Không phải cứ nhiều camera là ảnh auto đẹp!

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Một ngày đẹp trời, LG tung ra chiếc smartphone V40 với cụm 3 camera, bao gồm camera chính, camera tele và camera siêu rộng. Kể từ đó trở đi, đa camera trở thành một tiêu chuẩn nhiếp ảnh đối với nhiều chiếc điện thoại cao cấp.

2087544.jpg


Thế giới smartphone thậm chí còn đi xa hơn từ đó, nhiều thương hiệu đã đẩy con số này lên 4, và đôi khi là đến con số 5 camera.

Các nhà sản xuất, từ Samsung, Huawei cho đến OnePlus hay Xiaomi, đều hi vọng sẽ mang đến nhiều đột phá hơn cho nhiếp ảnh di động bằng cách bổ sung càng nhiều camera càng tốt. Dẫu vậy, có một điều đáng buồn rằng, số camera càng nhiều không đồng nghĩa rằng chất lượng ảnh mang lại sẽ tốt. Lẽ dĩ nhiên, các nhà sản xuất thừa biết điều đó.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại là một mánh lới tiếp thị giá rẻ để các nhà sản xuất có thể sử dụng trong những tài liệu quảng cáo của mình. Dù là dòng Xiaomi Redmi Note, những chiếc điện thoại giá rẻ của Realme, "gia đình" Samsung Galaxy A hay các chiếc smartphone tầm trung từ Huawei, chúng thường có rất nhiều camera "không cần thiết". Và dường như, mục đích của những camera này chỉ là đếm số.

Số lượng không đi đôi với chất lượng!

2087535.jpg


Camera macro và cảm biến độ sâu là 2 loại camera bổ sung phổ biến nhất, dẫu vậy, một sự thật đáng buồn là chúng không mang đến bất kỳ cải thiện nào cho tổng thể bức ảnh. Việc bổ sung các camera này hầu như chẳng liên quan gì đến chất lượng hình ảnh cuối cùng sau khi chụp ảnh bằng camera chính. Trên thực tế, yếu tố đóng góp lớn nhất để mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn đó là phần cứng camera chính cùng phần mềm xử lý hình ảnh trên điện thoại.

Cảm biến hình ảnh chính tốt hơn, bổ sung chống rung quang học để giảm thiểu mờ nhòe hay phần mềm camera tuyệt vời hơn, tất cả những thứ này đều thực sự ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh tổng thể. Vậy tại sao, các nhà sản xuất phải bổ sung các camera đặc biệt như vậy thay vì việc lựa chọn cải thiện những thứ đó nhằm mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn?

Một camera độ sâu có thể hữu ích cho chế độ chân dung và hiệu ứng độ sâu trường ảnh, nhưng nó chỉ đóng góp vào dữ liệu độ sâu cho camera chính. Nhiều thương hiệu ngày nay có thể thu thập dữ liệu độ sâu thông qua các thuật toán phần mềm, hoặc những camera hữu ích khác.

Trong khi đó, camera macro lại được sử dụng để chụp ảnh cận cảnh, thế nhưng, phần lớn các thương hiệu ngày nay đều chỉ chọn những cảm biến có độ phân giải 2MP (chẳng hạn như OnePlus 8 cùng nhiều chiếc điện thoại giá rẻ), vốn không mang lại nhiều chi tiết.

Thế nên, rõ ràng rằng, những thương hiệu vốn chỉ đang sử dụng các camera macro và cảm biến độ sâu để tăng số lượng camera có trên thiết bị thay vì góp phần mang lại chất lượng ảnh tổng thể tốt hơn.

Khi nhiều camera trở thành một thứ luôn được chào đón

2087538.jpg


Một trong những bổ sung phổ biến hiện nay là camera siêu rộng, giúp người dùng chụp các bức ảnh ở góc nhìn rộng hơn so với camera chính thông thường. Những camera này cực kỳ lý tưởng cho việc chụp kiến trúc, phong cảnh, ảnh nhóm hay một vài trường hợp khác cần "nhồi nhét" càng nhiều càng tốt. Nhiều camera siêu rộng cũng có khả năng chụp ảnh macro, có độ phân giải cao hơn so với các cảm biến 2MP sơ xài. Những camera siêu rộng thường có sẵn trên mọi phân khúc, từ các chiếc điện thoại cấp thấp như Samsung Galaxy A11 cho đến cao cấp như dòng Galaxy Note 10, Galaxy S20 và iPhone 11.

Các camera zoom như ống kính tiềm vọng hay tele cũng là một sự bổ sung tiện dụng khác. Những camera này mang đến chất lượng zoom tốt hơn nhiều so với các chiếc điện thoại chỉ dựa vào zoom số. Những camera này có thể chụp lại các hình ảnh sắc nét hơn thay vì một mớ hỗn độn mờ mịt. Các ví dụ về smartphone có camera hỗ trợ zoom bao gồm những flagship gần đây của Huawei và Samsung, cùng OnePlus 7T.

Thậm chí, nhiều thương hiệu như Huawei, Oppo hay Xiaomi còn có trang bị 2 camera zoom trên một chiếc điện thoại, một cho zoom tầm ngắm (từ 2x đến 3x) và một cho zoom tầm xa (5x hoặc 10x). Bằng cách này, sự suy giảm hình ảnh sẽ được đảm bảo ở mức tối thiểu nhất ở nhiều mốc zoom. Các chiếc điện thoại có 2 camera zoom bao gồm Xiaomi Mi Note 10 và Huawei P40 Pro Plus.

Một số điện thoại cũ như dòng Huawei P20 và Nokia 8 lại được bổ sung cảm biến đơn sắc như camera thứ hai. Loại camera này có thể tác động trực tiếp đến chất lượng hình ảnh tổng thể (đặc biệt là vào ban đêm), bởi nó thu được nhiều ánh sáng hơn so với cảm biến camera truyền thống. Nó cũng có thể được sử dụng để chụp những bức ảnh đơn sắc thực sự cũng như thu thập dữ liệu độ sâu.

Vậy tại sao không có nhiều thương hiệu áp dụng những camera hữu ích này? Trên thực tế, ít nhất đã có một nhà sản xuất đã tiết lộ với Android Authority rằng các camera macro có mức giá rẻ hơn đáng kể so với những ống kính tele. Đối với camera đơn sắc, chúng không còn được ưa chuộng trong khoảng thời gian gần đây bởi các thương hiệu hiện đã chuyển sang sử dụng nhiếp ảnh điện toán thông minh hay những cảm biến camera RYYB nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh khi chụp ở môi trường ánh sáng yếu.

Các camera bổ sung cần phải tốt hơn hoặc bỏ chúng đi

2087541.jpg


Đã đến lúc các nhà sản xuất cần phải bổ sung những camera hữu ích thật sự vào mặt sau của điện thoại hoặc loại bỏ hoàn toàn chúng đi. Chắc chắn, người tiêu dùng trung bình có thể bị lung lay bởi lời mời gọi "4 camera" hấp dẫn thời điểm đầu, nhưng điều gì xảy ra khi họ dần nhận ra những camera bổ sung này gần như vô dụng?

Thay vì dành tiền cho cảm biến độ sâu hay camera macro, các nhà sản xuất có thể lựa chọn phương án cải thiện camera chính. Dẫu đó có thể là việc sử dụng cảm biến tốt hơn, bổ sung khả năng chống rung quang học hay cải thiện phần mềm, tất cả chúng đều có ý nghĩa đối với chất lượng hình ảnh tổng thể. Sẽ rất tốt nếu các nhà sản xuất sử dụng số tiền ấy để đầu tư vào việc cải thiện camera siêu rộng hay camera selfie phía trước.

Ở hiện tại, các nhà sản xuất chỉ chăm chăm vào việc tăng số lượng thay vì chất lượng.

Theo Vn review​
 
Bên trên