CGV – Từ “Điệp vụ biển đỏ” đến “Người tuyết bé nhỏ”

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Năm 2018, bộ phim đạt doanh thu cao của Tàu do Ngô Kinh sản xuất, Điệp vụ biển đỏ, được chiếu ở Việt Nam, trong đó có đoạn cuối tuyên truyền sai lệch về chủ quyền trên biển Đông, nhưng những người nhập phim, duyệt phim và đội ngũ nhà báo showbiz hùng hậu đi xem premiere không ai nhận ra (hoặc lên tiếng). Chỉ đến khi được chiếu rộng rãi thì khán giả mới phát hiện và phản ứng dữ dội.

FB_IMG_1571018084291.jpg

Năm nay, bộ phim “Người tuyết bé nhỏ”, một bộ phim xuất xứ Hollywood nhưng có bàn tay lông lá của bọn Tàu nhúng vào, như thường lệ, có đoạn nhỏ vẽ bản đồ 9 đoạn hình lưỡi bò, âm mưu độc chiếm biển Đông. Và tất nhiên, cả ban bệ hoành tráng như kia vẫn phải đợi khán giả.

CGV chịu trách nhiệm đầu tiên

Hãy nhớ một điều thế này, CGV là công ty nước ngoài, họ đến Việt Nam để kinh doanh, để đem dòng tiền của người Việt về Hàn Quốc. Họ phải đặt tiêu chí doanh thu lợi nhuận lên trước mọi thứ khác. Cho nên, nếu có vấn để gì đó liên quan đến nội dung phim, đôi khi quyết định nhập hay không còn tùy. Đối với “Điệp vụ biển đỏ” hay “Người tuyết bé nhỏ”, nếu không biết, không xem phim kỹ, không nhận ra vấn đề, thì đấy là lỗi sai sót. Nếu biết hết, vẫn quyết định nhập, đấy là lỗi nặng.

Chuyện phim chiếu của CGV cũng khá rắc rối vì chia ra nhiều nơi nhập và phát hành, như CJ E&M chuyên phim Việt Nam và phim Hàn, CJ CGV thông qua các nhà phát hành lớn như Buena Vista lại phát hành phim từ Hollywood, trong đó lại chia ra nhiều nhóm nhỏ phụ trách Disney, Warner Bros, các hãng khác … Lắm thầy thì nhiều ma, tất nhiên, ai vô ý vô tứ trong khâu nhập thì phải chịu trách nhiệm, ở đây là đơn vị phát hành phim, là CJ CGV.

Cục điện ảnh chịu trách nhiệm tiếp theo

Cục điện ảnh là cơ quan duy nhất có quyền kiểm duyệt và cấp phép phim, nên chuyện để lọt phim có cảnh “nhạy cảm” thì trách nhiệm đương nhiên thuộc về họ. Những người ăn thuế của nhân dân, làm tốt thì thưởng, làm sai thì phải chịu trách nhiệm, đó là đương nhiên.

Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao phim Việt Nam bị Cục “hành” lên hành xuống, cắt chỗ này bỏ chỗ kia, nhiều phim còn không ra rạp được được, mà lại để “lọt con voi qua lỗ kim”. Thực ra, câu trả lời đơn giản lắm, cơ chế quan liêu của một đơn vị độc quyền nó “di chứng” từ những năm trước để lại, tạo thành tâm lý “làm để đối phó”. Phim Việt Nam luôn được “ưu tiên” kiểm soát gắt gao, vì nó nhận được nhiều sự chú ý, lỡ có chuyện gì thì những người duyệt phim phải “đứng mũi chịu sào”. Còn phim nước ngoài thì qua qua, và hời hợt hơn. Tâm lý chủ quan và bên trọng bên khinh đó khiến cho những người duyệt phim khi xem phim sẽ ít cẩn trọng, mà với phim hoạt hình như “Người tuyết bé nhỏ” lại càng dễ xem nhẹ, bỏ sót chi tiết.

Kết quả là phim Việt Nam thường bị cắt bớt bởi những lý do rất “trời ơi đất hỡi” và viện dẫn theo quy định có tính “co dãn” được diễn dịch kiểu “sao cũng được”, còn phim nước ngoài đôi khi lại lọt ra những thứ rất nguy hiểm như chủ quyền biển đảo mang tính tuyên truyền.

Đừng trách Dreamwork, cả Hollywood đang cúi đầu trước Trung Cộng, phim của nó thì nó muốn lồng vào cái gì có lợi cho nó là bình thường. Đáng quan tâm là khi có sai sót thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, và chịu đến mức nào. Chắc là lại kiểm điểm và xin rút “sợi dây kinh nghiệm dài thườn thượt rút mãi không hết”.
 

grandthorn

Active Member
Bỏ qua vấn đề quan nhé!
Góp ý là mình cứ thấy các bạn ở nhà từ già tới trẻ coi tiktok, nghe nhạc tàu, xem phim ngôn tình tàu, đú trend làm phim youtube kiểu tàu, chủ tịch các kiểu này nọ, ....bla bla bla, mãi không thấy những thành phần ấy đả động gì. Cứ có báo giật tít lại nhao nhao lên được một hồi rồi lại đâu vào đó :))
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Bỏ qua vấn đề quan nhé!
Góp ý là mình cứ thấy các bạn ở nhà từ già tới trẻ coi tiktok, nghe nhạc tàu, xem phim ngôn tình tàu, đú trend làm phim youtube kiểu tàu, chủ tịch các kiểu này nọ, ....bla bla bla, mãi không thấy những thành phần ấy đả động gì. Cứ có báo giật tít lại nhao nhao lên được một hồi rồi lại đâu vào đó :))

Youtube thì Việt Nam không quản được nội dung đăng trên đấy, trừ khi cấm truy cập vào Youtube luôn.
 
Nhân vụ lùm xùm này làm tôi lại nhớ tới phim Điệp vụ Biển Đỏ (Operation Red Sea) hồi năm ngoái. Khi mà bà Lý Phương Dung, Cục phó Cục Điện ảnh Việt Nam khẳng định là hội đồng thẩm định đã thẩm định phim đúng quy trình. Và ngay cả Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch của Việt Nam cũng có thông cáo tới các cơ quan báo chí khẳng định: "Hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo” thì rành rành trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã giới thiệu "Điệp vụ Biển Đỏ" nằm trong chiến lược tuyên truyền cho yêu sách chủ quyền của nước này trên Biển Đông. Nói để thấy trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ chính trị của họ đang ở mức như thế nào.

Cái chuyện ‘bên trọng bên khinh’ khi kiểm duyệt phim trong nước ngoài nước của Cục điện ảnh thì Bùi An và nhiều bài viết trước đây đã nói nhiều rồi, tôi không nói lại nữa. Ở đây tôi muốn các bạn đưa cái tầm nhìn của mình xa hơn nữa. Đó là nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền Điện ảnh nước nhà đã và đang bị hạn chế rất lớn đến sức tưởng tượng, sức bật và tiềm năng văn hóa thông qua cái bối cảnh bị kiểm duyệt như thế này.

Đơn cử là ngoài phim “Bụi đời Chợ Lớn” không nói làm gì, gần đây nhất ta có phim Ròm một bộ phim của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy. Mặc dù là một bộ phim đi thi chui, nhưng đã đoạt giải cao nhất hạng mục New Currents tại Liên hoan Phim quốc tế Busan (Hàn Quốc) năm 2019 cùng bộ phim "Haifa Street" của Iraq-Qatar. Đây là một trong những hạng mục quan trọng nhất của giải này. Phim Ròm nói về cuộc sống vất vả mưu sinh của một cậu bé bán số đề ở Sài Gòn. Cậu cực khổ kiếm tiền, chỉ mong có thể sớm tìm được cha mẹ. Và để sinh tồn, cậu phải chạy trốn khỏi những gã nghiện cờ bạc hay xô xát với những đối thủ. Nhưng cậu vẫn lạc ngay giữa một thế giới mà con người phải chà đạp lên nhau để sống.

Tại sao phải thi chui? Xin thưa, tại vì phim này chưa có giấy phép phổ biến phim mà đã tự đăng ký và gửi phim tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan 2019. Thế thì tại sao phim này chưa có giấy phép phổ biến phim? Tôi nghĩ, bạn đã có câu trả lời.

Trên trang Facebook của mình, nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhận xét: "Chỉ tiếc, họ (Cục điện ảnh) không đủ dũng khí để nhìn vào hiện thực để thấy những tăm tối, tiêu cực về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam - ở một góc nào đó của thời hiện tại mà bộ phim tái hiện qua góc nhìn nghệ thuật của một đạo diễn trẻ đầy dũng khí hoàn toàn có thật. Hoặc nữa, đó chỉ là một góc nhìn nghệ thuật của một đạo diễn ngược dòng số đông. Không ai xem City of God mà nghĩ rằng cả đất nước, văn hóa, con người Brazil tăm tối, tiêu cực cả. Không ai xem The Godfather, Goodfellas mà phán xét cả đất nước Mỹ bị thao túng bởi băng đảng, mafia, bạo lực cả. Cũng như không ai xem xong Parasite mà phán xét một đất nước Hàn Quốc ngày càng bị chia rẽ bởi giàu nghèo cả."

Trong khi Ròm đang bị ‘treo’ ở ngay trong chính nước sản xuất ra nó, tôi xin kết luận với lời nhận xét của Trưởng ban giám khảo tại Liên hoan Phim quốc tế Busan (Hàn Quốc) năm 2019, đạo diễn người Anh Mike Figgis: "(Ròm) sử dụng các bối cảnh thực tế, sống động trong phim đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo và một cái kết phim rất thỏa mãn."
 

gik271

Well-Known Member
Năm 2018, bộ phim đạt doanh thu cao của Tàu do Ngô Kinh sản xuất, Điệp vụ biển đỏ, được chiếu ở Việt Nam, trong đó có đoạn cuối tuyên truyền sai lệch về chủ quyền trên biển Đông, nhưng những người nhập phim, duyệt phim và đội ngũ nhà báo showbiz hùng hậu đi xem premiere không ai nhận ra (hoặc lên tiếng). Chỉ đến khi được chiếu rộng rãi thì khán giả mới phát hiện và phản ứng dữ dội.


Năm nay, bộ phim “Người tuyết bé nhỏ”, một bộ phim xuất xứ Hollywood nhưng có bàn tay lông lá của bọn Tàu nhúng vào, như thường lệ, có đoạn nhỏ vẽ bản đồ 9 đoạn hình lưỡi bò, âm mưu độc chiếm biển Đông. Và tất nhiên, cả ban bệ hoành tráng như kia vẫn phải đợi khán giả.

CGV chịu trách nhiệm đầu tiên

Hãy nhớ một điều thế này, CGV là công ty nước ngoài, họ đến Việt Nam để kinh doanh, để đem dòng tiền của người Việt về Hàn Quốc. Họ phải đặt tiêu chí doanh thu lợi nhuận lên trước mọi thứ khác. Cho nên, nếu có vấn để gì đó liên quan đến nội dung phim, đôi khi quyết định nhập hay không còn tùy. Đối với “Điệp vụ biển đỏ” hay “Người tuyết bé nhỏ”, nếu không biết, không xem phim kỹ, không nhận ra vấn đề, thì đấy là lỗi sai sót. Nếu biết hết, vẫn quyết định nhập, đấy là lỗi nặng.

Chuyện phim chiếu của CGV cũng khá rắc rối vì chia ra nhiều nơi nhập và phát hành, như CJ E&M chuyên phim Việt Nam và phim Hàn, CJ CGV thông qua các nhà phát hành lớn như Buena Vista lại phát hành phim từ Hollywood, trong đó lại chia ra nhiều nhóm nhỏ phụ trách Disney, Warner Bros, các hãng khác … Lắm thầy thì nhiều ma, tất nhiên, ai vô ý vô tứ trong khâu nhập thì phải chịu trách nhiệm, ở đây là đơn vị phát hành phim, là CJ CGV.

Cục điện ảnh chịu trách nhiệm tiếp theo

Cục điện ảnh là cơ quan duy nhất có quyền kiểm duyệt và cấp phép phim, nên chuyện để lọt phim có cảnh “nhạy cảm” thì trách nhiệm đương nhiên thuộc về họ. Những người ăn thuế của nhân dân, làm tốt thì thưởng, làm sai thì phải chịu trách nhiệm, đó là đương nhiên.

Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao phim Việt Nam bị Cục “hành” lên hành xuống, cắt chỗ này bỏ chỗ kia, nhiều phim còn không ra rạp được được, mà lại để “lọt con voi qua lỗ kim”. Thực ra, câu trả lời đơn giản lắm, cơ chế quan liêu của một đơn vị độc quyền nó “di chứng” từ những năm trước để lại, tạo thành tâm lý “làm để đối phó”. Phim Việt Nam luôn được “ưu tiên” kiểm soát gắt gao, vì nó nhận được nhiều sự chú ý, lỡ có chuyện gì thì những người duyệt phim phải “đứng mũi chịu sào”. Còn phim nước ngoài thì qua qua, và hời hợt hơn. Tâm lý chủ quan và bên trọng bên khinh đó khiến cho những người duyệt phim khi xem phim sẽ ít cẩn trọng, mà với phim hoạt hình như “Người tuyết bé nhỏ” lại càng dễ xem nhẹ, bỏ sót chi tiết.

Kết quả là phim Việt Nam thường bị cắt bớt bởi những lý do rất “trời ơi đất hỡi” và viện dẫn theo quy định có tính “co dãn” được diễn dịch kiểu “sao cũng được”, còn phim nước ngoài đôi khi lại lọt ra những thứ rất nguy hiểm như chủ quyền biển đảo mang tính tuyên truyền.

Đừng trách Dreamwork, cả Hollywood đang cúi đầu trước Trung Cộng, phim của nó thì nó muốn lồng vào cái gì có lợi cho nó là bình thường. Đáng quan tâm là khi có sai sót thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, và chịu đến mức nào. Chắc là lại kiểm điểm và xin rút “sợi dây kinh nghiệm dài thườn thượt rút mãi không hết”.
Mình đã định cho cháu nhà mình đi xem phim này nhưng khi xem nguồn trên IMDB thấy có mấy a tàu là thôi luôn. Trước đã dính vụ mèo đi phượt của nó, vào rạp mới nhận ra là chuẩn bị coi phim của tàu cộng thì đã muộn. Nên lần sau luôn phải chú ý.
Chưa cần biết nó có tuyên truyền cái chủ nghĩa bành trướng của nợ của nó thì chắc chắn em ko cho con e xem phim tàu. Ai mang tiền nhà mình cho nó mua vũ khí đánh mình, tuyên truyền bố láo về chủ quyền sai trái của chúng nó.
KO BAO GIỜ ỦNG HỘ TÀU CỘNG.
 

bluedragon25

Active Member
Nhân vụ lùm xùm này làm tôi lại nhớ tới phim Điệp vụ Biển Đỏ (Operation Red Sea) hồi năm ngoái. Khi mà bà Lý Phương Dung, Cục phó Cục Điện ảnh Việt Nam khẳng định là hội đồng thẩm định đã thẩm định phim đúng quy trình. Và ngay cả Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch của Việt Nam cũng có thông cáo tới các cơ quan báo chí khẳng định: "Hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo” thì rành rành trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã giới thiệu "Điệp vụ Biển Đỏ" nằm trong chiến lược tuyên truyền cho yêu sách chủ quyền của nước này trên Biển Đông. Nói để thấy trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ chính trị của họ đang ở mức như thế nào.

Cái chuyện ‘bên trọng bên khinh’ khi kiểm duyệt phim trong nước ngoài nước của Cục điện ảnh thì Bùi An và nhiều bài viết trước đây đã nói nhiều rồi, tôi không nói lại nữa. Ở đây tôi muốn các bạn đưa cái tầm nhìn của mình xa hơn nữa. Đó là nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền Điện ảnh nước nhà đã và đang bị hạn chế rất lớn đến sức tưởng tượng, sức bật và tiềm năng văn hóa thông qua cái bối cảnh bị kiểm duyệt như thế này.

Đơn cử là ngoài phim “Bụi đời Chợ Lớn” không nói làm gì, gần đây nhất ta có phim Ròm một bộ phim của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy. Mặc dù là một bộ phim đi thi chui, nhưng đã đoạt giải cao nhất hạng mục New Currents tại Liên hoan Phim quốc tế Busan (Hàn Quốc) năm 2019 cùng bộ phim "Haifa Street" của Iraq-Qatar. Đây là một trong những hạng mục quan trọng nhất của giải này. Phim Ròm nói về cuộc sống vất vả mưu sinh của một cậu bé bán số đề ở Sài Gòn. Cậu cực khổ kiếm tiền, chỉ mong có thể sớm tìm được cha mẹ. Và để sinh tồn, cậu phải chạy trốn khỏi những gã nghiện cờ bạc hay xô xát với những đối thủ. Nhưng cậu vẫn lạc ngay giữa một thế giới mà con người phải chà đạp lên nhau để sống.

Tại sao phải thi chui? Xin thưa, tại vì phim này chưa có giấy phép phổ biến phim mà đã tự đăng ký và gửi phim tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan 2019. Thế thì tại sao phim này chưa có giấy phép phổ biến phim? Tôi nghĩ, bạn đã có câu trả lời.

Trên trang Facebook của mình, nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhận xét: "Chỉ tiếc, họ (Cục điện ảnh) không đủ dũng khí để nhìn vào hiện thực để thấy những tăm tối, tiêu cực về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam - ở một góc nào đó của thời hiện tại mà bộ phim tái hiện qua góc nhìn nghệ thuật của một đạo diễn trẻ đầy dũng khí hoàn toàn có thật. Hoặc nữa, đó chỉ là một góc nhìn nghệ thuật của một đạo diễn ngược dòng số đông. Không ai xem City of God mà nghĩ rằng cả đất nước, văn hóa, con người Brazil tăm tối, tiêu cực cả. Không ai xem The Godfather, Goodfellas mà phán xét cả đất nước Mỹ bị thao túng bởi băng đảng, mafia, bạo lực cả. Cũng như không ai xem xong Parasite mà phán xét một đất nước Hàn Quốc ngày càng bị chia rẽ bởi giàu nghèo cả."

Trong khi Ròm đang bị ‘treo’ ở ngay trong chính nước sản xuất ra nó, tôi xin kết luận với lời nhận xét của Trưởng ban giám khảo tại Liên hoan Phim quốc tế Busan (Hàn Quốc) năm 2019, đạo diễn người Anh Mike Figgis: "(Ròm) sử dụng các bối cảnh thực tế, sống động trong phim đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo và một cái kết phim rất thỏa mãn."

Film ròm bi cấm là do không phản ánh đúng hiện thực XH Vietnam, VN ta lam j có số đề, có bụi đời
i nà
 

leduyminh12

Member
Đối với “Điệp vụ biển đỏ” hay “Người tuyết bé nhỏ”, nếu không biết, không xem phim kỹ, không nhận ra vấn đề, thì đấy là lỗi sai sót. Nếu biết hết, vẫn quyết định nhập, đấy là lỗi nặng.
Nếu biết hết, vẫn quyết định nhập, đấy là cái tội rồi bác ạ. Tội gián tiếp tuyên truyền, hệ lụy của nó sẽ không thể tưởng tượng tới được.
Về phần mình từ cái ngày mà chính phủ TQ nó bắt các diễn viên nổi tiếng nước nó đặt Avarta bản đồ nước nó có hình lưỡi bò, mình không còn 1 chút cảm tình nào về phim của nước nó. Ghét luôn dàn diễn viên TQ. Nhớ không nhầm thì có mỗi Châu Nhuận Phát là không để Avarta hình lưỡi bò.
 

HDDL

BĐH HD Đà Lạt
Cám ơn BuiAn!
...& “sợi dây kinh nghiệm dài thườn thượt rút mãi không hết”./.
 

abcabc120

Member
"thuần phong mỹ tục" rồi "không phản ảnh đúng hiện thực XH"
mịe, chỉ soi mông vs dú là nhanh, còn phản ảnh XH thì ko biết nó thành cái thể loại phim gì nữa
 

davidhuy08

Member
Việt Nam là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, mấy cái phản ánh thực tế xã hội không có cửa sống đâu. Chờ 10 năm nữa để phản ánh bây giờ thì hoạ may còn được lên phim. :D
 

tusontay

Huyền Thoại
ĐỒ NGU

Một thằng đệ tử muốn lấy lòng cấp trên, lén quay được video chồng sếp ngoại tình với cô tuyên giáo. Bà xem qua, tức lắm.
Chồng vừa về, mụ ta nhào ra sân lôi cổ lão chồng vào phòng, mở video chỉ cho lão xem rồi đay nghiến, chửi rủa...
Lão chồng liếc xem video, ông ta bình thản cười nhạt:
- Có mấy giây thôi mà bà cứ làm quá thế?
Mụ tức giận đập điện thoại xuống giường và gầm lên:
- Vấn đề ở đây không phải thời gian ông ấp con đĩ đó nhiều hay ít, mà cái chính là ông phản bội tôi, ông hiểu chưa?
Lão chồng cười ruồi:
- Tôi phản bội bà có bằng bà phản bội tổ quốc không? Bà duyệt phim kiểu chó gì mà Trung Quốc đưa hình lưỡi bò lồng vào phim mà bà vẫn cho chiếu để tuyên truyền cho họ? Đã vậy, khi báo chí lên tiếng phản đối mà bà không biết nhận lỗi lại còn sừng sộ với họ: "Chỉ có mấy giây thôi mà mọi người làm quá"? Vậy hôm nay tôi cũng ngoại tình có mấy giây thôi, việc quái gì mà bà làm quá lên như thế?
Đồ ngu...

[Sưu Tầm]
 

segovia2013

Active Member
nhớ có phim gì Lan quế phường cũng cho ảnh bác hành quân vào phim. TQ hay chơi tiểu xảo
 

gnoudman

Member
Film ròm bi cấm là do không phản ánh đúng hiện thực XH Vietnam, VN ta lam j có số đề, có bụi đời
i nà
Chuẩn.Phản ảnh không đúng hiện thực XH Việt Nam là phải cắt hết. VN làm gì có bụi đời, có số đề, Đồ Sơn, Quất Lâm làm gì có mại dâm, XH minh bạch làm gì có tham nhũng....:D
Đất nước ta có bao giờ được như thế này không ? Bang chủ đã phát biểu thế rồi nhé. Nên phải cắt, cắt hết ....:D
 

chimsedimua123

New Member
Bỏ qua vấn đề quan nhé!
Góp ý là mình cứ thấy các bạn ở nhà từ già tới trẻ coi tiktok, nghe nhạc tàu, xem phim ngôn tình tàu, đú trend làm phim youtube kiểu tàu, chủ tịch các kiểu này nọ, ....bla bla bla, mãi không thấy những thành phần ấy đả động gì. Cứ có báo giật tít lại nhao nhao lên được một hồi rồi lại đâu vào đó :))
bạn nói ngu vl :))) tiktok đồ nó có đề cập đến đường lưỡi bò à?? lên án cái đường lưỡi bò của nó là ko được xem phim của nó, k được dùng đồ của nó à
 

viethaiyb

Well-Known Member
bạn nói ngu vl :))) tiktok đồ nó có đề cập đến đường lưỡi bò à?? lên án cái đường lưỡi bò của nó là ko được xem phim của nó, k được dùng đồ của nó à
Đúng! chả liên quan mấy đâu! Quay ra chửi nhà nước thì được ...
Tóm lại ông Admin bắt chiếc mấy anh bên DUCANGER kiếm cớ chửi bới cho thỏa chí .... phèo ấy mà ... :)) ... ko liên quan gì lắm đâu ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

daiduongxanh_bo

Well-Known Member
Bỏ qua vấn đề quan nhé!
Góp ý là mình cứ thấy các bạn ở nhà từ già tới trẻ coi tiktok, nghe nhạc tàu, xem phim ngôn tình tàu, đú trend làm phim youtube kiểu tàu, chủ tịch các kiểu này nọ, ....bla bla bla, mãi không thấy những thành phần ấy đả động gì. Cứ có báo giật tít lại nhao nhao lên được một hồi rồi lại đâu vào đó :))
Vấn đề ở đây là nó đang tuyên truyền sai, và cái sai đấy ảnh hưởng đến chủ quyền biển đảo của mình, còn những cái bạn nói ở trên thuần là mang tính giải trí, bạn nên phân biệt 2 vấn đề rõ ràng.
 
Bên trên