Bí quyết sắm rạp hát tại gia

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Loa đáng giá cho rạp hát tại gia

Âm thanh cho rạp hát tại gia yêu cầu kết hợp loa để cho hiệu quả tốt nhất. Người tiêu dùng có thể tham khảo các bộ 'trọn gói' dưới đây.


Với mức giá chỉ vài triệu đến khoảng 30 triệu đồng, những sản phẩm này mang lại chất lượng âm thanh cũng như hình thức có thể làm hài lòng chủ nhân.

sp1.jpg

Aperion Intimus 4T Hybrid SD.

Aperion Intimus 4T Hybrid SD là hệ thống 6 loa, gồm 1 loa siêu trầm 4 inch, các loa trái/phải trước/sau 1 inch dưới dạng hình tháp mảnh mai. Điều chú ý là loa trầm phải có sự điều chỉnh của chuyên gia mới cho âm thanh hay nhất. Giá: 28 triệu đồng.

sp2.jpg

KEF KHT3005.

KEF KHT3005 là một bộ loa có thiết kế đẹp với các loa vệ tính vỏ nhôm, KHT3005 mang lại chất âm chi tiết đáng ngạc nhiên. Loa siêu trầm 10 inch công suất 250 watt thể hiện tiếng trầm rất sâu. Giá: 31 triệu đồng.

sp3.jpg

Aperion Intimus 5B Harmony SD.

Aperion Intimus 5B Harmony SD với các loa vệ tinh của hệ thống thể hiện rất tuyệt, còn loa trầm có thể giảm tiếng bass sâu nhất thêm 3 dB mà vẫn kết hợp êm ái với loa vệ tinh. Giá: 31 triệu đồng.

sp4.jpg

Energy RC-Micro 5.1.

Energy RC-Micro 5.1 được thiết kế khá đẹp, bộ 5.1 này có các loa vệ tinh nhỏ nhưng phối hợp tốt với loa siêu trầm 8 inch, công suất 240 Watt, cho chất lượng tuyệt hảo. Giá: 14 triệu đồng.

sp5.jpg

Energy Take Classic.

Energy Take Classic cũng có loa vệ tinh nhỏ, trong bộ này loa siêu trầm 8 inch công suất thấp hơn, chỉ 200 Watt nhưng vẫn cho chất lượng âm tốt, đáng chú ý vì giá rẻ: 7 triệu đồng.


sp6.jpg

Mirage MX 5.1

Mirage MX 5.1 rất nhỏ nhưng bộ này có loa siêu trầm 800 Watt mang lại âm thanh lớn. Giá: 21 triệu đồng.


sp7.jpg

KEF KHT5005.2.

KEF KHT5005.2 là các loa vệ tinh nhôm gọn gàng sử dụng công nghệ sản xuất driver đặc biệt của hãng để tái tạo âm thanh rõ ràng, chi tiết. Mỗi loa có 3 driver kết hợp với loa siêu trầm 10 inch công suất 250 watt mang lại cảm giác ngọt ngào khó quên. Giá: 39 triệu đồng.


sp8.jpg

Definitive Technology ProCinema 800.

Definitive Technology ProCinema 800 với cỡ nhỏ, các loa vệ tinh trông khá lạ mắt. Loa siêu trầm 8 inch, công suất 300 watt chưa thể hiện xuất sắc nhưng toàn bộ hệ thống cho âm thanh khá tự nhiên và chi tiết.

sp9.jpg

Cerwin-Vega CVHD 5.1.

Cerwin-Vega CVHD 5.1 các loa vệ tinh mảnh dẻ kết hợp với loa siêu trầm 12 inch, công suất 250 watt mang lại chất âm khá tốt. Dù vậy, chúng thiếu đế đặt loa, khiến bạn phải mua thêm ngoài mức giá 18 triệu đồng.


sp10.jpg

Fluance SX-HTB.

Fluance SX-HTB, với giá 5,4 triệu đồng, là sản phẩm không có loa siêu trầm đi kèm nhưng mang lại âm thanh vòm khá tốt. Người sử dụng có thể tìm thêm loa subwoofer rời theo ý thích.


Việt Toàn (theo Cnet)​

http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/Loa/2009/05/3B9B001E/
 

quat_3_tieu

New Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

đọc hết cả topic của bác chủ thớt thật bổ ích..cảm ơn rất nhiều
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Tương tác loa và phòng nghe (1)

Rất nhiều tính toán khoa học có thể chỉ ra chỗ đặt loa tốt nhất trong phòng dựa trên nguyên tắc và tính toán theo không gian ba chiều. Song, trong điều kiện nghiệp dư, những người nghe bình thường khó có thể sắp xếp chỗ để loa một cách hợp lý nhất.



tu1.jpg

Phòng nghe. Ảnh: Tiscali.

Để hiểu được các hướng dẫn có thể trợ giúp, trước tiên bạn nên nắm rõ vài vấn đề cơ bản về cách truyền âm thanh khi chúng ra khỏi loa. Mọi bề mặt của căn phòng và đồ vật trong phòng đều là những vật phản xạ âm thanh và ý nghĩ cho rằng âm thanh chỉ đi thẳng từ loa đến tai người nghe là không chính xác. Trong thực tế, có vô só sóng âm đến tai bạn qua các phản xạ với đồ vật, tường hoặc sàn phòng nghe. Hình ảnh stereo cũng được tạo thành từ thời gian đến của các sóng âm(phase), tuy nhiên sự định vị chính xác của hình ảnh có thể bị nhiễu do các phản xạ. Những yếu tố khác như âm sắc hay màu sắc của âm thanh, tính chất của nhạc cụ, độ trong của giọng ca cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều sự kết hợp giữa âm thanh thẳng và âm thanh phản hồi.

Để tránh các âm thanh phản hồi, nhiều chuyên gia chủ trương đặt các loa vào một vùng "chết" của phòng nghe, nơi mà các phản xạ âm thanh sẽ ở mức nhỏ nhất, chẳng hạn, đặt loa ở gần những bức tường có treo rèm dày. Việc xử lý âm học phòng nghe cũng chính là để triệt tiêu phần nào các âm thanh phản xạ này. Nếu bạn muốn nghe loa phát ra âm thanh chính xác theo phân tích kỹ thuật về đáp tuyến tần số mà nhà sản xuất đã chỉ ra thì hãy đặt chúng vào vùng không chịu phản xạ âm thanh, hay vùng "chết" của phòng nghe. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ampli của bạn phải có công suất lớn hơn so với khi không có tiêu âm.

tu2.jpg

Tường hậu và tường bên cũng góp phần nhân công suất âm thanh. Ảnh: Diginteriors.


Vậy một căn phòng thông thường không có tiêu âm thì âm thanh sẽ thế nào? Nhờ sự phản xạ âm từ những bức tường hậu và tường bên, âm thanh sẽ được "nhân công suất" và bạn nghe thấy to hơn hẳn so với khi có tiêu âm. Chỉ cần to hơn chút nữa là sẽ có cảm giác âm thanh bị rối, bị dội tiếng bass... Không hề có ảo thuật gì ở đây. Bạn chỉ cần thử đặt một loa ra ngoài vườn và âm thanh khi ấy sẽ rất nhỏ, thiếu sức sống động nếu so sánh với khi đặt trong phòng khách tiêu chuẩn.

Một trong những vấn đề tiêu âm đối với loa là tất cả các thiết bị hấp thu âm thanh như rèm hay thảm ta dùng trong phòng sẽ hạn chế rất tốt phản xạ âm thanh trung và cao (từ 500 - 20.000 Hz), nhưng kém hay hoàn toàn không có tác dụng khi gặp tần số thấp (dưới 200 Hz). Và các tần số thấp lại luôn được căn phòng khuyếch đại nhiều nhất, trong nhiều trường hợp, tới 12 dB ở dưới 100 Hz. Đặt các loa tại vùng "chết" sẽ chỉ đạt được hiệu quả đối với dải trung và cao, còn lại thì sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề về tần số thấp.


tu3.jpg

Một góc đặt loa. Ảnh: Acoustics.

Để đánh giá hiệu ứng của các bức tường và sàn đối với tín hiệu tần số thấp (dưới 200 Hz) của loa, người ta đã thí nghiệm dùng một loa đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong phòng. Đặt loa trên sàn (hoặc tựa vào một bức tường trên một bệ hay giá đỡ cao) thì mức nén âm tăng lên trên dưới 6 dB. Nếu để loa trên sàn và tựa lưng vào tường sau, mức nén âm tăng lên khoảng 12 dB, còn nếu đặt nó vào đúng góc nhà thì mức nén âm tăng tới 18 dB. Với phần lớn chúng ta, nếu loa của bạn thiếu bass, cách dễ nhất để sử dụng các nhân tố khuyếch đại tần số thấp này là đặt loa gần vào tường sau (loa bookshelf vẫn phải có chân loa).

Kết quả, nếu ta di chuyển loa gần tới bức tường phía sau sẽ làm tăng tín hiệu bass đầu ra và đồng thời cũng có thể kết hợp rất tốt với phòng nghe dựa trên kích thước của phòng đặt loa.

Ngược lại, nếu bạn di chuyển loa ra xa bức tường thì tín hiệu bass đầu ra sẽ giảm và việc kết hợp với phòng nghe sẽ kém hơn. Đây chính là phương pháp đầu tiên để bạn có thể điều chỉnh chế độ bass cho loa bởi phần lớn loa có thể được cân bằng giữa bass với trung và treble bằng việc dịch chuyển loa gần hơn hay xa hơn bức tường phía sau.

tu4.jpg

Điều chỉnh vị trí ngồi để có được âm thanh tốt nhất. Ảnh: Tryvge.

Bạn cũng có thể tránh khỏi chế độ phòng nghe không ưng ý bằng việc điều chỉnh vị trí ngồi. Hãy xem xét điều gì xảy ra nếu bạn đặt loa dựa vào tường ở cuối phòng, còn bạn ngồi trên ghế ở sát đầu kia của phòng. Trong trường hợp này, không chỉ có loa kết hợp với các chế độ phòng nghe ở điểm tăng cường tiếng bass mà chính bạn cũng đang ngồi ở đúng điểm có thanh áp bị dâng cao. Theo các tính toán và thử nghiệm thực tế, với các tần số thấp khoảng dưới 50 Hz, cường độ có hơi tăng cao thì phần lớn người nghe vẫn không bị ảnh hưởng gì và trên thực tế thì những người say mê các âm trầm dịu êm sẽ vẫn cảm thấy dễ chịu. Nhưng với những mức tần số khác khoảng từ 70 Hz đến 120 Hz, người nghe sẽ cảm thấy rất mệt. Trong trường hợp này hãy dịch chuyển vị trí ngồi trong phòng về phía đặt loa.

(Còn tiếp)

(Theo Nghe Nhìn)


http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2006/11/3B9AE6CA/
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Tương tác loa và phòng nghe (2)


Câu trả lời thực sự cho việc định vị loa trong phòng nghe là phải thử nghiệm. Chỉ một thay đổi vị trí ngồi, người nghe đã thưởng thức một âm thanh khác hẳn vì không phải ai cũng có điều kiện di chuyển loa theo chiều rộng của căn phòng
.


tuo1.jpg

Loa bass reflex. Ảnh: Amazon.

Khi nhà thiết kế đã lựa chọn để cung cấp một kiểu thùng loa trình diễn tiếng trầm gây ấn tượng thì rất có thể bạn sẽ gặp phải rắc rối về phần bass cho phòng nghe. Với kiểu loa phản xạ tiếng trầm (bass reflex). Ở đây, khi vận hành, loa bass kích thích cộng hưởng trong thùng loa do sự đàn hồi của thể tích khí và khối khí chuyển động ra ở cổng thoát khí. Kết hợp với cộng hưởng trong phòng, tín hiệu bass thoạt đầu gây ấn tượng, nhưng sau đó nhanh chóng bắt đầu tràn ngập cả tín hiệu trung tần của loa và đôi khi trở nên khó chịu đối với người nghe trong các căn phòng không có thiết bị triệt tiêu tiếng bass. Kiểu tiếng bass như vậy được mô tả bằng việc nhấn mạnh quá mức các khí cụ bass và thiếu độ rõ tách bạch trong vùng âm này.

Các loa Transmission Line là một kiểu đặc biệt của thiết kế một phần tư bước sóng, với cột loa được kéo dài. Với một đường truyền phát dài của tiếng trầm, chế độ phát âm mạnh nhất thường ở một tần số khá thấp làm người nghe không cảm thấy dễ chịu và luôn bị ấn tượng ở cường độ mãnh liệt tại tần số đó. Các loa Transmission Line nhỏ hơn thường sẽ nghẹt trầm trọng khi có các vấn đề về dội âm. Tuy nhiên, có một dòng loa khác ít biểu lộ các rắc rối này hơn và có khả năng hòa nhập với phòng nghe theo cách tốt hơn. Những loa này là các loa panel kiểu tĩnh điện. Điển hình là loa mành lưỡng cực của Quad, MagnePlanar, MartinLogan... Song, trên thực tế, bất kỳ loa lưỡng cực nào cũng có những nhược điểm, chẳng hạn như tiếng trầm không sâu bằng các loa thùng. Với các loại loa mành lưỡng cực nói trên, bạn có thể thu được những kết quả tốt nhất bằng việc đặt nó ở khoảng một phần ba căn phòng kể từ tường hậu. Cách sắp xếp này đưa lại cho các loa panel tiếng bass sáng sủa và chế độ nghe tạm chính xác trong phòng. Ban đầu, nó sẽ làm bạn hơi sốc vì không thể nghe được âm thanh chắc nịch mà loa hộp có thể truyền tải, nhưng một khi bạn thay đổi sự cân bằng, các loa lưỡng cực có rất nhiều lựa chọn thích hợp cho những ai có phòng nghe đủ lớn.

tuo2.jpg

Loa mành lưỡng cực. Ảnh: Magnepan.

Phía trên vùng tần số thấp, nơi các chiều dài bước sóng tương tác với các kích thước phòng nghe là một khu vực chuyển tiếp sang tần số trung, nơi các sóng âm ít chịu tác động phản xạ hơn. Thay vào đó, chúng bị biến đổi do hiện tượng khuyếch tán và nhiễu xạ. Sự chuyển tiếp này xảy ra điển hình giữa 200 - 400 Hz trong các phòng nghe lớn, nhưng có thể cao hơn trong những phòng nghe nhỏ hơn. Do đó, các phòng nghe nhỏ là nơi nảy sinh những vấn đề khó giải quyết nhất. Ở vùng bass cao hơn, bạn có thể bắt đầu thêm các vật liệu siêu âm để điều chỉnh tiếng dội. Các miếng vật liệu trang trí nội thất, những chiếc sofa bọc nhung và giá sách lớn chứa đầy ắp sách sẽ giúp bạn giải quyết phần nào vấn đề. Các tấm thảm, rèm cửa, các bức tranh và nệm sẽ giúp hấp thu âm thanh trong vùng có âm thanh tần số cao. Một tủ đầy sách có bánh xe sẽ rất hữu ích vì sẽ có lúc bạn muốn di chuyển nó quanh phòng, nhất là dọc theo các tường bên để điều chỉnh các phản xạ âm thanh khó chịu.

Mô hình lý tưởng cho một chế độ nghe stereo tốt là đặt các loa đối xứng trong phòng nghe sao cho từng loa có phản xạ từ các tường và đồ vật ngay kế bên gần giống nhau và như thế sẽ có cùng đặc tính âm sắc. Việc thử nghiệm rõ ràng vị trí đặt là công việc quan trọng bạn cần làm trong ngày.


(Theo Nghe Nhìn)

http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2006/11/3B9AE6F0/
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Xử lý âm học cho phòng nghe

Những kỹ năng xử lý âm học giúp âm thanh không làm "điếc tai" hàng xóm mà thể hiện tuyệt nhất cho người nghe thưởng thức ở trong phòng.



Có 4 mục tiêu chính trong xử lý âm học: Ngăn sóng đứng (standing wave) và nhiễu âm làm ảnh hưởng đến đáp ứng tần số của phòng nghe hoặc phòng thu âm; giảm hiện tượng ù trong phòng nhỏ và giảm thời gian dội âm trong phòng thu/thính phòng lớn; tiêu hoặc tán âm trong phòng để tránh hiện tượng ù, tiếng vọng; tránh cho âm thanh lọt ra ngoài phòng, nghĩa là không gây ảnh hưởng đến hàng xóm và tạp âm bên ngoài không chui vào phòng nghe/phòng thu.

tan.jpg

Các tấm tán âm lồi lõm đặt trong phòng nghe/phòng thu. Ảnh: Auralex.

Xử lý âm học có thể biến âm thanh ù ù trong một phòng nghe trở nên rõ ràng và chắc chắn. Có 2 loại xử lý cơ bản là dùng tiêu âm (absorber) và tán âm (diffussor). Trong tiêu âm có 2 loại: một để điều khiển phản xạ của tần số cao và trung; một loại gọi là "bass trap" (bẫy tiếng trầm) để tiêu âm có tần số thấp. 3 kiểu xử lý này cần phải có để căn phòng trở nên thích hợp với việc nghe nhạc một cách nghiêm túc.

Nhiều người đặt các tấm mút lên khắp tường mà tưởng nó hiệu quả. Đặt như thế nào, kích cỡ ra sao lại là vấn đề cần nghiên cứu kỹ. Ví dụ, nếu vỗ tay trong phòng có xử lý bằng mút (hay chăn, mút trứng, rèm...), bạn sẽ không nghe thấy tiếng vọng nào. Nhưng các tấm mỏng sẽ không hiệu quả trong việc điều khiển sự dội âm và việc vỗ tay không thể hiện được điều gì. Các studio hay phòng khách ở tầng hầm có tường xây bằng gạch hay bê tông thường gặp khó khăn này vì tường càng cứng thì càng dội âm trầm mạnh. Trên thực tế, chỉ cần xây một bức tường đá phiến mới cách tường xi măng cũ khoảng vài phân có thể giảm hiện tượng dội âm tần số thấp vì nó có thể hấp thu một chút.

Tán âm được dùng để giảm hay xóa bỏ tiếng vọng lặp đi lặp lại xảy ra trong các phòng có tường song song và trần phẳng. Mặc dù có nhiều lý thuyết khác nhau về mức độ dội âm mà các studio hay phòng nghe cần đạt được, tất cả các nhà thiết kế chuyên nghiệp đều đồng lòng ở một điểm là sự dội âm lặp đi lặp lại do tường song song gây ra đều có thể tránh được. Do đó, những tấm tán âm thường được dùng kèm với tiêu âm để chế ngự hiện tượng dội âm. Cách xử lý đó được chấp nhận nhiều hơn việc làm cho cả gian phòng "chết" hoàn toàn vì bị phủ các vật liệu tiêu âm.

Phòng nghe lý tưởng nên là sự hòa trộn của các mặt phẳng hấp thu và phản xạ âm thanh. Ở đây, khái niệm "sống" (tán âm) hay "chết" (tiêu âm) dành cho các tần số trung và cao.

Loại tán âm đơn giản nhất là một vài lớp gỗ được gắn lên tường theo một góc hơi chếch để tránh cho âm thanh bị bật lại đều đặn giữa hai mặt tường đối diện nhau. Nếu không, gỗ dán có thể được uốn cong để trở thành một vật làm lệch hướng âm thanh (chứ không phải tán âm).

tr1.jpg

Tấm gỗ có thể uốn cong để điều hướng âm thanh.

Trong hình trên đây, tấm gỗ được uốn cong để xử lý âm học cho một phòng thu. Nó được đặt đối diện với cửa sổ phòng điều khiển và có kích thước bằng đúng cửa sổ đó ( 6 x 3 feet) để duy trì tính đối xứng trong phòng. Nếu bạn lắp đặt theo kiểu này, hãy chú ý bọc một lớp vải mịn như nhung ở khoảng không gian sau tấm gỗ để tránh hiện tượng cộng hưởng. Tốt hơn là làm phần lượn cong của miếng gỗ lớn hơn trong hình với phần trồi lên ở giữa cách xa tường thêm nữa.

tr2.jpg

Một tấm tán âm với nhiều khe có độ sâu khác nhau.

Thiết kế của tấm tán âm thực sự dùng một bề mặt không bình thường với mô hình khá phức tạp để phân tán sóng âm được nhiều hơn nữa. Tán âm trong hình trên dùng các khoang có độ sâu khác nhau. Chú ý rằng để tán âm này hiệu quả, bạn cần xử lý khá nhiều phần trong mảng tường song song vì số lượng ít sẽ không giảm được tiếng vọng.

Tấm tán âm có nhiệm vụ chính là phát tán sóng âm theo nhiều hướng tùy theo tần số của chúng, chứ không chỉ đơn thuần là điều hướng tất cả các sóng theo cùng một hướng khác. Đây là điểm phân biệt quan trọng bởi một bề mặt phẳng nhẵn được đặt xéo góc hay lượn cong vẫn chỉ là để thay đổi các sóng âm theo cùng một hướng và chỉ nên là giải pháp kết hợp cùng tán âm.

Tán âm tránh được các phản xạ trực tiếp đồng thời và do đó, mang lại âm thanh tự nhiên hơn so với âm thanh va đập vào mặt phẳng hay mặt cong. Ngoài ra, tán âm còn có mục đích quan trọng trong phòng thu là giảm sự chồng chéo nốt của các nhạc cụ đang được thu đồng thời.

tan4.jpg

Tán âm được thiết kế với độ lồi lõm khác nhau. Ảnh: Auralex.

Nhưng không may là các loại tán âm chính hiệu không hề rẻ. Do đó, nhiều người dùng vật liệu thay thế. Với những người không nhiều tiền, làm toàn bộ bức tường "chết" hoàn toàn có lẽ là giải pháp duy nhất. Ít nhất họ loại bỏ được tiếng vọng mặc dù âm thanh nghe không được tự nhiên và tốt hơn rất nhiều so với để tường trơn nhẵn không xử lý.

Nhưng có cách khác là làm cho tường một phần tán, một phần tiêu. Bạn có thể làm điều này bằng cách làm tiêu hoàn toàn rồi phủ lên đó các dẻ gỗ thẳng đứng để phản xạ một ít âm thanh trở lại phòng. Nếu đặt khoảng cách giữa các thanh gỗ đa dạng một chút, bạn sẽ làm giảm mật độ tán xạ và điều này giúp âm thanh hay hơn.

Giống như tán âm, các tấm tiêu âm tần số cao và trung giúp giảm thiểu tiếng vọng. Nhưng ngoài ra, tiêu âm còn giảm thời gian dội âm trong phòng và điều này khiến cho âm thanh rõ ràng hơn. Tiêu âm tần số thấp (còn gọi là bass trap) có thể dùng để giảm thời gian dội âm trong phòng lớn, nhưng vẫn được sử dụng trong phòng nghe và phòng thu.


Việt Toàn (theo Ethan Winer)


http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2009/05/3B9B006F/
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Các nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe (1)

Để có một hệ thống âm thanh hay, ngoài việc lựa chọn đúng thiết bị phối ghép hợp nhau còn phải kể đến các bố trí sắp xếp sao cho hệ thống có thể phát huy tối đa chất lượng trình diễn.


Hạn chế tối đa rung chấn ảnh hưởng đến thiết bị nguồn phát


c1.jpg

Hệ thống âm thanh hoàn chỉnh phải thể hiện một bức tranh âm thanh cân đối. Ảnh: Tunehifi.

Người dùng nên bố trí loa càng xa các thiết bị nguồn cáng tốt vì những thiết bị như đầu CD, DVD, đầu đĩa than vốn rất "nhạy cảm" với rung động. Khi loa đặt quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng.

Hệ thống tốt trình diễn một bức tranh âm thanh cân đối

Một hệ thống được xem là set-up đúng khi thể hiện được một bức tranh âm thanh cân đối, trong đó, người nghe có thể cảm nhận như ca sĩ đang đứng trước mặt vị trí nhạc cụ, độ sâu của không gian trình diễn...

Vị trí nghe tốt nhất và không gian trình diễn

c2.jpg

Vị trí ngồi nghe tốt nhất là giữa phòng tránh những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Ảnh: Genesisaudio.

Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Vậy nên, cách thức đơn giản để tiếp cận âm thanh trực tiếp là bạn có thể di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì khi tai bạn có thể tiếp nhận đúng phân lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp (phản hồi), lúc đó, hình âm hay không gian trình diễn sẽ được thể hiện chính xác theo đúng bản thu. Người nghe sẽ cảm nhận tốt hơn về độ sâu và độ rộng của sân khấu.

Tránh xa những bức tường

Đây là quy tắc khá cổ điển vẫn được các chuyên gia âm thanh nhắc đi nhắc lại trong những lần tư vấn set-up hệ thống âm thanh. Các bức tường, góc nhà, gầm cầu thang là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường bass, gây méo tiếng. Để tránh cộng hưởng phòng nghe và đảm báo dù khoảng cách thời gian giữa sóng trực tiếp và sóng phản hồi đến tai người nghe, hệ thống loa phải được đặt ở vị trí thoáng, không bị gò ép bởi những bức tường hoặc những vật có tiết diện lớn. Tương tự như ở vị trí ngồi, bạn không nên ngồi quá gần tường sau và cách tường bên khoảng cách tốt thiểu là một mét. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh.

Tránh cộng hưởng phòng nghe

c3.jpg

Sử dụng thảm làm vật liệu tiêu âm phòng nghe. Ảnh: Soundcapehifi.

Mỗi loa trong hệ thống có thể gây nên sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng nghe gây nhiễu âm. Cộng hưởng phòng xảy ra ở ba hướng của phòng nghe, theo chiều ngang, cao, và chiều sâu của phòng. Mức độ cộng hưởng ở chiều ngang, cao hay thấp tùy thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai tường bên. Tương tự như vậy, cộng hưởng chiều sâu phụ thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai mặt tường trước sau.

Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc lao lên khoảng 20 độ.

Sử dụng vật liệu tiêu âm phòng nghe

Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ. Lót thảm, dùng thêm màn hoặc sử dụng mousse cách âm dán lên tường và trần. Lưu ý, cộng hưởng theo chiều cao và sóng đứng có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng âm thanh nên tốt nhất bạn nên xử lý trần bằng mousse. Chi phí cho việc cách âm trần cũng không quá cao. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể chỉ thi công khoảng diện tích ở giữa trần với chiều ngang 1,5 đến 2 m chạy dài đến cuối tường sau.

Còn tiếp

(Theo Nghe Nhìn)​


http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2007/03/3B9AE97B/
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Những nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe (2)

Hãy tránh xa những bức tường, không nên đặt loa ở góc nhà, gầm cầu thang... vì đây là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường tiếng bass, gây méo tiếng.


Vỗ tay kiểm tra độ cộng hưởng của phòng

nh1.jpg

Khoảng cách từ vị trí nghe đến hai loa phải cân bằng. Ảnh: Stereophile.

Cách đơn giản nhất để kiểm tra mức độ tiêu âm phòng nghe là vỗ tay. Nếu tiếng vang kéo dài thì có nghĩa là phòng tiêu âm chưa tốt.

Khoảng cách từ vị trí nghe đến hai loa phải bằng nhau

Hãy đo lại khoảng cách từ vị trí ngồi nghe đến hai loa để đạt được hiệu quả trình diễn stereo và không gian sân khấu tốt nhất - khoảng cách này phải bằng nhau. Nếu sử dụng thảm, bạn nên dùng bút lông đánh dấu luôn vị trí nghe để khỏi phải đo lại mỗi khi vệ sinh sàn, thảm.

Không đặt loa song song với cạnh tường

Mặc dù đã đề cập ở nguyên tắc trước là nên set-up loa hướng vào vị trí người nghe một góc từ 15 - 20 độ, nhưng một số sách hướng dẫn đặt loa bán trên thị trường vẫn mô tả cách bố trí loa song song với cạnh trường. Cách này rất dễ gây cộng hưởng phòng. Các chuyên gia khi test thông số kỹ thuật của loa (dải tần, độ nhạy...) đều hướng loa ở một góc 15 độ vào micro test thì không có lý do gì để không tuân theo quy tắc này.

Giảm trầm ở loa có thiết kế bass reflex, lỗ hơi phía sau

nh2.jpg

Loa bass reflex. Ảnh: Hometheater Hifi.

Đối với loa có thiết kế bass reflex lỗ hơi phía sau, nếu sau khi thực hiện các nguyên tắc trên mà bass vẫn bị dư thì bạn có thể sử dụng một tấm vải cũ, hoặc mousse xốp chèn vào lỗ hơi. Làm như vậy bạn sẽ giảm được khoảng từ 30 đến 50 Hz cộng hưởng của thùng loa.

Giảm chói ở dải cao

Một thủ thuật nhỏ để giảm những âm treble bị chói: Bạn hãy thử với một tấm thảm lót sàn.

Không dùng loa thiết kế bass reflex ở phòng nghe có diện tích nhỏ

Theo những nguyên tắc trên, việc trang bị loa có thiết kế bass reflex trong phòng nghe có diện tích nhỏ là một điều nên tránh. Ở phòng nhỏ, khoảng cách giữa tường trước, tường sau nhỏ nên tần số cộng hưởng sẽ rất dễ trùng với tần số của loa, nhất là thiết kế bass reflex. Nhưng nếu đã trang bị một đôi, bạn hãy dùng những nguyên tắc đã kể trên để giảm cộng hưởng.

Chú ý độ cao của loa treble và độ cao của tai người nghe

Khi set-up, bạn nên chú ý độ cao của loa treble phải ngang với độ cao của tai người ở vị trí nghe. Điều này làm tăng không gian trình diễn và độ mở của sân khấu.


(Theo Nghe Nhìn)


http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2007/03/3B9AE983/
 

lggood

Banned
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

thật bổ ích, có kinh nghiệm mua sắm rùi.
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

5 receiver đáng lưu tâm


Các receiver audio và video hiện đại ngày nay hỗ trợ âm thanh vòm 7.1 và dùng cáp HDMI để xem phim với độ phân giải 1080p
.

AV receiver đóng vai trò là trung tâm của hệ thống rạp hát tại gia, kết nối đầu đĩa với loa hay màn hình TV để cho âm thanh và hình ảnh tốt hơn. Chúng được chia thành nhiều mức giá đi kèm chất lượng khác nhau, cỡ dưới 300 USD là "rẻ tiền", cỡ trung từ 300 - 600 USD, và từ 600 USD trở lên có thể làm hài lòng người sử dụng ở nhiều khía cạnh như chất lượng, tính năng nhưng rất khó sử dụng và cần đến chuyên gia set up.


av1.jpg


av2.jpg


Denon AVR-3808CI AV là một receiver có nhiều tính năng với 4 cổng HDMI 1.3, có thể chuyển đổi các tín hiệu analog sang HDMI và các tín hiệu HDMI lên 1080p, mang lại hình ảnh và âm thanh rất quyến rũ. Thiết bị tích hợp công nghệ Dolby TrueHD và giải mã DTS-HD Master Audio, có cổng Ethernet, cổng USB, cập nhật firrmware. Giá: 1.000 đến 1.700 USD (30 triệu đồng).


av3.jpg


av4.jpg


Sony's STR-DG920 cho hình ảnh tốt, chuyển tín hiệu analog sang 1080p qua cáp HDMI. Điều khiển từ xa đi kèm rất dễ sử dụng, cầm vừa tay. Giá: 400 -600 USD (10,6 triệu đồng).

av5.jpg


av6.jpg


Pioneer VSX-1018AH là một bộ xử lý mang lại âm thanh chắc chắn, hình ảnh khá mượt và là lựa chọn xứng đáng trong nhóm receiver tầm trung với giá 700 USD (12 triệu đồng).


av7.jpg


av8.jpg


Onkyo TX-SR606 chỉ có 500 USD (8,8 triệu đồng) nhưng cân bằng loa tự động rất tốt bởi thiết bị có microphone để phân tích âm thanh của loa và loa trầm từ 3 vị trí trong phòng. Dù vậy, sản phẩm "kêu" hay hơn với phim so với âm nhạc; xử lý hình ảnh chưa thỏa mãn người xem.

av9.jpg


av10.jpg


Denon AVR-1909 có 3 cổng HDMI, chuyển đổi tín hiệu analog thành 1080p qua cáp HDMI, cho hình ảnh khá tốt, tự động cân bằng loa. Tuy nhiên, thiết bị lắp đặt rất khó và điều khiển từ xa cũng khó dùng. Giá: 455-650 USD (11,5 triệu đồng).

Việt Toàn (theo Cnet)​

http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2009/05/3B9B00B1/
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Loa vòm ảo cho rạp hát tại gia

Nếu thiếu không gian để lắp đặt các hệ thống loa âm thanh vòm 5.1 hay 7.1, người tiêu dùng có thể tham khảo các thiết bị gọn gàng dưới đây.



Sẽ không mang lại trải nghiệm âm thanh vòm như các hệ thống gồm năm bảy loa thông thường, ít nhất chúng cũng không khiến bạn thấy âm thanh phát ra từ hai chiếc loa. Thiết bị còn hoạt động cùng với AV receiver và ampli sẵn có.

ao1.jpg


Mythos SSA-50 của Definitive Technology có vỏ nhôm, gồm 9 driver được thiết kế dưới dạng toàn dải, giúp người dùng tận hưởng âm thanh vòm 5.1 mà không cần đến subwoofer riêng. Thiết bị cũng cho phép chuyển đổi giữa âm thanh thực và âm thanh vòm ảo. Cần dùng kèm AV receiver và ampli. Giá tham khảo trên Amazon: 1.099 USD (19,5 triệu đồng).


ao2.jpg



Model 11 của KEF được thiết kế theo dạng đứng chứ không nằm ngang trước mặt TV như nhiều mẫu khác. Mỗi loa có 11 driver, có thể dùng kèm với bất kỳ AV receiver và subwoofer nào. Giá tham khảo: 2.000 USD (35 triệu đồng).

ao3.jpg


Surroundbar 50 của Polk Audio mang lại âm thanh rộng rãi, tràn ngập trong phòng với 9 loa mid 3,5 inch, 3 loa tép 0,75 inch, phù hợp với cả xem phim và nghe nhạc. Sản phẩm cũng cần đến AV receiver và loa sub. Giá tham khảo tại Amazon: 999 USD (17,5 triệu đồng).


ao4.jpg



Model 7 của KEF thể hiện âm thanh vòm tràn ngập với 7 driver mỗi loa, nhưng chưa cho tiếng bass sâu nên phải cần thêm subwoofer. Giá tham khảo tại nước ngoài là 1.200 USD.


ao5.jpg



YSP-900 của Yamaha có tới 21 driver 1,5 inch, 2 woofer 4 inch cho âm thanh hoành tráng, ấn tượng. Dù vậy, các phần điều khiển hơi khó sử dụng, làm người sử dụng bình thường cảm thấy đôi chút khó khăn. Giá tham khảo trên Amazon: 699 USD (12,3 triệu đồng).


ao6.jpg


DHT-FS3 của Denon cũng là một mẫu đáng chú ý vì thiết kế nhẹ nhàng mà kèm cả subwoofer, cho âm thanh vòm ấn tượng ở mức giá tham khảo 799 USD (14 triệu đồng) trên Amazon.


http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/Loa/2009/05/3B9B0194/
Việt Toàn (theo Cnet)​
 

QuanHL

New Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Minh doc bai nay cua ban.Rat thich vi co nhieu loi khuyen bo ich cho nguoi doc.Cam on/PHQ
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Mẹo bố trí loa cho rạp hát tại gia

Những mẹo sắp đặt loa dưới đây có thể giúp bạn tối ưu hóa âm thanh vòm trong hệ thống giải trí gia đình.


loa.jpg

Đặt loa cũng cần tính khoảng cách để có hiệu quả tối ưu.


Nguyên tắc 1/3 và 1/5 khá tốt để bắt đầu ứng dụng sắp xếp loa. Bạn đặt các loa cách xa tường một khoảng bằng bội số của 1/3 và 1/5 các chiều của phòng theo hướng đó. Ví dụ, nếu căn phòng dài 6 mét, rộng 4,5 mét, hãy đặt loa trước trái và phải cách tường sau chúng 1,2 mét và cách các tường trái phải 0,9 mét. Đặt ghế nghe chính cách tường đằng sau người ngồi là 1,2 mét (cách loa trước 3,6 mét), hoặc cách tường sau 2,4 mét (cách loa trước 2,4 mét).

Chú ý đặt loa center cách trung tâm của căn phòng một chút, chứ không phải chính giữa. Ví dụ, thay vì đặt chính điểm 2,25 mét trong căn phòng rộng 4,5 mét thì bạn đặt ở điểm cách một bức tường 2 mét, cách tường còn lại 2,5 mét. Điều này hơi phá vỡ quy luật bố trí nhưng mang lại đáp ứng tần số êm ái hơn từ loa center.

Nếu có thể hãy tránh đặt ghế ngồi nghe sát một bức tường. Sóng đứng tập trung mạnh ở gần tường và vị trí đó không tối ưu.

Loa trước

Bạn có loa center ở giữa nhưng đừng vì lý do này mà đặt các loa front quá xa nhau. Để mang lại sự kết hợp tốt nhất giữa các loa, bạn nên đặt chúng ở khoảng cách bằng hoặc thậm chí ngắn hơn khoảng cách từ loa đến người nghe. Ví dụ, đặt loa cách nhau 2,1 mét, còn loa cách người nghe 2,4 - 2,7 mét là lý tưởng. Không nên để khoảng cách giữa 2 loa xa hơn khoảng cách mỗi loa đến người nghe.

Nhiều người ngồi quá xa TV hoặc loa. Đối với loa có khoảng cách giữa chúng là 2,1 đến 2,7 mét, bạn nên ngồi cách loa không vượt quá 2,4 đến 3,6 mét. Ngồi quá gần hay quá xa sẽ không tối ưu, giống như việc đi xem phim ở rạp vậy.

Các loa compact thường bị coi là "bookshelf" (giá sách nhỏ, đặt thấp dưới sàn)nhưng điều này không đúng. Loa dạng bookshelf lại hoạt động tốt nhất khi được đặt ở trên một đế cao vài chục cm và cách xa tường.

Hãy đặt loa sao cho các driver của chúng cân bằng nhau trên đường trục thẳng đứng để có đáp ứng tần số tốt nhất. Loa center ngang lại là trường hợp ngoại lệ khác.

Nhiều auliophile đặt hệ thống stereo hai kênh của họ theo cách loa trái phải nằm hướng thẳng ra trước, trong khi chỉ một số (không phải tất cả) nghe hay hơn. Điều này chỉ hợp lý khi có một người ngồi nghe nhưng lại là "thảm họa" nếu có nhiều người cùng xem phim bởi âm thanh không phân tán đều. Nên đặt loa hơi xoay vào trong "sân khấu" của bạn.

Nếu có TV màn phẳng cỡ lớn ở giữa hai loa trái phải, hãy dịch chuyển loa lên phía trước, cách mặt TV một đoạn để tránh sự cộng hưởng.

Loa surround

Hãy đặt loa surround ở tường hông hoặc phía sau người nghe theo chỉ dẫn. Chỉ cần chú ý một điều, nếu bạn có một hệ thống HTiB ("rạp hát tại gia trong hộp" - loa vòm ảo), cũng đừng quên loa surround bởi chúng mang lại cảm giác ấn tượng hơn nhiều.

Loa surround lưỡng cực phải đặt ngay cạnh ghế ngồi để có hiệu quả tốt nhất. Các loại surround khác thường được gợi ý đặt chếch 110 - 120 độ cách loa front. Nếu không gian của bạn hẹp, hãy cho loa lùi sâu hơn sau lưng.

Loa siêu trầm

Đối với loại loa này, bạn hãy thử nghiệm bằng cảm giác. Đặt nó ở các vị trí khác nhau, lắng nghe xem đã phù hợp với bạn chưa. Có một gợi ý là không đặt chính giữa phòng, chính giữa độ rộng của căn phòng hay trong góc. Nếu đặt ở đâu mà thấy tiếng bass gọn gàng, ăn nhập với các tần số khác thì để nó ở đấy.


Việt Toàn (theo Hometheatremag)​


http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2009/06/3B9B0309/
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Kỹ thuật sắp đặt loa siêu trầm

Việc sắp đặt loa siêu trầm (subwoofer) trong hệ thống âm thanh để nghe tiếng bass đầy đặn hơn cũng khá đơn giản, cái khó là làm sao cho âm bass của nó kết hợp hài hòa với âm thanh của các loa khác.



su1.jpg


Do cấu trúc đặc biệt của subwoofer nên tiếng bass của nó nghe khác so với tiếng bass cột hay bookself. Loa siêu trầm được thiết kế để tạo ra nhiều âm trầm thấp nhất của dải tần với tốc độ chậm, chứ không phải những tiếng trầm chi tiết, nhanh gọn, rõ ràng như ở các loa bass thông thường. Nếu được sắp đặt hợp lý, âm thanh sẽ trở nên nhẹ nhàng, êm ái, không quá mạnh mẽ; ngược lại thì tiếng rất nặng nề, mệt mỏi, gượng gạo.

Tính hài hòa giữa loa siêu trầm và toàn bộ hệ thống sẽ dễ đạt hơn khi bạn mua trọn bộ hệ thống loa từ cùng một nhà sản xuất vì chúng sẽ hợp tác với nhau nhịp nhàng hơn. Nếu bạn vẫn lựa chọn loa siêu trầm của một nhà sản xuất khác, hãy dùng một số núm điều khiển trên loa để phối hợp âm thanh siêu trầm với âm thanh toàn hệ thống.

Thông thường, trên bảng điều khiển của loa sub có một vài nút điều chỉnh, có tên: nút chỉnh âm lượng, nút điều khiển tần số cắt, nút điều chỉnh pha (phase). Mỗi nút có một đặc điểm riêng.

su2.jpg


Nút chỉnh âm lượng có tác dụng chỉnh âm lượng (cường độ âm thanh) phát ra từ subwoofer. Chỉnh nút này quá lớn, tiếng siêu trầm sẽ lấn lướt, gây ra quá nhiều trầm, nghe nặng nề. Chỉnh quá nhỏ, hiệu quả của sub tạo ra sẽ không rõ ràng.

Nút điều khiển tần số cắt để đặt tần số cắt cho loa. Tần số cắt là tần số tại đó diễn ra sự chuyển giao âm thanh giữa loa siêu trầm và các loa còn lại. Các tần số dưới tần số cắt sẽ được loa siêu trầm đảm trách. Nếu bạn chỉnh tần số cắt quá thấp thì dải âm sẽ xuất hiện một khoảng bị "hẫng", ở đó có những tần số bị "bỏ rơi", không loa nào chịu trách nhiệm. Đặt tần số cắt cho loa siêu trầm quá cao cũng khiến cho việc kết hợp giữa các loa không đồng bộ. Do vậy, tìm ra đúng tần số cắt cho loa siêu trầm là rất quan trọng để có được sự hài hòa trong âm thanh toàn hệ thống. Hầu hết sách hướng dẫn sử dụng loa loại này đều hướng dẫn người dùng cách cài tần số cắt. Thông thường, tần số cắt của loa siêu trầm càng thấp thì càng tốt.

Nút điều chỉnh pha (phase) có dạng một công tắc gạt hoặc một chiết áp. Bạn hãy tưởng tượng hai sóng âm phát ra cùng một lúc từ loa siêu trầm và loa toàn dải. Vì nhiều lý do, hai sóng âm này có thể bị lệch pha, hoặc ngược pha. Núm điều chỉnh pha sẽ giúp làm trễ sóng của loa siêu trầm để phát ra cùng lúc với sóng loa thường. Khi có sự trùng pha giữa các sóng âm, âm thanh sẽ trở nên thống nhất, hài hòa hơn.

su3.jpg


Để điều chỉnh cho sóng âm trùng pha nhau, bạn có thể ngồi nghe rồi nhờ một người chỉnh núm phase cho tới khi bạn thấy tiếng bass mềm nhất. Mặc dù âm thanh siêu trầm hầu như không có hướng tính, nhưng vị trí của loa siêu trầm cũng ảnh hưởng đến lượng tiếng bass cũng như khả năng phối hợp giữa tiếng loa siêu trầm và loa khác trong hệ thống. Đặt đúng chỗ, dải trầm sẽ trở nên trong trẻo, chắc chắn, linh hoạt và dứt khoát, đồng thời tiếng loa sẽ khớp với toàn bộ âm thanh còn lại. Song, nếu đặt không đúng chỗ, nó sẽ phát ra những tiếng bass nặng nề, chậm chạp, thiếu chi tiết... và bạn sẽ cảm thấy subwoofer và các loa còn lại trình diễn rời rạc, chả có gì ăn nhập với nhau. Nếu bạn muốn nghe tiếng siêu trầm mạnh và rõ hơn, hãy đặt nó gần chỗ ngồi nghe vì âm thanh khi ấy sẽ đi thẳng đến tai nghe nhiều hơn, bạn không phải nghe âm thanh phản xạ.

Một điều nên lưu ý nữa, loa siêu trầm không nên đặt chính giữa hai bức tường. Ví dụ: phòng rộng 6 m, bạn không nên đặt loa cách mỗi tường 3 m. Tương tự, không nên đặt loa siêu trầm trong góc phòng với khoảng cách đều nhau từ loa tới hai bức tường bên.



(Theo Nghe Nhìn)​

http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2005/07/3B9AD45B/
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Khoảng cách từ người xem đến TV

Tùy theo cỡ của TV, người xem cần tham khảo các khoảng cách dưới đây để bảo vệ mắt.


Ví dụ, với cỡ 28 inch, người sử dụng cần ngồi cách xa ít nhất 1,1 mét.


Cỡ TV Khoảng cách tối thiểu
32 inch 1,3 mét
37 inch 1,5 mét
40 inch 1,6 mét
42 inch 1,7 mét
46 inch 1,8 mét
50 inch 2 mét
52 inch 2,1 mét
60 inch 2,4 mét
63 inch 2,5 mét
70 inch 2,8 mét

Do đó, không nên "tham" mua TV cỡ lớn khi gian phòng có kích thước nhỏ. Bởi, bạn sẽ còn phải tính toán để đặt ghế sô pha và loa. Thường thì những người mua TV phẳng sẽ tính thêm việc mua hệ thống loa vòm để xem phim và điều này sẽ ngốn thêm chút ít diện tích nữa.


Việt Toàn (theo Gizmodo)​


http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2009/06/3B9B0330/
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Có cần dùng loa siêu trầm?

Một trong những điều tuyệt diệu nhất của hệ thống âm thanh là tiếng bass hay, nơi tần số thấp rõ nét xuống sâu đến "đáy" dải nghe.



sub.jpg

Loa siêu trầm hỗ trợ cho hệ thống âm thanh.



Thiết kế loa thường tập trung vào bass. Rõ ràng là nhà sản xuất cũng phải để ý đến các dải cao và trung nhưng bản thân thùng loa lại được thiết kế cho hoạt động của bass.

Trước đây, cách duy nhất để có âm trầm tốt là đặt một loa trầm trong thùng lớn với ma trận đặc biệt. Kết quả là loa to bằng cả cái tủ lạnh. Cho đến nay, nhiều công ty đã có thể tạo ra âm trầm từ cái hộp rất nhỏ, các chiều chỉ khoảng 30 cm. Nhưng tất nhiên với loại loa này, âm thanh nghe không đạt đến độ sướng tai. Sản phẩm đó thuộc hàng bình dân nhưng giá cũng cao ngất ngưởng.

Do đó, để trợ giúp hệ thống, người ta cần đến loa siêu trầm (subwoofer). Thuật ngữ này không phải lúc nào cũng chính xác bởi nhiều loa gọi là subwoofer nhưng thực tế không hoạt động đến "đáy" của dải nghe, khoảng 20 - 40 Hz. Thay vì đó, nó có chức năng như một loa trầm (woofer) thông thường được tách ra khỏi các driver khác.

Việc bố trí các loa trong rạp hát tại gia phụ thuộc vào việc có subwoofer hay không, bởi các loa chính thường không tái tạo những nốt thấp nhất.

Ngay cả khi hệ thống của bạn có các loa toàn dải, ít nhất các kênh chính phải có loa siêu trầm. Trên thực tế, mục tiêu ban đầu của sub là bổ trợ việc xuất âm thanh tần số thấp của các loa stereo thông thường và xử lý các vấn đề âm học có thể xuất hiện trong phòng nghe.

Âm thanh thể hiện rất khác nhau ở các cao độ của dải nghe. Nó phải xử lý bước sóng: khoảng cách từ đỉnh của một sóng âm đến đỉnh khác khi nó di chuyển trong không khí. Ví dụ, âm treble có bước sóng ngắn, được đo bằng phần nhỏ của cm ở tần số cao nhất. Do các bước sóng khá ngắn nếu so sánh với khoảng cách giữa hai tai người nghe, chúng ta có thể nhận biết sự khác nhau giữa chúng. Do đó, việc đặt cẩn thận các loa mid và treble là rất quan trọng để cảm nhận các hiệu ứng âm thanh ở vị trí chuẩn.

Trong khi đó, bước sóng của tần số thấp lại có độ dài hàng trăm cm và điều này gây ra các rắc rối âm học như sóng đứng đập vào dội ra khỏi các bức tường song song. Nếu bạn đứng đúng chỗ các đỉnh sóng âm bị nén vào nhau, âm thanh sẽ ùng oàng và lấn át các âm khác. Các tần số thấp dưới 80 Hz có đặc điểm là không có hướng. Do đó, nếu lôi một loa trầm ra khỏi thùng và đặt nó ở chỗ gây ra sóng đứng, bạn sẽ không biết tiếng bass đi ra từ đâu, mà chỉ biết được vị trí các loa chính.

Cũng như vậy, thêm một loa siêu trầm thực sự vào một hệ thống stereo có thể giảm đi các vấn đề âm học mà không cần phải di chuyển các loa chính. Âm thanh sẽ kết hợp với các kênh chính một cách nhịp nhàng. Nhưng chú ý rằng chỉ thêm loa sub nếu bạn gặp vấn đề âm học thực sự. Nếu không, thêm sub sẽ làm tiếng bass trở nên tệ hơn, chứ không phải tốt hơn.


Việt Toàn (theo Mastersonaudio)​


http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/Loa/2009/06/3B9B0332/
 

tieuthieugia

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

đúng là bác Ctrl C/V.... bi h bác Nam chịu mua Sub chưa?
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

đúng là bác Ctrl C/V.... bi h bác Nam chịu mua Sub chưa?

Bác thân với bác Nam sao không hỏi...mà dạo này khôngthấy bác ấy nhí...chắc có dự án gì nữa đây? Không biết kỳ off này có đi không hen :-c
 

vkc

Well-Known Member
Ðề: Bí quyết sắm rạp hát tại gia

Cách đặt loa nhỏ đúng tầm

Có những loa nhỏ cần phải đặt trên giá đỡ, nhưng chiều cao của giá cần tính cẩn thận để thích hợp với người nghe khi ngồi thưởng thức.


lis.jpg

Khi đặt loa, cần chú ý trước hết đến trục nghe, là nơi tai người nghe sẽ gần như ngang bằng loa tweeter.


Trục nghe

Khi xác định chiều cao chuẩn của giá đặt loa, trước hết bạn phải tìm ra "trục nghe" (listening axis) của loa ở đâu. Trục này là điểm trên màng trước/vách ngăn trước của loa mà nhà thiết kế có ý định sẽ đặt ngang tầm với tai người nghe. Thực tế, khi kiểm tra hoạt động của loa, nó thường mang lại đáp ứng tần số mượt mà và gọn gàng nhất.

Nhưng không may là trục nghe lại không phải lúc nào cũng được công bố trong danh sách đặc điểm của loa và ít được nhắc tới. Tuy vậy, các nhà sản xuất và bán lẻ có chuyên môn sẽ tư vấn nếu bạn hỏi. Nếu không, có thể tham khảo các nguyên tắc chung dưới đây.

Phần lớn loa nhỏ có thiết kế hai đường tiếng, nghĩa là chúng có 2 driver, một tweeter (loa cho âm cao) và một mid-woofer (cho âm trung trầm). Đôi khi bạn sẽ thấy thiết kế ba đường tiếng cho loại loa đặt trên giá: một tweeter, một driver âm trung và một driver âm trầm. Trong cả hai trường hợp này, phổ biến nhất vẫn là dạng loa tweeter được đặt cao nhất. Điều này là rất quan trọng bởi trong nhiều loa, chiều cao của tweeter chính là trục nghe.

Một số khác, trục nghe nằm hơi tụt xuống một chút so với tweeter. Ví dụ, trong thiết kế hai đường tiếng, điểm đó chính là điểm chính giữa tweeter và mid-woofer. Nhưng cũng có thiết kế trục nghe là nằm trên tweeter một chút. Trong trường hợp đó, thiết kế ám chỉ rằng loa sẽ đặt trên một giá thấp và không chiếm diện tích trong phòng.

Nhưng chưa bao giờ người ta thấy trong thiết kế hai đường tiếng và ba đường tiếng có tweeter đặt cao nhất mà trục nghe lại nằm ở chiều cao của loa trầm. Nếu nhà thiết kế làm vậy, có nghĩa là loa sẽ phải đặt trên một giá rất cao thì mới cho tiếng hay.

Từng có loa có trục nghe nằm ở mid-woofer là Platinum M2 của PSB, trong đó mid-woofer nằm trên tweeter và trục nghe nằm ngang tầm mid-woofer. Nhà thiết kế Paul Barton đã can thiệp đặc biệt để có đáp ứng tần số chuẩn ở độ cao này, nếu không M2 sẽ phải đặt rất cao để tiếng của tweeter ngang tầm với tai người nghe. M2 chỉ là trường hợp ngoại lệ và nguyên tắc phổ biến vẫn là chiều cao của tweeter chính là trục nghe.

Độ cao đến tai

Điểm tiếp theo cần xác định là chiều cao từ mặt đất đến tai của bạn khi ở vị trí ngồi.

Một số người sẽ ngồi ở chiếc ghế yêu thích và đo khoảng cách từ lỗ tai của họ đến mặt sàn. Đây là cách chính xác nhất để lắp đặt loa. Nhưng trong trường hợp phòng nghe luôn có nhiều người thưởng thức, hãy dùng độ cao trung bình để phù hợp hơn. Do đó, bạn cũng nên tìm loại giá chắc chắn có thể nâng lên hạ xuống tùy ý để phù hợp với từng mục đích lắp đặt.

Chiều cao của giá

Ví dụ, chúng ta có độ cao đến tai là 92 cm và giả định trục nghe là độ cao đến tweeter.

Trước hết, đo từ chính giữa tweeter đến điểm đáy của vỏ loa, ví dụ 30 cm.

Trừ độ cao đến tai cho số này: 92 - 30 = 62 cm.

Cuối cùng, bạn sẽ cần một giá đỡ có chiều cao 62 cm.

Trong trường hợp trục nghe nằm ở trên tweeter, bạn cần tìm giá thấp hơn, tùy vào khoảng cách này. Ví dụ, trục nghe cao hơn tweeter 5 cm thì giá thấp đi: 62 - 5 = 57 cm.


Việt Toàn (theo GoodSound)​

http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/Loa/2009/06/3B9B037A/
 
Bên trên