Đánh giá chuyên sâu công nghệ PLS TFT của Samsung

pegasus3390

Well-Known Member
IMG_7494-001.JPG


Chiếc Samsung Galaxy J7 Prime là một trong những mẫu điện thoại hấp dẫn nhất ở phân khúc tầm trung với thiết kế hoàn toàn mới cũng như những nâng cấp đáng giá về độ phân giải màn hình cũng như bộ nhớ RAM. Và với việc thay đổi độ phân giải màn hình thì Samsung cũng chuyển sang dùng tấm nền công nghệ PLS TFT của chính mình phát triển thay vì sử dụng tấm nền AMOLED như những phiên bản trước đây. Chúng ta sẽ đánh giá xem liệu công nghệ PLS TFT này liệu có mang lại được chất lượng như AMOLED trước đây hay không.

Tìm hiểu về công nghệ PLS TFT

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu sơ lược về kết cấu của công nghệ này. Về cơ bản PLS TFT cũng vẫn là công nghệ LCD sử dụng các tinh thể lỏng để tạo ra các điểm ảnh trên màn hình chứ không sử dụng các thành phần hữu cơ như AMOLED.

IMG_7521-001.JPG


PLS được Samsung giới thiệu vào cuối 2010 và được thiết kế để cạnh tranh với công nghệ được sử dụng 1 thời gian khá dài và phổ biến là IPS. Và nói cách khác đây là một dạng công nghệ IPS với các đặc tính tương tự và được sản xuất bởi chính Samsung. Ưu điểm của công nghệ này là Samsung đã giảm được 15% chi phí sản xuất so với IPS. Tuy nhiên mãi đến tận giữa năm 2011 Samsung mới bắt đầu đưa công nghệ này ra thị trường, và sản phẩm đầu tiên được Samsung trang bị công nghệ này chính là mẫu màn hình Samsung S27A850D với hiệu năng tổng thể tương đương với những mẫu màn hình dùng tấm nền IPS.

Các tấm nền PLS mới nhất hiện nay có thể đạt được thời gian đáp ứng cực nhanh lên đến 5ms, tốc độ refesh khung hình cũng đạt 60Hz và có thể over-clocked lên đến 100Hz. Một trong những điểm mạnh của công nghệ PLS TFT là mặc dù nó được phát triển từ công nghệ TN TFT cũ nhưng nó khắc phục được rất nhiều điểm yếu trước đây của tấm nền TN cũ về góc nhìn và màu sắc. Độ tương phản của dòng màn hình này cũng đạt được tỷ lệ rất tốt và hoàn toàn không có sự sai lệch về màu sắc khi chuyển giữa các góc nhìn khác nhau. Ngoài ra Samsung còn trang bị thêm một lớp phủ AG tương đương với lớp phủ trên những tấm nền màn hình AH-IPS tốt nhất hiện nay của LG.

3894b7cb_1s1649.jpeg

Nói một chút về công nghệ IPS của LG. Thực ra công nghệ này đã được phát triển nhiều năm với rất nhiều phiên bản khác nhau như S-IPS, E-IPS, AS-IPS, H-IPS, e-IPS, UH-IPS, H2-IPS,… từ chất lượng cao cho đến giá rẻ. Điều này giúp công nghệ IPS trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên chúng lại dễ gây nhầm lẫn tất cả các màn hình IPS đều có chất lượng tương đương nhau. Thực tế là một số mẫu điện thoại trên thị trường hiện nay chỉ có được màu sắc tốt khi nhìn theo những hướng nhất định chứ k trọn vẹn như trên những mẫu cao cấp thực sự.

Chất lượng màn hình trên Samsung Galaxy J7 Prime

Nếu các bạn nào đã từng sử dụng những mẫu điện thoại màn hình AMOLED trước đây của Samsung thì dễ gặp tình trạng màu sắc hơi sặc sỡ, điều này khá phù hợp với những người dành phần lớn thời gian sử dụng trên điện thoại và ít khi cần chỉnh sửa hình ảnh trên máy tính. Và mặc dù kém rực rỡ hơn nhưng chiếc Samsung Galaxy J7 Prime vẫn giữ được dải màu hiển thị rất rộng. Cũng vì đặc tính của dòng màn hình này mà chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh hiển thị sát với màu sắc trung tính, thực tế nhất, chúng ta hoàn toàn không hề thấy nó nhợt nhạt như những màn hình sử dụng công nghệ màn hình trên những mẫu máy giá rẻ.

IMG_7528-001.JPG


Độ tương phản của màn hình này rất ấn tượng với khả năng hiển thị màu đen sâu dù màn hình được bật ở độ sáng cao nhất, mặc dù vẫn chưa thể so được với màu đen hoàn toàn trên những màn hình AMOLED nhưng khác biệt thực sự là rất nhỏ. Nếu như trước đây trên chiếc Samsung Galaxy J7 (2016) chúng ta vẫn còn chưa hài lòng lắm với màn hình 720p thì đợt nâng cấp lần này của Samsung với màn hình độ phân giải cao hơn thực sự thuyết phục về trải nghiệm, đặc biệt là khi chúng ta xem những bộ phim Full HD độ nét cao trên màn hình này. Và một trong những điểm lợi của màn hình độ phân giải cao khi kết hợp với độ tương phản tốt là cảm giác hình ảnh trở nên “nổi khối” hơn rất nhiều so với thông thường.

Một điểm nữa dễ nhận ra là góc nhìn của chiếc Samsung Galaxy J7 Prime hoàn toàn gây ấn tượng khi mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát máy ở nhiều góc độ khác nhau mà không ảnh hưởng đến trái nghiệm. Có thể nói đây chính là điểm nổi bật mà Samsung đã đầu tư rất nhiều để có thể cạnh tranh với công nghệ IPS của đối thủ đồng hương LG và thu hẹp khoảng cách giữa PLS TFT và AMOLED của chính hãng.

IMG_7485-001.JPG


Độ sáng là điểm không thể không nhắc đến trên chiếc Samsung Galaxy J7 Prime mới. Nếu như các mẫu điện thoại trên thị trường chỉ tập trung vào độ sáng cao nhất thì Samsung lại cân bằng được rất tốt dải độ sáng của màn hình. Nếu chúng ta cần một thiết bị làm việc nhẹ nhàng, đọc báo trước khi ngủ thì chiếc J7 Prime có khả năng giảm độ sáng tối thiểu xuống rất thấp, thậm chí còn phải tăng lên một chút cho dễ đọc. Điều này hạn chế rất nhiều vấn đề về mỏi mắt nếu như xem màn hình buổi tối trong thời gian dài. Trong khi đó nếu như chúng ta cần chạy ra ngay góc đường để bắt Pokemon quý hiếm vào giữa trưa thì chế độ “outdoors” lại là trợ thủ đắt lực dù ngoài trời rất nắng.

Có lẽ màn hình PLS TFT trên chiếc Galaxy J7 Prime đã thêm một bước nữa khiến chúng ta nhìn nhận nghiêm túc hơn về công nghệ này đặc biệt là khi dòng màn hình IPS trở nên bão hòa và “thượng vàng hạ cám” lẫn lộn. Với độ nét cao, độ tương phản hấp dẫn, màu sắc trung thực cùng với góc nhìn rộng Samsung một lần nữa khẳng định vị trí của hãng trong ngành công nghiệp thiết bị hiển thị. Có lẽ chiếc Samsung Galaxy J7 Prime năm say sẽ là khởi đầu cho việc Samsung làm mới toàn bộ các sản phẩm trung cấp của mình với tấm nền chất lượng cao này.

Pegasus3390@HDVietnam
 
Bên trên