Kế hoạch cung cấp WiFi miễn phí cho toàn cầu có thể dấy lên quan ngại về an ninh

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd.jpg

Kế hoạch cung cấp Wi-Fi miễn phí cho toàn thế giới thông qua một chùm vệ tinh đầy tham vọng của một công ty công nghệ Trung Quốc có khả năng dấy lên các mối quan ngại về an ninh ở nhiều nước.

Theo báo Singapore IBTimes, công ty có trụ sở ở Thượng Hải là LinkSure Network chuyên về kết nối internet di động, tuần qua đã tiết lộ 272 vệ tinh đầu tiên mà họ có kế hoạch tung lên quỹ đạo. Dự án này trị giá 3 tỷ nhân dân tệ, tương đương gần nửa tỷ USD.

Mỹ đã có một số hành động cảnh báo về an ninh liên quan đến một số điện thoại di động Trung Quốc, bao gồm cả sản phẩm do hãng công nghệ lớn Huawei sản xuất. Các quan ngại an ninh từ kế hoạch Wi-Fi miễn phí đang được đẩy lên cao do Trung Quốc có kế hoạch thay thế hệ thống định vị vệ tinh của Mỹ GPS.

LinkSure Network sẽ phóng vệ tinh đầu tiên vào năm tới từ Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan ở tỉnh Gansu thuộc đông bắc Trung Quốc và sẽ phóng 10 vệ tinh nữa vào năm 2020, theo báo Trung Quốc Nhân dân nhật báo đưa tin. Việc đưa chùm vệ tinh lên quỹ đạo sẽ được hoàn tất vào năm 2026.

Mọi người có thể sử dụng kết nối Wi-Fi miễn phí ngay cả ở các khu vực không có tín hiệu mạng di động, theo bài báo.

Theo ông Wang Jingying, CEO LinkSure Network, công ty hy vọng sẽ thu hồi được vốn (431 triệu USD) nhưng không tiết lộ khoảng thời gian cũng như chi tiết dòng doanh thu.

Liên Hợp Quốc ước tính có 3,9 tỷ người trên thế giới không có kết nối Internet tính đến cuối năm 2017. Vệ tinh được xem là giải pháp hạ tầng khả thi để đưa Wi-Fi tới các vùng có địa hình khó khăn.

Một số hãng công nghệ lớn như Google, SpaceX, OneWeb và Telesat đã tuyên bố các dự án tương tự như LinkSure, sử dụng vệ tinh cung cấp truy cập Internet miễn phí. Nhưng kế hoạch của LinkSure Network có điểm đáng chú ý là nó nằm trong bối cảnh kế hoạch của Trung Quốc xây dựng hệ thống định vị vệ tinh đối đầu với GPS của Mỹ đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Hệ thống định vị vệ tinh BeiDou hy vọng sẽ là hệ thống thứ tư sau GPS của Mỹ, Glonass của Nga và Galileo của châu Âu.

Ấn Độ đã thiết lập hệ thống định vị vệ tinh khu vực của mình gọi là IRNSS. Trên website của tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ cho biết hệ thống Navic của mình có một chùm 7 vệ tinh trên quỹ đạo cung cấp diện phủ sóng toàn bộ các khu vực vùng xa Ấn Độ lên đến khoảng cách 1.500 km tính từ biên giới quốc gia.

Theo Vn review​
 

Shangri-La

Well-Known Member
Ôi giời, Glonass của Nga và Galileo của EU có ra đời thì cũng đâu cạnh tranh lại với GPS của Mỹ, Trung Quốc có làm hệ thống của riêng họ thì họ cứ làm thôi, có gì mà phải xoắn.
 
Bên trên