Burn in là gì?

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

fishing

Banned
Ðề: Burn in là gì?

Burn-in là một thử nghiệm, trong đó một hệ thống hay bộ phận được cho hoạt động trong một khoảng thời gian dài để phát hiện vấn đề. Burn-in có thể được tiến hành để đảm bảo rằng thiết bị hoạt động tốt trước khi xuất xưởng. (internet)
 

DATAVIEWER

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Burn in là gì?

Các bạn vui lòng xin cho vài hàng giải thích về thuật ngữ này.
Xin cám ơn.

"Burn-in" là quá trình thử thách sức chịu đựng dưới tác dụng của nhiệt độ mà các thiết bị hay hệ thống phải trải qua... trước khi được giao thi hành công việc một cách thực sự...!

Vd: Một thiết bị sau khi được sửa chữa, cần "Burn-in"/cho chạy một cách liên tục trong suốt 12 Hr/hoặc 24 Hr... (nhằm mục đích kiểm chứng) trước khi giao trả khách hàng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caothudeche

Moderator
Ðề: Burn in là gì?

Các bạn vui lòng xin cho vài hàng giải thích về thuật ngữ này.
Xin cám ơn.
Burn: đốt, In: Trong. Burn in = Đốt trong.
Đốt với nghĩa đen thì nó làm cho nhiều thứ trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, quí giá hơn, có ích hơn....

Còn không biết Burn in ở đây là ở lĩnh vực nào? Nếu là lĩnh vực âm thanh thì hiểu như sau:

Đơn giản thì Burn in giống như chạy "Rốt đa" xe máy.
Còn nếu ai chưa hiểu Chạy Rốt đa là gì, lợi ích của nó thế nào thì tiếp tục đi sâu hơn về Burn in:
Khi loa, tai nghe mới mua về thì màng loa rất cứng, bởi vậy phản xạ của màng loa đối với các tần số là chưa được tốt. Âm thanh tái tạo có thể chưa được mượt mà, hay chưa được loa tái hiện lại hết với khả năng của nó.
Không chỉ ở việc tái tạo âm thanh, mà do loa còn cứng, nên khi mở to loa sẽ rất dễ gây hỏng loa hay làm hỏng kết cấu của nó.
Việc này để dễ hiểu như việc ta kéo dây thun, một dây mới mỗi ngày ta kéo dãn một ít thì chiếc dây đó có độ đàn hồi rất tốt. Nhưng mà ta kéo ngay với một lực rất lớn thì nó không thể nào trở lại trạng thái ban đầu, thậm chí là đứt.

Vậy Burn in: Là quá trình làm cho loa mới hoạt động một cách mềm mại hơn, tái tạo âm thanh tốt hơn.

Cách Burn in:
- Nhà sản xuất đã làm sẵn cho chúng ta rồi: Cái này chỉ có họ mới biết là đã làm chưa? Chả thấy ông nào đề cập tới cả.
- Burn in tự nhiên: Tức là chúng ta cứ nghe bình thường, nhưng ở mức âm lượng nhỏ và tần xuất ngắn. Cố gắng nghe những bản nhạc phủ được hết dải tần số của loa.
- Burn in cưỡng bức: Cái này cần sự kiên trì cao.
Tức là ta dùng các âm thanh chuyên biệt ở các tần số khác nhau, phát đi phát lại liên tục. Phát ở mức âm thanh nhỏ, sau đó to dần. Và xen kẽ có những khoảng nghỉ ngắn cho loa, không để cho loa chạy liên tục.
Thời gian burn in thì không có cái gì cụ thể cả, từ vài tiếng cho đến cả hàng trăm tiếng. Miễn ta thấy ổn là được.
 

DATAVIEWER

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Burn in là gì?

Burn: đốt, In: Trong. Burn in = Đốt trong.
Đốt với nghĩa đen thì nó làm cho nhiều thứ trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, quí giá hơn, có ích hơn....

Còn không biết Burn in ở đây là ở lĩnh vực nào? Nếu là lĩnh vực âm thanh thì hiểu như sau:
Đơn giản thì Burn in giống như chạy "Rốt đa" xe máy.
Còn nếu ai chưa hiểu Chạy Rốt đa là gì, lợi ích của nó thế nào thì tiếp tục đi sâu hơn về Burn in:
Khi loa, tai nghe mới mua về thì màng loa rất cứng, bởi vậy phản xạ của màng loa đối với các tần số là chưa được tốt. Âm thanh tái tạo có thể chưa được mượt mà, hay chưa được loa tái hiện lại hết với khả năng của nó.
Không chỉ ở việc tái tạo âm thanh, mà do loa còn cứng, nên khi mở to loa sẽ rất dễ gây hỏng loa hay làm hỏng kết cấu của nó.
Việc này để dễ hiểu như việc ta kéo dây thun, một dây mới mỗi ngày ta kéo dãn một ít thì chiếc dây đó có độ đàn hồi rất tốt. Nhưng mà ta kéo ngay với một lực rất lớn thì nó không thể nào trở lại trạng thái ban đầu, thậm chí là đứt.

Vậy Burn in: Là quá trình làm cho loa mới hoạt động một cách mềm mại hơn, tái tạo âm thanh tốt hơn.

Cách Burn in:
- Nhà sản xuất đã làm sẵn cho chúng ta rồi: Cái này chỉ có họ mới biết là đã làm chưa? Chả thấy ông nào đề cập tới cả.
- Burn in tự nhiên: Tức là chúng ta cứ nghe bình thường, nhưng ở mức âm lượng nhỏ và tần xuất ngắn. Cố gắng nghe những bản nhạc phủ được hết dải tần số của loa.
- Burn in cưỡng bức: Cái này cần sự kiên trì cao.
Tức là ta dùng các âm thanh chuyên biệt ở các tần số khác nhau, phát đi phát lại liên tục. Phát ở mức âm thanh nhỏ, sau đó to dần. Và xen kẽ có những khoảng nghỉ ngắn cho loa, không để cho loa chạy liên tục.
Thời gian burn in thì không có cái gì cụ thể cả, từ vài tiếng cho đến cả hàng trăm tiếng. Miễn ta thấy ổn là được.
Những gì mà bác vừa mô tả ở trên... được gọi là "Warm-up" :D.
["Burn-in" là quá trình được thực hiện ngay tại những cơ xưởng sản xuất hoặc sửa chữa mà thôi..!]
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Burn in là gì?

[/SPOILER]
Những gì mà bác vừa mô tả ở trên... được gọi là "Warm-up" :D.
["Burn-in" là quá trình được thực hiện ngay tại những cơ xưởng sản xuất hoặc sửa chữa mà thôi..!]
Cảm ơn bác.
Thực tế thì Burn in hay warm up ở mức đơn giản thì chúng ta hiểu theo nghĩa đen. Còn khi nó đã là thuật ngữ thì không giải thích thì không ai biết cả.
Em cũng cố gắng tra cứu để xem thực sự là có nhầm lẫn giữa warm up và burn in không?
Nhưng hầu hết kết quả đều đổ về Burn in như em đã trình bày.
Nên em nghĩ 2 thuật ngữ này chỉ là truyền nhau trên cộng đồng, cái gì quen nghe hay thấy thì ta gọi.
Từ cái ngày tìm hiểu về Burn in em vẫn còn lưu kho vài chục bản audio đủ thứ tiếng từ xì xào cho đến ù ù. Để lúc cần dùng. Nhưng chưa bao giờ sờ đến sau lần đầu. Vì những âm thanh đó khá khó chịu, "đốt" nó trong nhà chắc em bị đánh mất xác.
Loa thì toàn chơi theo kiểu mưa dầm thấm lâu, vừa nghe vừa luyện.
 
Ðề: Burn in là gì?

Các bạn thân mến. Tới đây ta có thể tạm hiểu burn-in là làm gì, tuy nhiên khi nào thì làm nó và ai làm nó vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ mặc dù trên diễn đàn này tôi thấy có nhiều người sd thuật ngữ này.
Thanks.
 

DATAVIEWER

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Burn in là gì?

Cảm ơn bác.
Thực tế thì Burn in hay warm up ở mức đơn giản thì chúng ta hiểu theo nghĩa đen. Còn khi nó đã là thuật ngữ thì không giải thích thì không ai biết cả.
Em cũng cố gắng tra cứu để xem thực sự là có nhầm lẫn giữa warm up và burn in không?
Nhưng hầu hết kết quả đều đổ về Burn in như em đã trình bày.
Nên em nghĩ 2 thuật ngữ này chỉ là truyền nhau trên cộng đồng, cái gì quen nghe hay thấy thì ta gọi.
Từ cái ngày tìm hiểu về Burn in em vẫn còn lưu kho vài chục bản audio đủ thứ tiếng từ xì xào cho đến ù ù. Để lúc cần dùng. Nhưng chưa bao giờ sờ đến sau lần đầu. Vì những âm thanh đó khá khó chịu, "đốt" nó trong nhà chắc em bị đánh mất xác.
Loa thì toàn chơi theo kiểu mưa dầm thấm lâu, vừa nghe vừa luyện.
Các bạn thân mến. Tới đây ta có thể tạm hiểu burn-in là làm gì, tuy nhiên khi nào thì làm nó và ai làm nó vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ mặc dù trên diễn đàn này tôi thấy có nhiều người sd thuật ngữ này.
Thanks.
"Burn-in" là quá trình thử thách sức chịu đựng của thiết bị dưới tác dụng của nhiệt độ... và thời gian "Burn-in" cho mỗi loại thiết bị được quyết định do bởi kỹ sư "Support"/hoặc kỹ sư sáng chế.

Quá trình "Burn-in" được thực hiện ngay tại cơ xưởng sản xuất hay sửa chữa và được đảm nhận bởi các chuyên viên kỹ thuật/"Test Technician"... trước khi đến tay khách hàng/"Customers".
[Phải tuân theo những tiêu chuẩn đã được đề ra do bởi kỹ sư sáng chế.]

Một trường hợp điển hình của sự "Burn-in"

P.s: Chính bản thân đã từng làm việc tại đây..! :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Burn in là gì?

Ô thế này thì hỏng rồi, để tôi nói lại một chút cho rõ.
Ở đây là diễn đàn HD, tức chúng ta tập trung thảo luận các thuật ngữ chủ yếu dựa trên lãnh vực về nghe - nhìn.
Cũng như khi bàn luận về bitrate tại diễn đàn này thì mọi người ai cũng phải ngầm hiểu chúng ta đang nói về xử lý phim/ nhạc chứ không phải là truyền phát viễn thông kỹ thuật số.
Vậy mong các bạn vui lòng nhín chút thời gian định nghĩa lại cho chính xác ạ. :)
 

DATAVIEWER

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Burn in là gì?

Ô thế này thì hỏng rồi, để tôi nói lại một chút cho rõ.
Ở đây là diễn đàn HD, tức chúng ta tập trung thảo luận các thuật ngữ chủ yếu dựa trên lãnh vực về nghe - nhìn.
Cũng như khi bàn luận về bitrate tại diễn đàn này thì mọi người ai cũng phải ngầm hiểu chúng ta đang nói về xử lý phim/ nhạc chứ không phải là truyền phát viễn thông kỹ thuật số.
Vậy mong các bạn vui lòng nhín chút thời gian định nghĩa lại cho chính xác ạ. :)
Oh..! Thế thì bác đã tìm thấy chữ "Burn-in" từ đâu ra...(thuộc lãnh vực nghe-nhìn)..?

Những thiết bị thuộc lãnh vực nghe-nhìn bao gồm như sau...

- TV, Màn hình "Display" (nói chung).
- CD, DVD và BD Player.
- Hộp HD Player.
- Receiver/Amplifier
- Máy chiếu/"Projector".
- PC Desktop & Laptop.
- ..v..v.. (Những thiết bị Điện Tử khác nói chung)

Tất cả những thiết bị trên đều có thể trải qua quá trình "Burn-in" + "Test" ngay tại các cơ xưởng sản xuất trước khi đến tay khách hàng.
[Như là một sự sàn lọc nhằm mục đích bảo đãm phẩm chất cũng như sự hoạt động lâu bền của sản phẩm sau khi tung ra thị trường..!]



 
Chỉnh sửa lần cuối:

caothudeche

Moderator
Ðề: Burn in là gì?

Kiến thức là mênh mông, mà đã bơi vào chỉ có bơi ngược trở lại là đường thoát.
Burn in nó ở rất nhiều lĩnh vực, nhưng cái thuật ngữ này đến gần với mình nhất và nó hữu dụng nhất với mỗi cá nhân (có thể trực tiếp thực hiện) đó chính là trong lĩnh vực âm thanh, mà chính xác là loa.
 

DATAVIEWER

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Burn in là gì?


Một thí dụ điển hình của "Burn-in". "Burn-in" chỉ thực hiện ngay tại cơ xưởng sản xuất khi đang còn ở trong tình trạng mới "tinh"/ sau khi lắp ráp/ chưa hề dùng đến..!

RAM DIMM DDR3 đang ở trong quá trình "Burn-in" trước khi "Test" => Đóng gói => Bán ra thị trường.
[Những thanh RAM không qua lọt quá trình này sẽ được đem đi sửa chữa/thay thế.]

Để biết thêm chi tiết => "Burn-in" được định nghĩa & giải thích đầy đủ tại ĐÂY!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên