đó là một ốc đảo tách biệt, liên hệ với bên ngoài chỉ nhờ tàu quốc tế vào tiếp viện thực phẩm. Một năm sống trên đảo tôi làm hộ lý, dọn dẹp trong nhà thương, không có lương, nhưng bù lại, tôi không phải lo chuyện ăn uống. Thời gian đó, cuộc sống của tôi chỉ đủ có cái ăn, không mơ ước, không gì cả.

Đầu năm 1981, tôi được vợ chồng chủ một nông trại bò sữa bảo lãnh sang Minnesota (Mỹ). Họ xem tôi như con, cho đi học và tôn trọng mọi quyết định của tôi. Vừa học, tôi vừa đi làm. Tuy nhiên, ở một thành phố mưa nhiều, lại không có đồng hương, buồn quá, tôi không chịu được nên chuyển đến San Jose tự thuê nhà và kiếm việc làm. Tôi làm thợ hàn, tiện kim loại và tráng men cho các thiết bị điện lạnh, trong suốt 2 năm.

- Từ anh thợ tiện thành “phượng hoàng” trong làng ca nhạc là một câu chuyện đầy ngạc nhiên. Mọi việc bắt đầu như thế nào hả anh?

- Một giờ, tôi làm được 4 USD, so với thu nhập hồi đó cũng khá cao. Cuối tuần, tôi thường đến quán cà phê nghe nhạc, rồi tham gia những đêm hát cho nhau nghe.

Năm 1985, ca sĩ Trúc Mai phát hiện ra giọng hát của tôi mời tôi thu chung một bài trong cuốn băng của chị. Từ bài hát đó, một trung tâm ca nhạc hải ngoại ấn tượng với giọng hát của tôi và khuyên tôi chuyển đến Santa Ana (Califonia) ở để tiện ca hát, ở đó người Việt đông và ca sĩ cũng nhiều. Về đây, tôi dùng số tiền dành dụm thực hiện cuốn băng Gửi về em và từ đó, nó đưa anh thợ tiện thành một ca sĩ được nhiều người biết đến..

Cuốn kế tiếp tôi hát với Phương Dung có tựa đề Tình chàng ý thiếp, rồi từ từ, nhiều trung tâm khác mời tôi hát. Thời đỉnh cao của Tuấn Vũ là năm 1985 – 1990. Mỗi bài hát tôi thu âm với giá 1.000 USD, mỗi tháng thu hơn 20 bài. Kiếm được tiền, tôi sắm nhà cửa, xe cộ.

Ngôi nhà của tôi lúc đó khoảng hơn 500.000 USD. Cuộc sống gần như đổi đời. Tôi đi diễn khắp nước Mỹ, châu Âu, đến đâu cũng được chào đón nồng nhiệt.

- Sau khi nổi đình nổi đám, anh bỗng ngưng hát một thời gian dài. Nhiều người nói sự “gãy cánh” của phượng hoàng là do ăn chơi. Còn người trong cuộc, nếu có một lời giải thích về quá khứ, anh sẽ nói gì?

- Tôi ham vui, nên không thể sống một mình. Từ năm 20 tuổi đã xa nhà và sống cô đơn với những người xa lạ nên muốn có một cuộc sống ấm cúng, vui vầy. Với tôi, tiền bạc không thành vấn đề, tình cảm mới quan trọng. Tôi nghĩ mất tiền sẽ không khiến mình trắng tay, nhưng mất niềm tin mới là điều khủng khiếp.

Tôi mất hàng triệu USD vì một vài trung tâm băng nhạc không trả. Nhà của tôi nhờ bạn đứng tên, cuối cùng bạn lật kèo, đẩy tôi ra đường. Rồi số tiền tôi gửi bạn lúc đi hát kiếm được cũng bị họ lừa. Tiền mất, nhà mất. Cay đắng và hụt hấng. Tôi ngưng hát 4 năm.

- Bốn năm trừng phạt mình vì sự mất lòng tin quả là quá dài. Có phải anh quá mềm yếu hay người bạn đó rất quan trọng với anh?

- Với tôi, bất cứ người bạn nào cũng quan trọng. Và điều đó lý giải tại sao tôi hụt hẫng lâu đến thế. Thời gian đó tôi ngập trong nỗi buồn và tìm đến rượu để trừng phạt mình. Tôi uống. Uống một mình. Uống đến khi thế giới xung quanh quay cuồng và gục xuống không biết gì nữa mới thôi. Tôi lang thang khắp nhà bạn bè, mua hàng lít rượu, đóng cửa phòng uống hết ngày này qua ngày khác.

Sau 4 năm triền miên, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ca sĩ Lê Uyên…chính là những người nâng tôi dậy. Anh Lê có nói, trời đã cho tôi giọng hát thì tôi phải hát, đừng bỏ cuộc, không có gì mất hẳn, miễn là tôi sống chân thành. Khán giả còn thương tôi lắm, đừng phụ lòng họ.

Chị Lê Uyên có phòng trà, bảo tôi về hát lại, còn Du Tử Lê đưa tôi về nhà anh ấy ở. Tôi hát trở lại, cuộc sống vui hơn. Khán giả vẫn gần gũi và thương tôi. Và tôi lại tìm được nhiều người bạn mới, chân thành và đúng nghĩa. Nhưng sau những va vấp ấy, giọng hát của tôi nhuốm màu cay đắng và tôi cũng dè dặt hơn với mọi thứ.

- Nhưng nhiều người nói Tuấn Vũ của hôm nay vẫn chưa đánh mất nét dễ thương, hồn nhiên và rất tin người?

- Tôi vẫn yêu thương mọi người, vẫn còn nhiều niềm tin, niềm vui khác. Tôi vẫn sống không đánh mất mình và chấp nhận những giá trị khác để tin rằng vẫn còn bao điều, bao người chân thành trong cuộc sống này.

Thực tế, sự hồn nhiên của tôi là để sống một cuộc sống chan hòa. Tôi đốt hết mình cho niềm vui của mọi người, còn chuyện buồn phiền tôi giữ lấy, đêm về nằm suy nghĩ. Ra đời là phải hồn nhiên, không phải là hồn nhiên đóng kịch. Giờ đây khi nói chuyện với anh, tôi hoàn toàn thanh thản, không suy nghĩ gì nữa. Khi đã có tuổi, cũng là lúc tôi biết trân trọng hơn những giây phút sống không nên đẩy mình vào cay đắng, muộn phiền.

Vì yêu hát nên chấp nhận chia tay vợ

- Khi trở lại cũng là lúc anh có một tình yêu để rồi ổn định chuyện gia đình?

- Tôi ngoài 30 tuổi, đang nghĩ đến một mái ấm thì tình yêu đến. Tôi lấy vợ và sống rất hạnh phúc. Nhưng tháng ngày ấy chỉ kéo dài đến 8 năm, khi ấy con trai tôi 7 tuổi. Chia tay là do gia đình bên vợ không muốn tôi đi hát. Vợ tôi lại là con gái duy nhất của một gia đình người Hoa, nên tiếng nói của gia đình tác động lên cô ấy nhiều lắm.

Nhà vợ có một cái siêu thị mi ni và muốn tôi về quản lý. Tôi không chịu vì nếu phải lựa chọn giữa ca hát và cái siêu thị, tôi sẽ chọn ca hát. Định mệnh sinh tôi ra để hát thì nên đi hát thôi. Nhưng họ không hiểu điều đó vì trong mắt họ, dù tôi có nổi tiếng cũng chỉ là người Việt hát cho người Việt.

- Đó có phải là cái giá quá đắt cho ca hát không? Và nghe có vẻ mâu thuẫn khi một người đàn ông từng bỏ hát vì mất niềm tin ở bạn, lại có thể bỏ hạnh phúc chỉ vì …ca hát?

- Khó khăn lắm tôi mới quyết định li dị và khi chia tay rồi, tôi lại ngưng hát thêm 4 năm nữa. Đó là khoảng thời gian tôi lo giải quyết vấn đề con cái, đúng hơn là dành quyền nuôi con. Cuối cùng là tôi nuôi con. Bốn năm lo cho con không phải là thời gian dài, nó khác trong 4 năm trước ngập trong nỗi buồn và thời gian trôi chậm chạp. Bốn năm của một người cha ngắn ngủi lắm. Tôi chăm con bằng hết trách nhiệm của mình. Sau khi chia tay, tôi vẫn liên lạc với vợ vì những vấn đề của con. Cô ấy giờ vẫn ở một mình.

- Sau 2 lần gián đoạn, hẳn khán giả không cần biết lý do và khó tha thứ khi anh cứ “bỏ họ đi” như thế?

- Không, tôi có thể bước trên con đường ca hát đến giờ là tạ ơn khán giả lắm. Chính họ là cánh tay mạnh mẽ vực tôi dậy. Năm 2000 đi hát lại chính là thời gian tôi trở về Việt Nam. Từ Sài Gòn đến Hà Nội, đặc biệt là ở Hà Nội, một lần nữa tôi được hồi sinh trong tình yêu thương của khán giả quê nhà.

Về Việt Nam lần này, tôi sẽ ra mắt CD mới và làm những chương trình từ thiện quyên góp tiền giúp trẻ em khuyết tật, mồ côi. Mười năm rồi trở lại quê nhà, tôi thấy giọng hát của mình không được chải chuốt như ngày xưa, có lẽ do thấm nhiều thứ không vui trong cuộc sống.

- Anh vẫn còn ham vui và không từ chối những lời mời của bạn bè. Như thế dễ biến cuộc sống của mình thành cuộc chơi không có điểm dừng?

- Tôi không bao giờ từ chối những tấm chân tình, sự chân thành của bạn bè. Tuy ham vui nhưng tôi không quá sa đà vì biết cuộc vui nào cũng tàn. Hiện tại, tôi cố gắng sống thoải mái để thời gian trôi qua không quá nặng nề, chậm chạp. Còn trong công việc, tôi luôn nghiêm túc vì tôi ý thức mình hát là để trả ơn khán giả, nên phải giữ giọng để hát thật hay.

Bây giờ con tôi đã lớn, tôi cũng là một người cha có tuổi, nên những gì của tuổi trẻ tôi tạm quên đi. Hai cha con tôi thường đi du lịch khắp nơi. Với con, tôi là một người cha đã, đang và sẽ làm mọi điều tốt nhất cho con như bất cứ một người cha nào có thể làm. Con tôi giờ đã 21 tuổi, biết ba ngôn ngữ Anh – Hoa – Việt. Cháu không thích và cũng không theo nghề ca hát nhưng rất tự hào về cha hát hay (cười).

- Giọng hát trời cho đến một lúc nào đó cũng bỏ mình đi. Con cái đều có lựa chọn tương lai riêng. Rồi bạn bè ai cũng có cuộc sống của họ. Anh có sợ phía trước, con đường một mình anh với bước chân chênh vênh?

- Nếu câu hỏi của anh có ý hỏi tôi định đi bước nữa không, câu trả lời là tôi vẫn yêu nhưng yêu như ngững người bạn, còn để bước đi trên con đường hạnh phúc với một ngời phụ nữ thì chắc là thôi. Ở Mỹ , tôi vẫn sống một mình, tôi không muốn gây tổn thương cho ai và cũng không cho phép mình bị tổn thương vì một điều gì đó. Tôi rất sợ.

Đành rằng tiếng thở dài trong những đêm một mình vẫn chưa bao giờ dứt. Nhưng tôi nghĩ tôi còn niềm vui khác, tôi còn bạn bè. Tôi có tài nấu ăn, khi không còn đi hát nữa, tôi sẽ chăm chút căn nhà của mình và dành thời gian nấu nướng để mời bạn bè đến thưởng thức. Tuy có nghiên cứu nhiều nhưng tôi không nấu theo sách vở mà có công thức riêng của mình. Và nếu anh hỏi trong các nam ca sĩ hải ngoại, ai là người nấu ăn giỏi, có lẽ đáp án là Tuấn Vũ đấy.

Tuy nhiên, nhắc về những mất mát trong cuộc sống cũng như trong hạnh phúc gia đình, tôi luôn bị chìm vào một khoảng lặng. Chẳng hạn như xem lại những thước phim đám tang ba tôi, tôi ngồi khóc và đập đầu vào tường đến chảy máu vì lúc bá mất, tôi ở Pháp không về được. Rồi một lần về thăm mộ ba cũng vậy, tôi vẫn thầm trách mình. Tôi trách rằng tại sao đứa con được ba mẹ yêu quý nhất lại bỏ ra đi để rồi khi bước chân trở về không còn ba nữa. Mẹ tôi năm nay đã ngoài 90, và với mẹ, tôi vẫn như một đứa trẻ.

t388611.jpg
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Khánh Hà

Ca sĩ Khánh Hà: Cứ nghe nhạc là mình "nhập đồng"

khhhhhhh9b.jpg

36 năm song hành với nghề hát. Ánh mắt sáng, phong cách giản dị khiến chị trở nên thu hút một cách nhẹ nhàng, nhưng tâm hồn, ý chí phấn đấu lại là điểm quyến rũ mạnh mẽ ở diva này.

Khánh Hà thừa hưởng "gien" nghệ thuật của đại gia đình họ Lã. Ông thân sinh của họ - nhạc sĩ Lữ Liên (Lã Văn Liên) - là nhạc sĩ đa tài. Khánh Hà là con thứ tư, bên cạnh các anh, chị, em khác đều là ca sĩ: chị gái Bích Chiêu "nữ hoàng nhạc nhẹ Việt Nam" một thời, anh trai Tuấn Ngọc, Anh Tú, em gái Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích.

Khánh Hà đi hát lần đầu năm 16 tuổi. Đến năm 17 - 18 tuổi, cô đã là một "ngôi sao đang lên" - khi hoạt động trong phong trào nhạc trẻ Sài Gòn - thời ấy gọi là "Hippies A Go Go", với nhóm nhạc The Blue Jets chơi cho 3 chị em Thúy Anh, Khánh Hà, Anh Tú hát, từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Về sau Tuấn Ngọc gia nhập với các em và thành lập nhóm The Uptight thì sức mạnh của họ được nhân lên nhiều lần và danh tiếng của họ nổi như cồn.

Theo lời của nhạc sĩ Bảo Chấn, thì: "Khánh Hà lúc đó nổi trội ở khả năng hát rõ lời, nhả chữ tuyệt cú mèo dù là nhạc Pháp hay Mỹ. Không bao giờ người ta thấy Khánh Hà hát chênh, hát phô. Đó cũng chính là dấu hiệu nhận diện của cô trên con đường tiến lên hàng "sao".

Khánh Hà định cư tại Mỹ từ tháng 3.1975, tiếp tục gây những tiếng vang lớn trong làng ca nhạc của người Việt tại hải ngoại. Sau một thời gian đình đám với nhạc Pháp, Anh..., Khánh Hà chính thức chuyển qua nhạc Việt từ năm 1980, với băng nhạc Gọi giấc mơ xưa (1981). Vẫn theo nhạc sĩ Bảo Chấn thì: "Sự chín tới, điêu luyện đầy cá tính của giọng hát đó đã làm tôi chấn động. Về sau này, cả Tuấn Ngọc cũng chuyển sang hát nhạc Việt một cách điệu nghệ và vô cùng ấn tượng. Cũng cách nhả chữ ấy, cũng luyến láy và nấc nghẹn ấy sao nghe lại thuần Việt thế. Một tiếng hát rất sang trọng, rất văn minh".

Với lối hát mềm mại mà không ảo não, nghe rất Việt mà rất sang, thập niên 1980-1990 là thời kỳ đỉnh cao của giọng hát Khánh Hà, khiến thời ấy, một loạt ca sĩ ở TP.HCM đã ăn theo giọng hát ấy, tạo nên một "hiện tượng Khánh Hà".

Và bây giờ, sau 32 năm vắng bóng trên sân khấu ca nhạc VN, với 3 lần trở về nhưng là lần đầu tiên đi hát trở lại, thì giọng ca ấy đã trở nên điêu luyện, thân thiết với người nghe còn hơn cả lúc chị ra đi. Đến xem chị và nghe chị, là đến lần giở lại một trang ký ức của tuổi hoa niên đẹp đẽ một thời, của những người từ lâu đã đi qua cái tuổi hai mươi yêu dấu ấy.

Thần tượng... Christina Aguilera

* Ai cũng biết chị nghe và làm nhạc khá tân tiến, cởi mở chứ không gắn mình trong những ca khúc tiền chiến như nhiều đồng nghiệp cùng thời, vì sao?
- Tôi thích theo dõi nhạc ngoại quốc và luôn học hỏi để hướng đến những điều mới mẻ, trẻ trung. Đó là sở thích cá nhân. Còn với nghề, tôi nghĩ hát mãi một loại thì bản thân mình còn chán huống chi người nghe. Có lẽ chính vì tình yêu âm nhạc lớn khiến tôi luôn đi tìm cái hay của nó. Tôi đã hát qua từ pop ballad đến blue jazz rồi cả dance... Nhạc Việt, nhạc Anh, nhạc Pháp đều thử cả. Thử một cái mới là tôi lại thêm nhiều hứng khởi với nghiệp ca hát. Cứ thế mà năng lượng của mình bền bỉ, dồi dào chứ không hao tổn đi.

Đời sống của tôi rất hạnh phúc, nhưng chính âm nhạc lại biến hóa tôi mỗi lần cất lên nó

* Hiện chị đang có hứng thú với dòng nhạc nào?
- Nhạc của người Mỹ da màu. Quá tuyệt vời. Thần tượng của tôi chính là Christina Aguilera. Tuy cô là người da trắng nhưng lại hát nhạc của người Mỹ da đen rất hay. Cô ấy cũng nhỏ con như mình nhưng mà hơi thì mạnh ghê gớm quá. Mỗi lần xem Christina hát là tôi lại học thêm được từ cô ấy nhiều cái hay mới về chuyên môn.

* Hát hay, thích nhạc Mỹ, hiểu đời sống của người Mỹ, sao chị không ước mơ là ca sĩ biểu diễn bên ngoài cộng đồng người Việt?

- Ồ, tôi không nghĩ đến điều đó, thật lòng. Nếu tôi sinh ra ở Mỹ thì khác, nhưng tôi là một người ngoại quốc nên không thể nào so sánh với người bản xứ được. Đó không phải là suy nghĩ tự ti mà là suy nghĩ thực tế. Họ hát hay lắm, hay hơn mình rất nhiều. Phát âm, nhả chữ, hơi hám... chắc chắn mình không thể nào bì được với người. Thật ra, cũng có rất nhiều người ngoại quốc nghe và rất thích tôi hát nhưng tôi thì nghĩ tốt nhất là hát cho đồng bào mình nghe là đủ quý lắm rồi.

* Đã bao giờ chị mang ý nghĩ mỏi mệt vì quá nhiều sự lựa chọn bày ra trước mắt?

- Có. Vào khoảng năm 1989 khi tôi bắt đầu ra trung tâm băng nhạc, tôi nghĩ ráng hát khoảng 5 năm nữa thì giải nghệ. Nhưng bạn thấy đó, giờ này tôi vẫn còn chưa hết máu lửa, cứ nghe nhạc là mình "nhập đồng", làm sao mà dừng lại? (cười).

* Hơn 35 năm trong nghề, làm sao để một giọng ca vẫn réo rắt?

- Theo tôi nghĩ sức khỏe là điều quan trọng nhất. Tôi thường rất ít đi chơi và tập thể dục đều. Có lẽ hạnh phúc cũng làm cho mình hát hay hơn, ngay cả với những bài hát buồn.

Nghệ sĩ tính nhưng cũng rất thực tế

Lần trở về nước thực hiện liveshow Nối vòng Việt Nam cùng với anh trai Tuấn Ngọc (vào 14 -15.7 tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM và 22.7 tại Hà Nội) là một dấu ấn đáng nhớ của Khánh Hà với những khán giả yêu mến giọng ca của chị trong hơn 30 năm qua.

Trong chương trình này, chị ôn lại những bài hát là "kỷ niệm không quên" của mình với chặng đường 36 năm đi hát, trong đó có: Niềm đau chôn giấu, Unchained Melody, I will survice, Bay đi cánh chim biển, Giọt mưa thu, Gửi gió cho mây ngàn bay, Sa mạc tình yêu...

Đạo diễn chương trình Huỳnh Phúc Điền cho biết: "Nhiều người nghĩ Khánh Hà là mẫu ca sĩ của giọng hát, nhưng trong chương trình này sẽ không chỉ có giọng hát".

* Chị thường xuyên trình bày những ca khúc dạt dào tình cảm, tâm trạng, khiến nhiều người nghĩ về Khánh Hà với một hình ảnh nghệ sĩ rất buồn. Chị thấy sự đánh đồng này có đúng không?
- Khi hát, nếu mình đóng vai chính trong bài hát thì sẽ đạt được hiệu quả về tình cảm. Dù tâm trạng thật tôi hạnh phúc hay thê lương thì tôi luôn quên hết để "đóng vai chính" trong mỗi ca khúc, nhạc vui hay nhạc buồn tôi cũng muốn để người nghe "phiêu" cùng với mình. Đời sống của tôi rất hạnh phúc, nhưng chính âm nhạc lại biến hóa tôi mỗi lần cất lên nó. Tôi hát nhạc buồn nhưng mà thỉnh thoảng vẫn nhảy, tươi cười rất dữ dội đó chứ (cười).

* Chị sống có nghệ sĩ tính không?

- Có chứ. Ai cũng cần tiền, nhưng mà không phải lúc nào cũng vậy, có lúc với tôi tiền không phải là cái lớn lao lắm. Đó chính là tính nghệ sĩ của tôi. Tôi cũng lãng mạn như nhiều anh chị em nghệ sĩ khác, nhưng chỉ trong tư tưởng thôi chứ không thể hiện ra ngoài. Khi hát tôi rất "bay", nhưng ngoài đời thì tôi là một con người thực tế, đâu ra đó.

* Người hát rất "bay" nhưng lại rất thực tế như chị đã chọn Christina Aguilera làm thần tượng về chuyên môn, vậy còn trong đời sống, chị thần tượng là một nghệ sĩ hay một người thường?

- Tôi thần tượng ông xã (là ca sĩ - nhạc sĩ Tô Chấn Phong - NV). Vì anh ấy là mẫu người tôi rất quý, rất đàn ông, bất cứ chuyện gì xảy ra ảnh cũng có thể xoay xở, dàn xếp một cách ổn thỏa.

* Chị thì thế nào?

- Tôi có thể quán xuyến những công việc trong gia đình, cơm nước, con cái..., là một người đôi khi hy sinh thời gian của gia đình cho nghề nghiệp và ngược lại.

* Sinh ra trong một gia đình đều là những nghệ sĩ nổi tiếng, đó có phải là điều gì làm chị tự hào nhất về những người thân của mình?

- Sự yêu thương gần gũi lẫn nhau mới là điều làm tôi tự hào nhất. Anh em mỗi người có một đường đi riêng nên không ai cạnh tranh ai, mà hỗ trợ nhau rất nhiều trong nghề nghiệp. Tôi làm điều gì sai trái một chút thì thể nào cũng có người kề bên góp ý, khuyên răn. Những thành viên trong gia đình tôi ai cũng có vị trí sáng giá, đó là một may mắn lớn cho cả gia đình. Ngày xưa, tôi không biết ông bà cụ ở nhà mình vui thế nào, chỉ khi tôi có con, con mình làm được một cái gì đó dù nhỏ thôi mình cũng cảm thấy hãnh diện vô cùng, tôi mới hiểu rằng chúng tôi đã làm hài lòng cha mẹ. Không cần biết có nổi tiếng hay không, chỉ mỗi việc tất cả đều hát được là vui lắm rồi phải không bạn?

* Chị từng bày tỏ tình cảm rất thân thiết với anh trai Anh Tú. Sự ra đi đó để lại cho chị những dư âm gì trong lần về nước này?

- Sự ra đi của anh ấy là nỗi đau khổ chưa từng thấy trong đời tôi. Anh Tú là anh trai nhưng nhiều khi còn thân và thương tôi hơn cả người yêu. Mẹ của tôi ra đi vì tuổi già có thể không để lại nhiều sự tiếc nuối bằng người anh trai luôn bên tôi mọi lúc, mọi nơi, tôi thương còn hơn cả bố mẹ của mình nữa. Tôi cảm nhận rất rõ tình cảm của anh Tú dành cho mình trong mỗi sinh hoạt hằng ngày, trong công việc... Lúc anh mất đi rồi, nhiều người cũng nói với tôi rằng anh ấy thương tôi lắm.

* Còn người anh nổi tiếng, Tuấn Ngọc, chị ấn tượng sao về nhân vật này?

- Là người mà anh em nào cũng thương. Anh ấy là anh cả nên nghiêm lắm, tụi này ai cũng sợ hết. Càng nổi tiếng anh ấy càng lí lắc, giỡn nhiều chứ hồi đó ở nhà thì đâu có.

Nỗi niềm của ngày trở về

* Đời sống văn nghệ ở hải ngoại không sôi động như trong nước có phải là sự hạn chế với giọng ca của chị trong suốt những năm qua?

- Đúng. Vì bên kia chỉ đi hát vào cuối tuần, có khi hát chỉ một hai bài, hơi khó khăn để duy trì nghề, đi hát là một việc nhưng người ca sĩ phải lo cho tương lai bằng một việc khác. Còn ở Việt Nam mình thì ca hát như một nếp sống của ca sĩ, diễn ra mỗi đêm. Thích thú quá đi chứ.

* Lần thứ ba trở về nước trong hơn 30 năm, chị thấy cuộc sống ở Sài Gòn thế nào?

- Nói chung tôi không có đi sâu nên cũng không hiểu nhiều lắm, nhưng tôi thấy rất thoải mái. Có thể tôi thích cuộc sống ở đây, nhưng việc trở về thì chưa nghĩ đến vì con cái còn đi học và bản thân tôi còn nhiều việc phải làm ở Mỹ.

* Ca sĩ có người về nước lặng lẽ, có người rất rình rang bằng một liveshow, chị chọn cách thứ hai, mà lại thực hiện ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam. Chị muốn để lại quê hương điều gì?

- Không biết tương lai sắp tới của tôi có trở lại Việt Nam hay không, nhưng chắn chắn, tôi muốn tiếng hát và tình cảm của mình ở lại mãi mãi. Ca sĩ hải ngoại về nước thường đối diện với nỗi lo rằng khi trở lại thì sự đón nhận không còn được như trước kia nữa, nhưng tôi nghĩ giờ vấn đề đó không lớn nữa. Tôi là nghệ sĩ thì tôi đi hát ở những nơi nào khán giả quý mến mình, mà nhất là ở đây là quê hương của mình nữa thì không có lý do gì để từ chối cả.
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Khánh Hà: Tôi biết giấu nỗi buồn của mình!

Khánh Hà nói, chị trông trên sân khấu bình tĩnh là vậy nhưng ngoài đời, rất gần gũi và yếu đuối đàn bà. Đằng sau giọng hát tròn, sâu và dường như rất phẳng lặng ấy; đằng sau hạnh phúc viên mãn với người chồng trẻ tài hoa Tô Chấn Phong, là cả một quá khứ không ít cơ cực.

Lần đầu tiên, chị chia sẻ những điều này, cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp cận một chân dung khác của Khánh Hà, hoàn toàn không quen như chị trong âm nhạc, nhưng ít ra cũng giúp tôi hiểu tại sao Khánh Hà lại hát sâu như thế…

Khánh Hà hát tỉnh táo. Từng chữ, từng nốt, rất êm và rất đẹp. Và cũng từng chữ một, từng nốt một, nếu tinh tế một chút ta sẽ nhận ra: người hát đang làm chủ cảm xúc, đúng hơn là làm chủ nỗi buồn-bởi hầu hết những ca khúc Khánh Hà hát, có mấy khi là những ca khúc vui đâu. Có chút kìm nén đấy, u uẩn đấy, chút tiếc nuối đấy, nhưng nó nằm ở tầng sâu trong những lời, những chữ được nhả ra vốn rất tròn trịa và hoàn hảo kia…

“Đi qua những điều đó rồi thì bình tĩnh mà thể hiện nó. Nếu cảm thấy bình tĩnh không nổi thì cho phép mình điên một chút, phiêu một chút, nhưng chỉ là chút chút thôi” - Chị nói về những điều mà tôi vừa gọi tên ở trên. Tôi lại phát hiện ra một điều lạ: thực ra, cái rộng lòng nhất và cũng hẹp lòng nhất thế gian này, lại là sân khấu bởi nó luôn là nơi đón nhận biết bao nỗi buồn vui của người nghệ sĩ nhưng rồi cũng là nơi vắt kiệt hết nỗi buồn đó để rồi người nghệ sĩ sớm cũ đi với nỗi buồn vui đã mất của mình.

Khánh Hà là một trong những người hiếm hoi nhận biết được cái “bản chất thật” của sân khấu, không bị rơi vào tình trạng dốc cho hết năng lượng của một thời tuổi trẻ để nhanh tàn héo theo sự đào thải nghiệt ngã của quy luật thời gian. Nhưng điều đó không có nghĩa là chị không cho đi, mà là cho một cách nhẹ nhàng, tỉnh táo, đủ để nỗi buồn thấm và lắng. Thế nên bao năm qua giọng hát Khánh Hà luôn có một mãnh lực nào đó nằm trong chính cái hồn đàn bà được chưng cất, nên nỗi buồn đã không còn thô ráp mà hiện hữu một cách sang trọng.

khanhha1.jpg

Sai lầm cuộc hôn nhân đầu tiên


- Hãy bắt đầu bằng những yếu đuối đàn bà của chị như lời chị nói nhé. Thực ra đâu phải dễ tin, vì trên sân khấu, Khánh Hà luôn bình tĩnh, có lúc cảm giác như “lạnh” kia mà?

- Ô, nếu thế thì anh nhầm đấy. Tôi dễ xúc động, dễ tin và dễ thương người và cũng luôn là người thích lắng nghe và chia sẻ với người khác. Với những người xung quanh, tôi luôn là một nơi để họ dốc những bầu tâm sự. Dù mình có bận bịu thế nào cũng bỏ hết để ngồi chia sẻ, có khi từ chiều đến 2-3 giờ sáng. Cũng có những lúc 3 giờ sáng bị dựng dậy, dần thành chuyện bình thường. Thôi thì không biết bao chuyện của thế gian, của biết bao con người. Cuối cùng tôi là một cái “kho” buồn vui của những người xung quanh đấy.

Vấn đề là không bao giờ tôi thấy điều đó là mình bị làm phiền mặc dù có lúc buồn ngủ lắm. Những người đó thông thường là những người trong hoặc ngoài giới nghệ sĩ, nhưng đa số là ngoài giới. Tôi nhớ lần Linda Trang Đài còn tương tư Tommy Ngô, suốt ngày buồn, thương nhớ cậu đó. Đêm, 2 giờ sáng cũng dựng cổ tôi dậy. Câu chuyện thường là làm thế nào để có được cậu Tomy và làm thế nào để giữ được. Cũng mừng cho họ là cuối cùng đã có nhau và hạnh phúc trên cả sân khấu lẫn ngoài cuộc đời.

- Vậy còn những lúc chị buồn thì sao, có chia sẻ với tất cả mọi người không?

- Thường thì tôi giấu. Phần vì tôi không thích cho người ta biết nhiều mình đang như thế nào, phần vì tôi là nghệ sĩ, nhiều khi người ta lại thích nghe và “lan truyền” những chuyện không mấy vui của mình hơn. Bù lại bây giờ ông trời cho tôi một cuộc sống rất ít nỗi buồn nên tôi luôn bình thản chia sẻ với người khác. Có những lúc hát tôi phải tưởng tượng ra nỗi buồn, nỗi đau từ những người mình chia sẻ đấy chứ. Tuy nhiên, tôi cũng không phải là người nhàm chán. Đúng hơn, tôi luôn có mức độ với những buồn vui của mình để cân bằng cuộc sống.

- Nhiều người còn lấy làm lạ, năm 1969, khi Khánh Hà bước vào nghề ca hát cũng là lúc Sài Gòn đâu đâu cũng những giai điệu buồn của Bolero. Hầu hết các gương mặt nổi tiếng ngày đó cũng là nhờ dòng nhạc này, và đặc biệt là những ca sĩ đến từ Đà Lạt như chị. Nhưng tại sao chị lại chọn nhạc Tây?

- Mẹ tôi thích vậy. Ngay từ nhỏ, bà đã cho con đi học tiếng Pháp và Anh và các con bà luôn thích hát nhạc ngoại. Mẹ tôi cũng là người phụ nữ lạ, gần như thích gì được nấy. Từ nhỏ bà thích lớn lên lấy chồng nghệ sĩ và sinh ra các con là ca sĩ, thì gần như bà được toại nguyện. Rồi thích các con hát nhạc Tây, tất cả các chị em đều hát, vì theo bà, ca phải mới, theo các xu hướng thế giới thì mới gọi là hay. Những năm đi hát trong nước, chị Bích Chiêu, anh Tuấn Ngọc, anh Anh Tú và tôi đều hát nhạc ngoại. Tôi với mẹ tôi về tính cách lại hoàn toàn không giống nhau và cũng không mấy hợp nhau, mẹ tôi rất cứng rắn còn tôi thì yếu đuối. Lớn rồi nhưng lúc nào tôi cũng sợ mẹ và mẹ nói gì cũng nghe răm rắp.

- Kể cả chuyện yêu đương ư?

- Chuyện yêu thì không, mặc dù mẹ luôn cấm cản. Từ thời mới lớn, bà đã rất cấm đoán trong chuyện yêu đương vì bà luôn sợ tôi đi sai đường. Nhưng có lẽ càng cấm, càng dễ sai vì “lửa càng che đậy càng rực nóng” mà. Cứ cấm mãi, nên khi tôi gặp ai là tôi yêu mà không biết mình mù quáng. Người yêu đầu tiên và cũng là người chồng đầu tiên của tôi, mẹ cấm dữ lắm. Mẹ tôi nói không xứng và không cho tôi lấy nhưng càng cấm tôi lại càng thích lấy. Lấy rồi, mẹ tôi giận lắm.

- Cuối cùng thì mẹ đúng hay chị đúng?

- Mẹ…đúng. Có lẽ mẹ trải nghiệm rồi nên mẹ nhìn người không sai. Và cũng có thể do mẹ cấm nhiều quá nên tôi mới đi sai. Tôi hối hận về cuộc hôn nhân này mặc dù nó chỉ kéo dài có vài năm. Hồi yêu thì không biết gì, tôi khờ lắm. 18 tuổi tôi đã lấy chồng. Nhưng khi lấy về rồi mới biết không hề hợp nhau trong cả cách sống, sinh hoạt hàng ngày đến cách nghĩ. Khi bỏ nhau rồi, trong chuyện riêng tư mẹ tôi càng “soi” kỹ hơn, vì sợ tôi lại đi nhầm đường lần nữa. Giờ tôi cũng không muốn nhắc nhiều đến người này và đến câu chuyện này nữa mặc dù chúng tôi có với nhau một đứa con, năm nay cũng đã 37 tuổi rồi, đang làm về máy tính và chưa lập gia đình…

- Phần bị mẹ “soi” nhiều, phần thất bại vì cuộc hôn nhân đầu tiên nên chị quyết định đi Mỹ định cư vào cuối tháng 3-1975?

- Không hẳn vậy. Cứ xem đó là một bước rẽ do số phận đi. Nhưng khi sang Mỹ, vừa thoát khỏi ông chồng, vừa thoát khỏi sự “quản chặt” của mẹ nên tôi…sướng lắm. Tôi cũng bắt đầu hát nhạc Việt và tôi nhớ, tôi hát bài Bay đi cánh chim biển một cách đầy sảng khoái, thấy đời sao mà sung sướng thế (cười). Chứ hồi ở nhà, đi đâu cũng cảm giác như có mẹ đang ở sau lưng. Được “tự do” nhưng tôi lại biết giữ mình hơn để không sa vào lưới nữa.

- Và đó cũng là lý do trong nhiều năm trời trên đất Mỹ, chị chấp nhận sự cô đơn nuôi con mà không cần một người đàn ông nào bên cạnh?

- Tôi lo cho việc hát và chăm sóc con, thậm chí đôi lúc không còn thời gian chăm con, cũng phần nữa là chim sợ cành cong nên không nghĩ nhiều về chuyện yêu, hôn nhân gì nữa. Ngày ngày đi hát, tôi phải gửi con cho anh Tú vì nhà tôi và nhà anh Tú cạnh nhau, cũng có lúc gửi cho cha đẻ của nó. Nhưng nói thật, gửi cho ông ấy tôi không hề yên tâm chút nào. Nó bị bỏ nhà một mình hoài. Có lúc bế thằng bé về mà cả người nó toàn mùi thuốc lá. Nhiều lúc nghĩ lại mà thấy hồi đó mình cũng có lỗi với nó.

Anh Tú vừa là bác, nhưng vừa như là cha. Mỗi lần nó khóc hay nó hư, gọi anh Tú là thằng bé im re. Kể cả sau này khi nó ngoài 20 tuổi, nó có thể cãi mẹ nhưng không dám cãi anh Tú đâu. Nếu không có anh Tú chăm lo nó, không biết tôi có hát nổi không nữa. Tôi còn nhớ, trong một lần sinh nhật nó, bạn bè hỏi cha mày đâu, nó chỉ anh Tú. Thấy mà chảy nước mắt.

khanhha.jpg

Số phận chọn Tô Chấn Phong cho tôi


- Một mẹ, một con, hẳn hai mẹ con cũng như hai người bạn và chia sẻ với nhau được nhiều?

- Không biết số mình sao chứ với mẹ đẻ cũng không hợp và với con cái cũng không hợp lắm. Nó thương mẹ, nhưng không có nghĩa chuyện gì nó cũng nói với mẹ. 20 năm nay, nó thân với anh Phong và chuyện gì nó cũng nói với anh Phong. Anh Phong khuyên là nó nghe. Lúc bắt đầu vào Đại học, chuyện học hành của nó cũng do anh Phong khuyên nhủ. Riêng cha đẻ của nó, tôi luôn khuyến khích nó gặp mà nó cũng không muốn gặp. Có thể do anh Phong nói chuyện hay và hoàn toàn có thể chinh phục được nó.

- Vậy ngược thời gian, chị có thể nhắc lại kỷ niệm hồi anh Phong chinh phục…mẹ của con trai chị không?

- Cũng chẳng chinh phục gì đâu. Chúng tôi gặp nhau như duyên số. Lúc đầu anh Phong mời tôi thu một cuốn Video vào hè năm 1990 với hai ca khúc là Bài không tên số 8 và Bảy ngày đợi mong thì phải. Chúng tôi vẫn bình thường, vẫn xưng em gọi chị một cách ngọt xớt. Phong có nói với tôi: Nghe chị đã lâu mà em cứ nghĩ chị già lắm, không ngờ chị ngoài trông trẻ thế. Rồi chúng tôi đi ăn với nhau và nói chuyện rất nhiều. Tôi thấy quý Phong nhưng vẫn giữ một khoảng cách vì dù sao tôi có con đã lớn còn Phong trông trẻ thế, tôi cũng sợ người ta đồn đại. Tôi còn về nói với Lưu Bích: “Bích ơi, chị thấy cậu này trông rất được, dễ thương, chị giới thiệu cho mày nhé!”. Lưu Bích chối đây đẩy: “Chị vô duyên. Em không mai mối gì đâu. Chị thích thì làm mai cho chị đi”. Rồi chúng tôi tiếp tục đi ăn, nói chuyện và tình yêu đến lúc nào chẳng hay.

- Có phải từ cuộc tình đẹp của anh chị, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã viết tặng hai người ca khúc Từ muôn kiếp trước?

- Đúng vậy. Ca khúc này được viết khi anh Khanh chứng kiến tình cảm của chúng tôi dễ thương quá, nên đã dành cho chúng tôi những lời ca rất đẹp. Chúng tôi chẳng ai chọn ai, mà là số phận chọn. Phong tuy trẻ thật nhưng rất người lớn, ăn nói điềm đạm, phong thái chững chạc. Còn tôi tuy lớn tuổi hơn, nhưng tính tình lại con nít. Có những sự “ngược” bổ sung như thế nên từ bao giờ tự khớp trong cuộc đời nhau.

- Và thế là “xin cho về trọ gần nhau”? Được biết phải mấy năm sau anh chị mới tổ chức lễ cưới sau một thời gian dài sống chung. Trong khoảng thời gian đó, thông thường là những thử thách với những cặp nhân tình. Để đi đến lễ cưới và có nhau đến giờ, anh chị có phải trải qua thử thách nào không?

- Nhiều lắm. Sống 5 năm chúng tôi mới cưới nhau, nhưng đến năm thứ 3 tưởng là tan rồi đấy chứ. Cuộc sống với nhiều điểm khó hợp, cự cãi, lúc người này nhịn thì người kia không nhịn và ngược lại. Và cái quan trọng là tự ái của ai cũng cao, cái tôi của ai cũng lớn nên thấy cái việc không nhịn là một việc đương nhiên, một điều tất yếu. Đến lúc mâu thuẫn cao trào nhất thì chúng tôi…nhìn lại. Ơ, có gì đâu chứ? Yêu, vẫn yêu. Cần nhau, rất cần. Thế tại sao không vượt qua những điều nhỏ nhặt để sống đúng với những con người đã qua những trải nghiệm nhất định?

Và thế, “chiến cuộc” dịu xuống. Hay đúng hơn những gì cần cãi nhau đã cãi nhau hết rồi. Những gì cần nói cũng đã nói hết rồi. Thế là chúng tôi từ từ thấy thương nhau hơn, cần nhau hơn và cuộc sống tương đối phẳng lặng từ ngày đó cho đến giờ. Chúng tôi có một đứa con chung năm nay cũng đã 14 tuổi. Bao năm qua, mọi thứ với chúng tôi quen thuộc nhưng mới mẻ. Phong vẫn hay nói với bố tôi: “Bố ơi, vợ con lấy trai tơ đấy”, đểu thế chứ, nhưng dễ thương. Nói chung, cuộc sống tương đối dễ chịu.

- Có phải vì cuộc sống dễ chịu như vậy nên trong giọng hát, chị rất cầu toàn, thậm chí chỉnh chu quá? Có lúc nào chị nghĩ, sẽ phải nổi loạn hơn chút nữa trong giọng hát thì Khánh Hà sẽ còn tuyệt hơn nữa?

- Anh Phong đôi lúc cũng góp ý với tôi: Honey ơi, chỗ này honey cứ phiêu thêm chút nữa đi, chênh, phô một chút cũng được nhưng nó thật với cảm xúc của mình. Tôi cũng nghe và biết cách điều chỉnh đấy chứ. Tôi quan niệm, tôi đã nổi loạn bao nhiêu năm qua trong giọng hát, nhưng đó là sự nổi loạn âm thầm. Nhưng cơ bản là tôi biết kìm những cảm xúc của mình. Có nổi loạn thì cũng làm cho những yếu đuối đàn bà trong giọng hát của mình thành một mãnh lực nhất định. Còn cho phép mình điên hơn nữa, say hơn nữa sẽ đâu còn là Khánh Hà? Và lúc đó, chắc gì khán giả còn yêu tôi như biết bao năm qua?

- Xin lỗi chị về một câu hỏi hơi tế nhị. Có bao giờ anh Phong cảm thấy mình “lép” hơn vợ trong nghề nghiệp không?

- Không. Đúng hơn là anh ấy không quan tâm đến chuyện đó. Trong công việc của tôi nếu không có anh Phong, dễ gì được như bây giờ? Anh ấy lo lắng từng li từng tí. Nghĩ từng cách tạo các phân cảnh. Góp ý từng bài hát. Chụp hình. Rồi làm những việc phụ dù rất nhỏ nhặt nhưng ít nhất làm cho các sản phẩm của Khánh Hà được tốt hơn và làm cho hình ảnh Khánh Hà được đẹp hơn.

- Câu hỏi cuối. Nhiều người đã nghe một người đàn bà gần “lục thập” hát một lúc 20 bài hát mà không phải lấy hơi một chỗ nào trong một live show như chị quả là một điều ngoài sức tưởng tượng. Làm cách nào để giọng chị “không sợ thời gian” như vậy?

- Tôi tập thể dục mỗi ngày và tập thở để luôn có được làn hơi dồi dào. Bên cạnh đó, anh Phong luôn biết cách điều tiết mọi sinh hoạt hàng ngày giúp tôi để tôi giữ được làn hơi khỏe. Live show mà anh nhắc tới, đến giờ tôi vẫn không hài lòng vì thực tế tôi chỉ hát được tầm 70% sức lực thật của Khánh Hà thôi.

- Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Ý Lan
Ca sĩ Ý Lan: "Định mệnh đã đặt tôi vào nghiệp ca hát"

YLan10.jpg

33 tuổi Ý Lan mới bắt đầu đứng trên sân khấu chuyên nghiệp, thỏa mãn ước mơ và đam mê từ thuở nhỏ.

Gặp Ý Lan sau hai tháng từ lần trở về trước để tham gia một event vào ngày 30-1, tôi bắt gặp vẻ hân hoan trên gương mặt chị. Bằng chất giọng Hà Nội nhẹ nhàng, Ý Lan chia sẻ: “Tôi thật xúc động trước tình cảm của người hâm mộ trong nước. Lần nào về, tôi cũng được chào đón nồng hậu. Yêu quá mất thôi”.

Dù hơi mệt, sau khi tập với ban nhạc ở phòng trà Không tên, nhưng chị vẫn dành cho chúng tôi một buổi trò chuyện thân mật. ý Lan chọn cho mình chỗ ngồi sát cửa kính nhà hàng trên tầng 18, khách sạn Sofitel TP.HCM, để ngắm thành phố từ trên cao.

“Từng đến rất nhiều thành phố hiện đại nhưng lần nào về Việt Nam tôi cũng thích ngắm thành phố, Không phải nói để lấy lòng người khác nhưng tôi rất yêu Sài Gòn. Nơi này để lại trong tôi nhiều kỉ niệm tuổi thơ. Mỗi lần trở về, tôi lại thấy lòng nôn nao hồi hộp lắm”, chị cho biết.

Đam mê ca hát có trong máu thịt

Câu chuyện bắt đầu bằng những ký ức tuổi thơ với người mẹ nổi tiếng: nữ danh ca Thái Thanh.

Ngày còn bé, chị em ý Lan được mọi người chú ý, thầy cô yêu mến vì có mẹ Thái Thanh là ca sĩ nổi tiếng. Đi đến đâu, ai cũng bảo con gái mẹ Thái Thanh đấy ư và dành cho chị em nhiều tình cảm. Được theo mẹ đến các phòng trà, sân khấu xem mẹ hát nên âm nhạc như ngấm vào người chị từ bao giờ chẳng biết. Ngay từ năm sáu tuổi, chị đã nghỉ ngày, Ý Lan nghêu ngao hát những ca khúc của người lớn.

“Năm tôi 3 tuổi, bố mẹ chia tay nhau. Đây là biến cố lớn nhất trong cuộc đời chúng tôi. Mùa Giáng sinh năm ấy, khi mẹ tôi hỏi muốn được ông già Noel tặng gì, tôi đã nói: Con muốn bố về nhà ở với tụi con. Câu nói ấy khiến mẹ Thái Thanh quay đi và nuốt nước mắt vào trong”.

Ý Lan chưa bao giờ thấy bố mẹ lớn tiếng hay nói nặng nhau trước mặt con cái. Chính vì điều này, nên dù không còn sống chung nhưng chị vẫn rất yêu bố.

Vì mẹ, gia đình dẹp bỏ đam mê

Năm Ý Lan 13 tuổi, bác Phạm Duy sang nhà nói với nữ danh ca Thái Thanh: “Bé Lan hát hay nên cho theo nghề hát cùng với Thái Hiền nhà anh, em nhé!”.

Thế nhưng, mẹ Thái Thanh nhất quyết từ chối vì không muốn con gái theo nghề hát mà chị học hành đến nơi đến chốn và có nghề nghiệp khác.

Ý Lan và Thái Hiền chơi thân với nhau như chị em ruột. Nghe tin Thái Hiền được đi hát còn mình lại không, chị cảm thấy rất buồn và khóc như mưa. Chị còn nhớ như in lời mẹ thủ thỉ với con gái: “Nghề hát rất cực khổ chứ không sung sướng như con thấy đâu. Mẹ không muốn con gái mẹ khổ nên không cho con đi hát. Nếu chọn nghề này, con phải đứng ở vị trí đầu, còn nếu không nên chọn nghề khác”. Chị đắn đo với lời dạy dỗ của mẹ.

Vốn thương mẹ nên Ý Lan đã cất niềm đam mê ca hát vào trong lòng, học hành rất nghiêm túc. Điểm số các môn học của Ý Lan rất cao. Chị chọn nghề bác sĩ làm mục tiêu vì thích câu “Lương y như từ mẫu”

Dù không được đi hát nhưng niềm đam mê vẫn luôn có trong máu của ý Lan. Không được hát trên sân khấu thật, chị leo lên bàn ăn cơm để đứng hát. Các chương trình văn nghệ trong trường phổ thông đều có sự tham gia của ý Lan. Một lần, chị đại diện trường Nguyễn Bá Tòng tham gia cuộc thi ca hát giữa các trường. Hôm đó, Ý Lan đã trình bày ca khúc của Quê hương của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Lần đó, chị gây sửng sốt cho nhạc sĩ Ngọc Chánh, trưởng ban nhạc Shortguns ngày xưa. Ông tưởng chừng như đang nghe tiếng hát của Thái Thanh.

Sau đêm nhạc đó, nhạc sĩ nhờ nghệ sĩ ưu tú Kim Cương đến nhà xin mẹ cho Ý Lan đi hát. Thế nhưng Thái Thanh từ chối vì muốn con gái chú tâm vào chuyện học hành.

Năm 19 tuổi, cuộc đời Ý Lan rẽ sang một bước ngoặt đầy bất ngờ khi chị quyết định lấy chồng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người trong gia đình. Dù mẹ ra sức ngăn cản nhưng bản tính “cứng đầu”, chị vẫn làm theo tiếng gọi của tình yêu.

Ý Lan nhớ lại: “Lúc ấy, mình còn quá trẻ nên chỉ nghĩ đã yêu thì phải lấy nhau thôi. Có lẽ mẹ Thái Thanh nghĩ con gái lấy chồng sẽ từ bỏ ý định theo nghề hát nên bà đã gật đầu đồng ý”.

Vừa tròn 20 tuổi, chị sinh đứa con đầu tiên khiến bao nhiêu dự định tương lai đều tạm gác lại. Chuyện chăm con cái chiếm hết thời gian của chị. Có lẽ vì quá yêu trẻ con nên chị sinh liền năm đứa con. Chị kể: “Con cái là của để dành, tôi muốn mình giàu bởi tình mẫu tử nên sinh nhiều con. Hơn mười năm làm mẹ là những ngày bận rộn. Thế nhưng, niềm đam mê ca hát vẫn không ngừng trong tôi. Thói quen làm giìcũng hát vẫn còn đến tận bây giờ. Làm bếp cũng hát, giặt đồ cũng hát, cả khi tắm rửa cho con cũng hát, chính vì thế trong tôi hình thành một cảm giác rất thật khi hát. Chưa có một bài hát nào tôi cố học lời, cứ hát và thuộc lúc nào không biết”.

Bắt đầu sự nghiệp ca hát ở tuổi 33

Năm 1980, chị rời Việt Nam với đứa con gái đầu lòng và bụng bầu gần đến ngày sinh đến ngày sinh nở. Sống trên đất khách, nhờ vốn tiếng Anh và tiếng Pháp, chị nhanh chóng tìm được công việc quản lý nhà hàng trong khách sạn Four Seasons của Mỹ. Có thời điểm, Ý Lan làm hai công việc ở hai nơi, một ngày làm hơn 14 giờ là chuyện thường. Những tưởng, cuộc sống đã dập tắt lửa ca hát trong chị, nào ngờ...

Năm 1989, trung tâm Diễm xưa mời Ý Lan thu hai bài hát Bao giờ biết tương tư và Mười năm tình cũ. Lần này, chị gật đầu vì khao khát được hát một lần.

Khi album vừa phát hành, chị nghe một người bạn nói: “33 tuổi mới bắt đầu đi hát làm sao nổi tiếng được”. Trước lời nhận xét như vậy, chị không buồn hay nản chí. Với Ý Lan, đi hát vào độ tuổi ấy không phải để được nổi tiếng hay mưu sinh mà đơn giản là để thỏa mãn đam mê được ca hát đã giấu kín suốt mấy chục năm qua.

Chỉ bốn tháng sau khi đĩa phát hành, tiếng hát Ý Lan trở nên nổi tiếng như một hiện tượng ở thị trường hải ngoại. Nhạc sĩ Ngọc Chánh đã đàn khi chị hát bài Quê hương năm xưa, cố công tìm để mời chị hát ở vũ trường Ritz, California, Mỹ và chị đã nhận lời.

Ngày xuất hiện trên sân khấu, chị rất giản dị với váy đầm kiểu nữ sinh, áo sơ mi trắng, khuôn mặt không hề đánh phấn hay kẻ mắt chỉ đánh son môi đỏ. thấy vậy, Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy, bác ruột của chị, nói với Thái Thanh: “Em phải khuyên bé Lan chăm chút quần áo một tí khi ra sân khấu. Chứ ăn mặc kiểu nữ sinh thế này không được đâu”.

Thế nhưng, phong cách giản dị của Ý Lan vẫn gây ấn tượng mạnh với khán giả. Tên tuổi chị vụt sáng trong làng văn nghệ ở hải ngoại. Các bầu show ở khắp nơi liên tục mời chị.

Ban đầu đi hát, Ý Lan có chồng đi theo hộ tống. Sau đó cuộc hôn nhân đổ vỡ, bố chị thương con gái, đã tháp tùng để chăm sóc.

Chị kể: “Không phải vì đi hát hay trở thành ngôi sao nổi tiếng mà vợ chồng chia tay. Sự rạn nứt đã có từ lâu nhưng đến lúc mâu thuẫn không thể giải quyết được thì chia tay là điều không tránh khỏi. Tôi có thể chịu đựng tất cả nhưng không chịu đựng chuyện động tay chân và những lời nói xúc phạm. Tôi quyết định chia tay vì muốn yên ổn và để con cái không bị tổn thương tâm lý”.

Mất chỗ dựa tinh thần, chị sống hết mình, dành trọn tâm huyết cho âm nhạc. Cho đến bây giờ, khi nói về thành công của con gái, mẹ Thái Thanh chỉ bảo: “Đúng là định mệnh. Ca hát là cái nghiệp mà Ý Lan không thể dứt bỏ”.

Tìm lại hạnh phúc nhờ âm nhạc

Giữa những chuyến đi hết mình cho âm nhạc, chị gặp người chồng thứ hai của cuộc đời mình. Chị chia sẻ với giọng đầy hạnh phúc: “Chúng tôi quen nhau qua sự giới thiệu của một người trong công ty anh Tuấn. Anh đã hâm mộ tôi từ lâu nhưng không có cơ hội gặp gỡ. Tôi quyết định đi bước nữa vì biết anh là người tử tế và thành thật. Thú vị là sau khi chúng tôi kết hôn, con gái của tôi và con trai của anh cũng nên duyên. Thế là chúng tôi thành sui gia”.

Đến nay, Ý Lan đã thể hiện hơn 1000 ca khúc và đã có hơn 60 CD riêng nhưng cảm xúc với âm nhạc vẫn chưa bao giờ nguôi.

Chưa bao giờ đứng trên sân khấu mà chị không đặt trọn cảm xúc vào từng lời ca tiếng nhạc. Khán giả tìm đến chị, không chỉ đơn thuần là nghe hát mà nghe chị tâm sự. Cũng chính điều này đã tạo cho chị động lực hoàn thành ước mơ, đó là luôn được cất tiếng hát, phục vụ cho khán giả yêu nhạc khắp nơi.
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Ca sĩ Ý Lan làm thông gia với chồng

Sau khi vợ chồng Ý Lan kết hôn, hai con riêng của anh chị cũng xin phép cưới nhau. Thế là họ vừa là vợ chồng, vừa là sui gia của nhau.
Ai từng thưởng thức nữ danh ca Thái Thanh nỉ non với “Tôi yêu tiếng nước tôi…”, bất chợt được nghe Ý Lan hát câu đó sẽ bất ngờ lắm. Bất ngờ vì chị nỉ non cũng không kém mẹ là mấy, và bất ngờ hơn bởi cách nhả từng chữ nghe chừng chị yêu tiếng quê hương mình lắm!

lany3.jpg

Ca sĩ Ý Lan

Quả thực vậy, Ý Lan tâm sự, ngày xưa chị thích tiếng Việt đến độ trong chương trình ban Văn 3 năm, chị dành hẳn 1 năm để học văn Việt. Không chỉ giữ cho mình, các con của Ý Lan sinh ra ở hải ngoại, nên chị luôn cố gắng làm sao để các con giữ gìn tiếng Việt, nói và hát được tiếng Việt.

Nữ ca sĩ chia sẻ: “Có đi xa mới hiểu mình nhớ quê hương thật nhiều”. Có lẽ vì nhớ quê, nhớ ngọn rơm gốc rạ miền Bắc, nhớ con hẻm nhỏ của Sài Gòn nên chị vội vã trở về…

“Tự tin” sinh đến 6 người con

- Chị từng tâm sự rằng, mẹ chị không khuyên con gái đi hát. Vậy với con, chị có khuyên các em không nên theo nghề của mẹ?

- Quả thực tôi mê hát từ trong bụng mẹ. Tôi lại lớn lên trong môi trường quá tuyệt vời có bố Lê Quỳnh (tài tử điện ảnh) và mẹ Thái Thanh (danh ca), 5 tuổi đã biết mình thèm làm ca sĩ. Thế nhưng, tôi không được hát. Bố mẹ tôi hiểu rằng, cuộc sống của người nghệ sĩ không đơn giản, không có nhiều thời gian cho gia đình.

Mẹ dặn mấy chị em tôi: “Mẹ muốn các con lớn lên có đời sống bình dị hơn người nghệ sĩ”. Thế nên sự nghiệp ca hát của tôi chỉ thực sự bắt đầu sau khi đã có 5 đứa con và bước vào tuổi 32.

Tuy nhiên, tôi không bao giờ thấy lời của mẹ sai. Mẹ rất đúng khi khuyên các con ăn học, có một nghề cho mình. Thành ra với các con tôi, tất cả 6 cháu thì 4 cháu đã tốt nghiệp đại học. Hai cháu trai út, một cháu chuẩn bị ra trường, còn một cháu đang học lớp 7.

Tôi luôn học ở mẹ Thái Thanh và khuyên các con mình học hành đến nơi đến chốn, phải trang bị một ngành nghề chuyên môn. Tôi không khuyên con mình đi hát nhưng cũng chẳng ngăn cản. Cháu nào cũng mê hát và hát hay cả (cười đầy tự hào).

- Tại sao chị lại “tự tin” sinh đến 6 người con, liệu có quá nhiều khi chị là một ca sĩ?

- Có lẽ bạn thấy Ý Lan quá “cả gan” đúng không? Với người phụ nữ bình thường, 6 người con đã là quá nhiều, với một ca sĩ, có lẽ đó là điều lạ lắm… Nhưng với tôi, bấy nhiêu cháu vẫn không nhiều. Nếu đi hát sớm hơn, có lẽ tôi không dám sinh nhiều con như vậy. Nhưng tôi mê hát và mê con nhiều không thể tả. Các con ngoan là điều làm tôi hạnh phúc nhất.

Đi hát để “bơm sức”, chống chọi bệnh ung thư

- Làm thế nào một người phụ nữ đã 52 tuổi, sinh nhiều con, mắc bệnh khá nặng mà vẫn giữ được sắc vóc như hiện nay?

- Hai điều cùng quan trọng trong cuộc sống của tôi chính là con cái và ca hát. Nếu không có các con, có anh Tuấn (ông xã hiện tại của ca sĩ Ý Lan) bên cạnh chăm sóc, có lẽ tôi không được như hôm nay. Nhiều khi sau đêm diễn, ngồi trên máy bay về nhà, xung quanh chỉ là bóng tối, tôi cô đơn cùng cực. Nhưng lúc đó, tôi nghĩ đến khi mình bước vào nhà, các con đón, rót cho mình ly nước, còn anh Tuấn chờ Lan sẵn với chén súp tự tay anh nấu… Tôi thấy mình thật sự hạnh phúc.

Suốt thời gian tôi mắc bệnh, cuộc sống cũng diễn ra như vậy, tôi được chồng con chăm sóc và trên cả là tình thương từ khán giả.

Bên cạnh đó, tôi có chế độ luyện tập, ăn uống giữ sức khỏe riêng. Biết vợ thích các món ăn nhiều chất bột: các loại bánh bèo, bánh lọc, bún bò… anh Tuấn khuyên tôi giảm bớt các món ăn nhiều bột mà ăn thêm rau quả. Anh ấy còn luôn nhắc tôi đúng giờ trong bữa ăn, uống thuốc.

- Thời gian lúc biết mình bệnh, chị có bị sốc hay stress không?

- Tôi sợ lắm! Bởi nói đến ung thư, ai nghe cũng thấy “tuyệt” rồi! Nhưng là “tuyệt mạng” chứ không phải “tuyệt vời” đâu (nheo nheo mắt lém lỉnh).

Khi mới phát hiện bệnh, tôi không biết đang ở giai đoạn nào, một thời gian sau mới biết. Lúc đầu, tôi không chấp nhận sự thật, toàn nhìn thấy những ngày tới là một sự sụp đổ. Vì vậy, tôi đã chọn cách đi xa. Ba tuần sau đó, tôi đến nơi anh Tuấn ở (San Francisco). Ở đó, tôi bình tâm hơn, bắt đầu thu xếp công việc. Cùng lúc ấy, bác sĩ cho biết bệnh của tôi chỉ mới ở giai đoạn tiền ung thư, không cần hóa trị mà chỉ xạ trị. Tôi mới an tâm hơn và trở về nói chuyện với các con.

Tôi xạ trị mất 2 tháng, mỗi tuần 5 ngày liên tục. Tôi luôn trông đợi đến ngày thứ 6 để được xách vali đi hát. Vì hát “bơm sức” cho tôi, giúp tôi không có thời gian lo sợ, suy nghĩ, khiến mình hao mòn hơn.

Điều tôi thích nhất ở giọng hát của mình là tình cảm

- Có bao giờ chị gục ngã trên sân khấu vì bệnh?

- Hình như chưa bao giờ thì phải. Có lẽ lý trí của tôi quá mạnh và đam mê ca hát quá lớn chăng? Khi hát, dường như tôi quên hết, không nhớ mình là con bệnh nữa. Nhưng một lần duy nhất tôi xỉu trên sân khấu, nhưng may mắn là đang diễn trong một buổi của hội y sĩ. Tôi vừa ngã, bác sĩ vội đỡ và cứu mình liền.

lany6.jpg


Đôi ba lần khác, tôi cảm thấy tối trước mắt. Biết mình sắp bị như lần trước, tôi liền nhẹ nhàng ngồi xuống, hoặc giả vờ buông lơi, vịn tay vào piano… Tôi rất sợ mình ngã xuống trước khán giả.

- Lúc nãy tôi hỏi anh Tuấn (chồng Ý Lan), anh có thích giọng hát của chị không? Anh nói giọng chị rất đặc biệt. Vậy với chị, chị có thích giọng hát của mình?

- Khi hát xong, tôi thường nghe lại tiếng hát của mình. Tôi nghe và tìm xem mình có mắc lỗi nào khi thể hiện bài hát không và xem những lỗi đó mình có thể học hỏi và sửa lại cho tốt hơn không. Nói như vậy hơi quá khắt khe với bản thân, nhưng đó là cách để tôi tự đào tạo mình, giúp mình hay hơn mỗi ngày.

Tôi cũng xin cảm tạ ơn trên đã cho tôi giọng hát. Điều làm tôi thích nhất ở giọng hát của mình là tình cảm (nghiêng vai cười điệu đàng). Những lúc hát quá để ý đến kỹ thuật, tôi biết mình mất đi một phần tình cảm, cảm xúc dành cho ca khúc và tôi hơi khó chịu. Nhiều khi nghe lại, tôi nghĩ mình nên thu lại câu hát đó để hoàn hảo hơn, nhưng nếu làm như vậy, tôi biết tình cảm dành cho bài hát lúc đó sẽ mất đi, sẽ đổi màu. Tôi không thích vậy.

(Anh Tuấn lại cười đỡ cho vợ: “Cứ 10 lần tôi nghe Lan hát cùng một bài,10 lần đó cảm xúc đều khác nhau. Giọng Lan lạ lắm, thay đổi theo tâm trạng”).

Để thất vọng, thất bại chỉ là nỗi buồn chứ không trở thành nỗi đau

- Trong thời gian qua, quãng đời nào chị thấy mình bình yên nhất?

- Mỗi quãng đời đều có khoảng bình yên của nó. Nếu bây giờ ngồi nhớ lại, có lẽ thời thơ ấu của tôi là êm đềm nhất. Tôi sống cùng kỷ niệm, luôn nhớ những kỷ niệm đẹp và lấy đó làm bình yên cho mình. Sự bình yên đó nuôi tôi từ hôm qua, hôm nay. Mỗi khi bước qua trăn trở, tôi biết rồi bình yên sẽ đến với mình. Vì những trăn trở rồi cũng sẽ qua và thành kỷ niệm.

- Có lần vấp ngã nào chị thấy mình khó gượng dậy? Vì đằng sau cuộc sống nhiều hy vọng, cũng có những lúc người ta thất vọng.

- Cái buồn, ui chao! Không có cái buồn nào buồn bằng cái buồn ngày hôm nay. Nếu ngồi đây nhớ lại 10 năm trước, tôi có nỗi buồn. Nhưng lúc đó, nỗi buồn nhiều hơn khi bây giờ mình ngồi nghĩ lại. Đã 52 tuổi, tôi hiểu ra một điều, những nỗi buồn đến với mình, thất vọng, thất bại trong đời sống, mình phải bình tĩnh hơn và lấy đó làm bài học chứ không nên thất vọng. Nó chỉ là nỗi buồn chứ không bao giờ để trở thành nỗi đau.

- Chị luôn thấy mình may mắn?

- Vâng, tôi luôn dùng hai chữ may mắn cho những trắc trở mình gặp phải (lại cười, mắt trong veo).

lany5.jpg


Ý Lan và câu chuyện về mẹ Thái Thanh​

2405200914a.jpg

Ý Lan và mẹ Thái Thanh - Ảnh: nhân vật cung cấp

Từng xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông nhưng ca sĩ hải ngoại Ý Lan ít khi nói nhiều về người mẹ - danh ca Thái Thanh - như lần tâm sự này.
Trong chuyến về nước làm từ thiện, biểu diễn gần một năm trước cho tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, Ý Lan từng nói không biết bao giờ quay lại vì sức khỏe. Căn bệnh ung thú vú hiểm nghèo đã qua nhưng vẫn không cho phép chị xem thường nó. Thật đáng mừng, vào ngày 29-30-31.5 tới đây, Ý Lan sẽ quay lại Việt Nam và biểu diễn tại phòng trà Văn Nghệ, TP.HCM.

* Chị có gặp khó khăn gì không khi nhận lời về nước hát lần này?

- Lần đầu tiên trở về hát cho chương trình thiện nguyện trước, tôi áy náy vô cùng vì đã chưa có dịp hát cho các fan thương mến của mình nghe. Vì thế, khi chủ nhân phòng trà Văn Nghệ là nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng - Xuân Hòa lên tiếng mời về, tôi đã nhận lời ngay. Trước tiên vì tình cảm đặc biệt đối với chú Xuân Hùng và vì tôi vẫn mong được trình diễn cho các fan đã luôn yêu mến, chờ đợi Ý Lan trở về.


Từ khi trưởng thành, có một đàn con ngoan, Ý Lan càng hiểu hơn mỗi một ngày trong đời sống đều là “Ngày của mẹ”. Để nhắc nhở chính mình rằng ngày nào còn có mẹ là ngày mình còn hạnh phúc!

* Khán giả trong nước vẫn rất mong được hội ngộ cùng chị trong các show diễn lớn, tại sao chị lại nhận lời hát ở phòng trà, phải chăng vì sức khỏe?
- Điều này không liên quan đến sức khỏe, vì đã bay một chuyến bay dài từ Mỹ về lại quê nhà thì sức khỏe phải tốt (cười). Ở những show nhỏ, Ý Lan nghĩ đó là đêm của riêng mình và mình sẽ có nhiều thời giờ hát cho khán giả nghe. Từ trên sân khấu, Ý Lan vẫn có thể cảm nhận được mối dây tương quan với người nghe. Đối với Ý Lan, show lớn hay nhỏ đều trân quý như nhau, bởi mỗi một khán giả đến với tôi đều cho tôi một tình cảm to lớn. Sự có mặt của Ý Lan tại phòng trà Văn Nghệ lần này là một sự cân nhắc rất kỹ lưỡng bởi dù là nơi khung cảnh nho nhỏ nhưng làm cho Ý Lan gần gũi với khán giả hơn; cho Ý Lan những cảm xúc thật ấm cúng như hình ảnh của những “đêm màu hồng” năm nào cùng mẹ Thái Thanh đi diễn. Và một điều rất quan trọng nữa là tôi muốn đi thăm lại các trẻ em mồ côi, tàn tật, mà trong suốt hơn 10 năm qua tôi đã từng thăm và giúp đỡ như một trong những công việc thiện nguyện.

2405200914b.jpg;pv4c32d9d85484f8e4

Ý Lan và các con - Ảnh: nhân vật cung cấp

Luôn có mẹ kề bên
* Chị được xem mẹ diễn từ lúc nào?
- Năm tôi 8 tuổi đã được đi theo mẹ đến những nơi thâu băng, thâu đĩa, truyền hình và đặc biệt là những buổi tối được xách ví cho mẹ đi cùng đến các phòng trà xem mẹ trình diễn. Cho đến năm Ý Lan được 13 tuổi thì mẹ không cho đi theo nữa vì “con gái của mẹ bắt đầu lớn rồi, không được tiếp tục đến phòng trà xem mẹ hát...” - mẹ Thái Thanh nói. Không được đi theo mẹ mỗi tối, cũng hơi buồn! Nhưng Ý Lan vẫn giúp mẹ chọn lựa áo dài, ví, giày và hoa tai để vào bộ chuẩn bị sẵn cho mẹ đi hát, và thức khuya đợi mẹ trở về. Khi mẹ về rồi lại leo vào giường ngủ chung với mẹ.

* Trong gia đình, Ý Lan là người nổi tiếng nhất, giống mẹ nhiều nhất so với các em. Chị có phải là con gái được cưng chiều nhất trong nhà?

- Ồ không! Các em của tôi mỗi người đều có một phẩm chất riêng rất đặc biệt, vì thế mẹ yêu các con mỗi người một kiểu.

* Khi đã trưởng thành, chị có còn gần gũi với mẹ không?

- Có chứ. Thời gian trôi qua, tuần hoàn với cuộc sống đơn giản của một người con gái đầu lòng, lúc nào tôi cũng bên cạnh mẹ để chia sẻ vui buồn và được nghe mẹ dạy dỗ qua những mẩu chuyện tâm sự của đời mẹ. Cho đến ngày hôm nay, nhà mẹ chỉ cách nhà Ý Lan có 2 đoạn đường ngắn. Hầu như mỗi buổi cơm tối với gia đình, tôi đều đón mẹ về ăn chung để mẹ không cảm thấy cô đơn. Mối dây liên hệ mật thiết này thật quý báu cho cuộc đời của Ý Lan, rồi lại tiếp tục truyền đến cho mối dây liên hệ giữa tôi và các con. Bây giờ ở tuổi ngoài 50 mà tôi vẫn cảm thấy bé nhỏ bởi có mẹ kề bên.

* Ngày của mẹ 10.5 vừa rồi, chị đã tặng gì cho mẹ mình?

- Chồng và các con của tôi đã đưa tôi và mẹ Thái Thanh đi ăn tiệc ở một nhà hàng, buổi tiệc rất vui. Ý Lan đã tặng cho mẹ một xâu chuỗi ngọc trai đẹp lắm (cười).

Dạy con theo cách của mẹ

* Nói vậy chắc hẳn mẹ đã ảnh hưởng cuộc sống chị rất nhiều! Sự nổi tiếng của bố mẹ có khi nào là áp lực cho cuộc sống Ý Lan?

- Mẹ tôi là một người đàn bà tình cảm và rất can đảm. Suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, hình ảnh của mẹ Thái Thanh âu yếm, chăm sóc và yêu thương các con đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều khi tôi làm mẹ của một đàn con. Sống với trách nhiệm, bảo bọc và dạy dỗ con cái, luôn luôn mềm mại trong tình yêu đối với các con. Tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho tôi là niềm hạnh phúc và cả sự may mắn vô bờ bến. Sự nổi tiếng của bố Lê Quỳnh và mẹ Thái Thanh là cả một gia tài dành riêng cho con cái. Ý Lan trở thành ca sĩ như ngày hôm nay là nhờ có cả hai yếu tố quan trọng mà bố mẹ đã để lại trong dòng máu của Ý Lan. Tôi có tiếng hát và kỹ thuật hát thừa hưởng từ mẹ, còn kỹ thuật trình diễn được thừa hưởng từ bố. Ý Lan cho đây là điều may mắn, chứ làm sao có thể nghĩ là một áp lực cho cuộc sống của mình.

* Bố mẹ chị có phải là người khó tính trong mắt con cái?

- Đối với riêng tình phụ tử và mẫu tử thì lúc nào gia đình Ý Lan cũng có sự yên ấm. Bố mẹ Ý Lan đã không còn sống chung với nhau từ khi Ý Lan 8 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn rất quý nhau và lịch sự với nhau, cho nên Ý Lan và các em trong gia đình đã quen một nếp sống cố định. Còn về tính tình, có những lúc bố mẹ uốn nắn các con để theo nền nếp căn bản (hơi khó!), nhưng luôn luôn đi đôi với tình cảm nhẹ nhàng (một ít chiều chuộng!) .

* Là người nối nghiệp mẹ, có khi nào mẹ chị không đồng ý về một phong cách, bài hát nào đó của con gái Ý Lan?

- À! Nói điều này thì sẽ rất dễ cho mọi người cảm nhận (nhất là những người đã làm mẹ) rằng: “Con tôi lúc nào cũng là số 1...” (cười).

* Hiện tại chị là mẹ của 6 người con. Cách sống, cách dạy dỗ con cái của mẹ Thái Thanh có giúp được chị thêm kinh nghiệm trong việc dạy con cái?

- Vâng, Ý Lan đã được ảnh hưởng ở nơi mẹ rất nhiều và học hỏi cách dạy dỗ con cái từ những kỷ niệm của mẹ. Bố mẹ tôi là nghệ sĩ nhưng rất “ngăn nắp” trong cuộc sống.

* Được biết 6 người con chị học giỏi, thông minh và có người có giọng hát giống mẹ. Khao khát lớn nhất của chị về các con là gì? Chị có muốn các con theo nghề mẹ?

- Tôi chỉ ao ước các con của mình lớn lên trở thành những con người hữu ích cho xã hội, sẽ luôn luôn gìn giữ đạo đức của một con người sống biết chia sẻ và quý sự tử tế. Tôi luôn luôn khuyên bảo các con học hành đến nơi đến chốn (giống như mẹ Thái Thanh đã khuyên bảo Ý Lan). Còn về vấn đề ca hát, chắc chắn tôi không thể ngăn cản ý thích các con được, vì di truyền mà! Các con của tôi đều thích hát cả.

Ý Lan sống theo từng ngày, và mong rằng mỗi một ngày sẽ mang lại kết quả tốt thông qua công việc. Và ước mơ sao tiếng hát Ý Lan vẫn tiếp tục đến với khán thính giả khắp mọi nơi...

Dạ Ly (thực hiện)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Những bài viết của bác hay quá. Mong sẽ sớm đọc những bài tiếp theo
 

co1972nguyen

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Cũng rất khó khi tìm những thông tin về ca sỹ 1 cách tổng hợp, chính xác và chính thống (phỏng vấn). Sẽ cố gắng tìm những bài viết hay để mọi người vừa nghe nhạc vừa hiểu thêm cuộc đời ca sỹ
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Những câu chuyện về ca sỹ Hải ngoại

Cũng rất khó khi tìm những thông tin về ca sỹ 1 cách tổng hợp, chính xác và chính thống (phỏng vấn). Sẽ cố gắng tìm những bài viết hay để mọi người vừa nghe nhạc vừa hiểu thêm cuộc đời ca sỹ
Trong những nghệ sỹ bác giới thiệu có những giọng hát em rất thích như Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Khánh Hà. Hy vọng có bài về Duy Trác, Sỹ Phú, Lệ Thu trong những bài tiếp theo
 
Bên trên