Bên trong Grado Labs - cái nôi của những chiếc headphone làm bằng tay

torune

Film critic
0000cover.jpg


Công ty được thành lập vào năm 1950 bởi Joseph Grado, một thợ đồng hồ ở cửa hiệu Tiffany (New York). Đây cũng là lúc Joseph bắt đầu lắp ráp đầu kim đọc đĩa (vinyl) ngay tại nhà bếp của mình...


Bài viết được thực hiện bởi Billy Steele (đến từ trang tin Engadget)

Grado Labs quả là một nơi đặc biệt! Lời nhận xét nghe có vẻ đầy tính chủ quan. Nhưng khách quan mà nói, nơi ra đời của những chiếc headphone với thương hiệu Grado là một sự tương phản ở bên trong và ngoài, bởi đằng trước của xưởng lắp ráp lại là một bức tường cũ kỹ, phủ đầy họa tiết vẽ tay của dân đường phố.

Nhưng, đằng sau bức tường đó là một bài học lịch sử đồ sộ về gia đinh Grado đang chờ đợi vị khách ghé thăm. Bài học lịch sử đó không chỉ kể về công ty đặc biệt này mà có còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền công nghiệp âm thanh hiện tại.

Với những ai ít để ý đến headphone, họ dễ dàng bỏ lỡ Grado trước những cái tên đầy hào nhoáng khác như Bang & Olufsen, Bose hay Sony - những hãng không ngừng tung ra mẫu mới với thời gian dãn cách nhiều nhất là 12 tháng. Tuy nhiên, Grado thì ngược lại, họ không vội vàng, chậm rãi thử nghiệm vật liệu và thiết kế mới để cho ra một... tinh hoa, mặc cho điều đó mất rất nhiều năm. Sự thật là flagship của hãng đã có tuổi đời gần một thập kỷ.

Dĩ nhiên, không thể trách những ai thờ ơ với Grado bởi công xưởng nhỏ nhắn này nằm yên vị giữa lòng thành phố Brooklyn mà không có bất kỳ cửa hiệu hay lời quảng cáo nào từ năm 1964 cho đến nay. Và, sau một ngày ở lại với gia đình Grado, người viết bài đã hiểu vì sao thương hiệu âm thanh này đã sinh tồn mà chẳng cần đến quảng cáo.

IMG01.jpg

Joseph Grado

Công ty được thành lập vào năm 1950 bởi Joseph Grado, một thợ ráp đồng hồ ở cửa hiệu Tiffany (New York). Đây cũng là lúc Joseph bắt đầu lắp ráp đầu kim đọc đĩa (vinyl) ngay tại nhà bếp của mình. Chỉ trong 3 năm, việc kinh doanh trở nên khấm khá, buộc Joseph mở rộng quy mô sản xuất, và thuê đứt tòa nhà có căn hộ mà gia đình ông đang ở. Năm 1965, John (cháu trai của Joseph) bắt đầu làm việc ở đây với chức vụ... nhân viên quét dọn.

"Tôi bắt đầu làm việc ở đây lúc 12 tuổi" - John chia sẻ - "Công việc chuyển sang toàn thời gian sau khi tôi tốt nghiệp đại học năm 1975. Tôi kiểu như làm người thay thế bởi chú tôi đã chuyển đi nơi khác vào năm 1978".

Năm 1990, John Grado mua lại công ty từ người chú và trở thành chủ tịch kiêm CEO. Theo lời John, sự xuất hiện của đĩa CD vào những năm 80 đã khiến cho bàn xoay mất đi vị thế của chúng. Lúc ấy, công ty trở nên sa sút vì họ chỉ bán mỗi đầu đọc đĩa từ năm 1964.

"Chúng tôi hiểu rằng để tiếp tục tồn tại, phải dấn thân vào thứ gì đó. Chúng tôi quyết định đó là những chiếc headphone" - trích lời John. Năm 1990, John thiết kế và bày bán những chiếc headphone đầu tiên của hãng. Tới năm 2014, số lượng mẫu mã đã tăng lên hàng 60.

"Trong từ ba đến bốn năm đầu, chúng tôi chỉ đủ sống qua ngày" - John chia sẻ. John và vợ (Loretta) đã sống trên sân thượng của tòa nhà mà từ trước đến nay công ty Grado vẫn ở đó, miệt mài sản xuất headphone, đầu đọc đĩa và ampli tới tận ngày nay. Trong những ngày đầu làm headphone, hai vợ chồng cùng châu đầu vào một bàn làm việc để dùng tay lắp ráp mọi sản phẩm của họ.

Đáng chú ý, họ vẫn sử dụng một vài đồ nghề cũ mà Joseph từng dùng để chế tạo đầu đọc đĩa và headphone. Theo lời người viết bài, anh như lạc vào một cỗ máy thời gian khi đang dạo bước trong tầng hầm của Grado Labs.

IMG02.jpg

John Grado và công ty năm 1995

John thừa nhận rằng, sau khi mua lại Grado, anh nuôi rất nhiều tham vọng, nhưng thành công của chiếc SR60 (giá 60 USD) đã khiến anh trì hoãn ý tưởng cho các sản phẩm khác như loa và phụ kiện. Có một sự thật là, lúc SR60 được bán ra, John đã hoàn tất một thiết kế loa khác nhưng không may, sản phẩm chưa bao giờ được sản xuất đại trà. Chiếc loa hiện đang đứng sừng sững tại Grado Labs như một lời ước hẹn mà John đã bỏ lỡ.

"Mẫu headphone đó đã giúp chúng tôi gầy dựng danh tiếng - doanh số của nó tăng trưởng một cách thần kỳ. Tôi cũng muốn làm ra những dàn loa và các thiết bị điện khác. [Lúc đó] Tôi cũng vừa hoàn thành một thiết kế loa. Nhưng khi SR60 đạt thành công vang dội, tôi đã đưa ra một quyết định của người quản lý, và chúng tôi bị mắc kẹt lại với những chiếc headphone"

Grado nổi tiếng nhờ việc đưa gỗ vào kết cấu sản phẩm. Năm 1994, John tạo ra tai nghe Grado đầu tiên làm bằng gỗ: chiếc RS1. Sau đó, công ty tiếp không ngừng thử nghiệm với vật liệu này, trước khi đưa ra thị trường đầu đọc đĩa và ampli nguyên khối đầu tiên làm từ gỗ.

"Phần lớn công việc đều thực hiện ở đây" - John giải thích. Trong những ngày đầu, mỗi lần công ty cho ra 25 chiếc. Vì mở rộng quy mô sản xuất nên anh đã nhờ các bên thứ ba gia công các linh kiện gỗ và kim loại. Những công ty này cũng nằm ở loanh quanh New York.

Vậy, căn hầm ở Brooklyn vẫn còn dùng để làm gì? Đây đã và đang là nơi mà John lấy khuôn cho các linh kiện nhựa trong headphone và đầu đọc đĩa. Ngoài ra, còn có một vài máy giúp dập khuôn vỏ bọc ngoài cho đầu đọc đĩa và hỗ trợ lắp ráp headphone.

Lên tầng tiếp theo, các đầu đọc được lắp ráp ngay bên cạnh văn phòng công ty. Mọi cuộn cảm đều được sản xuất ở đây và quang cảnh không khác gì bên trong một tiệm kim hoàn. Hơn một chục nhân công đang ngồi tỷ mỷ, lắp ráp từng đầu đọc bằng những công cụ nhỏ xíu cho độ chính xác cao. Xin nhắc lại, bàn làm việc rất giống của những thợ đồng hồ hay thợ kim hoàn!

Trong khi đó, phòng lắp ráp headphone ở trên một tầng khác. Tại đây, người viết bài được một công nhân dẫn tham quan dây chuyền sản xuất headphone SR60e. Theo lời người này, cô đã và đang làm việc trong dây chuyền từ năm 1994 đến giờ. Do đó, nhiều khả năng, chiếc headphone Grado mà bạn đang cầm trong tay có thể đã được chính tay cô lắp ráp.

IMG03.jpg

Một 'mẻ' đầu đọc đĩa trong quá trình sản xuất

Trở lại với John Grado, ông liệt kê ra một danh sách những yếu tố khiến công ty của mình trở nên đặc biệt. Trong số đó là khả năng làm ra những chiếc headphone độc nhất vô nhị cho những sự kiện đáng nhớ (trong khi bản thân mỗi chiếc headphone đã là một sản phẩm có một không hai). Đây chính là điều mà các thương hiệu (sản xuất hàng loạt khác) khó thực hiện. Chẳng hạn như, Grado không ngại tạo ra các phiên bản đặc biệt: headphone dành cho Billy Joel, headphone làm từ gỗ đến từ trang trại sữa chua General Mills; headpone làm từ gỗ sồi trắng của E&J Brandy và những chiếc headphone làm bằng gỗ từ cây xanh trên những con phố Brooklyn.

Bên cạnh đó, Grado tự hào ở việc sản xuất headphone cho mọi tầm giá mà không đánh đổi chất âm. SR60e ở phân khúc entry có giá 79 USD. Rẻ hơn nữa có mẫu eGrado (giá 49 USD), dùng chung driver với SR60. Cùng lúc, tồn tại những sản phẩm có giá không dưới 1.000 USD, chẳng hạn như chiếc Grado PS2000e vừa mới ra mắt (giá 2.695 USD). Nhưng...

... khi được hỏi đâu là sản phẩm tốt nhất dùng để giới thiệu tới những ai chưa biết Grado, John không ngần ngại phát biểu: "Tôi luôn chọn chiếc SR60. Một vài người e dè giới thiệu nó bởi mức giá thấp khi đề cập tới những đối thủ ở mức giá 200 USD hay 400 USD. Họ đã nghe và rất bất ngờ trước những thứ mà bạn có thể sở hữu chỉ với 79 USD".

IMG04.jpg

Phòng trưng bày tại Grado Labs

Năm 2002, phòng khách của nhà Grado lần đầu tiên trở thành nơi thiết kế mọi sản phẩm của hãng. Đây còn là nơi gia đình Grado tập hợp những thiết bị âm thanh đã cùng họ đi suốt chiều dài lịch sử. Ông John trao mọi thứ cho con trai Jonathan kiêm người kế vị công ty.

Theo lời Johnathan, cậu đã lớn lên trong căn phòng này. Đã có rất nhiều lời mời từ các đơn vị khác, thuyết phục nhà Grado đưa sản phẩm âm thanh của họ vào gian phòng. Nhưng, Johnathan đã từ chối vì nó có thể làm mất đi bản sắc của Grado. "Mặc dù đây là một hệ thống hi-end, nhưng nó rất gần gũi với những gì mà một gia đình sở hữu. Đây là giá trị mà chúng tôi không ngừng xây dựng"

Jonathan vừa về lại với Grado sau một thời gian học việc ở Sonos. Hiện, cậu đang làm phó chủ tịch mảng marketing.

IMG05.jpg

John và Jonathan Grado

Vấn đề đặt ra là, giữa thời đại này, khi nói chuyện âm thanh, không thể không nhắc tới việc loại bỏ đi dây dẫn. Về vấn đề này, John nhận xét rằng "Công nghệ không dây chưa bao giờ tốt" bởi người ta làm tai nghe không dây mà liên tục so sánh hoặc mong chờ chất âm đạt tiêu chuẩn những mẫu có dây.

Mặc dù vậy, nhà Grado không hoàn toàn kỳ thị 'công nghệ không dây'. Họ sẽ đợi đến khi công nghệ này chín mùi mới tung ra sản phẩm của riêng mình. Trước khi chia tay, John bày tỏ sự bất ngờ khi các đĩa xoay bỗng nhiên được ưa chuộng trở lại. "Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại tiếp tục làm những bàn xoay trong năm 2017".

PIC02.jpg
PIC03.jpg
PIC04.jpg
PIC05.jpg
PIC06.jpg
PIC07.jpg
PIC08.jpg
PIC09.jpg
PIC10.jpg
PIC11.jpg
PIC12.jpg
PIC13.jpg
PIC14.jpg
PIC15.jpg
PIC16.jpg
PIC17.jpg
PIC18.jpg
PIC19.jpg
PIC20.jpg

Theo Engadget
 
Chỉnh sửa lần cuối:

celebs

Active Member
Cách đây 3 năm đi mua headphone cũng lăn tăn giữa Sennheiser và Grado , ngoài ra còn nghe thử một số mẫu cùng tầm giá của Sony và Koss , cuối cùng vẫn chọn SR 60 vì chất âm theo mình là đầy đủ nhất trong tầm giá , thực sự qua mấy năm sử dụng chưa bao giờ thấy thất vọng về em nó !
 

leoka

Active Member
ngoại trừ vụ ồn ào chung quanh thì Grado quá ngon, âu cũng là nét đặc trưng
 
Bên trên