Lý do tại sao HTC chọn tập trung xây dựng hệ sinh thái VR thay vì phát triển Vive thế hệ 2

pegasus3390

Well-Known Member
20221-17bb1e602ca178396810675a53206c66.jpg


Theo như nhiều tin đồn trước sự kiện CES, HTC dự tính sẽ có riêng một gian hàng và giới thiệu kính Vive 2, mẫu kính thế hệ tiếp theo với khả năng hoạt động không dây, 2 màn hình 4K với tốc độ quét hình nhanh hơn, cùng thời điểm 1 năm sau khi thế hệ đầu tiên được ra mắt. Nhưng thực tế là công ty này chỉ nói rằng hãng sẽ tham gia vào mảng phụ kiện.

Mặc dù nó nghe không có gì đáng hào hứng nhưng các thiết bị ngoại vi này lại có tiềm năng cải thiện trải nghiệm thực tế ảo rất nhiều, đặc biệt là không có sự rời rạc trong trải nghiệm giữa những người dùng và các nhà phát triển. Bộ Adapter không dây TPCast, vừa được hãng lặng lẽ tung ra tại Trung Quốc, và sẽ sớm có mặt trên toàn cầu, mà theo HTC nó sẽ giúp người dùng không còn vướng bận dây nhợ khi mang theo bộ kính này. Trong khi đó bộ Vive Tracker mới sẽ biến bất kỳ thứ gì thành bộ điều khiển từ đó mở ra phương thức mới để tương tác với thực tế ảo. Người dùng sẽ sớm được tiếp cận với nó trong khi các nhà phát triển đang nhanh chóng tạo ra các phần mềm và phụ kiện để đưa các ý tưởng vào thực tế.

Hệ sinh thái thực tế ảo sẽ bao gồm nhiều thành phần, nhưng việc tiếp cận theo kiểu lắp ghép sẽ cho phép HTC kéo người dùng và các nhà phát triển lại với nhau thay vì giới thiệu một hệ thống mới và bỏ rơi người dùng.

vive-3-1484181222-Hd2c-full-width-inline.jpg


Các trò chơi khác nhau cần phải có các công cụ khác nhau để sử dụng. Nhưng việc mở cửa phụ kiện sẽ giúp các nhà phát triển bên thứ 3 có thể tạo ra các công cụ linh hoạt hơn. Tại buổi demo tại CES, chúng ta thấy có cả một găng tay để tương tác với nội dung thực tế ảo mặc dù hiện nay nó vẫn còn một bộ cảm biến ở mặt sau, tuy nhiên hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc cảm biến này sẽ được tích hợp hẳn vào găng tay trong thời gian tới.

Với phụ kiện không dây TPCast, HTC vẫn chưa tích hợp nó vào bộ kính và với mức giá bán lẻ là $249, việc tích hợp hẳn vào trong kính sẽ đẩy giá của bộ Vive lên cao hơn nữa. HTC cũng công bố việc hợp tác với Intel để tìm ra giải pháp không dây cho những bộ kính tương lai.

vive-strap-1483578076-j7ah-1484184376-VNIV-full-width-inline.jpg


Công ty này hy vọng có thể có thêm được nhiều tính năng mới cho thiết bị hiện tại bởi các màn hình độ phân giải cao để nâng cấp hiện nay đang hạn chế và không thể mua với số lượng lớn. Mặt khác các tựa game hiện nay được xây dựng để chơi trên các bộ kính hiện tại, khi tạo ra sản phẩm mới thì đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực đối với các nhà phát triển phải chạy theo thị trường. Hãng đang cố gắng để có thể cân bằng được giữa khả năng tạo ra nội dung của các nhà phát triển và bản thân phần cứng.

Tất nhiên việc vượt trên đối thủ với các tính năng độc đáo là điều cần thiết nhưng không phải là điều hãng cần làm bây giờ. Mục đích hiện tại của HTC là tạo ra được một hệ sinh thái có thể định hình ngành công nghiệp thực tế ảo trong cả thập kỷ tới.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

v4vendetta5

Active Member
Theo mình thấy đây là bước đi đúng đắn khi mình VR đang bị phân mảnh vì đang có rất nhiều hãng cùng làm VR, mỗi người một thiết bị khác nhau, các phần mềm khác nhau. Dĩ nhiên trong số đó chuyên nghiệp nhất vẫn là HTC Vive với số lượng cảm biến và đồ chơi nhiều nhất. Giờ hy vọng trong tương lai HTC Vive sẽ dẫn đầu thị trường và đừng tự mình phân mảnh nó bằng cách ra một thế hệ HTC Vive 2.
Thời điểm để tung HTC Vive 2 là khi phần cứng hỗ trợ cho nó sẵn sàng, tức là phần cứng chơi game 4K phải trở nên thông dụng hơn, giống như để chơi game Full HD giờ thì chỉ cần GTX 1060 hoặc thậm chí chỉ cần 1050 vậy.
 
Bên trên