AI – Đột phá mang đến thành công cho nền tảng điện toán Microsoft Azure

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Khi người người kéo nhau “lên mây”, nhà nhà kéo nhau lên mây thì ở phía các doanh nghiệp, họ dường như dè chừng hơn trước những tiến bộ công nghệ đầy mới mẻ và hấp dẫn này, bởi đi cùng với các tiện ích vượt trội thì các câu hỏi lớn đặt về vấn đề an toàn dữ liệu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Thời gian đã trả lời được câu hỏi ấy, chính Azure là giải pháp không thể hoàn hảo hơn mà Microsoft cung cấp đến các khách hàng của mình, giúp hãng thuyết phục được không ít doanh nghiệp lớn nhỏ tin tưởng một cách tuyệt đối vào giải pháp của mình.

image001.png

Với hơn 70 cam kết tuân thủ về đảm bảo tính an toàn và bảo mật dữ liệu, Azure đã gắn tính bảo mật, sự riêng tư và sự tuân thủ vào nguyên tắc phát triển xuyên suốt của mình ngay từ giai đoạn khởi nguyên. Nhờ đó nền tảng điện toán này đã thu hút được hơn 90% các công ty trong nhóm Fortune 500 tin tưởng sử dụng trong thời gian qua.

Vậy Azure thực sự có gì hấp dẫn, và liệu nó có đảm bảo được an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp trước vấn nạn tấn công mạng đang bùng nổ trong thời gian qua?

Azure – Con át chủ bài dành cho doanh nghiệp từ Microsoft

Chúng ta đã quá quen thuộc với các sản phẩm đến từ Microsoft, đó chính là hệ điều hành Windows, bộ phần mềm Office Suites, phần mềm chat Skype nổi tiếng hay đám mây OneDrive mạnh mẽ. Nhưng thực tế Microsoft còn đem đến nhiều hơn thế, ngoài thị trường tiêu dùng cá nhân, gã khổng lồ phần mềm hiện còn đang chiếm một thị phần vô cùng lớn trong thị trường doanh nghiệp với một giải pháp toàn diện, sẵn sàng phục vụ từ A-Z cho mọi nhu cầu từ cao đến thấp.

Microsoft đã tấn công vào thị trường này với một cú tổng tiến công toàn lực bằng việc tạo nên một nền tảng (platform) mang tên Azure. Với Azure chúng ta có một đám mây cung cấp chính xác những gì doanh nghiệp cần, những gì cần thiết để “run business” đúng nghĩa nhất.

IMG_5835_resize.JPG

Nền tảng Azure mà Microsoft cung cấp đến các khách hàng bao gồm rất nhiều mảng khác nhau, tuy nhiên dịch vụ được biết đến và sử dụng rộng rãi nhất trên Azure vẫn là điện toán - dịch vụ không thể thiếu để một doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả.

Trước đây khi nghĩ đến một doanh nghiệp, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hệ thống on-premises với vô số những máy chủ và phần cứng, là hệ thống email đảm bảo thông suốt cho việc trao đổi thông tin, và đi cùng còn là hàng loạt những công cụ, phần cứng để phục vụ cho các nhu cầu hội họp. Azure gom tất cả vào một với một điều kiện cần và đủ duy nhất: internet!

Azure cung cấp một đám mây điện toán toàn diện, là cơ sở dữ liệu, là các máy chủ ảo và các dịch vụ liên quan. Azure là “hữu thực” nhưng lại khá “vô danh” khi rất ít khi được người dùng biết đến, bởi họ chỉ quen với khái niệm Office 365, Sharepoint Online, OneDrive for Business hay Skype for Business… Đó chỉ là những mảng nổi của tảng băng chìm mang tên Azure! Azure đã được Microsoft tạo nên cách đây khá lâu, nhưng cho đến hôm nay, sau nhiều lần thay đổi về tên gọi và tính năng, có thể nói Azure đã trở nên đủ lông đủ cánh, cứng cáp hơn để tự biến bản thân thành một nền tảng mạnh mẽ với vô vàn những tiện ích hữu dụng. Azure là một thân cây, và Microsoft đang dần gắn kết các nhánh cây to lớn vào thân cây này, biến Azure trở nên một cây cổ thụ vươn bóng mát của mình lên các doanh nghiệp. Với hệ thống thông tin được số hóa cùng những ứng dụng được phát triển không ngừng nghỉ trên nền tảng, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ không còn phải lo về dữ liệu của mình một khi chọn Azure để “chọn mặt gửi vàng”.

cloud_procedure.jpg

Bảo mật an toàn dữ liệu luôn được Microsoft lấy làm kim chỉ nam cho toàn bộ các dịch vụ mà hãng triển khai trên Azure. Nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho nền tảng của mình trước tình hình tội phạm mạng đang ngày càng có học vấn cao, có tổ chức và linh hoạt hơn, Microsoft mỗi năm đều đầu tư hơn 1 tỷ đô vào công tác nghiên cứu phát triển công nghệ hồi phục mạng bằng các thuật toán phân tích dữ liệu hàng ngày, chính điều đó đã giúp cho hãng không chỉ chặn đứng được các cuộc tấn công mạng, mà còn dự đoán được các khả năng và nguy hiểm tiềm tàng. Mọi thứ đều có kẽ hở, và Microsoft hơn ai hết nhận biết rõ được sứ mệnh vô cùng to lớn của mình trong việc đảm bảo an toàn dữ liệu cho các doanh nghiệp.

Với hệ thống máy chủ giàn trải rộng rãi trên khắp năm châu, cộng thêm độ an toàn và tin cậy hàng đầu, Azure là hệ thống điện toán đám mây dành cho doanh nghiệp thuộc vào hàng lớn nhất hiện nay trên Thế giới. Nhờ vậy, tùy vị trí địa lý mà các công ty có thể tùy chọn được được trung tâm dữ liệu phù hợp với hiệu suất và đường truyền của mình. Ngoài ra nhờ hệ thống máy chủ rộng khắp này, khi có bất cứ sự cố nào xảy ra, dữ liệu sẽ nhanh chóng được đồng bộ sang nơi gần nhất, đảm bảo được tính liên tục cho hoạt động của một doanh nghiệp.

Rõ ràng không thể phủ nhận điện toán đám mây nói chung và Azure nói riêng là những công nghệ kỹ thuật số tạo nên nền tảng phát triển cốt lõi cho các doanh nghiệp. Azure tuy mang trong mình rất nhiều ưu điểm, được đánh giá rất cao về công năng, nhưng nó có thực sự khác biệt so với phần còn lại với vô số các dịch vụ tương tự?

Khả năng tích hợp mạnh mẽ

Để kể ra đầy đủ các tính năng và ứng dụng của Azure, có lẽ chúng ta khó có thể dễ dàng mà liệt kê ngay được. Nền tảng Azure rõ ràng rất hứa hẹn và cũng đang thể hiện sự tuyệt vời của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã trở nên hoàn hảo. Thực tế Microsoft luôn không ngừng cải tiến Azure, biến nền tảng này trở nên khác biệt và độc đáo bằng cách đưa ra các hàm liên kết rộng rãi, giúp ứng dụng nền tảng Azure dễ dàng hơn vào hệ thống của các doanh nghiệp.

AI_platform_Infographic-1024x616.png

Microsoft luôn khuyến khích cộng đồng những nhà lập trình phát triển ứng dụng SaaS (Software as a service - phần mềm như một dịch vụ) cho nền tảng của mình bởi căn bản Azure chính là PaaS (Platform as a Service - nền tảng như một dịch vụ) được xây dựng dựa trên IaaS (Infrastructure as a Service - kiến trúc như một dịch vụ). Phát triển một ứng dụng rõ ràng không hề đơn giản, nhưng Azure hỗ trợ rất tốt cho công tác lập trình với sự tương thích rộng rãi của nó với hàng loạt ngôn ngữ thông dụng hiện nay.

Và để tiếp nuối cho những phát triển ấy, Microsoft quyết định đem con át chủ bài mang tên AI của mình lên Azure, giúp đưa nền tảng này lên một tầm cao mới, tối ưu hóa hiệu năng của doanh nghiệp bằng những cải tiến không thể tuyệt vời hơn.

AI – xu hướng công nghệ tất yếu, đưa Azure vươn lên một tầm cao mới

AI- Artificial Intelligent hay còn được biết đến dưới tên gọi trí tuệ nhân tạo. Đây là một khái niệm tuy không hề mới, nhưng lại đang là xu hướng phát triển thiết yếu trên các nền tảng kỹ thuật số. Trong các hội nghị BUILD gần đây nhất của Microsoft, chắc hẳn ít nhiều chúng ta đã được chứng kiến những màn trình diễn về bước đi ban đầu của AI và tính ứng dụng của nó trong doanh nghiệp. Tại đây Microsoft đã công bố hàng loạt tính năng hấp dẫn về Azure AI, đó là AI Service - bộ dịch vụ được phát triển sẵn, gồm Azure Cognitive Services và Cognitive Search, Conversational AI với Azure Bot và Azure Machine Learning. Thêm vào đó Microsoft còn cung cấp các bộ công cụ, các hàm liên kết AI nhằm giúp khai thác dữ liệu ngay chính kho dữ liệu Azure Data Services.

IMG_5831_resize.JPG

Hội nghị Azure Summit 2018

Với AI được tích hợp sâu vào Azure, Microsoft hứa hẹn sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nền tảng đa năng, an toàn, đáng tin cậy, giúp cải tiến hiệu suất và phát huy thế mạnh của từng doanh nghiệp. Đây là hướng đi đúng đắn được Microsoft chú trọng trong năm 2018 nhằm duy trì vị thế dẫn đầu của hãng trong mảng doanh nghiệp nói riêng, và trên toàn bộ thị trường nói chung.

Và hôm nay tại Azure Summit 2018, Microsoft lại một lần nữa nhấn mạnh về AI. Tính năng dịch vụ này sẽ trở thành trọng tâm phát triển của hãng trong 2018 song song cùng dịch vụ điện toán vốn được Microsoft chú trọng phát triển không ngừng trong những năm qua.

Tại hội nghị, đại diện Microsoft Việt Nam cho biết AI trong thời gian tới sẽ không chỉ nằm ở quy mô doanh nghiệp, thay vào đó AI sẽ len lỏi không những vào mọi lãnh vực trong đời sống, mà còn trong bất cứ ngành nghề nào. Rõ ràng với kho dữ liệu cực lớn của Azure, Microsoft tự tin AI của mình sẽ có một bước tiến rất xa dựa trên các quy trình tự cải tiến chính nó.

IMG_5840_resize.JPG

Đại diện Microsoft Việt Nam

AI thực chất được xây dựng phần lớn dựa trên Machine Learning, và đằng sau Machine Learning chính là việc thu thập và phân tích dữ liệu từ một nguồn dữ liệu khổng lồ. Với tần suất lấy mẫu lớn, cùng khả năng dự đoán tỷ lệ chính xác của từng khả năng xảy ra, AI sẽ giúp các doanh nghiệp rút gọn được thời gian xử lý công việc bằng cách tập trung vào các cơ hội có tỷ lệ thành công cao nhất.

Azure AI không có thuộc tính, và nó cũng không có tính năng. Đơn thuần nó sẽ phát triển dựa trên sự sáng tạo của người dùng, và đem lại những kết quả hữu ích nhất dựa trên khả năng phân tích và học hỏi có định hướng.

Xét về tính hữu dụng có thể sử dụng trước mắt, Azure Bot và Azure Cognitive Service có thể nói đã gây được nhiều ấn tượng bởi khả năng khai thác dữ liệu mạnh mẽ của chúng. Nếu như Azure Bot được ứng dụng mạnh trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, giúp họ có được những thông tin hữu ích mà không cần thiết phải giao tiếp với người thật, thì Azure Cognitive Service lại là một bộ API giúp các nhà phát triển bổ sung tính năng hữu ích vào sản phẩm của mình như nhận diện chính xác hình ảnh, vật thể, ngôn ngữ... cùng khả năng dịch thuật tức thời. Tất nhiên tất cả các hàm API Microsoft cung cấp chỉ hoạt động trên ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Azure của hãng mà thôi.

Với khả năng phân tích và nhận diện mạnh mẽ trên nền tảng dữ liệu khổng lồ, khởi nguyên của AI trên Azure thực sự đã bắt đầu và hứa hẹn bùng nổ, giúp nền tảng này vượt mặt các đối thủ chỉ trong một thời gian rất ngắn.

20180524_105133_resize.jpg

Công nghệ nhận diện con người thông qua camera trên nền tảng điện toán đám mây tích hợp AI

Ngay tại thời điểm hiện tại, trình diễn ngay trong hội thảo Azura Summit là khả năng nhận biết con người từ camera, chỉ cần đi ngang qua camera tích hợp điện toán đám mây và AI, sẽ có khả năng nhận biết người hay vật, người cao bao nhiêu, giới tính nào, bao nhiêu tuổi. Và phát triển hơn nữa có thể đo được cảm xúc thông qua biểu đồ nhiệt hoặc đo mức độ thay đổi xung điện trong não, đó chắc chắn là những thứ trong tầm tay. Hoặc một ứng dụng khác là dịch thuật trực tiếp, dựa vào cơ sở dữ liệu khổng lồ, chỉ cần thông qua giọng nói, Azure AI có thể dịch real time theo thời gian thực, chính xác đến hơn 90%, độ trễ chỉ 3 giây, nói xong là chữ phiên dịch đã chạy ra trên màn hình. Đó thực sự là những điều rất ấn tượng.

Azure nói chung và Azure AI nói riêng đã cho cả thế giới thấy sức sáng tạo và đổi mới của Microsoft là chưa bao giờ cạn kiệt. Hãng vẫn luôn tích cực chuyển mình để tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm hữu ích phục vụ cho đời sống, giúp biến thế giới này trở nên ngày càng tốt đẹp và tươi sáng hơn.
 
Bên trên