Intel sẽ tích hợp thẳng Thunderbolt 3 vào trong CPU mới, miễn phí bản quyền công nghệ này

pegasus3390

Well-Known Member
TBT3_Does-It-All-889x500.jpg


Theo như công bố mới đây của Intel thì hãng đang lên kế hoạch tích hợp chuẩn kết nối Thunderbolt 3 vào trong CPU tương lai của Intel đồng thời tung ra chi tiết kỹ thuật về giao thức Thunderbolt rộng rãi

Intel hiện đã tích hợp nhiều tính năng vào CPU và dự tính sẽ còn đưa thêm nhiều vào vi xử lý tương lai của hãng. Toàn bộ các bộ điều khiển bộ nhớ đã được tích hợp nhiều năm trước và các kết nối I/O đều được tích hợp trực tiếp vào trong chip. Những con chip mới như chip Atom tích hợp cả CPU và chipset lại làm một, điều này khiến những con chip điện năng thấp này được tích hợp tất cả các thành phần vào trong con chip. Mặc dù chúng không gây nhiều ấn tượng về hiệu năng chơi game nhưng chúng đánh dấu một bước ngoặc lớn.

Thunderbolt 3 sẽ sớm được tích hợp

Intel đã phát triển giao tiếp USB vào những năm 90 và kết nối này trở nên phổ biến trên rất nhiều thiết bị từ điện thoại tới TV cho đến các TV hay phụ kiện. USB trở thành một kết nối được sử dụng rộng rãi. Ngược lại thì công nghệ Thunderbolt được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm của Apple và gần đây là các bo mạch chủ cao cấp. Với chipset Z17 (và sau này là Z270) người dùng thấy được việc tích hợp chuẩn kết nối Thunderbolt 3 và cho đến tận thời điểm hiện tại đây vẫn là một tùy chọn được xem là cao cấp trên các hệ thống phổ thông.

Intel đã thực hiện nhiều bước đi để giảm bớt chi phí tích hợp chuẩn Thunderbolt này cho người dùng. Các dây cáp chủ động không còn cần thiết khi kết nối khoảng cách ngắn, dây nối cũng có thể được sử dụng chung với chuẩn USB-C. Công nghệ này cung cấp băng thông lên đến 4 lần so với USB 3.1 kết hợp cả dữ liệu và video (chỉ có 32Gb/s dành cho kết nối dữ liệu)

Phần lớn các chi phí mà nhà sản xuất thiết bị là do hai vấn đề. Đầu tiên là con chip điều khiển Thunderbolt 3 với tên gọi là Alpine Ridge (DSL6540), việc tích hợp con chip này tốn $8.55 hoặc thấp hơn tùy vào nhà sản xuất, và dù không nhiều nhưng nó cũng gián tiếp tăng chi phí cho nhà sản xuất bo mạch và thiết bị. Con chip Alpine Ridge cũng chiếm 4 land PCI Express 3.0 và điều này có thể gọi là khá nhiều đối với hệ thống chỉ có 24 lane. Chưa kể đến việc con chip này tiêu tốn đến 2.2W điện năng và điều này là khá nhiều đối với các laptop.

Với việc tích hợp công nghệ này được sử dụng trên vi xử lý, các công ty và người dùng không cần phải trả thêm chi phí phụ trội cho con chip hay tiêu thụ thêm điện năng. Điều này góp phần cho phép các nhà sản xuất tạo ra được các hệ thống nhẹ hơn và mỏng hơn. Tất cả sẽ được kết nối thông qua cổng USB-C bao gồm cả cổng sạc. Việc sử dụng chung cả USB 3.1 và Thunderbolt 3 trên laptop sẽ khiến nó trở nên rất hấp dẫn và giúp nó có thể dịch chuyển từ máy tính cao cấp sang các sản phẩm phổ thông.

Bộ nhớ lưu trữ tốt hơn.

Có nhiều lý do để phổ biến kết nối Thunderbolt 3. Chỉ với một dock kết nối với dây cáp, người dùng có thể nâng cấp khả năng đồ họa cho thực tế ảo hoặc chơi game. Tuy nhiên ứng dụng phổ biến nhất của Thunderbolt chính là việc cung cấp bộ nhớ tốc độ cao. Với việc Thunderbolt 3 là một công nghệ mở rộng từ PCI Express, nó hoàn toàn có thể hỗ trợ bộ nhớ NVMe. Điều này cho phép bộ nhớ gắn ngoài cũng có tốc độ truyền dữ liệu tương đương với bộ nhớ trong.

Việc thiếu hụt thiết bị chuẩn Thunderbolt một phần là do phí bản quyền từ Intel nhưng với việc miễn phí bản quyền trong văn bản mới đây của Intel các phụ kiện hỗ trợ chuẩn này sẽ giảm bớt được chip phí cũng như mở rộng hệ sinh thái của mình.

Kẻ hưởng lợi đầu tiên của chương trình này sẽ là Western Digital và Seagate. Cả hai công ty này đều có công ty con có thiết bị tích hợp Thunderbolt như LaCie và G-Technology. Hai công ty này hiện đang chiếm lĩnh phần lớn các thiết bị có kết nối Thunderbolt 3 nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi trong năm sau khi mà các nhà sản xuất khác cũng nhảy vào.
 
Bên trên