Dịch tên phim ở Việt Nam

poly

Banned
Nói chung, dịch tên phim thì có các ví dụ sau:

- Tên bám sát tiêu đề gốc. Ví dụ như: Mr&Mrs. Smith - Ông bà Smith, Firewall - Bức tường lửa, Along Came Polly - Từ khi có Polly, Shadowless Sword - Vô ảnh kiếm... Kiểu này là dễ chơi nhất nên nhiều nhất, vì cứ tên gốc thế nào ta dịch ra tiếng Việt thế đó.

- Tên phỏng theo nội dung: Just Married - Yêu là cưới, Van Helsing - Khắc tinh của Dracula, Domestic Disturbance - Ông bố dượng độc ác... Cách này là do tựa gốc có dịch ra cũng chuối mà nhiều khi chỉ có tên riêng nên không dịch được, nên phải lấy hẳn 1 tên khác cho hợp lý hơn.

- Tên tự mọc ra cho câu khách: Lizzie mắc quai (Lizzie McGuire), Vú em FBI (Big Momma's House), Hội chứng O.LAY.VO (Failure to Launch)... Trường hợp này thì khó nói, đôi khi tên cũng hợp lý cũng hay nhưng thỉnh thoảng củ chuối chấm muối, nuốt không trôi.
-Nhưng dịch sát quá đôi khi nghe cũng hơi lấn cấn. Ví dụ "Single white female.." -tựa phim là một cách dùng chữ vì ở các mục rao vặt để chia phòng trọ, hoặc tìm bạn thường người Mỹ hay bắt đầu như vậy : "..single white female...v..v.."- khi dịch sát ra tiếng Việt thành " Đàn bà, đôc thân, da trắng...." hoặc cuốn phim đình đám " Home Alone " thành ra " Ở Nhà Một Mình " với Chu tui nghe cứ lợn cợn như nhai phải...sạn.
Và bên một trang web cũng về Điện Ảnh, các boomer còn chí chát nhau về "Huyền Thoại Mùa Thu" "Huyền Thoại Cái Thác" hay "Huyền Thoại Cú Ngã" là đúng sai nữa đấy !
-"the cronicles of Narnia:the lion, the witch and the wardrobe" dịch sát nghĩa như sau: phim có tên là "biên niên sử Narnia về con sư tử, mụ phù thủy và cái tủ quần áo"!!!
-House of Flying Daggers chính xác là dịch là "nhà của dao bay".
-The fast and the Furious: Tokyo Drift chả lẽ dịch là "trượt Tokyo" àh, hay là "trượt ở Tokyo" hay là "rê đít ở Tokyo" ???

có 5 tiêu chí để đặt tên tiếng Việt:

1- Sát với tên phim gốc nhất có thể.
2- Sát với nội dung phim.
3- Có tác dụng thu hút, kích thích trí tò mò của người xem nhưng không đến mức gây khó chịu.
4- Thể hiện được thể loại phim.
5- Cố gắng độ dài tên tối đa là 4 chữ.

Mục tiêu là đáp ứng được càng nhiều tiêu chí càng tốt, thấp hơn thì ưu tiên tên nào hài hoà đồng đều các tiêu chí.
Tiêu chí đầu tiên thì thường khó có thể đc vì tên phim vốn đã ko có nghĩa, nhất là đối với tên riêng, vd như Rambo, Ratatouille... Vì vậy chỉ thường chỉ đáp ứng được 4 tiêu chí còn lại.




Nguồn thông tin poly nhớ từ các bài báo cũ về yêu cầu tên phim VN
 
Chỉnh sửa lần cuối:

khanhhuynh1985

New Member
Ðề: THE MEN WHO STARE AT GOATS-TỨ QUÁI SIÊU ĐẲNG:khởi chiếu từ 9/7/2010

Có 1 lần tui đi ngoài đường chạy ngang rạp chiếu phim trên đường Trần Hưng Đạo (ko nhớ tên rạp), lúc ấy đang trình chiếu phim cướp biển 2 "Dead men's chest" ko hiểu trình độ Anh ngữ của tui quảng cáo rạp đó như thế nào mà treo bảng dịch là " Ngực người chết" ...vãi thật, mỗi lần nhớ lại là thấy mắc cười.
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: THE MEN WHO STARE AT GOATS-TỨ QUÁI SIÊU ĐẲNG:khởi chiếu từ 9/7/2010

Có 1 lần tui đi ngoài đường chạy ngang rạp chiếu phim trên đường Trần Hưng Đạo (ko nhớ tên rạp), lúc ấy đang trình chiếu phim cướp biển 2 "Dead men's chest" ko hiểu trình độ Anh ngữ của tui quảng cáo rạp đó như thế nào mà treo bảng dịch là " Ngực người chết" ...vãi thật, mỗi lần nhớ lại là thấy mắc cười.

Nó dịch đúng tên mà :p
1 năm trườc khi phim ra rạp, báo Tuổi Trẻ cũng dùng tên Ngực tử thi đó chứ.
 

khanhhuynh1985

New Member
Ðề: THE MEN WHO STARE AT GOATS-TỨ QUÁI SIÊU ĐẲNG:khởi chiếu từ 9/7/2010

Tên đúng là "Chiếc rương của người chết", dịch hoa mỹ là "chiếc rương tử thần", chest có 2 nghĩa mà bạn.
 

catanaccio

New Member
Ðề: THE MEN WHO STARE AT GOATS-TỨ QUÁI SIÊU ĐẲNG:khởi chiếu từ 9/7/2010

Chính xác là NSX đã chơi chữ. Vì chứa trong đó là trái tim của "DJ" nên có thể coi chiếc rương đó chính là bộ ngực thật sự của "DJ" cũng đươc
 

lhlan

Active Member
Ðề: THE MEN WHO STARE AT GOATS-TỨ QUÁI SIÊU ĐẲNG:khởi chiếu từ 9/7/2010

Để em đặt tên: dựa theo Poster và tên gốc có:

1. The men who stare at Goats
2. No Goats No Glory

Đặt tên thành: Có đàn ông là phải có dê
 
Ðề: THE MEN WHO STARE AT GOATS(2010)-TỨ QUÁI SIÊU ĐẲNG:khởi chiếu từ 9/7

-House of Flying Daggers chính xác là dịch là "nhà của dao bay".

Phim Tàu thì phải dịch là Phi Đao Môn chứ nhỉ? Tựa "Thập diện mai phục" mình nghĩ là dịch từ tựa tiếng Tàu của phim.
 

poly

Banned
Dịch phim ở Việt Nam

Bài viết cop từ blog Dâu Tây
http://www.facebook.com/note.php?note_id=170107123014379&id=109810952378177&ref=mf


“Cánh đồng bất tận” dịch tiếng Anh là “Endless Fields”.



Tên này theo tôi vừa sát nghĩa, vừa hay. Vừa Việt Nam, vừa giữ chất mênh mông của tác giả Nguyễn Ngọc Tư thể hiện. Vậy nên khi tôi xem poster phim với tên dịch tiếng Anh là “Floating Lives” tôi thấy lạ.



“Floating Lives” nghe giống tên phim tài liệu kể về sự hình thành của con vịt. Tên nghe khoa học nhưng không văn chương, không sắc sảo. Theo tôi, đó chỉ là tên “cố gắng sắc sảo” mà sự cố gắng ấy bị lộ, câu chữ đẫm mồ hôi.



Các bạn thừa biết tính tôi hơi ông già, và ông già này không thích.



Tôi nghĩ vấn đề xuất phát từ cách dịch tên phim nước ngoài sang tiếng Việt. Dịch một thành một không được. Như thế người phiên dịch không có cơ hội để thể hiện. Mà cháu phiên dịch không “thể hiện” là ông sếp không gửi tiền. “Tôi không thuê anh mở laptop tra từ điển đâu, anh dịch lại đi!”



“Mà phải dịch kiểu..kiểu đẹp chứ!”



Thế nên các nhà phiên dịch ít dịch tên phim theo ý nghĩa. “Cánh đồng bất tận” không thành “Endless Fields”, “Red” không thành “Sắc đỏ”.



Họ cũng ít dịch theo cảm giác. Cảm giác khi nghe khẩu ngữ “Whip it” trong tiếng Anh giống cảm giác khi nghe khẩu ngữ “Máu lên nào!” trong tiếng Việt (hoặc một cụm từ tiếng lóng nào đó tôi chưa biết). Nhưng ít ai đủ can đảm dịch theo cách đó.



Người ta chủ yếu viết lại theo nội dung phim. Phim “Whip it” kể về một cô gái tuổi teen nổi loạn. “Vậy chúng ta sẽ đặt tên phim là “Teen Girl nổi loạn!”, phim “Red” kể về chuyện CIA tái xuất, vậy là “…”, phim Happy Feet kể về vũ điệu chim cánh cụt, vậy là “…”, phim Ratatouille kể về một chú chuột đầu bếp, vậy là “…”, phim “The Collector” kể về một Sát nhân máu lạnh, vậy là “…”



Cách dịch đó có vấn đề. Tôi không đồng ý với những người nói: “Để tên phim ‘Sắc đỏ’ là không được bởi vì sẽ không có ai hiểu phim đó là phim gì. Khán giả phải biết họ đang mua vé xem phim kiểu gì chứ!”



Tóm lại, khán giả cần tên phim cầm tay họ, dẫn họ đi qua đường.



Khán giả Mỹ đọc tên phim “Red” đâu có hiểu gì về nội dung phim ấy đâu. Không có người Mỹ nào đọc tên “Red” đoán ngay đó là phim kể về chuyện “CIA tái xuất!” (tên phim trong tiếng Việt). Ở Mỹ “Red” là “Đỏ”, cũng như ở Việt Nam! Khán giả Mỹ phải nghiên cứu trước (hay xem phim xong) mới hiểu vì sao người ta đặt tên như vậy.



Vấn đề càng rõ nét hơn nếu lấy tên phim Việt Nam mang chút trừu tượng, chọn tên tiếng Anh dựa trên nội dung, rồi dịch lại sang tiếng Việt.



Ví dụ, tên phim “Cải ơi” sẽ trở thành “Old man looks for child”, rồi là “Ông già đi tìm con”. “Bao giờ cho đến tháng mười” sẽ thành “Giấu tin chồng mất”. “Đẹp từng Centimet” sẽ thành “Chàng trai chụp nuy!” “Để Mai Tính” sẽ thành “Tôi có ông sếp là Gay!”



Tôi đoán rằng người Việt Nam không thích các tác phẩm điện ảnh của mình bị dịch một cách “abc” như vậy. Khán giả Việt Nam quá quen với cách đặt tên phim trừu tượng – không tóm tắt lại nội dung mà tạo cảm giác phù hợp với nội dung. Nghe tên “Bao giờ cho đến tháng mười” người Việt đâu có đoán được nội dung phim? (Phim tên gì? “Bao giờ cho đến tháng mười” hả? Ồ, chắc đó là phim về một ông chồng chết trong chiến tranh và một người chị cố gắng giấu tin để ông bố không đau lòng quá! Đoán ngay mà!)



Khán giả Việt Nam tỉnh táo không kém gì khán giả các nước khác. Không cần tên phim cầm tay.



Tôi thấy trước đây người ta dịch tên phim nước ngoài hay hơn, gần với ý nghĩa và cảm giác hơn. Ví dụ, phim “The Godfather” dịch thành “Bố già” tôi thấy khá chuẩn, hay. Đó là cách dịch vừa rất Việt Nam vừa giữ được tính chất của tên gốc. Tôi cảm giác nếu “The Godfather” mới ra rạp vào hôm qua người ta đã dịch tên “Trùm mafia sa lưới”.



Trước khi dịch “Cánh đồng bất tận” thành “Floating Lives” tôi không biết người ta đã hỏi ý kiến của chị Nguyễn Ngọc Tư hay không. Biết đâu chị ấy đồng ý và thấy hay – nhưng tôi hình dung cảnh một anh chàng mặc com-lê đen, tóc nhiều gel đến nhà của chị ấy ở Cà Mau, mở laptop cho chị ấy xem poster có tên tiếng Anh là “Floating Lives”.



“Ôi sao anh chọn tên đó vậy?” chị Tư hỏi anh com-lê.



“Đó là tên tiếng Anh rất hay chị ạ. Nó vừa cho khán giả nước ngoài biết rõ hơn về nội dung phim, vừa tạo cảm giác chới với như trong truyện chị viết ấy!”



Chị Tư vừa cau mày vừa cười lịch sự.



“Yên tâm”, anh com-lê nhẹ nhàng để tay lên vai chị Tư.



“Tôi có bằng Marketing”

Joe
 

poly

Banned
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

Comment trong FB của Joe ..... "quá đông và hung hãn"


Trả lời của những người trong ngành nhưng ko thể post trên FB của Joe vì ko nằm trong FL

Bạn Joe này biết nhiều thứ và viết nhiều thứ rất đáng nể. Riêng cái tên phim từ tiếng Anh dịch qua tiếng Việt, có một điều bạn chưa đề... cập tới, k rõ là bạn biết mà không nói hay chưa biết :). Mọi tên phim tiếng nước ngoài khi dịch ra tiếng việt đều phải được các Studio sản xuất phim phê chuẩn cho phép áp dụng tại thị trường đó (căn cứ vào đặc điểm thị trường, vào khả năng chuyển tải phần nào ý đồ của nhà sx....). Thế nên không có chuyện các nhà phát hành thích làm gì thì làm với tác phẩm của họ. Hơn nữa, khán giả VN đại bộ phận không giống / chưa thể giống với khán giả những nước mà trong một thành phố có đến hàng trăm rạp chiếu phim (như Paris chẳng hạn), để phim ảnh là một phần của đời sống tinh thần, để luôn săn tin và biết rõ mình sắp mua vé xem cái gì :). Thế nên, ở VN mới có câu "hãy là người tiêu dùng thông thái". Như vậy không có nghĩa là người tiêu dùng đang bị lừa, mà nếu muốn thì nên bỏ công sức để chọn cái gì phù hợp với mình. Cuối cùng, phim "CIA tái xuất" được viết là R.E.D (chứ không phải là RED - sắc đỏ). Đây là viết tắt của Retired Extremely Dengerous. Nếu dịch trực tiếp là "Về hưu nhưng cực kỳ nguy hiểm". Để tên phim như thế này ở một thị trường mà quá bán nhiều nhiều là khán giả trẻ măng thì có bán được nhiều vé không nhỉ??? Ớ góc độ cả giải trí và kinh doanh, chúng tôi đang vô cùng thành công với cái tên không được hay ho lắm là "CIA tái xuất" đấy. Hết buổi chiếu, đôi khi lại được một người quen / hoặc biết vỗ vai "Hay!". Dù sao cũng vô cùng welcome những bạn nào sẵn sàng giúp đỡ trong việc dịch tên phim bởi nhiều lúc chúng tôi cũng bí lắm...:) :)
 

poly

Banned
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

chất vấn của 1 khán giả

‎1) ủa thế bọn Studio nào nó cũng có người thành thạo tiếng Việt hay sao mà biết mà "phê chuẩn". Không phải là đàm phán về tiền bạc là chính hả? Studios là invester mà, có bác đạo diễn bỏ thời gian đi phê chuẩn các bản dịch đâu được? Cái nà...y tôi không tin lắm haha, các bác marketing bên mình múa thế nào thì nó phải theo thôi :)

2) Đơn giản là entertainment ở VN (như bác đã nói, phải không nhỉ?) khá là nghèo nàn, nên thực ra bác làm kiểu gì thì cũng có người đi xem thôi. Và đối thủ cạnh tranh không nhất thiết là làm về phim như Galaxy :) (bạn Quang hình như làm Megastar nên tôi assume các bạn cũng là Megastar)

3) nếu các bác bí không dịch được thì cứ bê nguyên tên như thế chứ đâu ai bắt buộc phải dịch hết?

Như RED, Cứ để là R.E.D. rồi dịch TAGLINES hoặc làm taglines phóng to to ra nằm dưới tên phim trên poster, taglines muốn diễn dải thế nào chẳng được. Thiếu gì cách? không nhất thiết phải máy móc.

Mà hình như về sản phẩm ý, tôi không học marketing nhưng common sense dictates tên sản phẩm là nó phải ngắn gọn, dễ nhớ, catchy. (nếu phim là một sản phẩm thì tên phim là tên sản phảm). RED là một ví dụ tiêu biểu (cho thị trường tiếng Anh).

1 điều lồ lộ của mordern marketing là người mua không rational :) Các bạn để ý: đánh răng bằng Colgate thì tà lưa rất dễ, đi xe BMW thì thật là sang trọng: tất tất cả các quảng cáo thành công đều không nhằm vào sản phẩm thực chất là gì mà là xây dựng association giữa sản phẩm với một tính chất/cách sống nào đó. Và điều đáng chú ý là phương cách này đạt hiệu quả :) Ví dụ có người mặc quần áo Louis Vuilton thì có ai thèm biết Louis Vuilton là thằng nào đâu? chỉ biết người mặc LV là sành điệu/khá giả :)

Vì vậy mặc dù ý của các bác tốt, nhưng xét về marketing thuần túy thì có gì chưa ổn. Ý tốt, muốn giải thích cho người ta rõ ràng nhưng lại hơi thấy bị coi thường? (Trò đời hehe)Vì sao? Vì phim không phải là một sản phẩm bình thường :) Nó thuộc vào hạng giải trí và một số trường hợp là nghệ thuật :D Không bao giờ có một strategy nào chắc củ cả. Mỗi bộ phim lại phải làm một marketing campaign riêng. Đấy là lý do chính tại sao 1/2 hay 2/3 budget film là chảy vào marketing, tại vì mỗi phim lại market một cách khác hoàn toàn cho nên mới đắt vậy :)

Tôi nghĩ các bác nên lên công ty đòi tăng lương :D marketing cho phim quan trọng lắm :)
 

poly

Banned
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

2 trả lời của 2 người bên megastar

‎1 - Chuyện tựa gốc và tựa tiếng Anh khác nhau, đặc biệt là ở phim châu Á, là chuyện thường ngày ở huyện. Như In the Mood for Love - dịch ra là Tâm Trạng Khi Yêu. Tuy nhiên, tên gốc của bộ phim là Hoa Dạng Niên Hoa - thô lậu là Năm tháng tr...ôi qua vui vẻ như cánh hoa, còn tinh tế là để chỉ thời kỳ đẹp nhất trong đời của người con gái. Dù có là thô hay tinh thì cũng không hề liên quan đến bài hát của Nat King Cole mà Vương Gia Vệ tình cờ nghe được.

2 - Không phải lúc nào cũng được phép giữ nguyên tựa đề tiếng Anh của phim, dù nhiều khi muốn. Đó là nguyên tắc của cục ĐA.

3 - Studio thường là có người thành thạo regional language.

4 - Mình đầu óc đơn giản, dĩ nhiên là mỗi phim phải có một campaign khác nhau, tính chất khác nhau nhưng mình cho là marketing luôn phải hướng đến số đông. Ở Việt Nam, liệu số người coi việc phim là một sản phẩm để giải trí nhiều hơn hay số người coi việc phim là một sản phẩm nghệ thuật nhiều hơn?


Bác (vì bạn gọi là bác nên xưng thế luôn cho bạn vui, k phải thế thì mong bạn thứ lỗi :)) không định lên đây comment kiểu serious hoặc đả kích qua lại đâu vì theo bác FB chỉ là nơi for fun và gặp gỡ bạn bè. Nhưng vì phần commen...t của bạn rất dài, chi tiết và đầy tâm huyết nên bác thiết nghĩ không nói tí nào cũng không tiện :)

1) Các Studio đều có người hoặc thuê người (cái này không rõ) rành tiếng Việt làm nhiệm vụ subtitle supervise. Vì thế không có chuyện các bác phát hành "thích múa kiểu gì thì múa". Quy trình dịch tên phim và tagline (nếu muốn dịch tagline) là: - submit cho họ tên tiếng Việt mình định dịch (locallization) và phần dịch ngược sang tiếng Anh. Họ tự tham khảo người biết tiếng hay bàn bạc nội bộ rồi quyết định có phê duyệt hay không. Thế nên chuyện cái tên này được duyệt, cái tên kia không được duyệt và phải gửi cái tên khác thay thế là hết sức bình thường. Việc này áp dụng tương tự cho phần nội dung tờ rơi và các tài liệu quảng cáo khác liên quan đến phim. Về phần phụ đề của phim, tuy không phải Studio nào cũng kiểm soát chặt chẽ như nhau và kiểm soát chặt chẽ đồng đều cho phần dịch của từng phim (tương tự như có anh làm việc rất chăm chỉ nhưng có anh đang làm lại ngủ gật), nhưng đôi khi cách dịch của mình không ổn lắm họ còn gợi ý những câu dịch thay thế. Nếu không có người Việt thì chắc cũng phải có bạn nào hiểu tiếng Việt tầm bạn Dâu nhà ta thì may ra mới gửi được các gợi ý chí lý đến giật mình như thế (phim Shrek 4 là một ví dụ. Bác được gợi ý dịch lại đến 3 câu liền, vì dù sao Studio được xem phim chứ các bác hiếm ai được xem phim sớm trước cả tháng để mà dịch cho nó chuẩn 100%). Cũng phải nói thêm, quy trình chặt chẽ này chỉ áp dụng cho nhà phát hành hưởng hoa hồng với Studio như MegaStar (ví dụ thế), chứ mua đứt bán đoạn bộ phim kiểu "tiền trao cháo múc" thì anh thích dịch thế nào kệ anh, đừng add thêm cảnh XYZ làm thay đổi nội dung phim là được. Tất nhiên, bác cũng chẳng đồng tình cái kiểu dịch có phần "chợ búa" như "yêu lầm hoạn thư", càng không ủng hộ kiểu dịch phụ đề miễn hiểu là được như một số phim

2) Entertaiment ở VN khá nghèo nàn - bạn nói đúng nhưng chưa đủ. Phải thêm là thị trường còn quá nhỏ (tập trung vào hơn chục rạp ở HN và TP.CM), thu nhập của người dân còn thấp nên không phải cứ phim nào ra là ào đến rạp xem nga. Chưa kể tuần nào cũng có vài phim của vài nhà phát hành khác nhau ra rạp, khán giả đã ít, để họ chọn phim của mình mà không phải của người khác lại càng khó hơn (suy ra: kiếm tiền không phải là dễ), lại thêm phần thị hiếu khán giả không ổn định (lắm lúc chả hiểu nổi lý do tại sao một bộ phim ở nước nào cũng ăn khác mà VN thì vắng khách và ngược lại - bạn đừng ăn theo câu này mà bàn thêm về khả năng thẩm định / nghiên cứu thị trường nhé. Nếu vậy phải viết hẳn cái note khác :)). Nghề phát hành nói nôm na là buôn phim, mà buôn kiểu này là "bỏ tiền chẵn thu tiền lẻ". Anh bỏ ra vài tỷ đồng đầu tư mua phim và quảng cáo, nhưng bộ phim đó không hợp gu khán giả VN hoặc chiến lược phát hành của anh không tốt / không phù hợp thì vài phim như thế anh đóng cửa ở nhà tập yoga như chơi! Ví dụ nhãn tiền là cái phim 1.735 km - phim đầu tay của hãng phim Kỳ Đồng (toàn người trẻ và tài năng, du học này nọ), đầu tư hơn 5 tỷ, thu về hơn 300 triệu, đành ngậm ngùi đóng cửa.
Nếu dễ kiếm tiền như bạn nói thì nhà nhà xây rạp, nhà nhà buôn phim từ lâu rồi vì dù sao người VN cũng mạnh về "tâm lý bầy đàn" :).

3) Không thích vẫn phải làm, bí đến mấy cũng phải dịch :). Theo quy định về quản lý văn hóa của VN, các banner quảng cáo này nọ phải có tên tiếng Việt (mà còn phải viết ở trên, to hơn. Tiếng nước ngoài viết nhỏ hơn, nằm phía dưới). Nếu không dịch thử hỏi các bác có treo được banner ngoài phố không? Mặt khác, hội đồng duyệt phim quốc gia luôn yêu cầu các tên phim phải được dịch ra tiếng Việt, một số phim các bác thấy tiếng Anh hay hơn đã cố lách là tên nhân vật, tên thành phố blah blah mới được giữ nguyên (vd: Megamind, Toy Story, Shrek,...). Đã gọi là lách thì không thể thường xuyên được. Riêng tagline, thích thì dịch, k thích thì thôi nên phần lớn là không dịch.
Lại nói thêm, khi dịch thì có mấy cách: dịch trực tiếp (nếu dịch được), dịch dựa trên khái quát nội dung phim (nếu dịch trực tiếp thấy không ổn). Phim nào cũng cần trực tiếp thì "sex n the city" đúng phải là "Tình dục và thành phố" hoặc "Dâm thị" :). Mang cái tên phim này lên HDD duệt và Sở VH thì...ôi thôi các bác! Đến phim Slumdog Millionaire nổi tiếng như thế mà khi xin giấy phép văn hóa, bác còn bị đòi giấy chứng nhận đoạt giải Oscar vì chót để cái tượng vàng lên banner đấy nữa là... Về khoản này thì bác bó tay hoàn toàn.

4) Phàm cái gì gọi được ra bằng tên thì sẽ có người thích và không thích. Không thể chỉ vì mình không thích mà nói là người ta coi thường mình. Mang tâm lý này ra xã hội VN thì đi đâu cũng thấy chuyện bức xúc mà thôi.

5) Bác chẳng có có ý định / không dám khen ai / chê ai hay khen bác về trình độ marketing vì "mỗi cây mỗi hoa", "còi to cho vượt". Lương các bác hiện đủ cho các bác enjoy cuộc sống theo cách mà các bác muốn. Nếu lo lắng cho cuộc sống của người khác đến thế thì bạn hãy lên đường đến với đồng bào lũ lụt đi (câu này hoàn toàn nghiêm túc).
 

MrMilan

Banned
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

Joe tây cũng chỉ là ông tây dở hơi biết bơi thích viết tiếng việt, nhưng lại có kiến thức nghèo nào.
 

babebabe

New Member
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

Cậu Joe điểm mạnh là dùng tiếng Việt nhuyễn, nghe văn phong khá là kiểu cách. Còn điểm yếu là kiến thức còn mỏng.
Dù sau cậu ta cũng chỉ là một anh tây phọt phẹt tiếng Việt thoai, ngang cấp anh em mình phọt phẹt tiếng Mán chẳng hạn, quan tâm làm chi.
Poly bỏ thời gian làm hẳn một bài về dịch phim ở VN đi, nhất là mảng dịch phim Việt ra tiếng Anh, tự nhiên dạo này mới quan tâm đến vụ dịch, bà con kêu quá trời ^_^
Có một cái về tên phim mà mình thấy hài hài: tên gốc tiếng Anh để thì không ai nói gì, nhưng nếu dịch nguyên ra tiếng Việt - đủ ngữ nghĩa, chính xác văn phạm hẳn hoi, thậm chí.. ít hơn 4 chữ - thì kêu là quê. Hóa ra tiếng Việt ta quê hơn tiếng nước ngoài à?
 

poly

Banned
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

Cậu Joe điểm mạnh là dùng tiếng Việt nhuyễn, nghe văn phong khá là kiểu cách. Còn điểm yếu là kiến thức còn mỏng.
Dù sau cậu ta cũng chỉ là một anh tây phọt phẹt tiếng Việt thoai, ngang cấp anh em mình phọt phẹt tiếng Mán chẳng hạn, quan tâm làm chi.
Poly bỏ thời gian làm hẳn một bài về dịch phim ở VN đi, nhất là mảng dịch phim Việt ra tiếng Anh, tự nhiên dạo này mới quan tâm đến vụ dịch, bà con kêu quá trời ^_^


câu trả lời có thể gần với câu hỏi của bác

Bài viết chỉ đúng trong 1 chừng mực nào đó. Ví dụ: "Red" không thể dịch là "Sắc đỏ" theo ý bạn nói được, R.E.D là Retired Extremely Dangerous. Tiếng Anh & tiếng Việt có những thứ ko thể đơn giản chỉ đắp qua là được, cần phải đọc trước, hiểu ...nghĩa và phiên dịch lại. Ví dụ 2: Nói như bạn, phim "Salt" của Angelina Jolie sẽ được dịch chuẩn nghĩa là "Muối" hay "Chị Muối"? Ví dụ 3: Còn nhớ "Harry Potter and the Order of Phoenix" trước khi ra đời được báo chí Vn dịch là "Harry Potter và Mệnh Lệnh Phượng Hoàng", sau khi truyện ra rồi thì dịch là "Harry Potter và Hội Phượng Hoàng". Thử hỏi chẳng phải là đọc xong, xem xong rồi mới nên dịch tựa à? "Endless Fields" dịch là "những cánh đồng bất tận" nhé, mà Fields đây cũng có nghĩa là khoảng đất trống. Và Cánh đồng bất tận ko có nghĩa là những cánh đồng. Tựa truyện là 1 trong những thứ khó dịch nhất, vì nó hàm ý nhất trong cả tác phẩm. Bạn dịch "Endless fields" là đã rất hạn chế cái hay của tựa rồi nhé. Thân
 

poly

Banned
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

Có một cái về tên phim mà mình thấy hài hài: tên gốc tiếng Anh để thì không ai nói gì, nhưng nếu dịch nguyên ra tiếng Việt - đủ ngữ nghĩa, chính xác văn phạm hẳn hoi, thậm chí.. ít hơn 4 chữ - thì kêu là quê. Hóa ra tiếng Việt ta quê hơn tiếng nước ngoài à?


nói cái này để bác liên tưởng nha rồi bàn luận, không có ý gây flame đâu

http://www.facebook.com/note.php?note_id=170107123014379&id=109810952378177&ref=mf
đọc những comment ủng hộ trong FB Dâu
bác sẽ nhìn thấy điều kỳ lạ là tại sao người Việt lại tin xái cổ và ủng hộ một bài viết khá ngây ngô về tiếng Việt chỉ vì đó là của người nước ngoài
cũng tương tự khi cứ thấy phim nước ngoài là khen trong khi phim Việt thì cố chê
 

bacsinam

New Member
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

Suy nghĩ cá nhân:

Tiếng việt là tiếng đơn âm, dù có việt hóa thế nào vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều của tiếng hán.

Tôi thích cách dịch tên phim theo những nguyên tắc sau đây:

1) Những phim của các nước sử dụng hán tự như Trung quốc, Hong Kong, Đài Loan, thậm chí Nhật bản (kanji): Bắt buộc phải giữ nguyên phiên âm hán tự nhưng có thể đổi một hai từ để việt hóa . Ví dụ: từ "phong vân" trong tiếng việt không sử dụng, có thể dịch thành phong ba. Âm hán và âm việt gần giống nhau và đa số mọi người hiểu được.

Nếu theo nguyên tắc này, chúng ta sẽ giữ được thần sắc của tác phẩm 100%

Ví dụ: Thập Diện Mai Phục, Ngọa Hổ Tàng Long, Thất Kiếm, Điệp huyết song hùng; Thập Nguyệt vi thành, Vô Gian Đạo ... là những tên cần phải giữ nguyên, không thể dịch từ tiếng anh ra tiếng việt, vì tên tiếng anh của phim tàu nhiều khi khá stupid. Ai xem phim Lý tiểu Long sẽ thấy tên tiếng anh nó chán và nhảm như thế nào so với tên tiếng hoa.

2) Phim Của các nước tây phương: Không bắt buộc dùng danh từ riêng làm tên phim. Càng không cần dịchđúng từng chữ , Tiếng anh là tiếng đa âm, còn tiếng VN đơn âm, không thể tránh khỏi tên Việt dài hơn tên gốc, nhưng nếu cần có thể dùng từ hán việt để cô đọng ý nghĩa. Đừng tưởng dùng tiếng hán việt là khó hiểu và không có tính dân tộc. Có nhiều khi dùng tiếng hán là cách tối ưu.

Ví dụ: Mission Impossbile chỉ có thể dịch thành: Nhiệm vụ Bất khả

3) Nếu tên phim tiếng anh chỉ có 1 nominal group (danh từ), nên thêm tính từ khi dịch nếu được, vì tâm lý người VN thường hào hứng hơn khi thấy tên phim mô tả được sự cực độ, tột cùng của một đặc tính nào đó. Ví dụ: War of the Worlds nên dịch là Thế giới đại chiến hơn là chiến tranh thế giới, từ đại chiến mạnh hơn. Tương tự cho những tên phim: Bảy tay súng oai hùng , Siêu cớm... Trong nhiều trường hợp, có thể thay tính từ bằng động từ cũng khá tốt. Ví dụ: Shooter có thể dịch là Xạ thủ thiên tài hay Siêu xạ thủ hoặc Xạ thủ phục hận đều tốt. Đó là cách câu khách của các rạp ciné từ trước năm 75.

4) Một cái tên riêng không gây cảm xúc gì cả. Ví dụ: SALT, SHREK không hấp dẫn

5) Không nên dịch phim theo kiểu lột trần nội dung, vì sẽ mất đi tính biểu tượng của phim. Ví dụ người phát hành biết rõ phim Ocean's Elevens nói về 1 vụ trộm, nhưng không cần phải lột trần nội dung trong tên phim bằng chữ: 11 tên trộm thế kỉ. Tại sao không thể giấu kỉ hơn, ví dụ: 11 cao thủ.
Kingdom of heaven mà dịch thành: tử chiến thành jerusalem là cực kì nhảm, vì làm mất tính biểu tượng của chữ heaven. Lẽ ra dịch: Thánh địa huyết chiến là hợp nhất.
Ví dụ trước năm 1990, Fafilm VN dịch phim: Lethal Weapons là: Sự leo thang của tội ác. cái tên này vừa dài vừa nhảm nhí vì đã làm mất đi tính biểu tượng chính là từ: Weapons

6) Qui tắc " 4 chữ " cũng rất hay, nhưng hiếm khi dùng được, chúng ta phải học theo người Hoa, cách mà họ dùng chữ hán đặt tên phim gọn trong 4 chữ, vừa cô đọng vừa nổi bật. Ví dụ đa số tên phim hong Kong đều có 4 chữ: anh hùng bản sắc, Thiên nhược hữu tình, Mãnh Long quá Giang, tịch dương thiên sứ (So close của Thư Kì đấy).

Tương tự, Hong Kong dịch phim terminator là: Tương Lai chiến sĩ.

Như vậy ta hoàn toàn có thể dịch 1 phim tiếng anh thành 4 chữ như người Hong Kong hay làm, ví dụ: phim fantastic 4 dịch là: bộ tứ siêu đẳng

Nói chung tên phim hay là vì khán giả thấy hay chứ không phải vì nhà phát hành thấy hay

1- Giữ được tính biểu tượng của từ gốc
2- Không tiết lộ nội dung phim
3- Có tính từ để tăng sức hấp dẫn
4- Ưu tiên cho từ hán việt
 
Chỉnh sửa lần cuối:

babebabe

New Member
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

@bacsinam: tên thường dịch từ ngôn ngữ gốc, tên phim tàu thì dịch từ tiếng tàu chứ ai dịch từ tiếng Anh làm chi bác nhỉ
Vụ dịch tên này quái chiêu nhất là khi tìm cách đặt lại tên sao cho thể hiện được ý tưởng của mấy anh phát hành chứ hok phải mấy cậu làm phim. Cái tên họ đặt nhiều khi mang rất nhiều ẩn dụ chứ không phải chọn đại cái tên cho zui, R.E.D chẳng hạn
Ocean series, dịch thành xx tên trộm blah blah, dịch vậy hóa ra Clooney vào đóng vai phụ :)), mà tụi này đâu có trộm, tiệt là trả thù cả.
War of the Worlds, ở VN dịch thành Thế giới đại chiến thật hay sao á, mình nhớ mang máng là vậy, cơ mà dịch thế hơi bị "máu quá", anh SS không có ý định làm phim đại chiến thật, chỉ là when the world's collision thôi mà, quảng cáo quá đà bảo sao bà con xem phim này đoạn cuối cứ như là sốc thuốc mà chán gần xỉu :p
Resident Evil: After Life bị dịch thành Vùng Đất Dữ, hỡi ôi >_<
SALT ở VN dịch tên là gì không rõ, chắc phim lởm quá bà con cũng chả thèm để ý SALT = Strategic Arms Limitiation Talks, google sẽ thấy nó có ý nghĩa liên quan trực tiếp đến nội dung phim.
 

babebabe

New Member
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

À tự nhiên nhìn lại nhớ ra, Kingdom of Heaven ngày xưa được xem ở Tung của, các bạn Tung của dịch rất sát nhé: Thiên quốc :)), còn có thằng xem xong bảo tớ là, tụi tao ngày xưa có Thái Bình Thiên Quốc đấy, mày biết không?
 

gundamf91

Member
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

Người nổi tiếng thường post 1 cái gì đó dù là bình thường nhất cũng sẽ có 1 đám bay vào like lấy like để, ủng họ này nọ cái lọ cái chai, sẵng sàng ném đá ném tạ lại những ý kiến phản biện ko cần biết cái đó là đúng hay sai. :-"
 

bacsinam

New Member
Ðề: Dịch phim ở Việt Nam

Cái anh Joe này thì công nhận là có tài năng, nhưng tôi không thể hiểu nổi tại sao mọi người cứ phải phát cuồng lên khi thấy 1 anh ngoại quốc biết tiếng việt, hắn nói cái gì cũng tròn xoe mắt, chăm chú nghe rồi tán thưởng hoan hô cứ như là được nghe một vị thánh giảng đạo vậy.
 
Bên trên