Airbnb làm ngơ với nạn buôn người và nô lệ hiện đại

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Chính sách của Airbnb tạo điều kiện cho hoạt động buôn người và cưỡng ép làm việc "như nô lệ" tại các nhà nghỉ, khách sạn.

Theo The Next Web, các nhà nghiên cứu ước tính có 1,1 triệu nạn nhân của bọn tội phạm buôn người tại châu Âu. Trong đó, khoảng 93.000 nô lệ tình dục và 4.500 nô lệ lao động đang bị đày ải ở các khách sạn của khu vực này.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Từ thiện Giúp đỡ Nạn nhân Buôn người (ECPAT) và Hiệp hội Du lịch Quốc tế (ITP) đã phối hợp với các nhà nghỉ, khách sạn nhằm chống lại nạn buôn bán người và lao động cưỡng bức.

Các hiệp hội khách sạn thực hiện nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức, xây dựng bộ công cụ, đào tạo nhân viên về những điều cần làm, cách ứng phó, cũng như phối hợp với cơ quan pháp luật để ngăn chặn tội phạm buôn người.

Airbnb_Logo.jpg

Mô hình kinh doanh của Airbnb đang làm ngơ với vấn nạn buôn người. Ảnh: The Next Web.

Sự vô trách nhiệm của Airbnb
Tuy nhiên, hình thức kinh doanh trực tuyến thông qua ứng dụng Internet như Airbnb lại là mảng tối trong nỗ lực này. Hệ thống của Airbnb hiện có hơn 7.000 cơ sở lưu trú tại 100.000 thành phố, quy mô lớn hơn 8 nhóm khách sạn hàng đầu thế giới cộng lại.

Quan điểm của Airbnb là không kiểm soát hành vi của cơ sở lưu trú và từ chối mọi trách nhiệm pháp lý. Chủ nhà phải tuân thủ luật pháp tại quốc gia của họ và thực thi các tiêu chuẩn do công ty đặt ra. Nhưng theo một nghiên cứu công bố vào năm 2017, trên thực tế chẳng ai quản lý được mô hình kinh doanh này khi họ làm trái các quy định.

Theo điều khoản của Airbnb, chủ cơ sở lưu trú có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu pháp lý ở quốc gia sở tại - chẳng hạn như đóng thuế, lắp đặt camera giám sát, hệ thống phòng cháy chữa cháy và tuân thủ luật chống phân biệt đối xử.

Điều này có nghĩa là ở nơi không đề ra quy định cụ thể thì chủ nhà không cần áp dụng bất kỳ yêu cầu nào. Thật vậy, Airbnb ở Mỹ miễn trách nhiệm với các vụ kiện phân biệt đối xử theo điều khoản sử dụng.

https___s3apnortheast1amazonawscom_pshexftnikkei3937bb4_images_3_5_8_5_146658531engGB_20180706131706348_Data_2048x1152.jpg

Airbnb đổ hoàn toàn trách nhiệm cho chủ nhà. Ảnh: Nikkei.

Hơn nữa, một số chủ nhà tỏ ra bối rối trong việc xác định nghĩa vụ và quyền hạn của họ, ví dụ như đóng thuế, cách tiếp nhận khách, thủ tục giải quyết lưu trú... vì đây không phải là những cơ sở được cấp phép theo quy định của nước sở tại.

Chính quyền địa phương, các khu vực và quốc gia thường ít qua tâm đến hoặc không đủ khả năng quản lý loại hình kinh doanh này theo đúng quy định. Pháp luật cũng không theo kịp sự phát triển của mô hình cho thuê chỗ ở tại nhà.

Tiềm ẩn rủi ro
Trên Airbnb, người dùng chỉ mất vài cú nhấp chuột để đặt chỗ. Việc sử dụng hộp khóa từ, khóa thông minh và bàn phím đã giảm nhu cầu tương tác trực tiếp giữa chủ và khách.

Nick Shapiro, Trưởng bộ phận quản lý rủi ro toàn cầu của Airbnb, giải thích rằng công ty phân tích các hình ảnh đăng trên nền tảng để tìm những nguy cơ và dấu hiệu tội phạm.

Nhưng không rõ dịch vụ này làm thế nào để quản lý khách hàng mới, những đối tượng không có trong danh sách theo dõi của cơ quan chức năng các nước sở tại.

Sàng lọc và phân tích rủi ro chỉ được thực hiện ở Mỹ. Nói chung, chủ nhà Airbnb không được hướng dẫn về cách phát hiện tội phạm cưỡng bức lao động và buôn bán người. Trên các diễn đàn độc lập, chủ nhà thể hiện mức độ hiểu biết hạn chế về trách nhiệm của họ - và của Airbnb - liên quan đến vấn nạn này.

Năm 2019, Airbnb đã tham gia một nhóm đặc biệt của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế về nạn buôn bán người. Tuy nhiên, họ không phối hợp với các cơ quan như ECPAT, tham gia những chiến dịch toàn cầu hoặc tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của chủ nhà và khách.

_104407439_airbnb.jpg

Người dùng chỉ cần vài bước đơn giản để đặt chỗ trên Airbnb, chủ nhà khó kiểm soát được khách hàng của họ. Ảnh: BBC.

Nhiều tổ chức kêu gọi Airbnb chú trọng hướng dẫn chủ cơ sở lưu trú trong hệ thống, giúp họ nhận ra các dấu hiệu trẻ em là nạn nhân của tội phạm để thông báo cho cảnh sát.

Việc tuyển dụng lao động trong hệ sinh thái Airbnb cũng có thể dẫn đến nạn nô lệ hiện đại. Các công ty quản lý nhà nghỉ thường thuê phụ nữ da màu và phụ nữ di cư đến dọn dẹp phòng.

Những đối tượng này dễ bị tổn thương, có thu nhập thấp và thiếu quyền cơ bản của người lao động. Họ có xu hướng không được các tổ chức xã hội nghề nghiệp giúp đỡ.

Trong khi những doanh nghiệp của ngành khách sạn đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn nạn buôn bán người và lao động cưỡng bức, Airbnb không tổ chức bất kỳ chương trình tương tự nào tại các quốc gia mà họ hoạt động.

Nỗ lực kiểm soát của châu Âu
Châu Âu đã chứng minh rằng họ có thể buộc Airbnb tăng cường các biện pháp bảo vệ người dùng. Công ty cam kết sẽ yêu cầu chủ các cơ sở lưu trú tuân thủ đúng quy định thông qua thỏa thuận song phương với cơ quan quản lý du lịch.

Trong khi đó, các công ty khác hoạt động theo mô hình chia sẻ đang nâng tầm nhận thức của thành viên. Uber và Lyft cho biết sẽ hướng dẫn lái xe cách phát hiện những kẻ buôn người và nạn nhân của chúng.

Việc Airbnb chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) cũng khiến cho họ phải tự tăng cường minh bạch chính sách và thể hiện trách nhiệm pháp lý đối với 191 quốc gia đang hoạt động.

Các biện pháp bao gồm đăng ký cơ sở lưu trú với chính quyền, thực hiện báo cáo hàng năm, cam kết bảo vệ trẻ em trước vấn nạn buôn người, bổ sung dữ liệu tội phạm và tăng cường giám sát người dùng trên hệ thống.

Đã đến lúc Airbnb thể hiện trách nhiệm như các hiệp hội khách sạn, có lập trường chủ động hơn trong việc chống lại tệ nạn nô lệ và buôn bán người hiện đại.

Theo Zing​
 
Bên trên