Hướng dẫn cách flash card Sata Dell Perc H310 thành card Sata LSI 9211-8i với firmware IT

Có người nói với tôi rằng, khi làm một bài hướng dẫn cứ viết ngăn ngắn, không tội gì phải viết cặn kẽ dài dòng. Có thế khi người ta đọc vào không hiểu hay không làm được, họ sẽ vào hỏi và mình sẽ trả lời. Và có thế cái topic mới kéo dài ra và rôm rả. Chứ nếu ai vào đọc cũng hiểu, cũng làm được nên chả ai cần phải hỏi thì topic sẽ đìu hiu giống như không ai quan tâm. Nhưng cái tánh tôi nó khác. Đã không làm thì thôi, còn làm rồi thì mặc kệ phải rõ ràng cặn kẽ, chăm chút từng điểm một để sau này không phải làm mất thì giờ của người khác cũng như của chính mình. Do đó các bạn thông cảm nếu có đọc hơi dài một chút.

Card.jpg


Với một tay chuyên sưu tầm phim/nhạc hay và các dữ liệu lớn nhưng quý giá, tôi dám chắc với bạn, một cái Nas hay cái file server be bé sẽ rất nhanh chẳng thể nào thỏa mãn được khả năng lưu trữ cần thiết.
Khi tính tới chuyện mở rộng khả năng lưu trữ, dĩ nhiên ngoài việc mua thêm các ổ cứng, thứ kế đó mà chúng ta thường hay nghĩ đến ngay đó là làm thế nào để tăng thêm cổng Sata trên máy. Và một trong các cách tăng cổng Sata nhiều nhất, nhanh thất, hiểu quả nhất, ít xáo trộn thay đổi nhất và dĩ nhiên rẻ tiền nhất đó là sắm thêm cái card Sata 2, 4 hoặc 8 cổng. Ở đây lần thay đổi lần khó nên tôi đề nghị các bạn ta lắp thêm luôn cái card Sata 8 cổng.

SASPorts.jpg


Thế nhưng thị trường card Sata ngoài kia thì hằng hà sa số các loại card. Nào là LSI, IBM, Syba, Dell, Adaptec, IO Crest, SuperMicro, HP, HighPoint Rocket,... biết lựa chọn cái nào cho đúng với tiêu chí của anh em HDVietnam là 'ngon, bổ, rẻ' đây?
Kinh nghiệm nhiều năm trong việc lưu trữ theo tôi mà nói, hiện nay chỉ có thằng Dell Perc H310 là ứng cử viên sáng giá nhất. Lý do?
Nhớ những tháng đầu tập tọe đi vào con đường lưu trữ, mày mò mấy tháng trời mới kiếm ra mấy cái card SuperMicro. Đơn giản là vì chúng có độ tin cậy cao và dĩ nhiên, chúng rẻ nhất (khoảng trên dưới $100). Hồi đó mua 3 cái mà tôi phải rải ra mua trong vòng cả năm trời do cứ nghĩ tới cái giá thì lại đau thắt cả ruột. Thế tại sao bây giờ lại khuyên dùng card Dell H310. Và lại còn muốn flash qua firmware của LSI nữa là sao?
Thời đó và cả vào lúc bây giờ, thương hiệu card mà tôi thích nhất vẫn là card Sata của LSI. Cơ quan tôi phục vụ cho cả hàng triệu người trước giờ cũng chỉ dùng loại card LSI này. Nếu bạn nào có làm việc trong môi trường lưu trữ chuyên nghiệp hoặc ở trong quá trình tìm kiếm card Sata sẽ biết ngay cái brand name LSI danh tiếng vì độ bền và sự ổn định của nó. Cái tiếc duy nhất là anh này quá đắt. Sẽ có người phản biện cho rằng trên eBay đang bán loại card này nhiều và rẻ chứ có mắc mỏ gì đâu? Xin thưa đa phần chúng đều xuất phát từ China và HongKong (thì cũng là China) và phần nhiều là hàng fake, reband, tái chế,... Không tin thì hãy đọc các cao thủ trong forum FreeNas và UnRaid nói về chúng tại đâytại đây nữa.

Riêng về card Dell perc h310 thì hiện nay đây là loại card rẻ nhất (ngay cả so với card Sata bình dân là IMB M1015) và có độ tin cậy cao. Tin cậy là do theo tôi biết cho tới giờ này nó chưa bị làm giả (chứ không phải là ko dám). Chắc do rẻ nên không đủ sở hụi làm chăng? Phần lớn những các card Dell đang bán trên thị trường hiện nay là loại used. Used ở đây tức được nhổ ra từ các servers của Dell và trên bo mạch có in chữ Dell sắc nét. Tụi nó được bán kèm theo máy, nhưng khi mua về nhiều cơ quan người ta không dùng tới chúng nên nhổ ra bán gỡ gạc. Thời may, loại card Dell này sử dụng con controller chip là LSI LSISAS2008. Điều này làm cho chúng ta có thể dễ dàng crossflash từ firmware của Dell sang firmware của LSI và sử dụng nó như là một card Sata của LSI thực thụ với chi phí bỏ ra rẻ nhất. Dĩ nhiên ở đây chúng ta phải bỏ công sức ra để flash. Nhưng với anh em có tay nghề IT và thích vọc vạch thì đây chẳng phải là vấn đề lớn.

Trước khi đi vào các bước hướng dẫn, tôi xin có 6 điểm lưu ý ở đây.

Thứ nhất, nếu bạn có thắc mắc IT firmware là cái giống gì thì tôi xin giải thích ngắn gọn ở đây. Theo tôi biết dựa trên định nghĩa của LSI, IT (Initiator Target) firmware được viết ra để tối đa hóa kết nối và tăng hiệu suất làm việc của HBA. Nói khác đi, chúng ta dùng firmware này chủ yếu trong passthrough mode vì nó không bao gồm một Raid layer nào. Trong khi đó có một loại firmware khác là IR (Integrated RAID) firmware là loại firmware mặc định trên card khi xuất xưởng nhằm giúp giải quyết các yêu cầu về độ tin cậy bổ sung cho các giới hạn RAID thông qua các khả năng RAID 0, 1, 10 và 10E.
Bằng thực nghiệm, nhiều người cho rằng chip LSI chạy ở IT mode cho tốc độ đọc/chép cao hơn đáng kể so với chạy ở IR mode. Bạn nào có nhã thú muốn tìm hiểu thêm có thể lên mạng tham khảo. Với các bạn đang hoặc sẽ dùng software RAID, thì IT mode sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Còn muốn biết software RAID là gì và hardware RAID như thế nào thì các bạn search tìm đọc các bài viết trước của tôi trong forum này.

Thứ hai, trước khi mua card Dell H310, bạn nên biết chắc mình đang mua card Dell có Dell Part# HV52W hoặc 0HV52W. Tôi đã flash thành công 2 cái Dell card đều thuộc loại này, còn loại Dell Part# 3P0R3 hoặc Dell Part# 03P0R3 thì tôi nghe nói không flash được nên tôi không dám mua về thử.

DellPart#.jpg


Thứ ba, nếu bạn đang có các loại card Intergrated, Mini hoặc Mini Mono Perc H310 bạn sẽ không thể flash IT firmware theo các bước dưới đây được.

Thứ tư, trước khi lắp card Sata vào máy để flash, bạn nghía lòng vòng xung quanh card xem nó có cái nhãn nào có chứa thông tin về địa chỉ SAS (SAS address) của nó không? Mỗi card khi xuất xưởng được nhà sản xuất gán cho một địa chỉ này. Nếu thấy có thì bạn phải ghi xuống một tờ giây đặng chút nữa sẽ sử dụng nó để flash. Còn không thì thôi (thường mấy card nhổ ra theo máy server sẽ không có) chút mình sẽ chạy lệnh megacli để tìm trong BIOS của nó cũng được.

Thứ năm, nếu sau khi lắp card Dell Perc H310 vào (slot PCIe đầu tiên gần CPU nhất) mà máy bạn không boot lên được, thì bạn phải dùng băng keo cách điện dán che 2 pin PCIe tại vị trí B5 và B6.

1A.jpg


Nhớ đừng dán che lấn qua mấy cái pin ở mặt A bên kia (xem hình dưới).

1B.jpg


Nói là để phòng hờ vậy thôi chứ tôi flash mấy cái card rồi chưa bao giờ gặp tình trạng này.

Cuối cùng, vì đa số các loại motherboard hiện nay là loại UEFI motherboards nên tôi sẽ hướng dẫn trên loại motherboard này. Còn nếu bạn nào (thích sưu tầm đồ cổ) vẫn còn sử dụng loại motherboard BIOS tthuần thì còn dễ hơn vì cứ tiếp tục vào DOS gõ các lệnh trong đó mà không phải chuyển qua boot vào UEFI shell. Trong bài này tôi dùng EUFI motherboard của ASUS để flash firmware.

Khi đã vào BIOS, nhấn F8, chọn để boot máy vào DOS của USB drive:

1.jpg


Dưới đây là chọn khi boot máy vào EUFI shell:

2.jpg


Và như mọi khi, việc flash firmware này hoàn toàn không được hỗ trợ kỹ thuật từ Dell cũng như LSI, do đó bạn phải cân nhắc trước khi flash vì nó có thể làm hư hại cái card Sata của bạn. So, proceed at your own risk!

Sau đây là các bước hướng dẫn cách flash

1. Bạn download tại đây dưới dạng .zip các driver, firmware và các tools chạy sas2flsh và sas2flash version mới nhất cho phép bạn downgrade hay flash các firmware không tương thích. Default firmware của file 2118it.bin trong hướng dẫn này là version 20.00.07.00 với release date là 11-FEB-2016. Sau khi giải nén, bạn sẽ thấy nó như thế này.

1List.jpg


2. Dùng Rufus hoặc Win32DiskImager tạo một thanh USB drive có thể boot được. Giải nén file .zip vừa tải xuống xong copy hết các file lệnh và firmware cần thiết vào trong thư mục gốc của USB drive.

3. Sau khi lắp card Sata và thanh USB vào máy (nhớ cắm USB drive vào cổng USB 2.0), ta mở máy vào BIOS trước để tiến hành boot máy vào DOS của USB drive (xem lại cách vào DOS ở hình trên). Tôi mặc định là các bạn hiểu bước này. Lưu ý, khi boot lần đầu tiên sau khi gắn card Sata vào, máy có thể phải khựng lại tại màn hình này vài chục giây để BIOS nhận và giao tiếp được với firmware của card Sata. Cứ bình tĩnh chờ.

3.jpg


4. Để tránh sự cố đáng tiếc sau này khi bạn flash nhầm card, ta tiến hành kiểm tra xem hiện trong máy có bao nhiêu card Sata và cái card mình muốn flash nó tên gì. Tại dấu nhắc DOS, bạn phải gõ lệnh sau:

megarec -adplist

4.jpg


Từ màn hình dưới, ta biết máy chỉ có 1 card và card này có tên 0.

5.jpg


5. Bước kế tiếp này dành cho những ai chưa biết địa chỉ SAS. Nói cách khác, cái card của bạn không có dán sticker chứa SAS address. Tại dấu nhắc DOS, bạn phải gõ lệnh sau và hit Enter để tìm nó.

megacli.exe -AdpAllInfo –a0 | find “SAS Address”

7.jpg


Khi bạn gặp cái dòng 'SAS Address' là chính nó. Nhớ chép chính xác thông tin về SAS xuống giấy. Bạn cũng có thể save cái SAS Address này vào một file text để tiện lưu trữ và truy xuất sau này. Gõ

megacli.exe -AdpAllInfo –a0 | find “SAS Address” > SASADD1.txt

8.jpg


Nó sẽ tạo một file text tên là SASADD1.txt có chứa thông tin về SAS Address và lưu vào thư mục gốc trong ổ USB của bạn.

6. Trước khi ta tiến hành flash cái card Sata với firmware của LSI, mình phải xóa bộ nhớ flash mặc định theo card trước. Đầu tiên ghi controller SBR từ file sbrempty.bin trong USB vào card Sata 0 để đưa controller chip của card về FUSION mode. Gõ:

megarec.exe -writesbr 0 sbrempty.bin

9.jpg


Kế tiếp là xóa flash ở card 0

megarec.exe -cleanflash 0

10.jpg


Giờ đây để tiến hành flash cái card Sata với IT firmware của LSI, ta phải đi lòng vòng như sau: Flash từ IR mode đến IT mode firmware cũ của Dell. Xong flash đến version cũ của LSI firmware (P7). Trong quá trình này, nó yêu cầu mình nói 'Yes' để xác nhận chuyển đổi manufacturer code từ Dell sang LSI. Cuối cùng mới là flash đến IT firmware version (P20) của LSI. Tại sao rườm rà vậy? Đó là nếu bạn không flash đến Dell firmware (6GBPSAS.FW) và rồi đến LSI P07 (2118p7.bin) trước khi đến 2118IT.bin thì lệnh sas2flash.efi sẽ không chạy thông được khi nó phát hiện NVDATA không khớp (mismatch). Mà nếu không theo quy trình này, bạn sẽ luôn gặp lỗi “Adapter Reset Failed”.

Nào, giờ hãy khởi động lại máy nhưng lần này nhớ boot máy vào USB qua chế độ EUFI shell. Xem lại hình lúc đầu để biết cách vào EUFI shell. Nếu cứ boot bừa vào DOS thì khi chạy lệnh sas2flsh.exe -o -f 6GBPSAS.fw bạn sẽ gặp lỗi "ERROR: Failed to initialize PAL. Exiting program." trên những EUFI motherboards.

11.jpg


Để vào được EUFI shell, đối với những motherboard khác thì không sao ví dụ như GIGABYTE, bạn chỉ việc chọn UEFI: USB drive như hình dưới.

13.jpg


Nhưng với các motherboard của ASUS giống của tôi chẳng hạn, bạn phải disable cái Secure Boot bằng cách vào BIOS nhấn Boot tab, rê xuống Security Boot

14.jpg


Mở nó ra và chọn “Other OS

15.jpg


Xong lưu nó lại và reboot lại vào trong UEFI BIOS utility theo cách ở hình dưới. Nhấn F8.

16.jpg


7. Sau khi đã vào được EUFI shell, ta phải lần tìm xem cái USB drive nó có tên là gì. Chạy câu lệnh:

map -b

17.jpg



Vậy là cái ổ USB drive của mình có tên là fs0. Xem hình trên.

8. Chuyển con trỏ về ổ USB.

fs0:

19.jpg


Giờ đây ta tiến hành flash cái sata card với firmware của Dell 6gbps HBA bằng lệnh sau

sas2flash.efi -o -f 6GBPSAS.fw

20.jpg


với -o (Enable advanced command mode)
và -f (Flash firmware from filename)

9. Ngay liền sau khi nó flash firmware của Dell thành công, bạn nên chép SAS address vào lại trong bộ nhớ của card liền.

sas2flash_p19.efi -o -sasadd 5xxxxxxxxxxxxxxx

Lưu ý: thay 5xxxxxxxxxxxxx bằng địa chỉ thực của card mà bạn đã ghi xuống lúc đầu.

21.jpg


Xong ta lại khởi động máy qua ổ USB vào EUFI shell.

Tuy nhiên bạn cũng có thể chạy lệnh reset thay cho việc khởi động. Xem hình trên. Cái này tùy bạn, nhưng xem ra khởi động lại thì an toàn hơn.

10. Tiếp tục ta flash tiếp đến LSI firmware version P7 với câu lệnh

sas2flash.efi o –f 2118p7.bin

Lúc này máy sẽ bắt bạn xác nhận liệu có muốn chuyển đổi Manufacturer code không. Gõ ‘Y’ xong Enter

22.jpg


Sau khi thấy thành công (Successfully), ta lại khởi động lại máy. Hoặc chạy lệnh reset.

23.jpg


11. Bây giờ là lúc flash hẳn vào cái firmware LSI 9211-8i IT đây. Gõ:

sas2flash_p19.efi -o -f 2118it.bin

24.jpg


Xong ta lại khởi động máy (hoặc reset) để vào lại ổ USB trong EUFI shell.

25.jpg


12. Tới đây kể như xong. Tuy nhiên ai mà chẳng tò mò xem coi thành quả của mình nãy giờ làm nó dư lào. Hãy gõ lệnh ‘list’ như hình dưới.

sas2flash.efi -o –list

26.jpg


Tùy theo revision của card, lệnh này xuất thông tin của card với chi tiết khá rõ ràng. Bạn nên chú ý vào những thông tin có mũi tên đỏ.

27.jpg


Còn dưới đây là hình chụp lúc mới lắm card sata vào máy và chạy lệnh list khi chưa có flash gì cả. Máy đã không nhận ra có bất kỳ một cái card sata LSI đang cắm vào máy.

Begining.jpg


Nếu bạn dùng card sata này để chạy trong các máy OS-based Linux (Nas XPEnology hay unRaid,...) thì kể như vậy là xong rồi. Nhưng nếu bạn sẽ lắp card vào trong máy chạy Windows thì bạn phải kiếm driver LSI cho đúng của nó thì máy mới nhận được đó nghen. Dễ hiểu thôi là bởi vì sau khi bạn flash IT firmwre của LSI thành công, máy từ đây về sau sẽ không còn nhận cái card này là Dell nữa mà là card LSI.

Chúc các bạn may mắn.
 

Đính kèm

  • 6.jpg
    6.jpg
    523 KB · Xem: 9
  • 12.jpg
    12.jpg
    13.6 KB · Xem: 6
Chỉnh sửa lần cuối:

airport

Active Member
Quá kỳ công, chi tiết. Cám ơn bác rất nhiều.
Với card LSI của em, em flash bằng file .bat nên chỉ mấy s là xong để chuyển từ IR mode sang IT mode.
Sợ nhất là gõ nhầm là đi luôn cái card mấy triệu bạc nên lúc đầu làm cũng run. Giờ có 2 cái để chạy.
 

malefly

Active Member
Em đang dư 1 cái DELL PERC H330 , không biết có flash được không ? ai mua em bán cũng được, con này gỡ từ Dell ra không xài do ......dư, giá hạt dẻ.

Card đã bay từ nơi này sang nơi khác !:rolleyes:
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hardcode

Member
Thanksforsharing, Thứ năm, nếu sau khi lắp card Dell Perc H310 vào (slot PCIe đầu tiên gần CPU nhất) mà máy bạn không boot lên được, thì bạn phải dùng băng keo cách điện dán che 2 pin PCIe tại vị trí B5 và B6.

Mình gặp trường hợp này và xử lý như bạn hướng dẫn thì chạy được. Mình không hiểu tại sao ? bạn có thể cho mình biết được không ?
 
Mình gặp trường hợp này và xử lý như bạn hướng dẫn thì chạy được. Mình không hiểu tại sao ? bạn có thể cho mình biết được không ?
À, ở một số bo mạch nó sẽ từ chối khởi động hoặc rơi vào vòng lặp khởi động (boot loop) khi có một card controller được cắm vào khe một PCIe thay vì card đồ họa. Thậm chí ở một vài trường hợp nó có thể bị vô hiệu hóa (disbale) luôn các khe cắm RAM luôn.
Khi rơi vào trường hợp này, bạn chỉ có thể khắc phục vấn đề bằng cách dán băng keo, sơn (sơn móng tay) để che các chân B5 (SMCLK, đồng hồ SMBus) và B6 (SMDAT, dữ liệu SMBus) trên card Dell này.
Theo thông số kỹ thuật của khe cắm PCIe, các nhà sx dùng các chân này tùy chọn cho các ứng dụng ASF và IPMI mà thôi.
 
Tình hình là dạo này mấy phim 4K bluray đang làm ngập úng đầy hết các Nas/server nên buộc phải build thêm cái khác để chứa. Trước tưởng ko bao giờ còn build thêm nữa nên bán 1 cặp card Dell HV52W PERC H310 (đã flash sẵn) cho airport. Giờ phải lọ dọ mua cái khác và lục tìm bài hướng dẫn này để flash. :(
 

thmac

Member
Tình hình là dạo này mấy phim 4K bluray đang làm ngập úng đầy hết các Nas/server nên buộc phải build thêm cái khác để chứa. Trước tưởng ko bao giờ còn build thêm nữa nên bán 1 cặp card Dell HV52W PERC H310 (đã flash sẵn) cho airport. Giờ phải lọ dọ mua cái khác và lục tìm bài hướng dẫn này để flash. :(
PM hỏi mua. B bảo chờ ship. Chờ đúng (hơn) 1 năm.
Có những cái tưởng lớn, nhưng thật ra rất nhỏ bé.
 

tieuphi2006

Well-Known Member
Anh giup' em.. mainboard moi' em boot card khong len.. con' mainboard cu' thi chay binh thuong.
 

quanbv

New Member
Thanks chủ thớt, bài viết rất chi tiết.
Em đang cần mua 1 em HV52W PERC H310. Bác nào có PM em với nha, thanks !
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Em có dell h200 bác cần mình để bác có sẳn 2 sợi cable được 8 cổng sata. It mod rồi. Về chỉ ghim vào cổng pci ex từ 8x trở lên sài.
 
Bên trên