iCSO ra mắt hệ thống thao trường mạng mô phỏng tấn công quy mô lớn

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
An ninh mạng luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ tổ chức nào, nhất là những đơn vị trọng yếu. Vậy nên việc diễn tập tấn công mạng, mô phỏng những cuộc tấn công ác ý có chủ đích sẽ giúp phản ứng nhanh hơn, ngăn chặn được những thiệt hại lớn khi bị tấn công bất ngờ.

b5e4d9f6d5b775708ffc541000b18f70.jpg

01a5e7b91c94228d422cb5c8cbc60aec.jpg

Ngày 3/11/2016, Viện nghiên cứu và huấn luyện an ninh mạng CSO giới thiệu hệ thống thao trường mạng tích hợp vào đào tạo, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực an ninh mạng hiện nay.

Theo giới thiệu, hệ thống thao trường mạng (Cyber Range) này là một trong 10 hệ thống tốt nhất thế giới dựa trên tiêu chuẩn của Israel, được xây dựng trên nền tảng ảo hoá, mô phỏng gần như đầy đủ các hệ thống mạng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xung yếu và tiêu biểu bao gồm các hệ thống máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, thiết bị điều khiển công nghiệp ICS/SCADA, các hệ thống công nghệ thông tin và các hệ thống phòng vệ an ninh mạng điển hình...

450c76193a8c8f4df12f28e764f3cb7e.jpg

a43433a93282398861f5ab5e28f896d5.jpg

Không những vậy, hệ thống thao trường mạng còn có các máy tấn công tự động theo kịch bản, hệ thống sinh các dữ liệu mạng hợp lệ và bất thường, mô phỏng các cuộc tấn công mạng quy mô lớn với hơn 6.000 kiểu tấn công khác nhau, 100 kỹ thuật né tránh và phòng vệ, hàng chục kiểu tấn công DDoS, 30.000 loại mã độc thực tế và các dạng Botnet cũng như máy chủ điều khiển chỉ huy C&C của nhiều chủng mã độc (Duqu, TDL4, ZeroAccess, Zeus,...).

Ứng dụng hệ thống thao trường mạng trong đào tạo giúp các học viên được đối mặt trực tiếp với kịch bản tấn công như những gì đang diễn ra trong thực tế với nhiều cấp độ khác nhau, có kỹ năng làm việc nhóm và ứng phó với các sự cố dồn dập, bất ngờ, tự tạo ra các kịch bản tấn công mới và hoạt động như một phòng Lab để kiểm tra thử năng lực của các hệ thống CNTT, đưa ra các giải pháp an ninh mạng hay phân tích mã độc.

1f60d87736bddebcb56db2fbc1f53b3a.jpg

0b2f3b0496957e02a8035e65fc71344f.jpg

Cũng trong buổi giới thiệu, viện nghiên cứu và huấn luyện an ninh mạng CSO dành 145 suất học bổng đào tạo từ 1 đến 2 năm cho sinh viên theo học ngành an ninh mạng và đảm bảo bố trí việc làm đầu ra phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.

b793ded9b051ae4b3c4d2112a5ab884c.jpg

7011d8137745f1b0dd05e95c412a9c53.jpg
 

GL Dũng

New Member
Phân biệt các loại dây nhảy quang?

Xuất phát từ nguyên nhân khách hàng không hiểu rõ sản phẩm dây nhảy quang, không tìm hiểu kĩ trước khi mua hàng, nghĩ rằng dây nhảy quang nào cũng như nhau, cứ rẻ là được, cắm vào loại nào thì cũng dùng được hết,…

Tất cả những hiểu lầm tai hại đó dẫn đến việc mua về không dùng được, mất tiền, mất công, mất thời gian. Và các sản phẩm này tại các cửa hàng thường không có chính sách đổi trả, mất thời gian tìm hiểu kỹ lại sản phẩm cần mua, mua đúng loại sản phẩm mình cần.

Vậy nên ở bài này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn từng loại dây nhảy quang cũng như ứng dụng của từng loại.

1. Có nhiều loại dây nhảy quang hơn là bạn nghĩ

Trước kia người ta dùng chủ yếu là cáp đồng, loại cáp dùng để truyền tín hiệu chủ yếu là CAT5E, CAT6 làm bằng kim loại đồng hoặc nhôm.

Nhưng giờ đây, cáp quang gần như đã thay thế toàn bộ các loại cáp đồng, và xuất hiện ở khắp nơi có lắp đặt internet.

Và trong một hệ thống mạng cáp quang thì không thể thiếu dây nhảy quang để kết nối các thiết bị khác với nhau.

Có 4 loại đầu nối thường dùng nhất của thiết bị dây nhảy quang bao gồm:

Đầu SC: hay còn gọi là đầu vuông to, loại này thường thấy nhất ở các loại bộ chuyển đổi quang điện, converter quang hay các thiết bị như modem quang ở chính gia đình các bạn.

Đầu LC: hay còn gọi là đầu vuông nhỏ, nó có kích thước nhỏ hơn bằng phân nửa đầu SC, được sử dụng rộng rãi và gần như là tiêu chuẩn khi sử dụng module quang SFP.

Đầu FC: tên gọi dân dã là đầu tròn xoáy, cũng giống như bóng đèn đui xoáy, loại này có đầu làm bằng sắt, kết nối bằng cách cắm và vặn vào theo gen, đầu nối loại này thường được sử dụng khi kết nối các loại video converter quang, bộ chuyển đổi video sang quang trong hệ thống camera giám sát và một số thiết bị khác.

Đầu ST: Tên gọi khác là đầu tròn gài, giống như bóng điện có bóng đui xoáy và đui gài đó. Loại này giờ ít được sử dụng hơn và thường thấy ở các thiết bị đời cũ.

Vậy chốt lại: Điều đầu tiên các bạn cần quan tâm khi chọn mua dây nhảy quang là phải chuẩn đầu nối, nếu chọn sai tất nhiên là sẽ không cắm được vào thiết bị của bạn! Hãy nhớ có 4 đầu cơ bản và thường dùng nhất là: SCLCFCST tương ứng: Vuông toVuông nhỏTròn XoáyTròn gài.

2. Chủng loại dây nhảy quang

Nếu như với mạng cáp đồng CAT5E, CAT6 thì vẫn hoàn toàn ổn với một hệ thống mạng bình thường. Nhưng với dây nhảy quang thì khác, nó phụ thuộc phần lớn vào cáp quang và các thiết bị liên quang tới cáp quang.

Dây nhảy quang về cơ bản có 2 loại chính là dây nhảy quang Single Mode và dây nhảy quang Multimode.

Dây nhảy quang Single Mode (SM)

Dây nhảy quang SM được sử dụng để làm đầu nối giữa các liên kết quang, kết nối giữa các hộp ODF (Hộp phối quang), hoặc giữa các thiết bị truyền dẫn quang với nhau.

Màu đặc trưng của loại dây nhảy quang SM này là Màu vàng tươi.

Dây nhảy quang Multimode (MM)

Dây nhảy quang MM được sử dụng để kết nối các thiết bị chuyển đổi tín hiệu sử dụng chuẩn MM với nhau bao gồm bộ chuyển đổi Conveter quang, hộp phối quang ODF, Module quang,…

Dây nhảy quang MM có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên sử dụng phổ biến nhất là:

Dây nhảy quang MM OM2 có màu đặc trưng là Màu cam.

Dây nhảy quang MM OM3 có màu đặc trưng là Màu xanh.

Dây nhảy quang MM OM4 có màu đặc trưng là Màu xanh hoặc Màu tím.

---

Golden Link
 
Bên trên