Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
attachment.php

Năm 2014 sẽ là năm của màn hình 2K trên smartphone, với hai nhà sản xuất Trung Quốc đã xác nhận chiếc smartphone mới của họ sẽ có màn hình với độ phân giải siêu cao. Liệu với mật độ điểm ảnh cao như vậy có thực sự cần thiết đối với người dùng hay không?

Đầu tiên, ta cần xác định rõ độ phân giải 2K mà đang nói đến ở đây là chuẩn QHD (2560 x 1440 pixel), tức là gấp 4 lần độ phân giải 720p. Và những chiếc smartphone hàng đầu mới đều sẽ có màn hình với độ phân phải QHD. Oppo sẽ có Oppo Find 7 và Vivo thì giới thiệu XPlay 3S. Những tin đồn gần đây còn cho biết rằng chiếc smartphone mới nhất của Samsung là Galaxy S5 cũng sẽ có màn hình QHD. Thậm chí cả Apple cũng đang nghiêng theo hướng đó (có thể sẽ trang bị cả màn hình 4K lên chiếc iPad).


attachment.php

Oppo Find 7 cũng sẽ có màn hình QHD

Tại sao nhà xuất lại đưa màn hình 2K lên smartphone

Các nhà sản xuất điện thoại di động rất quan tâm đến màn hình 2K vào lúc này, coi đó như là một yếu tố để quyết định mức độ thu hút đối với người dùng. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản, do chính bản thân người dùng.

Như câu nói “được voi lại đòi hai bà Tưng”, người dùng không bao giờ thỏa mãn với những thứ hiện có, họ luôn muốn nhiều hơn và nhiều hơn nữa những thứ trên thiết bị. Vậy nên, khi cầm trên tay chiếc smartphone có màn hình full HD, họ sẽ lại nghĩ ngay đến màn hình có độ phân giải QHD.

Điều thứ hai là do nhu cầu sử dụng, họ dùng chiếc smartphone ngày càng nhiều cho các hoạt động như là phim ảnh, truyền hình, video … và muốn có được những trải nghiệm tuyệt vời. Tất nhiên, tăng độ phân giải màn hình là điều họ nghĩ đến.

Một điều nữa chính là tâm lý người dùng, tâm lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận, giống như khi ta mua quần áo hàng hiệu thì luôn nghĩ là đẹp và ăn đồ ăn đắt tiền thì nghĩ là ngon, một dạng ám thị áp đặt như vậy. Thế nên, khi dùng màn hình có độ phân giải 2K họ sẽ nghĩ là đẹp và cho rằng nó thực sự đẹp hơn. Một điều nữa là tâm lý sung sướng khi dùng những công nghệ mới nhất, nói gì thì nói, thằng 2K nó phải hơn thằng full HD, phân biệt không được là do mắt mày kém chứ không phải là không thể phân biệt.


Đây là một bước phát triển chứ không phải là một cuộc cách mạng

attachment.php

Nexus One từ năm 2010, ngày nay đã trở thành chiếc smartphone có mật độ điểm ảnh thấp​

Nhìn lại quá khứ, smartphone đã có những bước tiến đáng kể về độ phân giải màn hình, ví dụ như chiếc Google Nexus One từ năm 2010, kích thước 3,7 inch với độ phân giải 480 x 800 pixel, cho mật độ điểm ảnh 252 ppi. Nhưng đến hôm nay, trong cuộc đua về độ phân giải, các nhà sản xuất đã đẩy mật độ điểm ảnh lên đến mức cao, như là Galaxy S4 với màn hình Full HD và mật độ điểm ảnh 441 ppi và HTC One còn cao hơn với 468 ppi.

Ví dụ như với độ phân giải QHD ở trên màn hình 4,7 inch của HTC One sẽ cho mật độ điểm ảnh khổng lồ, 800 ppi. Hoặc nếu như đưa lên màn hình kích thước 5,5 inch (bằng với Galaxy Note 2) thì nó sẽ có mật độ điểm ảnh là 538 ppi.

Nó có thực sự cần thiết?

Về lý thuyết thì màn hình 2K sẽ cho hình ảnh mượt mà và sắc nét hơn, trải nghiệm games và video sẽ sống động hơn. Nhưng thực sự, nó có tạo nên sự khác biệt hay không? Hiện tại thì Apple vẫn cho rằng mật độ điểm ảnh 326 ppi trên smartphone là đủ, còn độ phân giải 2K sẽ được dùng trên Macbook Pro với màn hình Retina.

Vậy thì vấn đề chính ở đây là chúng ta có thể nhận biết được sự khác biệt hay không. Nếu như độ phân giải tăng từ full HD lên QHD chẳng hạn. Để giải quyết vấn đề này, ta cần phân tích về mắt người và khả năng nhận biết chi tiết.

attachment.php

Galaxy S5 được cho là có màn hình QHD

Độ phân giải có thể nhận biết của võng mạc người khá cao, tương đương với mật độ điểm ảnh 600 ppi ở khoảng cách 25 cm. Đó cũng là giới hạn của thị lực con người, tương đương với mắt sáng 20/10. Có nghĩa là con số 600 ppi cao hơn rất nhiều so với 468 ppi của HTC One hay là 441 ppi của Galaxy S4. Vì vậy, độ phân giải QHD có thể phát huy lợi thế và về mặt lý thuyết là mắt người có thể phân biệt được. Nhưng có một sự thật đau lòng là không nhiều người (trong thời đại ngày nay) có mắt đạt 20/10, (người viết bài này cũng bị loạn thị 1 độ, mắt chỉ đạt 7/10 nếu không đeo kính).

Vậy nên có thể kết luận, bạn sẽ khó nhận ra độ nét của màn hình QHD trong hầu hết các trường hợp thường ngày. Tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể tận hưởng độ phân giải và độ sắc nét cao nếu bạn nhìn trực tiếp vào màn hình, sau đó đưa máy gần lại hoặc di chuyển máy một chút, bạn sẽ có thể nhìn ra hình ảnh chi tiết hơn bởi thực chất bạn đang tạo ra hình ảnh trực quan tích hợp trong não. Vì thế nếu bạn có một bức hình với lượng chi tiết đồ họa tốt, những người có thị lực loại khá có thể nhận ra chúng nếu họ chịu mất chút thời gian cố gắng làm vậy.

Ngoài ra, khi xem phim cũng có thể cảm nhận được một chút khác biệt. Khác với ảnh chụp tĩnh, các chi tiết được trải ra trên nhiều điểm ảnh, ở phim và video, do hình ảnh liên tục được thay đổi nên lượng chi tiết khá lớn bị mất đi, vì vậy với nhiều điểm ảnh hơn cũng góp phần cải thiện hình ảnh. Những người có thị lực tốt có thể tận hưởng được độ phân giải cao hơn này, cùng với độ sắc nét và lượng chi tiết được cải tiến.


Kết luận

Màn hình 2K là một điều tất yếu sẽ có trên smartphone, nó không phải là một cuộc cách mạng về trải nghiệm hình ảnh nhưng nó cần thiết để bán hàng và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Khi người dùng muốn màn hình có độ phân giải cao hơn, họ sẽ được đáp ứng. Và một điều nữa là nó chính là biểu hiện cho cuộc đua cấu hình giữa các nhà sản xuất và không ai muốn tụt lại phía sau.

Dù thực tế thì việc phân biệt được sự khác biệt về hình ảnh trên một màn hình có kích thước nhỏ như trên smartphone là rất khó. Và thêm một điều bất cập nữa là độ phân giải cao hơn sẽ ngốn nhiều pin hơn. Vậy nên, màn hình 2K trên smartphone vẫn chứa nhiều thách thức mà các nhà sản xuất phải vượt qua, vừa nâng cấp chất lượng hình ảnh mà vừa phải giảm mức năng lượng tiêu thụ.

BuiAn tổng hợp chém gió
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anh0424

Active Member
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

Cái gì cũng chạy như ngựa, mỗi pin là chạy như rùa!
 

longakka

Member
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

người ta chơi đòn tâm lý mà, pin lâu có ai mang đi khoe được đâu. Có vài anh xấu trai cũng chạy theo đường nâng thời lượng dùng pin lên nhưng thực tế chua chát không mấy ai quan tâm, Philips chẳng hạn. Ai cũng biết tăng res màn hình phải trả giá rất nhiều (tốc độ, dung lượng lưu trữ, tỏa nhiệt, pin, mạch cầu kỳ, không tương thích phần mềm, giá cao, nội dung SD vỡ hạt .....) nhưng dân đã "mị" rồi thì tội gì không thịt :D
 
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

cái s5 mà được như hình thì đỉnh của đỉnh
 

minhneo

Member
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

người ta chơi đòn tâm lý mà, pin lâu có ai mang đi khoe được đâu. Có vài anh xấu trai cũng chạy theo đường nâng thời lượng dùng pin lên nhưng thực tế chua chát không mấy ai quan tâm, Philips chẳng hạn. Ai cũng biết tăng res màn hình phải trả giá rất nhiều (tốc độ, dung lượng lưu trữ, tỏa nhiệt, pin, mạch cầu kỳ, không tương thích phần mềm, giá cao, nội dung SD vỡ hạt .....) nhưng dân đã "mị" rồi thì tội gì không thịt :D
Like Bác, 6" fullHD đã thấy căng mắt rồi, cải thiện màu thấy thiết thực hơn
 

theaminh81

Well-Known Member
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

công nhận mấy cái bản concept đẹp thật, theo em thì full hd là ok rồi, nhìn xa có thấy hạt hay rỗ gì đâu mà
 
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

Một tay cầm điện thoại , một tay cầm kính lúp để soi , nên em hoan nghênh 2K .Còn lên 4K thì càng hay nữa !
 

tngocquangtb

New Member
Em thì xì tốp ở full hd thôi, đợi có nâng cấp về khoản battery thì tính tiếp ::-B
 

datthanh07

New Member
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

Cứ chạy đua thế này thì tổn hại đến túi tiền của người dùng thôi. Điệp khúc nâng cấp rồi lại nâng cấp.
 
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

có lẽ không cần thiết. điện thoại thì full hd đã là quá đủ rồi
 

hoangquan652001

Active Member
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

Tác giả nói đúng, 2K thực sự không cần thiết vì chỉ gây lãng phí: Người dùng không thể phân biệt được sự khác biệt trên màn hình chỉ có vài in'c, có chăng chỉ là cách để các nhà sx móc thêm túi tiền của những người thích chơi trội nhưng lại không biết công dụng thực của nó chẳng để phục vụ cái gì trên cái điện thoại ấy, ngoại trừ sự "hãnh diện" khi thấy những người xung quanh thì thầm với nhau: ..."màn hình 2K đó"...! Không biết mình nói vậy có ác ý không nhỉ, mong các bác đừng ném...nhé !
 

nevol

Active Member
chưa thực sự là cần thiết cho lắm, với mình nghĩ ppi 326 là dc rồi
 

Di Oi Gi

New Member
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

bây giờ anh em đừng nên ủng hộ màn hình 2K

khi nào thẻ thớ đạt dung lượng 2K Gigabyte rồi tính tiếp , yêu cầu hủy công nghệ 2K 4K trên Smartphone gấp
 
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

người ta chơi đòn tâm lý mà, pin lâu có ai mang đi khoe được đâu. Có vài anh xấu trai cũng chạy theo đường nâng thời lượng dùng pin lên nhưng thực tế chua chát không mấy ai quan tâm, Philips chẳng hạn. Ai cũng biết tăng res màn hình phải trả giá rất nhiều (tốc độ, dung lượng lưu trữ, tỏa nhiệt, pin, mạch cầu kỳ, không tương thích phần mềm, giá cao, nội dung SD vỡ hạt .....) nhưng dân đã "mị" rồi thì tội gì không thịt :D
bác nói đúng quá, thằng nào mà chả thích tiền nên cứ "đua" nhau thôi. Quan trọng là người tiêu dùng, khổ nỗi người tiêu dùng thông minh ít wa đành theo xu hướng chung.
 

Pa Ke Xì Cúc

New Member
2K chủ yếu đánh vào túi tiền của các anh hay thích khoe mẽ thôi. Còn các bác đầu óc quá tỉnh táo nên không phải là khách hàng của họ rồi.
 

dodo

New Member
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

khoe Pin ko khoe, man hinh Full HD la OK roi
 
Ðề: Màn hình 2K trên smartphone, liệu nó có cần thiết?

Cơ bản là tăng độ phân giải dễ hơn tăng thời lượng pin hay cải thiện màu sắc, hiệu năng.
 

konoko306

Member
2K dùng cho tablet, laptop, Tivi từ 10 inch lên là được. Còn điện thoại 5, 6 inch 2K ko cần thiết. Full HD là quá dư thừa rồi.
 
Bên trên