Chiếc camera này sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn cho máy quay phim VR

pegasus3390

Well-Known Member
pmast-no-covers-distant-focus.jpg


Nếu muốn tạo ra một đoạn video thực tế ảo (VR) ấn tượng, chúng ta sẽ gặp một vấn đề là chọn lựa giữa một chiếc camera cỡ nhỏ hay những mẫu lớn hơn rất nhiều cùng với đó là hình ảnh sắc nét hơn.

Các nhà nghiên cứu tại đại học University of California San Diego đã tìm ra được giải pháp để thỏa mãn cả hai yêu cầu này và nó được gọi là PMast.

Chiếc camera này hiện tại chỉ là một nguyên mẫu nhưng hệ thống này là một khối hộp nổi và được kết nối với nhau dưới dạng cáp quang nhưng thiết kế này lại giúp mang lại hình ảnh rất chân thật cho các bộ phim, các buổi thi đấu thể thao hoặc hòa nhạc. Điều mà các công ty lớn như Facebook, Google và cả Samsung đang đầu tư rất mạnh mẽ để thực hiện được.

Hollywood cũng đang muốn sử dụng công nghệ VR, tìm một hướng đi mới để thay đổi cách làm phim truyền thống. Tại sự kiện Sundance Film Festival vừa qua một trong những bộ phim thực tế ảo đáng chú ý là "Dear Angelica", muốn truyền tải được những gì đang diễn ra trong bộ não của một họa sĩ.

Nhưng mặc dù có rất nhiều các thiết bị trên thị trường hiện nay từ đắt tiền và cao cấp như Oculus Rift với giá $600 cho đến các bộ kính giá $50 Google Daydream, thì nội dung VR vẫn không đủ hiệu quả để thu hút được với người dùng đại chúng. Nhiều công ty đang cố tạo ra những mẫu camera 360 độ nhỏ hơn, tiện lợi hơn nhưng chiếc PMast mới với kích thước chỉ bằng khoảng vài chiếc GoPro lại có thể ghi lại hình ảnh giàu màu sắc, độ phân giải cao mà những người dùng chuyên nghiệp cần đến.

Giới hạn của những chiếc camera

Có rất nhiều sự cạnh tranh trên thị trường. Những người tạo ra hệ thống PMast, bao gồm Photonic Systems Integration Laboratory và Distant Focus Corporation, không phải là những người duy nhất muốn giải quyết vấn đề này. Công nghệ Google Jump sử được thiết kế để các nhà quay phim có thể tự tạo ra những chiếc camera VR riêng mình. GoPro là đối tác chính trong dự án Jump cũng có cho mình hệ thống GoPro Odyssey, IMAX và cả Yi cũng tham gia vào thiết kế của Jump. Các nhà sản xuất khác lại tạo ra các bộ camera dạng tròn bao gồm cả Jaunt và Nokia với bộ camera cao cấp Ozo giá đến $60.000.

Nhu cầu và chất lượng hình ảnh vẫn chưa đạt yêu cầu. Vẫn chưa rõ liệu các camera 360 độ có thể lớn mạnh hơn việc chỉ là một thị trường ngách hiện tại với việc dùng để ghi lại các chuyến hành trình khi đi du lịch hay không. Chúng ta hiện có thể xem được các camera dạng này trên các trang web như là Facebook và YouTube, nhưng thực sự rất khó để nói được là chúng ta nên nhìn vào đâu khi tất cả mọi thứ xung quanh mình đều chuyển động. Các bộ kính có vẻ như là cách tốt để xem các video như thế bởi rất dễ xoay đầu xem được mọi thứ xung quanh thế nào, nhưng rất ít người sở hữu thiết bị như vậy và chất lượng hình ảnh cho đến giờ vẫn chưa được cao lắm. Các công ty công nghệ đang cố vượt qua ngưỡng chất lượng trung bình và nhà làm phim đang tìm kiếm những giải pháp tốt nhất có thể trên thị trường.

Vấn đề về giá có thể lớn với sản phẩm thương mại. Giá của hệ thống PMast rất khó để nói trước vì nó được thiết kế cho cơ quan bộ quốc phòng Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA) chứ không phải là thiết bị thương mại. Tuy nhiên những chiếc camera chuyên dùng để quay phim điện ảnh cũng có giá vài chục nghìn USD do đó nếu một cỗ máy có thể đáp ứng được yêu cầu cao cấp từ các nhà làm phim thì cái giá không phải là vấn đề.

Hệ thống dạng cầu độc nhất

pmast-and-slr-image.jpg

Chiếc PMast có thiết kế dạng khối hộp với kích thước tương đương với 1 chiếc máy DSLR thông thường, tích hợp trong đó là các ống kính dạng cầu không thông dụng với hệ thống dây dẫn quang học đặc biệt. 5 mặt sử dụng ống kính cầu sẽ tích hợp cảm biến kích thước lớn 25MP bên trong. Mặt thứ sáu sẽ có mount gắn với hệ thống sợi quang học nhằm gửi dữ liệu đến máy tính và ghép hình ảnh lại thành một video duy nhất.

Cốt lõi của sự đột phá trên PMast chính là ống kính sẽ không dùng thấu kính dạng lồi lõm mà chúng ta hay thấy trên ống kính camera thông thường. Nhóm phát triển sử dụng khối cầu 16mm nhỏ hơn một đồng xu nhưng lại cung cấp hiệu năng quang học tuyệt vời.

pmast-diagram-fiber-bundle.jpg


Hệ thống này hoạt động rất tốt ít nhất là khi mà chúng ta bỏ qua các nguyên tắc thiết kế cơ bản của camera hiện nay. Bởi hầu hết các camera rất phức tạp vì chúng tập trung vào việc tạo ra hình ảnh trên một cảm biến hình ảnh phẳng và thấu kính hình cầu không tốt khi lấy nét trong hệ thống như vậy. Nhưng nhóm phát triển PMast lại tìm ra cách khác để xử lý vấn đề này thông qua việc sử dụng các sợi thủy tinh siêu mỏng được chế tạo với bề mặt cong mà nhờ đó ống kính có thể tập trung tạo ra hình ảnh cũng như sẽ truyền hình ảnh dưới dạng ánh sáng thông qua các sợi quang học đến bề mặt phẳng của cảm biến.

Cụm 5 cảm biến và ống kính này được gắn lên trên chiếc PMast dạng khối hộp và hệ thống lấy dữ liệu ra khỏi cảm biến. Tuy nhiên hầu hết công việc xử lý hình ảnh nặng nhọc như tinh chỉnh màu sắc hoặc độ tương phản sẽ nằm trên 5 chiếc máy tính cỡ lớn. Những cỗ máy cỡ lớn này hoàn toàn khác biệt so với chiếc camera kích thước nhỏ nhưng có thể được giấu đi nhờ hệ thống dây quang học dài và chúng ta có thể kỳ vọng vào những phiên bản nhỏ hơn của hệ thống này khi được hoàn thiện trong tương lai.

Và tất cả những công nghệ trên chiếc PMast hứa hẹn sẽ tạo ra một cách tiếp cận mới đối với camera nhằm tạo ra chất lượng hình ảnh vượt trội hơn so với những gì chúng ta có hiện nay, ít nhất là với những nội dung thực tế ảo.

 
Bên trên