Raspberry Pi + Rune Audio ::: Một trải nghiệm nghe nhạc mới

gzelka

Active Member
502.jpg
 

ko853

Well-Known Member
Thật ra em thây tinker board này hợp để làm NAS(hoặc server trong UPnP) hoặc dùng để renderer phim ảnh thì tốt hơn là cho mục đích nghe nhạc thuần túy (music renderer)

Hôm trước, em có thử làm một thử nghiệm con con với Pi 2, khi dùng với mục đích renderer thì sau khoảng 3 giây buffer nếu file nhạc đến là wav 16 bit thì Pi 2 chỉ tiêu tốn 2% CPU, với flac 16bit thì chỉ tốn 3% CPU, với flac 24-192 thì ngôns tầm 4% CPU, tức là chỉ với Pi 2 thì hoàn toàn thừa thãi cho việc làm renderer nhạc rồi.

Để làm một renderer nhạc thuần túy tốt chỉ cần một board đủ khỏe (Pi 2 rõ ràng là đủ khỏe, thậm chi Pi A+, B+ cũng đủ), càng ít các peripherial gây nhiễu càng tốt (HDMI, wifi) và cuối cùng là chạy ở xung thấp thôi vì chạy xung cao mà không dùng đến (vì tác vụ cần quá ít) thì chỉ tổ thêm nhiễu. So sánh giữa Pi 2 và Pi 3 là rõ, nghe nhạc qua Pi 2 tĩnh hơn Pi 3 nhiều.

Em đọc thấy những tiến bộ của board này liên quan đến CPU, GPU, RAM hay Internet đều chỉ "tốt hơn" về độ khỏe, tốc độ xử lý mà cái này thì không liên quan đến audio cho lắm. (dĩ nhiên thì nếu chơi HQPlayer để upsampling thì cũng cần nhưng nói thật cỡ CPU 1.8MHz không đủ tuổi để dùng HQPlayer :D)
Thế mà e thấy mấy bác chơi audio PC kết luận là CPU, GPU, RAM, PSU càng max càng hay. Đúng là ko biết đâu mà lần. :eek::confused:

Tinker board e thấy linh kiện nó tốt và dc SX bởi ASUS nên chắc sẽ hay hơn các SP cùng loại. Tuy nhiên, chắc phải chờ hơi lâu để nó dc các bên thứ 3 về phần mềm và cần cứng cập nhật sản phẩm của họ tương thích tốt như Pi hiện tại.
 

trung224

Well-Known Member
Trong trường hợp này có nên kêu ca với bọn bán không ?
Cái BNC-RCA thì đúng là 50 Ohm còn cái jack BNC trên 502DAc vẫn là 75 Ohm mà bác. Bác để ý kĩ ở hình em gửi nhé, phần dielectric màu trắng bao quanh lỗ cắm của BNC 75 Ohm khá mỏng, tổng độ dày của hai phần dielectric chỉ hơn đường kính của lỗ cắm một chút, còn với BNC 50 Ohm, tổng độ dày của hai phần dielectric gần như gấp đôi đường kính lỗ cắm. Ngoài ra, bác nhìn sâu vào lỗ BNC 75 Ohm sẽ thấy sau lớp dielectric mỏng sẽ là một lớp dielectric dầy chiếm toàn bộ cả jack, còn BNC 50 Ohm thì giữ nguyên độ dày của lớp dielectric.

Bác có thể phàn nàn về cái jack chuyển BNC-RCA
 

trung224

Well-Known Member
Thế mà e thấy mấy bác chơi audio PC kết luận là CPU, GPU, RAM, PSU càng max càng hay. Đúng là ko biết đâu mà lần. :eek::confused:

Tinker board e thấy linh kiện nó tốt và dc SX bởi ASUS nên chắc sẽ hay hơn các SP cùng loại. Tuy nhiên, chắc phải chờ hơi lâu để nó dc các bên thứ 3 về phần mềm và cần cứng cập nhật sản phẩm của họ tương thích tốt như Pi hiện tại.

Kết luận CPU, GPU; RAM; PSU càng max càng hay theo quan điểm của em là đánh giá theo phần ngọn mà không nhìn vào nguồn gốc vấn đề.

Nguồn gốc của vấn đề nằm ở cái phần mềm mà các audio PC phải phục vụ đó là Windows hay MacOS. Tất cả đều là general purpose OS, có nghĩa là khi dùng với ý nghĩa Audio PC, chúng ta chỉ dùng một số rất nhỏ process trên đó. Còn lại hàng trăm cái process khác thì audio PC phải cõng, quan trọng hơn, thứ tự ưu tiên của các tác vụ audio luôn là ở mức thấp nhất. Điều đó có nghĩa là nếu process audio đang thực hiện mà có một process khác của windows có thứ tự ưu tiên cao hơn cần phải hoạt động thì hệ thống sẽ dừng ngay process audio để nhường chỗ cho process kia. Sau khi process kia được hoạt động hết thời gian hệ thống phân bố cho thì hệ thống sẽ một lần nữa lựa chọn các process có thứ tự ưu tiên cao nhất để hoạt động, nếu không có cái gì cần thì mới lại đến process có thứ tự ưu tiên thấp như audio process.

Do kiểu cấu trúc hoạt động như thế nên nếu xử dụng PC Windows (hoặc MacOS) thì cấu hình manh cho CPU, RAM có lợi hơn, đơn giản là vì với tốc độ xử lý càng cao thì thời gian xử lý các process cũng nhanh hơn, các process audio có nhiều cơ hội được xử lý nhanh và không bị ngắt đột ngột hơn. Một giải pháp khác đó là sử dụng combo tắt bớt các tác vụ không cần thiết, chỉnh thứ tự ưu tiên của audio process lên mức cao nhất (đó là Audiophile Optimizer giá 120$) và Process Lasso (phân bố hẳn một core CPU cho process audio), nhưng theo em thấy hầu như không bác nào chơi audio PC ở VN dùng, mà cứ chạy theo cấu hình mạnh.

Thứ nữa là vấn đề nguồn điện. Tại sao với audio PC, nguồn điện càng cao nghe càng sướng. Lý do cũng vì mấy cái CPU, GPU, RAM càng khỏe thì ngốn điện càng lớn. Cứ làm phép tính đơn giản nếu CPU core i7 + GPU + RAM + HDD/SSD + ...tốn gần 300W ở điều kiện trung bình, mà nên nhớ tải của mấy board digital là tải động, tức là lượng dòng tiêu thụ ở peak sẽ có khi gấp 2-3 lần dòng trung bình. Do đó nếu CPU chỉ lấy 500-600W thì khi CPU cần dòng đột ngột thì nguồn không cung ứng đủ, dẫn đến các quá trình trên audio PC bị ảnh hưởng. Nếu dùng nguồn 900-1200W thì sẽ đảm bảo đủ điện cho mọi trường hợp. Một điểm nữa là các nguồn SMPS máy tính nếu càng dòng đắt tiền thì họ càng có lọc kĩ, nên nhiễu ít hơn và sạch hơn. Đó là lý do tại sao nếu chơi audio PC thì cứ max thì hay, vấn đề là chơi như thế lòi ra nhiều yếu điêm lắm, mà ở mức audiophile thường (không biết về kỹ thuật thì không sửa chữa được)

Đầu tiên là phần nhiễu điện. Do các linh kiện chạy xung cao nên nhiễu EMI/RFI tỏa ra sẽ lớn gấp hàng chục lần so với 1 cái RPi 2 chạy 900Hz.

Thứ hai là nguồn điện. Do cần nguồn to (800-1200W) để nuôi cái đống linh kiện kia nên hầu như phải dùng SMPS. Mà PSU càng có công suất lớn thì càng nhiễu. Quan trọng hơn là SMPS dù có thể đươc lọc kĩ ở đầu cấp tín hiệu nhưng luôn đẩy ngược rất nhiều nhiễu cao tần về nguồn điện tổng. Nhiễu này lại theo nguồn đi đến các thiết bị khác trong bộ dàn. Nếu dùng nguồn LPS (đẩy nhiễu về nguồn tổng ít hơn) lại gặp vấn đề là không có một ổn áp IC nào có sẵn có thể cấp điện lớn như thế. Tức là nếu muốn dùng LPS phải đi mua (với giá rất đắt mà chưa chắc đã có thể có công suất lớn như thế), nếu tự làm (mạch lọc CLC) thì em thấy mấy bác chơi audio PC ko đủ sức làm :D Hơn nữa chơi LPS với công suất lớn như thế thì lượng nhiệt tỏa ra là rất lớn, ảnh hưởng đến nhiệt độ chung của transport, lúc đó lại phải che chắn, tản nhiệt.

Trong khi đó nếu dùng Pi2, điện áp trung bình khi hoạt động nghe nhạc của Pi 2 (không dùng HDD, ko wifi, ko upsampling) thì chỉ khoảng 5V 0.5A. Kể cả để dự phòng tải động cần dòng lớn thì cũng sẽ không quá 5V 1.5A. Pi 2 cần điện 5V, 1.8V, 3.3V, chỉ cần cấp đủ mỗi cái 0.5A bằng nguồn LT3042 hoặc LT3045 thì là hết thuốc. Không một nguồn nào có thể sạch hơn mức nhiễu 0.8uV

Đấy là còn chưa kể đến dù CPU mạnh đến đâu thì khả năng process audio bị dừng/khởi động lại vẫn có thể xảy ra (kể cả khi dùng process lasso và audiophile optimizer) do không thay đổi được cấu trúc hoạt động của Windows là phân bô random các process theo cơ chế round-robin tức là nếu cùng thứ tự ưu tiên thì mỗi cái process sẽ được phân bố một thời gian chạy (time-sliced) nhất định, hết time-sliced của mình thì phải nhường cho process khác. Trong khi đó với Pi 2 hoặc linux, ít nhất là với Moode Audio advanced kernel và FIFO, số lượng process rất nhỏ (cỡ khoảng 11-12 cái), process audio có thứ tự ưu tiên lớn nhất và quan trọng hơn là FIFO, có nghĩa là một khi một process nào đó có thứ tự ưu tiên cao nhất được chạy thì nó sẽ được chạy không bị ngắt quãng đến khi nào hoàn thành thì mới chuyển sang process khác.

Em chỉ thấy duy nhất một lợi ích khi chơi audio PC kiểu cấu hình khỏe là khi quyết tâm theo đuổi kiểu chơi upsampling lên DSD512 bằng Signalyst HQPlayer, còn lại thì em thấy chả có bất kì lý do gì để theo đuổi audio PC chạy Windows cả. Mà nếu có tiền để ráp audio PC khỏe cho chuẩn, nhằm giảm thiểu các yếu điểm em vừa kể thì cũng phải bét nhất là 2000 USD, mà cũng phải là dân diy có kinh nghiệm làm Amp công suất lơn để xử lý cái phần nguồn cho chuẩn. Chứ mấy cái tweak nhỏ lẻ kiểu dây nguồn, dây sata, dây USB cắm rút nọ kia ko giải quyết được vấn đề gì, nó làm thay đổi một chút chât âm, nhưng một chút đó không là gì nếu so sánh sử lý đúng được cái nguồn. Cùng số tiền đó em chắt bóp thêm làm cái transport aurender hay auralic aries femto còn hơn.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Trước tôi có dùng Process Lasso một thời gian, sử dụng 3 tính năng: set real time permanent, assign core riêng cho foobar và classify as a game. Phần mềm này đắt vãi nên cũng ko nhiều chú Tây xài, về khoản này VN là nhất. Tuy nhiên với Process lasso cảm giác tiếng hơi khô và sắc nên về sau lại bỏ, Có lẽ già rồi nên tai cũng già, chỉ thích nghe nhiễu cho dày tiếng.

Về cấu hình cao hay thấp thì đúng là Windows ko được sinh ra cho audio nên nếu user ko can thiệp gì để audio được ưu tiên thì máy cấu hình cao nghe sẽ hay hơn. Pi hay các lossless player chuyên dụng chạy các OS được tối ưu hóa cho audio rồi nên ko cần cấu hình mạnh.
 

ac_vna

Active Member
@linh0983 : Em nghĩ chắc phải tháo cái board con con ra thì mới dùng được Boss DAC Nhưng đằng nào thì Boss DAC cũng có chơi được DSD native đâu :D

@ac_vna : Em cũng liên lạc với ian qua tài khoản tren diyaudio.com thôi. Mà bo này cũng sắp bán qua group buy rồi
http://www.diyaudio.com/forums/grou...ronous-i2s-s-pdif-fifo-kit-group-buy-239.html
Bác đăng kí một tài khoản trên diyaudio.com,. rồi vào topic group buy trên đăng kí số lượng cần mua để tay Ian đặt làm. Em thấy bác @linh0983 và bác @Thanhvo31 đã đăng kí rồi.
em chào các bác!
em vừa nhận được tin nhắn như sau:
I already have IsolatorPi in stock. You can buy them for now if you really need them. The price is US$59-/each. Shipping to Japan would be $25 with tracking number.

So, the finial price for 2XIsolatorPi will be US$143-. If it is possible, please kindly include the extra 4% for Paypal fee. (US$148.72 in total)
vậy nghĩa là em cần trả trong Paypal bao nhiêu vậy các bác, 143usd, hay là phải điền vào 148.72usd vậy ạ(cái 4% kia em chưa hiểu ạ)
mong các bác thông cảm ạ.
 

trung224

Well-Known Member
em chào các bác!
em vừa nhận được tin nhắn như sau:
I already have IsolatorPi in stock. You can buy them for now if you really need them. The price is US$59-/each. Shipping to Japan would be $25 with tracking number.

So, the finial price for 2XIsolatorPi will be US$143-. If it is possible, please kindly include the extra 4% for Paypal fee. (US$148.72 in total)
vậy nghĩa là em cần trả trong Paypal bao nhiêu vậy các bác, 143usd, hay là phải điền vào 148.72usd vậy ạ(cái 4% kia em chưa hiểu ạ)
mong các bác thông cảm ạ.
Nếu bác ở Nhật, tức là ở chừng mực nào đó có thể gọi là nơi có bưu điện làm ăn cẩn thận, thì có thể làm như em, bảo Ian chuyển sang gửi thường không có tracking thì phí gửi có thể giảm xuống còn 9-10$.

Cách này chống chỉ định với các bác đang ở VN hoặc ở Đông Âu
 

ac_vna

Active Member
Nếu bác ở Nhật, tức là ở chừng mực nào đó có thể gọi là nơi có bưu điện làm ăn cẩn thận, thì có thể làm như em, bảo Ian chuyển sang gửi thường không có tracking thì phí gửi có thể giảm xuống còn 9-10$.

Cách này chống chỉ định với các bác đang ở VN hoặc ở Đông Âu
ôi hay quá, em không có kinh nghiệm mua bán. Nhưng vừa lỡ trả rồi ạ. lần sau em sẽ làm theo cách này ạ.
bên em thì em không lo mấy cái khoản hàng hóa này ạ.
cảm ơn bác nhiều ạ.
 

gzelka

Active Member
Cái BNC-RCA thì đúng là 50 Ohm còn cái jack BNC trên 502DAc vẫn là 75 Ohm mà bác. Bác để ý kĩ ở hình em gửi nhé, phần dielectric màu trắng bao quanh lỗ cắm của BNC 75 Ohm khá mỏng, tổng độ dày của hai phần dielectric chỉ hơn đường kính của lỗ cắm một chút, còn với BNC 50 Ohm, tổng độ dày của hai phần dielectric gần như gấp đôi đường kính lỗ cắm. Ngoài ra, bác nhìn sâu vào lỗ BNC 75 Ohm sẽ thấy sau lớp dielectric mỏng sẽ là một lớp dielectric dầy chiếm toàn bộ cả jack, còn BNC 50 Ohm thì giữ nguyên độ dày của lớp dielectric.
Bác có thể phàn nàn về cái jack chuyển BNC-RCA

Cám ơn bác. Em băn khoăn các jack chuyển. Có vẻ jack 75 ohm đắt hơn 50 ohm nên họ đưa mình cái rẻ. Bác cho hỏi nếu em dùng dây BNC 75 ohm Canare loại dùng cho video thì so với dây digital hãng đắt lè lưỡi thế nào ?
 
Bên trên