Apple Glass trong tương lai có thể “đưa bạn đến bất kỳ đâu trên thế giới”

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Apple đang xem xét một hệ thống cho phép người đeo Apple Glass hoặc một headset khác do Apple sản xuất chọn phông nền sẽ xuất hiện khi một ai đó đứng trước mặt họ. Công nghệ này tương tự "màn hình xanh" được sử dụng trên các chương trình truyền hình và phim ảnh, giúp trông như thể một diễn viên đang ở nơi nào khác chứ không phải đang đứng trước màn hình tại trường quay.

2102796.jpg


Bằng sáng chế của Apple mường tượng, người dùng có thể thay thế phông nền

Không giống như hệ thống 2D được Skype và Zoom sử dụng, bằng sáng chế này của Apple hình dung, nhờ vào việc sử dụng hệ thống 3D, người dùng Apple Glass có thể thay thế phông nền của một đối tượng, trong khi họ đang di chuyển và đi lại. Như trong bằng sáng chế của Apple lưu ý: "Độ trễ thấp là yếu tố quan trọng cốt yếu để có thể đạt được cảm giác đắm chìm tuyệt vời (thường được gọi là ‘hiện diện'). Việc xử lý khóa màu, được nhúng trong màn hình gắn trên đầu (HMD), sẽ phát hiện phạm vi màu đã chọn và trộn trong nội dung ảo đến từ chính HMD hoặc từ một nguồn bên ngoài, chẳng hạn như máy tính. Nội dung ảo cũng có thể được kết hợp tại khu vực khóa màu nhằm mang đến nội dung hỗn hợp, có chứa các đối tượng trong cuộc sống thực."

2102793.jpg


Bằng sáng chế này được đăng ký vào hồi tháng 2 và vừa được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) công khai mới đây, có tiêu đề "Khóa sắc độ có độ trễ thấp, được nhúng trong màn hình gắn trên đầu, cho thực tế hỗn hợp". Độ trễ thấp là một điều cực kỳ quan trọng đối với hệ thống này, bởi nó sẽ giúp quá trình xử lý hoàn thành nhanh hơn, tránh tình trạng giật, lag khi người dùng đang xem phông nền giả. Bên cạnh đó, để đạt được độ trễ thấp, rất có thể, HMD sẽ được nhúng một bộ xử lý vào bên trong.

Điều thú vị là trong những ngày đầu của Apple Glass, người dùng sẽ cần phải kết nối thiết bị đeo này với iPhone và cho phép bộ xử lý của chiếc smartphone "gánh vác" các công việc nặng. Đó cũng là thứ đầu tiên mà Apple đã thực hiện với Apple Watch. Cụ thể, chiếc Apple Watch ban đầu sẽ tận dụng bộ xử lý từ chiếc iPhone của người dùng để chạy hầu hết các tính năng, trước khi Apple phát hành một phiên bản độc lập cho dòng đồng hồ thông minh này. Do đó, nhiều khả năng, chí ít phải đến thế hệ thứ 3, Apple mới có để đưa công nghệ trên vào Apple Glass.

Bằng sáng chế này giải thích rằng: "Hệ thống đạt được thực tế hỗn hợp bằng cách cho phép người dùng nhìn vào màn hình thông qua 2 ống kính góc rộng (với trường nhìn từ 110 độ trở lên). Hai camera nằm sau màn hình HMD sẽ chụp môi trường từ các góc nhìn trước mỗi mắt vài cm."

Nếu không quá bận tâm đến các từ ngữ chuyên sâu trong bằng sáng chế, Apple cho biết: "Mặc dù khóa sắc độ thường là hiệu ứng hậu kỳ hoặc được thực hiện trực tiếp với phần mềm/thiết bị chuyên dụng, nó vẫn có thể được áp dụng trong bối cảnh headset tăng cường thực tế (AR), cũng như thực tế hỗn hợp (MR), nơi các yếu tố ảo được kết hợp theo thời gian thực cùng với môi trường thực tế mà người dùng nhìn thấy thông qua màn hình gắn trên đầu. Một ví dụ là trình mô phỏng cần trục, nơi các điều khiển sẽ là những vật thể thực và màn hình màu sẽ được thay thế bằng cần trục ảo cũng như môi trường ảo. Một ví dụ khác là trải nghiệm MR xã hội, sử dụng màn hình màu để bao phủ toàn bộ trường xem và chỉ bàn tay và cơ thể của người dùng là không bị thay thế bằng nội dung ảo (trừ khi màu của những bộ phận này giống với màn hình. Ứng dụng ví dụ này đôi khi được phân loại là thực tế ảo (VR), nhưng để đơn giản hơn, chúng tôi coi nó là thực tế tăng cường (AR)."

Tất nhiên, như với bất kỳ đơn xin cấp bằng sáng chế nào của công ty, hoặc thậm chí là đã được cấp phép, không có gì đảm bảo Apple sẽ hiện thực hóa công nghệ này.

Theo Vn review​
 
Bên trên