Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

do_long_khach

Well-Known Member
Thông số có vẻ ấn tượng phết cụ nhờ, tuy nhiên cái món này cứ phải nghe bằng tai mình thì mới biết. Lại hóng các cụ "trên tay", món Pi này càng ngày càng có nhiều đồ chơi.
Không biết họ có nói quá không: "The #ApplePi#DAC is designed by former NASA and Lockheed Martin Engineer."
Vấn đề là giá hơn 200$, cao quá, chắc HDVN ko chơi.

Thêm một HAT giá đắt, được Micheangelo (founder của Volumio) đánh giá là nằm trong top 3 HAT DAC for Pi (cùng với combo Allo Piano 2.1 + Kali và ApplePi):
https://volumio.org/product/terrratechnos-terra-berrydac-2/
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anhton82

Active Member
Báo cáo bác chuong46. Dây USB Ugreen khi mua về e đã đo thử 2 tiếp điểm 5V và Ground. Riêng Ground ko thông với vỏ sắt của USB ( Có lẽ mass vỏ nối với phần shield bọc quanh dây tín hiệu). Dây LAN em cũng ngắt phần mass ở đầu giắc cắm vì nó nối với phần shield như trên. Vì nguồn cấp 3.3V cho Airport độc lập với nguồn 3x, Pi3 nối với AE bằng dây LAN. Dây nguồn dù chỉ có 2 dây theo em vẫn nên chọn dây có lớp lưới chống nhiễu bên ngoài dù ko nối mass.
Em ở chung cư, khi sửa lại nhà chút anh thợ điện có ăn bớt 1 dây ground ở 1 số ổ. Vừa rồi phải kéo lại dây đất từ ổ khác sang. Em đo áp xoay chiều giữa dây G và N thì thấy tầm khoảng <5VAC. Hiện tại em nghe thấy ổn, kể cả nối đất và ko nối đất. Không rõ dây đất của mình đã chuẩn chưa vì nó đi chung với đất của toà nhà. Nếu ở nhà mặt đất mà đóng cọc đất riêng tầm 2m thì chắc yên tâm hơn. Thanks bác tối về em sẽ đo thử lại toàn bộ.
 

anhton82

Active Member
Vấn đề là giá hơn 200$, cao quá, chắc HDVN ko chơi.

Thêm một HAT giá đắt, được Micheangelo (founder của Volumio) đánh giá là nằm trong top 3 HAT DAC for Pi (cùng với combo Allo Piano 2.1 + Kali và ApplePi):
https://volumio.org/product/terrratechnos-terra-berrydac-2/
Em đang hóng DAC mới và bảng Isolator mới này và share thông tin bên vnav. Bác nào fan của Boss DAC và Allo có lẽ nên chờ đợi. Sau khi nó ra mắt có lẽ sẽ trở thành " Tứ đại thiên vương" cùng với 3 anh nêu trên.
upload_2018-3-15_13-56-3.png
upload_2018-3-15_13-55-51.png
upload_2018-3-15_13-55-41.png
upload_2018-3-15_13-55-51.png
 

trung224

Well-Known Member
Tình hình hôm nay lên computeraudiophile thấy một chú giới thiệu một bo mạch này
https://www.engineered.ch/products/nmr/

image.png


Sau khi nhìn thiết kế cũng như đọc datasheet của module này tối nay, em cảm thấy tiếc, lý do là nếu biết về nó sớm hơn, em đã chẳng phải tốn quá nhiều thời gian làm cái transport Pi này làm gì. Vì tất cả những ý tưởng em mong muốn với Transport Pi thì bo này đã làm hết cho mình trong khi không bị giới hạn bởi cái RPi.

Về cơ bản NMR media renderer gồm 2 phần, phần bo mạch phía dưới là Input Output và clock management cũng như SPDIF output. Phần xử lý chinh là bo mạch gắn trên gọi là MR-MOD.

Phần cấp nguồn chung cho mạch là nguồn 3.3V. Các phần xử lý tín hiệu (bo MR-MOD module) được cấp bằng nguồn linear LT3021 chứ không phải dùng SMPS như các bo khác. Nguồn này không khủng bằng LT3045 nhưng bù lại lại có lợi thế được thiết kế chuẩn gắn thẳng lên bo nên sẽ bớt nhiễu do dây dẫn gây ra.

Về cơ bản nó tương đương RPi + DigiOne, tuy nhiên nó có thể xuất cả i2s chuẩn nữa nên nếu dùng trong các music server kết hợp thẳng với mạch DAC nữa. Nó cũng hỗ trợ DSD64 và DSD128 native ra cổng i2s nữa.

Quan trọng hơn, nó còn có thể có thể nâng cấp trong tương lai khi có thể nhận tín hiệu Master clock MCLK ngoài (từ bo DAC hoặc từ các bộ Master clock) để đồng bộ hóa toàn bộ hệ thống digital (clock trên phần ethernet LAN, clock i2s lẫn clock DAC), tương tự như cách mà hãng dCS đang dùng cho hệ thống của mình.

Tóm lại là trong vài tháng tới em sẽ cố tích lúa để thử nó.

PS: Lần đầu nhìn cái bo này em đã thấy hơi ngờ ngợ về cái màu đỏ rất đặc trưng của bo mạch cũng như sắp xếp linh kiên trên bo xử lý tín hiệu MR-MOD. Tối này lật lại ảnh vài con DAC khủng em được nhìn thấy thì phát hiện ra bo MR-MOD là thành phần chính cho mạch ethernet transport của CH Precision DAC C1
chpnet.jpg


https://www.engineered.ch/products/mr-mod/#cc-m-product-13252632422
image.png
 

tellme0823

Well-Known Member
Tình hình hôm nay lên computeraudiophile thấy một chú giới thiệu một bo mạch này
https://www.engineered.ch/products/nmr/

image.png


Sau khi nhìn thiết kế cũng như đọc datasheet của module này tối nay, em cảm thấy tiếc, lý do là nếu biết về nó sớm hơn, em đã chẳng phải tốn quá nhiều thời gian làm cái transport Pi này làm gì. Vì tất cả những ý tưởng em mong muốn với Transport Pi thì bo này đã làm hết cho mình trong khi không bị giới hạn bởi cái RPi.

Về cơ bản NMR media renderer gồm 2 phần, phần bo mạch phía dưới là Input Output và clock management cũng như SPDIF output. Phần xử lý chinh là bo mạch gắn trên gọi là MR-MOD.

Phần cấp nguồn chung cho mạch là nguồn 3.3V. Các phần xử lý tín hiệu (bo MR-MOD module) được cấp bằng nguồn linear LT3021 chứ không phải dùng SMPS như các bo khác. Nguồn này không khủng bằng LT3045 nhưng bù lại lại có lợi thế được thiết kế chuẩn gắn thẳng lên bo nên sẽ bớt nhiễu do dây dẫn gây ra.

Về cơ bản nó tương đương RPi + DigiOne, tuy nhiên nó có thể xuất cả i2s chuẩn nữa nên nếu dùng trong các music server kết hợp thẳng với mạch DAC nữa. Nó cũng hỗ trợ DSD64 và DSD128 native ra cổng i2s nữa.

Quan trọng hơn, nó còn có thể có thể nâng cấp trong tương lai khi có thể nhận tín hiệu Master clock MCLK ngoài (từ bo DAC hoặc từ các bộ Master clock) để đồng bộ hóa toàn bộ hệ thống digital (clock trên phần ethernet LAN, clock i2s lẫn clock DAC), tương tự như cách mà hãng dCS đang dùng cho hệ thống của mình.

Tóm lại là trong vài tháng tới em sẽ cố tích lúa để thử nó.

PS: Lần đầu nhìn cái bo này em đã thấy hơi ngờ ngợ về cái màu đỏ rất đặc trưng của bo mạch cũng như sắp xếp linh kiên trên bo xử lý tín hiệu MR-MOD. Tối này lật lại ảnh vài con DAC khủng em được nhìn thấy thì phát hiện ra bo MR-MOD là thành phần chính cho mạch ethernet transport của CH Precision DAC C1
chpnet.jpg


https://www.engineered.ch/products/mr-mod/#cc-m-product-13252632422
image.png
Giá đến 9 chai lận, vậy mắc hơn pi + transport nhiều lần rồi mà chất lượng nó hay hơn nhiều không bác
 

do_long_khach

Well-Known Member
Giá đến 9 chai lận, vậy mắc hơn pi + transport nhiều lần rồi mà chất lượng nó hay hơn nhiều không bác
Sao lại nhiều lần bác. Pi 3x + digione bác mua về tự ráp cũng khá tiền đấy, tầm 5 triệu mấy chưa case. Chưa kể công sức bác nghiên cứu, đo đạc, thi công - mấy cái này chuẩn ra cũng phải quy thành tiền. Mua đồ ráp sẵn thì cũng 9 triệu luôn.

Tón lại món đỏ lòm kia nếu hay cỡ PI 3x + digione thì giá vậy là rẻ.
 

tellme0823

Well-Known Member
Sao lại nhiều lần bác. Pi 3x + digione bác mua về tự ráp cũng khá tiền đấy, tầm 5 triệu mấy chưa case. Chưa kể công sức bác nghiên cứu, đo đạc, thi công - mấy cái này chuẩn ra cũng phải quy thành tiền. Mua đồ ráp sẵn thì cũng 9 triệu luôn.

Tón lại món đỏ lòm kia nếu hay cỡ PI 3x + digione thì giá vậy là rẻ.
Có nguồn luôn cũng 2 lần mà bác
 

trung224

Well-Known Member
Bác do_long_khach nói chính xác. Bộ Pi của em nếu tính từ ngày đầu tự mình lắp ráp và thử nghiệm, Pi2, Pi3, I2s Isolator, 502DAC, DigiOne, đống nguồn (Lt1084, iFi Ipower 5V, LT3045 x3, TPS4700, Sigma 11, Salas shunt với linh kiện xịn, 2 cục biến áp, ...) thì tổng lại cũng 600-700$ rồi. Công sức, thời gian đổ vào không ít trong khi chính bản thân em cũng biết dù mình tối ưu hóa thế nào nó cũng vẫn bị hạn chế bởi bản thân RPi (hay những bo mainboard dạng phổ thông đều vậy).
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Giá đến 9 chai lận, vậy mắc hơn pi + transport nhiều lần rồi mà chất lượng nó hay hơn nhiều không bác
Vừa thử paypal lên tới 10.75 tr chưa thuế má gì 390+50 ship CHF). ship tới giường phải tới 13-14 củ. Đóng hộp xong phải 3 củ nữa.
Về phần mềm, firmware thì thấy khá mờ mịt.
Đợi bác @trung224 đi trước vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Phần mềm thì nó là một cái UPnP/DLNA/Openhome Renderer nên chỉ cần dùng BubbleUPnP hay Linn Kazoo là điều khiển lấy nhạc từ NAS được thôi. Firrmware thì vì bọn này làm OEM nên sẽ dùng firmware đóng, không can thiệp vào được.
 

anhton82

Active Member
Gửi bác Trung, em cũng mới tập tành audio. Trước em chơi đơn giản AE + LT1963 stream bằng Macbook cài Audivarna Plus. Sau đó nâng cấp chút em nghiên cứu transport/dac và gặp bài bên vnav rồi lần ra dự án của bác.
Em cũng đu theo dự án của bác 2,3 tháng nay. Vụ nhiễu do dây dẫn e cũng đã nghĩ đến và chót order bo nguồn của tay Oxothak trên tranghttp://www.ldovr.com cũng là tay bán bo 3xLT3045. Mặc dù hiện tại đang chơi nguồn 3x mua của Nhật Dương. Hiện tại hệ thống của e tạm ổn, đang tính thời gian tới nâng cấp DAC rời. Cuộc chơi audio có điểm khởi đầu và không bao giờ có điểm kết thúc. Thanks bác vì tinh thần chia sẻ và tìm tòi, giúp đỡ anh em. Nhưng em vẫn tin là dự án của bác xử lý nhiễu tốt hơn so với 1 số bác dùng PC + nguồn Linear ( như của 1 số bác bên vnav) dù chưa có cơ hội so sánh. Tuy nhiên chơi Pi cũng có hạn chế về play DSD native và các cổng kết nối để chơi DAC rời và DSD bị hạn chế. Bác nghiên cứu tiếp dự án mới đi ae luôn ủng hộ bác. Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
@anhton82 Em rất cám ơn những lời động viên của bác. Dự án Pi Transport được em thực hiện trước tiên là vì nhu cầu của chính em, đó là muốn có một digital transport tốt với giá chấp nhận được. Vì nó vẫn phải dựa trên một nền tảng mà theo em là không bao giờ "chuẩn" đó là dạng mainboard phổ thông, nên đành phải chấp nhận là thà hy sinh một vài tính năng để có thể tối ưu những cái còn lại theo tiêu chí "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề", đồng thời cố gắng làm hết sức mình để giảm thiểu những cái chưa chuẩn. Đó là lý do tại sao với transport Pi ko xuất USB ra DAC mà dùng i2s ra DigiOne (trước đây là i2s isolator + 502DAC), không DSD native, không gắn ổ cứng rời mà streaming nhạc từ PC/NAS/mạng LAN, không khuyến khích màn hình LCD.

Nhưng một chiếc áo vá dù đẹp thế nào vẫn là áo vá và sẽ không thể bằng một chiếc áo lành đẹp được, nên cá nhân em vẫn hy vọng sẽ có một thiết kế "chuẩn" nào đấy có giá chấp nhận được. Nhìn thiết kế thì em nghĩ bo NMR renderer nó thỏa mãn gần như hết những thứ em mong muốn về yêu cầu của một digital transport. Chỉ còn duy nhất là vấn đề nghe nữa thôi. Các bác cố đợi trong vòng 4 tháng nữa sẽ có kết quả.

Về dự án Bo Mezzanine dùng để cấp nguồn cho Pi cũng Ok. Tuy nhiên, em khuyến cáo trước bác vẫn phải gỡ bỏ con SMPS trên RPI rồi nối thẳng dây từ nguồn 1.8V vào. Nếu bác chưa order thì theo em không nên dùng module A (LT3086) vì LT1084/LT3086/LM317 đều không phải là các nguồn có transient response tốt (tốc xuất chậm). Nguồn lọc cấp 1 chủ yếu cần transient response tốt, ví dụ như LT1963 hay một số nguồn tốt cho mạch analog như Salas Shunt, AMB Sigma 11 hay nguồn Walt Jung. Nếu nguồn cấp 1 là dạng như LT3086 thì phải được dự trữ năng lượng (trong các con tụ hóa hoặc tụ polyme dung lượng tầm 220uF-470uF) để khi bo tín hiệu cần sẽ lấy cấp kì từ đó, nhưng trên bo Mezzanine hoàn toàn không có. Ngoài ra nếu được, nên dùng mạch lọc CLC (mạch lọc bán dẫn thì L chỉ cần nhỏ chục mH) kết hợp với dàn tụ mắc song song + Schottky Diode (hoặc tối thiểu là soft recovery diode) ngay sau biến áp để có kêt quả tốt nhất, em thấy bác cũng có thể diy sâu nên chia sẻ thêm điều này.
 

ltuan81

New Member
31317803_1358767297557472_4366917850862977024_n.jpg 31353840_1359153930852142_7320645999389573120_n.jpg 31353840_1359153930852142_7320645999389573120_n.jpg Các bro cho hỏi mình làm miếng đồng 1ly che bao quanh cho pi3 vậy có đở nhiễu không a,
 

Đính kèm

  • 31265545_1358767187557483_6754087212582699008_n.jpg
    31265545_1358767187557483_6754087212582699008_n.jpg
    571.6 KB · Xem: 3

anhton82

Active Member
@anhton82 Em rất cám ơn những lời động viên của bác. Dự án Pi Transport được em thực hiện trước tiên là vì nhu cầu của chính em, đó là muốn có một digital transport tốt với giá chấp nhận được. Vì nó vẫn phải dựa trên một nền tảng mà theo em là không bao giờ "chuẩn" đó là dạng mainboard phổ thông, nên đành phải chấp nhận là thà hy sinh một vài tính năng để có thể tối ưu những cái còn lại theo tiêu chí "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề", đồng thời cố gắng làm hết sức mình để giảm thiểu những cái chưa chuẩn. Đó là lý do tại sao với transport Pi ko xuất USB ra DAC mà dùng i2s ra DigiOne (trước đây là i2s isolator + 502DAC), không DSD native, không gắn ổ cứng rời mà streaming nhạc từ PC/NAS/mạng LAN, không khuyến khích màn hình LCD.

Nhưng một chiếc áo vá dù đẹp thế nào vẫn là áo vá và sẽ không thể bằng một chiếc áo lành đẹp được, nên cá nhân em vẫn hy vọng sẽ có một thiết kế "chuẩn" nào đấy có giá chấp nhận được. Nhìn thiết kế thì em nghĩ bo NMR renderer nó thỏa mãn gần như hết những thứ em mong muốn về yêu cầu của một digital transport. Chỉ còn duy nhất là vấn đề nghe nữa thôi. Các bác cố đợi trong vòng 4 tháng nữa sẽ có kết quả.

Về dự án Bo Mezzanine dùng để cấp nguồn cho Pi cũng Ok. Tuy nhiên, em khuyến cáo trước bác vẫn phải gỡ bỏ con SMPS trên RPI rồi nối thẳng dây từ nguồn 1.8V vào. Nếu bác chưa order thì theo em không nên dùng module A (LT3086) vì LT1084/LT3086/LM317 đều không phải là các nguồn có transient response tốt (tốc xuất chậm). Nguồn lọc cấp 1 chủ yếu cần transient response tốt, ví dụ như LT1963 hay một số nguồn tốt cho mạch analog như Salas Shunt, AMB Sigma 11 hay nguồn Walt Jung. Nếu nguồn cấp 1 là dạng như LT3086 thì phải được dự trữ năng lượng (trong các con tụ hóa hoặc tụ polyme dung lượng tầm 220uF-470uF) để khi bo tín hiệu cần sẽ lấy cấp kì từ đó, nhưng trên bo Mezzanine hoàn toàn không có. Ngoài ra nếu được, nên dùng mạch lọc CLC (mạch lọc bán dẫn thì L chỉ cần nhỏ chục mH) kết hợp với dàn tụ mắc song song + Schottky Diode (hoặc tối thiểu là soft recovery diode) ngay sau biến áp để có kêt quả tốt nhất, em thấy bác cũng có thể diy sâu nên chia sẻ thêm điều này.
Vâng, cảm ơn bác. Trước khi order em đã hỏi tay chủ top rồi. Module C1+C2 gồm 2 mạch LT3045 5V-1A, Module D mạch LT3045 ra 3,3V, Module E mạch LT3045 ra 1.8V ( riêng mỗi cái này phải hàn dây). Đầu vào cấp cho bo này em cũng dùng LT 1963 chứ ko order Module A hay B. Nếu chuẩn hơn nữa phải thiết kế một bo đổi nguồn AC/DC : Vào AC qua Biến áp R-Core hoặc xuyến hàn thẳng trên mạch, qua mạch lọc và nắn dòng chỉnh lưu ( chỗ này mình bổ sung thêm vài con tụ lọc loại tốt song song - chứ ko phải chơi mỗi con tụ Elna for Audio nhái như của mấy shop ). Sau đó qua con LT 1963 ( kiếm đc con tháo máy thì tốt ) để cấp đầu vào tầm <6V cho bo Mezzanine này. Phương án thứ 2 là dùng ắc quy hay pin LIFEPO4 6VDC cấp nghe tầm chục giờ thì sạc lại. Nhưng dùng ắc qui cũng có nhiều nhược điểm nhất định.
 

anhton82

Active Member
View attachment 289836 View attachment 289838 View attachment 289838 Các bro cho hỏi mình làm miếng đồng 1ly che bao quanh cho pi3 vậy có đở nhiễu không a,
Chắc chắn đỡ nhiễu từ ngoài vào bác ạ em cũng nghĩ đến phương án này nhưng vì kèm bo 3X nên vướng dây dợ, nên đành để cả cái hộp nó che chắn vậy. Em làm máy y tế, rất nhiều bộ phận bảng mạch cần chống nhiễu cao họ đều làm hộp kim loại bằng thép, nhôm, đồng... (cách điện với bảng mạch ) để chống nhiễu. Nhưng hiệu quả để mình nghe và nhận ra được một cách đáng kể thì chưa chắc, bác phải thử nhé. Em nghĩ mình phải để ý từng tí một ở mọi chi tiết thì sau cả quá trình mới có sự thay đổi đáng kể bác ạ. Còn không đa phần là do tâm lý tự sướng với thành quả của mình tự tay làm nên. Với lại, khi đã đạt được độ tĩnh nhất định của nền âm, việc tăng lên dù chỉ 1 chút cũng sẽ rất khó, cá nhân em nghĩ vậy. Chúc bác thành công.
 
Bên trên